Thức thứ 7 là gì

Mạt Na Thức còn gọi là thức thứ bảy, thức này chính là nguồn gốc của Ý thức. Trong tâm lý học thì Mạt Na Thức được gọi là Tiềm thức.

Mạt Na Thức có hai công năng:

  1. Chấp ngã: Tức cái chấp Ta khác với người.
  2. Làm căn bản cho thức thứ sáu.

Mạt Na Thức có công là đem các pháp hiện hành bên ngoài truyền vào tạng thức và đem các pháp chủng tử bên trong tống ra ngoài nên nó có tên là truyền tống thức. Sự chấp ngã của tức này và của thức thứ Sáu, có thô và tế khác nhau. Khi nào để ý bảo thủ bản ngã, như khi ra trận bắn nhau với địch quân, khi đánh lộn, hay tìm một kế gì để sanh nhai, thì sự chấp ngã ấy thuộc về thức thứ Sáu.

Thực ra không có lúc nào chúng ta không chấp ngã, sự chấp ngã vẫn thường trực trong chúng ta . nhưng nó âm thầm, sâu kín, tiềm trực, nên chúng ta không nhận thấy được. Ðến lúc bất ngờ, đột nhiên xảy ra một sự việc gì đó có nguy hại đến tánh mạng ta, như bất thần có người rình rập, hay đi ra đường bị nhành cây gãy sắp rơi xuống đầutrong những lúc ấy, tuy thức thứ Sáu không kịp để ý can thiệp, đối phó mà ta vẫn tự tránh né, bảo thủ cái ngã. Ðó là sự chấp ngã của thức tứ bảy.

*
  • A Lại Da Thức là gì.
  • Dấu hiệu bậc đắc quả Tu Đà Hoàn.
  • Dấu hiệu bậc đắc quả A La Hán.
  • Thập thiện nghiệp là gì.
  • Cách cắt duyên âm tại nhà.
  • Sự thật về hạn Tam tai.
  • 10 Điều quan trọng Phật tử tại gia cần biết.
Mạt Na Thức là gì

Mạt Na Thức Căn Bản

Theo Duy thức học giải thích, mọi người không những có 5 cái biết, mà phải có đến 8 cái Biết: Cái biết xem của mắt, cái biết nghe của tai, cái biết ngửi của mũi, cái biết nếm của lưỡi, cái biết cảm xúc của thân, cái biết phân biệt, so đo của ý thức, cái biết chấp ngã [ta] của Mạt na thức và cái biết giữ gìn chứa lại của Tàng thức[thức thứ 8].

Quý vị đã rõ, mỗi người đều có 6 cái biết, nói bằng cách khác là 6 món cảm giác. Vậy bay giờ đây, chúng ta nên suy xét sâu thêm một từng nữa: cái ý thức kia, tuy ở trong 3 thời quá khứ, hiện tại và vị lai, nó đều có công năng phi thường hơn 5 thức trước, nhưng có khi nó bị gián đoạn.

Như khi chúng ta ngủ mê, hoặc bị ngất hay những lúc bị chụp thuốc mê, lúc ấy không phải chết, nhưng không biết chi cả, và những người tu Vô tướng định v.v lúc bay giờ cũng không còn tính toán phân biệt gì nữa. Đây là những bằng chứng trong khi ý thức bị gián đoạn. Qua các thời gian ấy, thì ý thức lại khởi lên phân biệt như thường. Vậy trong lúc nó bị gián đoạn, chắc phải nương về một nơi nào? Chỗ ấy, theo Duy thức học gọi nó là ý căn Nghĩa là cái gốc của ý thức.

*

Tôi xin tỷ dụ để quý vị dễ hiểu, như đám cỏ cú kia, bị đá đè hay nắng rụi, đến lúc người ta dời viên đá nơi khác, hoặc gặp mưa xuống thì cỏ nứt mộng mọc chồi. Cho biết trong lúc cỏ rụi, là nó chi trở về củ của nó, ẩn ở dưới đất mà thôi. Nếu cỏ kia không có củ, thì không làm sao nứt mộng mọc chồi được. Còn ý thức thứ 6 cũng thế, khi không có phân biệt nó không phải mất hẳn mà chỉ trở về với gốc của nó là thức thứ bảy, nên trong Duy thức cũng gọi là Ý căn [gốc của ý thức]. Theo tiếng Phạn gọi là Mạt na thức.

Công năng của thức thứ bảy này là thường thường chấp Ta khác với người. Chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, không lúc nào quên được mình [ta]. Khi đối với người nói chuyện, vừa mở miệng ra là đã nói Tôi [ta]. Hay những lúc tình cờ cây rơi, hoặc bị người đánh v.v thì ta ngẫu nhiên đưa tay đỡ, tránh. Đây là những bằng chứng thức này cũng bảo thủ cái ngã [ta].

