Thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay

Dưới đây là chia sẻ của Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Đặng Thị Bé Thu - Chuyên khoa Cơ Xương Khớp tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn, để quý vị hiểu rõ hơn về vấn đề này !

Thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay
Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Đặng Thị Bé Thu - Chuyên khoa Cơ Xương Khớp tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

  • Bất thường vận động:
    - Yếu cơ mô cái teo hoặc liệt. Nghiệm pháp này có thể làm bằng nắm vật nhỏ giữa đầu ngón cái và ngón giữa.
    - Đôi khi có tình trạng nhạy cảm qua nhánh vận động mô cái.
     
  • Bất thường hệ thần kinh giao cảm:
    - Thay đổi màu da.
    - Rối loạn mồ hôi ở tay và ngón tay.
    - Thay đổi ở móng.
     
  • Bất thường ở cổ tay
    - Sưng phù bao hoạt dịch gân gấp cổ tay.
    - Biến dạng do gãy xương hoặc trật khớp.
     
  • Tìm kiếm kết hợp
    Có thể tìm thấy những bệnh kết hợp như: viêm khớp cấp, ngón tay bật, viêm lồi cầu ngoài cánh tay (tennis elbow), viêm quanh khớp vai, cứng cột sống cổ, viêm gân dạng và duỗi ngón cái(de Quervain), bệnh Dupuytren, bệnh Raynaud…
  • Xquang có giá trị trong hội chứng ống cổ tay trong trường hợp gãy xương ,trật khớp vùng cổ tay, gãy đầu dưới xương quay.
  • Xquang cột sống cổ để loại trừ những bệnh lý cột sống.
  • Điện cơ đồ - EMG (electromyography) rất cần thiế cho bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng ống cổ tay, nó vừa có giá trị trong chẩn đoán, pháp lý, chỉ định phẫu thuật và theo dõi sau phẫu thuật.
  • Dẫn truyền vận động bình thường "Nhỏ hơn hoặc bằng 4,4 miliseconds"
    > 5 miliseconds: tổn thương thần kinh mức độ vừa.
    > 6 miliseconds: cần có chỉ định phẫu thuật.
  • Dẫn truyền cảm giác chậm và khi điện thế hoạt động của cảm giác cón dồi dào làm cho chỉ định tế nhị hơn so với dẫn truyền vận động

Giới hạn trên của dẫn truyền bình thường #4 miliseconds.
Giới hạn dưới của điện thế bình thường #8 microvolts.
EMG còn cho thấy sự bất thường điện thế hoạt động cảm giác thần kinh trụ cũng thường tìm thấy trong hội chứng ống cổ tay.

Có những bệnh lý, bệnh nhân cũng có triệu chứng giống như hội chứng ống cổ tay.

  • Bệnh lý cột sống: thoái hoá cột sống cổ, thoái vị đĩa đệm, bướu thân sống,…
  • Thần kinh ngoại biên: viêm thần kinh ngoại biên (do tiểu đường :bịnh sử  và tăng lượng đường trong máu).
  • Viêm khớp bàn ngón cái (đau khi vận động khớp).
  • Viêm bao hoạt dịch gân gập cổ tay quay(đau gần nền ngón cái).
  • Chèn ép thần kinh giữa vùng khuỷu (gập cổ tay yếu).
  • Thiểu năng giáp trạng.
  • U nang hoạt dịch cổ tay (có khối u đáy ngón I).

4. ĐIỀU TRỊ:

a. Điều trị bảo tồn:

(1) Thuốc:

  • Lợi tiểu có thể dùng trong phù do thai kỳ.
  • Oestrogen dùng cho bệnh nhân sau mãn kinh.
  • Kháng viêm kết hơp với viêm khớp, viêm mõm trên lồi cầu, viêm gân dạng và duỗi ngón I.
  • Vitamin B6 100-200 mg/ngày từ 10-12 tuần có thể làm giảm triệu chứng cơ năng của hội chứng.

