Thuế nhà thầu dịch vụ bảo trì phần mềm

Công ty ông Đồng Văn Hoan [Hà Nội] có 100% vốn nhà nước, thực hiện đấu thầu cạnh tranh qua mạng gói thầu dịch vụ phi tư vấn dịch vụ bảo trì phần mềm. Khi chào thầu, nhà thầu đang để thuế giá trị gia tăng [GTGT] là 10%, giá chào thầu nhỏ hơn dự toán gói thầu được phê duyệt.

Tuy nhiên căn cứ các quy định của pháp luật thuế hiện hành, dịch vụ bảo trì phần mềm là đối tượng không chịu thuế GTGT. Tổ chuyên gia khi đánh giá có 2 ý kiến khác nhau như sau:

- Nhà thầu đáp ứng E-HSMT và được đề nghị mời vào thương thảo. Trong quá trình thương thảo, bên mời thầu thương thảo với nhà thầu về thực hiện tuân thủ quy định của pháp luật thuế hiện hành là GTGT 0%. Giá trúng thầu sẽ trừ đi phần thuế 10% GTGT;

- Yêu cầu nhà thầu làm rõ về thuế GTGT trong giá chào thầu; nếu nhà thầu xác nhận chào thuế 10% GTGT thì thực hiện điều chỉnh thuế GTGT từ 10% về 0% để tiếp tục đánh giá.

Ông Hoan hỏi, đánh giá như tổ chuyên gia trong 2 trường hợp trên là đúng hay sai?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin:

+ Tại Khoản 10 Điều 3 về giải thích từ ngữ:

"10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm".

+ Tại Khoản 3 Điều 9 quy định về hoạt động công nghiệp phần mềm:

"3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

a] Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

b] Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

c] Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

d] Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ] Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

e] Dịch vụ tích hợp hệ thống;

g] Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

h] Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

i] Các dịch vụ phần mềm khác".

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT:

+ Tại Điều 4 hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT:

"21... Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật".

+ Tại Điều 9 hướng dẫn về thuế suất 0%.

+ Tại Điều 11 hướng dẫn về thuế suất 10%: "Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này".

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty của ông Hoan cung cấp các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định tại Điều 3 và Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Trường hợp công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ không thuộc quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 71/2007/ND-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Đề nghị ông Hoan căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị ông cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Theo Chinhphu.vn [Báo Chính phủ]

//baochinhphu.vn/dich-vu-bao-tri-phan-mem-co-chiu-thue-gtgt-102220406122405935.htm

Thuế nhà thầu đối với doanh nghiệp sử dụng phần mềm nước ngoài

–        Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phần mềm được cung cấp từ nước ngoài thì chịu các loại thuế nào?

–        Bên nước ngoài sẽ phải nộp thuế hay doanh nghiệp việt nam?

 *Căn cứ:

++Thuế GTGT đối với  phần mềm:

– Căn cứ Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin:

“Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”

– Căn cứ Khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng [GTGT] quy định đối tượng không chịu thuế GTGTPhần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

 ++Thuế TNDN đối với  phần mềm:

– Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế nhà thầu TNDN:

Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm [bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm].

“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, “Chuyển giao công nghệ” quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

 ++Như vậy:

– Trường hợp Công ty theo trình bày ký hợp đồng mua sản phẩm phần mềm qua internet của tổ chức nước ngoài [kèm dịch vụ bảo trì phần mềm] thì khi thanh toán tiền cho tổ chức nước ngoài Công ty có trách nhiệm tính, khấu trừ, kê khai và nộp thuế nhà thầu cụ thể như sau:

– Thuế GTGT: bản quyền phần mềm, dịch vụ bảo trì phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, Công ty không phải khấu trừ thuế GTGT.

– Thuế TNDN= Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ [%] thuế TNDN

Tỷ lệ [%] thuế TNDN đối với dịch vụ bảo trì phần mềm là 5%, tỷ lệ [%] thuế TNDN đối với bản quyền phần mềm là 10%.