Lại nữa, khi sanh về cõi Trời, thì thức này chấp mình là Trời, sanh về cõi người, chấp mình là người, cho đến sanh làm loài vật, thì chấp mình là loài vật. Tóm lại, từ phàm đến Thánh, không một vị nào chẳng chấp có Ta, chỉ trừ những vị đã chứng được Sanh-không trí

*

Mạt na thức có công năng đem các pháp hiện hành, huân chứa vào một cái kho vô tận [Tàng thức]; rồi từ cái kho ấy, đưa chủng tử các pháp ra, khởi hiện hành. Nếu không nhờ thức thứ bảy này, huân tập những việc thấy, nghe, hay, biết vào kho vô tận [Tàng thức], thì chúng ta không thể ký ức lại được một việc gì cả. Như người nhiếp ảnh, nếu anh không đem cuốn phim ấy cất một nơi nào, thì đến khi muốn rọi lại, không bao giờ rọi được. Song chiếu lại được, thì biết anh có đem cuốn phim ấy cất.

Mạt na thức này cũng thế. Khi chúng ta đọc một bộ sách, hay nghe một việc gì, nếu không có thức này đem cất chứa vào kho vô tận, thì lúc xem qua khỏi mắt, tai hết nghe; nghĩa là, đến khi cảnh vật hiện tiền không còn nhớ lại một việc gì cả. Bởi có nhớ lại được, nên biết rằng nó có chứa đựng một nơi nào vậy. Thế nên thức thứ Bảy này, cũng có tên là Truyền tống thức [truyền vào và tống ra]. Đến khi chúng được quả vô lậu, thì thức này đổi tên là Bình đẳng tánh trí 8.

Thưa quý vị! Cứ theo chánh giác và chánh lý mà phán đoán: đã có cái năng phân biệt chấp ta tức là thức thứ Bảy, thì cố nhiên phải có cái ta bị chấp là thức thứ Tám. Cũng như nói tôi cầm viết; đã có cái tay cầm, nhứt định phải có vật bị cầm. Vì thế nên thức thứ Tám cũng có tên là Ngã ái chấp tàng [bị thức thú Bảy chấp làm ta].

*

Như trên đã nói: Thức thứ bảy đem các pháp hiện hành luân chứa vào một nơi. Nếu đã có kẻ đem chứa, thì nhứt định phải có chỗ để chứa. Cũng như có người đem cất đồ vào kho, thì phải có cái kho để cất. Chúng ta từ nhỏ đến lớn, hoặc đọc được 100 bộ sách, hay làm không biết bao nhiêu công việc, trải qua trong một thời gian năm mười năm, không nghĩ đến thì thôi, nếu một phen hồi tưởng lại những sách ta đã đọc và những việc ta đã làm, thì nó vẫn hiện rõ ràng, in tuồng như mới đọc và mới làm.

Một bằng chứng nữa: Chúng ta đi từ Nam chí Bắc. Xem không biết bao nhiêu phong cảnh, hay du lịch thế giới, thấy những vật lạ thường, khi trở về nhà, các cảnh vật ấy không còn thấy nữa; nhưng một phen nhớ lại, thì thấy rõ ràng như ở trước mắt, vẫn còn lớp lang tuần tự.

Như thế thì biết rằng, phải có cái kho bằng tinh thần vô hình và vô tận [ Tàng thức] để chứa đựng bao nhiêu hình ảnh của những cảnh ta đã xem, những sách vở ta đã đọc và những việc ta đã làm. Nếu không có cái kho vô tận này, để chứa giữ lại, thì những sách ta đã đọc và những cảnh ta đã xem và thôi đọc; nghĩa là phải quên liền khi các cảnh vật không còn hiện tiền phản ánh vào bộ óc nữa. Về sau chúng ta muốn nhớ lại cảnh vật đã qua, hay một bộ sách đã đọc, cũng không bao giờ nhớ được.

*

Vì thế nên biết phải có một cái kho vô hình chứa giữ lại. Cái kho ấy theo Duy thức gọi là Tàng thức, nghĩa là cái thức chứa; vì nó chứa căn thân, khí giới và chủng tử các pháp vậy; cũng tên là Đệ bát thức [cái biết thứ tám]. Theo tiếng Phạn gọi là A lại da thức. Đến khi chứng được quả vô lậu, thì thức này đổi tên là Bạch tịnh thức, hay gọi là Đại viên cảnh trí.

Thưa quý vị! Cố nhơn có làm một bài kệ, để cho chúng ta nhớ cái tài năng hay tác dụng của tám thức như sau:

Bát cá đệ huynh, nhứt cá si

Độc hữu nhứt cá tối linh ly

Ngũ cá muôn tiền tố mãi mại

Nhứt cá gia trung tác chủ y.