(2) Hạn chế hoạt động của bàn tay:

  • Giới hạn những hoạt động gập cổ tay quá mức và thường xuyên. Đôi khi bệnh nhân phải thay đổi nghề nghiệp.

(3) Nẹp bột hoặc nẹp vải cẳng bàn tay:

  • Tư thế trung tính cổ tay duỗi nhẹ. Nẹp dùng ban đêm, đôi khi cả ngày và đêm nếu bệnh nhân có triệu chứng đau tê cả ngày.

(4) Chích Corticoides

  • Tiêm Corticoides vào ống cổ tay khi có tình trạng viêm phù quanh thần kinh giữa. Tiêm 1ml Corticoides phía trên cổ tay bờ trụ của gân gang tay dài, hướng thuốc quanh gân gấp, cẩn thận tránh chích vào thần kinh. Sau chích cho bệnh nhân gập duỗi các ngón để thuốc phân tán. Tiêm Corticoides làm giảm triệu chứng 70% trường hợp nhưng nếu sau lần tiêm đầu không cải thiện thì không chích thêm. Nếu có cải thiện chích thêm 2,3 lần hằng tuần, hằng tháng. Tiêm Corticoides cũng là càch để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay sau tiêm triệu chứng giảm.

b. Điều trị phẫu thuật

(1) Chỉ định 

  • Triệu chứng không giảm với điều trị bảo tồn đã nẹp bột 2 - 4 tuần, hạn chế vận động một tháng.
  • Đau nhiều lần trong ngày.
  • Đã chích Corticoides 2,3 lần tái phát lại.
  • Teo một phần ngoài cơ gò cái.
  • Nghi ngờ có u chèn ép cổ tay (u mở hoặc u bao thần kinh).

(2) Kỹ thuật mổ mở

  • Tê tùng thần kinh cánh tay hoặc gây tê tại chỗ.
  • Ga rô hơi.
  • Đường mổ: tuỳ phẫu thuật viên. Chúng tôi thường dùng một trong 3 đường mổ sau:

(1) Đường rạch da kinh điển: theo nếp gấp gò cái xuống đến nếp gấp cổ tay gập góc nghiêng trụ để tránh làm tổn thương nhánh gang tay thần kinh giữa phân phối mặt lòng bàn tay, nhánh này thường nằm giữa gang tay dài và gập cổ tay quay nếu làm tổn thương nhánh này sẽ làm giảm cảm giác vùng gò cái.
(2) Đường rạch da L: rạch da song song nếp gấp gò cái (thường là đường giữa kẽ ngón 3 và 4) đến nếp cổ tay rạch đường ngang 1cm nghiêng trụ.
(3) Đường rạch ngang: nếp gấp cổ tay 2-3 cm tùy Phẫu thuật viên.

     Theo tác giả N.D Citron đã so sánh đường mổ kinh điểnđường mổ chữ L thì kết quả như nhau nhưng có vẻ đường chữ L cho sẹo tốt hơn. Còn đường mổ ngang thường áp dựng cho bệnh nhân mổ nội soi khi chưa teo cơ gò cái đường mổ này cho sẹo tồt không gây đau nhưng không thể thám sát thần kinh đến nhánh quật ngược.

  • Cắt mạc giữa gân gấp và cân gang tay dùng ngón trỏ để kiểm tra đoạn gần và xa của mạc giữa gân gấp nếu thấy còn chít hẹp mở rộng thêm vùng mổ.
  • Kiểm tra thần kinh giữa thường cho thấy những thay đổi sau

- Xung huyết hẹp thường xuất hiện nơi nối 1/3 gần và 2/3 xa của mạc giữa gân gấp. Sự hẹp sẽ gây ra phì đại đoạn gần và xa của thần kinh giữa.
- Giả u thần kinh có thể do phù hoặc sự tắt nghẽn.
- Dính bao thần kinh.
- Sự sơ hoá giữa các cân mạc.
- Mất bao myelin.
- Thắt nghẽn sợi trục.