= > Trường hợp theo thỏa thuận tại Hợp đồng nhà thầu, số tiền thanh toán cho Nhà thầu đã bao gồm thuế nhà thầu thì tiền thuế TNDN nhà thầu công ty kê khai và nộp thay, Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

 = > Trường hợp theo thỏa thuận tại Hợp đồng nhà thầu, số tiền thanh toán cho Nhà thầu không bao gồm thuế nhà thầu thì tiền thuế TNDN nhà thầu công ty kê khai và nộp thay, Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

 *Chi tiết tại: Công văn 11655/CT-TTHT 2014 ngày 27 tháng 12 năm 2014 thuế nhà thầu Hồ Chí Minh.

—> Nguồn: Chu Đình Xinh.

Thuế nhà thầu đối với doanh nghiệp sử dụng phần mềm nước ngoài

–        Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phần mềm được cung cấp từ nước ngoài thì chịu các loại thuế nào?

–        Bên nước ngoài sẽ phải nộp thuế hay doanh nghiệp việt nam?

Link:

chudinhxinh.com/thue-nha-thau-doi-voi-doanh-nghiep-su-dung-p…

ketoantiendat.com/phap-luat-thue-va-quan-ly-thue/thue-nha-th…

sites.google.com/site/ketoanchudinhxinh/home/-thue-nha-thau-…

chudinhxinh.com/thue-nha-thau-doi-voi-doanh-nghiep-su-dung-p…

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP.HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số: 11655/CT-TTHT
V/v: Thuế nhà thầu

TP.HCM, ngày 27 tháng 12 năm 2014

Kính gửi:

Công ty TNHH Hitachi Zosen Việt Nam. Đ/chỉ: số 193 Đinh Tiên Hoàng, phường Đakao, Quận 1.

Mã số thuế: 0303639282.

Trả lời văn bản số HZV ngày 12/11/2014 của Công ty về thuế nhà thầu; Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

– Căn cứ Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin:

“Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”

– Căn cứ Khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng [GTGT] quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“…

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

– Căn cứ Khoản 2.37 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm:

“Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân.”.

– Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam [gọi tắt là thuế nhà thầu] quy định thu nhập chịu thuế TNDN:

“ Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ [trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I], không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

– Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm [bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm].

“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, “Chuyển giao công nghệ” quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 Hiệp định giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tránh đánh thuế 2 lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập:

“1/ Tiền bản quyền phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.

2/ Tuy nhiên, những khoản tiền bản quyền đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi tiền bản quyền đó phát sinh, và theo các luật của Nước ký kết đó, nhưng nếu đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng tiền bản quyền, thì mức thuế được tính sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số tiền bản quyền.”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày ký hợp đồng mua sản phẩm phần mềm qua internet của tổ chức nước ngoài [kèm dịch vụ bảo trì phần mềm] thì khi thanh toán tiền cho tổ chức nước ngoài Công ty có trách nhiệm tính, khấu trừ, kê khai và nộp thuế nhà thầu cụ thể như sau:

– Thuế GTGT: bản quyền phần mềm, dịch vụ bảo trì phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, Công ty không phải khấu trừ thuế GTGT.

– Thuế TNDN= Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ [%] thuế TNDN

Tỷ lệ [%] thuế TNDN đối với dịch vụ bảo trì phần mềm là 5%, tỷ lệ [%] thuế TNDN đối với bản quyền phần mềm là 10%.

Trường hợp theo thỏa thuận tại Hợp đồng nhà thầu, số tiền thanh toán cho Nhà thầu đã bao gồm thuế nhà thầu thì tiền thuế TNDN nhà thầu, Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

 

Nơi nhận:
– Như trên; – Phòng KT2; – Phòng PC; – Lưu: VT, TTHT.

3201-242806/2014 tttg

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Trần Thị Lệ Nga

Video liên quan

Chủ Đề