Nghĩa là: Trong tám thức, thức thứ Bảy là si mê [ngã si], duy có thức thứ Sáu, rất khôn lanh [công vi thủ, tội vi khôi]; còn Năm thức trước như người làm công ở ngoài cửa, chỉ lo buôn bán, tiếp rước khách hàng [tiếp xúc với 5 trần cảnh]; một mình thức thứ Tám làm ông chủ nhà [chứa đựng]. Xem bài kệ này chúng ta có thể biết qua được khả năng của 8 thức, mà thức thứ 6 và thức thứ 7 là lợi hại hơn hết. Nếu thức thứ Bảy si mê, Bồ tát Ma ha tát Bồ tát Ma ha tát chấp ngã, thức thứ Sáu suy tính làm những việc tội ác, thì chúng ta muôn kiếp trầm luân, không bao giờ thoát ly sanh tử luân hồi được.

*

Vì thế nên người tu Phật, lúc nào cũng phải dùng thức thứ 6 và thức thứ 7, quán nhơn vô ngã, để phá trừ si mê chấp ngã, dứt phiền não chướng; rồi quán pháp vô ngã, để phá trừ pháp chấp, dứt sở tri chướng.

Khi ngã chấp và pháp chấp hết rồi, tức là phiền não chướng và sở tri chướng đã dứt, thì chứng được hai quả thù thắng là: Bồ đề và Niết bàn. Vì thế nên trong Duy thức học nói:

Lục, thất nhơn trung chuyển;

Ngũ bát quả thượng viên.

Nghĩa là:

trong lúc tu nhơn, thì chỉ dùng thức thứ 6 và thức thứ 7; đến khi kết quả thì cả 5 thức trước, và thức thứ 8 cũng được viên thành.

Vì 5 thức trước như người làm công, không có quyền, còn thức thứ 8 chỉ có tài chứa đựng; duy có thức thứ 6 và thức thứ 7 này, nếu có công thì nó hạng nhứt, mà có tội nó cũng đứng đầu.

Mạt Na Thức lược giảng Luận Đại Thừa trăm Pháp và Bát thức quy củ tụng

[ Hòa Thượng Thích Thiện Hoa]

Mạt Na Thức có nhiều tên gọi:

  1. Theo nguyên âm tiếng Phạn thức này gọi là Mạt na thức.
  2. Ý căn: Thức này là căn của ý thức [Thức thứ Sáu]; Vì thức thứ Sáu nương thức này phát sanh.
  3. Thức thứ Bảy: Theo thứ đệ thì thức này đứng nhằm thứ Bảy.
  4. Truyền thống thức: Vì thức này có công năng truyền các pháp hiện hành.
  5. Ý thức, vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là Ý. Song, sợ người lầm lộn với ý thức thứ Sáu, nên thức thứ Bảy này chỉ gọi là Ý, mà không thêm chữ Thức. Thức này chỉ duyên kiến phần của thức A lại da chấp làm thật ngã và thật pháp.
KHI Ở ĐIẠ VỊ PHÀM PHU, MẠT NA THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
  1. Ba cảnh: Thức này chỉ có Đới chất cảnh.
  2. Ba lượng: Thức này chỉ có Phi lượng.
  3. Ba tánh: Thức này chỉ có Hữu phú Vô ký tánh.
  4. Ba giới: Trong ba Giới, thức này đều có đủ.
  5. Chín địa: Trong chín Địa, thức này có đủ.
  6. Tâm sở: Thức này có 18 tâm sở: 5 món Biến hành, 1 món Huệ trong Biệt cảnh, 4 món căn bổn phiền não: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tùy.
  7. Chín duyên: Thức này chỉ có ba duyên: 1. Căn cảnh duyên. 2. Tác ý duyên. 3. Chủng tử duyên.
  8. Tánh: Hằng thẩm xét và lo nghĩ [Hằng thẩm tư lương].
  9. Tướng: Lo nghĩ [Tư lương vi tánh tướng]
  10. Nghiệp dụng: Làm chỗ cho 6 thức trước nương, hoặc nhiễm hay tịnh.
KHI LÊN THÁNH VỊ, MẠT NA THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
  1. Quán hạnh: Thật ra thức này không có năng lực đoạn hoặc, chỉ nhờ thức thứ Sáu tu quán, đoạn hoặc, mà thức này cũng được đoạn.
  2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí: Có ba giai đoạn: a] Đến sơ địa, thì thức này mới vừa chinh phục được hai món chấp về phần cu sanh và chuyển thành Bình đẳng tánh trí. b] Khi lên Bát địa [Vô công dụng đạo] thức này đoạn được cu sanh ngã chấp. c] Đến Kim Cang đạo thì thức này mới đoạn được cu sanh pháp chấp
  3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật, thì thức này hiện ra thân Tha thọ dụng, để giáo hoá thập địa Bồ Tát.

Muốn cho người học dễ nhớ, nên trong Bát thức quy củ, ngài Huyền Trang Pháp sư có làm ba bài tụng như sau. Hai bài tụng đầu, nói thức này khi ở điạ vị Phàm phu, bài tụng thứ ba nói thức này khi lên Thánh quả.

Bài tụng thứ nhất

Đới chất hữu phú thông tình bổn

Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi

Bát đại Biến hành, Biệt cảnh Huệ

Tham, Si, Ngã kiến, Mạn tương tuỳ.

Dịch nghĩa

Đới chất hữu phú thông Bảy, Tám

Tùy duyên chấp ngã thuộc Phi lượng

Tám đại, Biến hành, Huệ Biệt cảnh

Tham, Si, Ngã, Mạn thường theo nhau

Lược giải:

Trong ba cảnh, thức này chỉ duyên về Đới chất cảnh. Ba tánh, thức này chỉ thuộc về Hữu phú Vô ký tánh. Cảnh đới chất của thức này là thông cả thức thứ Bảy và thức thứ Tám. Nghĩa là thức thứ Bảy dùng kiến phần năng duyên của mình [Tức là Tâm, trên nguyên văn bài tụng chữ Hán gọi là Tình] duyên qua kiến phần của thức thứ Tám [kiến phần thức thứ Tám cũng là Tâm; song vì bị thức thứ Bảy lấy nó làm bản chất để duyên, nên trên bài tụng theo nguyên văn chữ Hán goị là Bổn, tức là Bản chất vậy], rồi biến lại Cảnh đới chất. Vì thế nên trong Duy thức có câu:

Dĩ tâm duyên tâm chơn đới chất

Trung gian tướng phần lưỡng đầu sanh

Nghĩa là thức thứ Bảy dùng kiến phần của tâm mình, duyên qua kiến phần tâm của thức thứ Tám, nên chính giữa hai thứ c này sanh ra một tướng phần là cảnh Chơn đới chất. Chúng sanh tùy vọng nghiệp sanh trong Tam giới, thí thức này cũng theo đó mà chấp ngã. Trong ba lượng, thức này thuộc về phi lượng. Về tâm sở thì thức này có 18 món: 8 Đại tùy, 5 món Biến hành và một món Huệ trong 5 món Biệt cảnh với 4 món căn bổn phiền não là Tham, Si, Mạn và Ngã kiến.

Bài tụng thứ hai

Hằng thẩm tư lương ngã tương tùy

Hữu tình nhựt dạ trấn hôn mê

Tứ hoặc bát đại tương ưng khởi

Lục chuyển hô vi Nhiễm tịnh y

Dịch nghĩa

Hằng xét lo lường theo chấp ngã

Hữu tình ngày đêm bị mê muội

Bốn hoặc, tám đại chung nhau khởi

Sáu thức gọi là Nhiễm tịnh y

Lược giải:

Mạt Na Thức thường suy xét so đo chấp kiến phần của thức thứ Tám làm ngã. Trong Bát thức quy củ tụng Trang chủ có nói:

Thức thứ Tám, có hằng mà không thẩm xét.

Thức thứ Bảy, vừa hằng lại vừa thẩm xét.

Thức thứ Sáu, có thẩm xét mà không hằng.

Năm thức trước, không hằng và không thẩm.

Cũng vì thức này chấp ngã, nên chúng hữu tình mê muội trong sanh tử đêm dài mà chẳng tự biết. Thức này tương ưng với bốn món căn bản phiền não là: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tuỳ. Sáu thức trước gọi thức này là Nhiễm tịnh y [Lục thức hô vi nhiễm tịnh y]

Bài tụng thứ ba

Cực hỷ sơ tâm, bình đẳng tánh

Vô công dụng hạnh ngã hằng thôi

Như Lai hiện khởi tha thọ dụng

Thập địa Bồ Tát sở bị côi [cơ]

Dịch nghĩa

Đến Sơ địa, thành bình đẳng trí

Đến Vô công dụng, hằng phá

Ngã Như Lai hiện thân Tha thọ dụng

Giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát.

Lược giải

Hành giả khi chứng được Hoan hỷ địa, tức là Sơ địa, thì thức này chuyển lại thành Bình đẳng tánh trí. Đến bất động địa, tức là địa thứ Tám, cũng gọi là Vô công dụng hạnh; lúc bấy giờ hành giả mới dẹp trừ chủng tử của ngã chấp. Đến khi chứng quả Phật, thức này đã chuyển thành trí, hiện ra thân Tha thọ dụng để giáo hoá hàng Thập địa Bồ Tát.

[ Mạt Na Thức là gì Theo Hòa Thượng Thích Thiện Hoa giảng]

Tuệ Tâm 2021.

5/5 - [1 bình chọn]

Video liên quan

Chủ Đề