     Khi kiểm tra thần kinh giữa nếu có hẹp hoặc mô xơ dính xung quanh nên bóc tách mô xơ. Trong đa số các trường hợp sự giải ép thần kinh giữa bằng cách cắt dây chằng ngang đủ để cải thiện vi tuần hoàn. Tuy nhiên trong những trường hợp bao ngoài thần kinh bị xơ hoá thì càc sợi thần kinh bên trong vẫn bị chèn ép trong các bó sợi. Sự bóc tách bao thần kinh tạo một chấn thương đáng kể cho sợi thần kinh như chảy máu vi thể, phù nề, sẹo, thay đổi vi tuần hoàn. Thêm vào đó rất dễ cắt vào cấu trúc mà chúng tạo nên  các cầu giữa các bó sợi kế cận. Curis và Everomann (1973) khuyên nên bóc tách bao thần kinh khi bệnh nhân có tình trạng mất cảm giác kéo dàivà teo cơ. Theo tác giả F.Marin.Braun khuyên khi có teo cơ gò cái nên thám sát đến chỗ chia thần kinh bằng kính lúp.

  • Bóc tách bó sợi thần kinh (endoneurolysis) khi có gián đoạn dẫn truyền vận động cảm giác (liệt cơ dang ngón cái ngắn) tồn tại đau và dị cảm, hội chứng ống cổ tay  tái phát khi làm phẫu thuật này nên dùng kính lúp và dụng cụ vi phẫu để bóc tách.
  • Giải phóng thần kinh trụ khi có kèm hội chứng Guyon.
  • Trong trường hợp tái phát thường là do cắt không hoàn toàn mạc giữ gân gấp có thể có xơ dính xung quanh thần kinh giữa hoặc phì đại bao hoạt dịch gân gập cổ tay, khi mổ lại đường mổ dài hơn để thám sát đoạn gần xa và xung quanh thần kinh giữa.
  • Việc tái tạo dây chằng ngang vì dây chằng ngang có nhiện vụ bảo vệ thần kinh giữa và gân gấp cổ tay. Một số phẫu thuật viên thích tái tạo lại dây chằng ngang cổ tay.
  • Một số tác giả đề nghị chích Corticoides dưới da trong lúc mổ để tránh sẹo ?

(3) Hậu phẫu

  • Ngày 1&2   bệnh nhân nằm viện treo tay cao cho đền khi hết đau và phù giảm bắt đầu tập vận động các ngón.
  • Tuần 1&2   nẹp cổ tay 2 tuần. Không được để tự do, khi treo tay mỏi có thể bỏ tay nhiều lần trong ngày và tập vận động vai, khuỷu.
  • Tuần 3&4   đặt một băng chắc ở cổ tay ,chỉ cho phép những cử động nhẹ nhàng.
  • Tuần 5&8   có thể làm những công việc nhẹ nhàng tránh cầm nắm vật nặng hoặc những công việc nhắc đi nhắc lại cho đến 3 tháng.

(4) Biến chứng sau mổ

  • Chấn thương do thầy thuốc làm tổn thương thần kinh giữa, cắt vào nhánh gan tay hoặc nhánh quặt ngược mô cái.
  • Giải ép ống cổ tay không hoàn toàn dễ bị tái phát.
  • Biến chứng vết mổ:
    - Nhiễm trùng.
    - Hở vết mỗ.
    - Đau  vết mổ do nhánh bì bị dính vô sẹo mổ, sẹo lồi gây đau, sẹo co rút từ các vết mổ thẳng góc với nếp gấp cổ tay.
  • Yếu trong việc cầm nắm vật nặng.
  • Cứng khớp ngón tay và cổ tay.
  • Loạn dưỡng giao cảm đau cháy do ảnh hưởng thường xuyên từ chấn thương nhỏ của thần kinh giữa.
  • Hội chứng ống cổ tay tái phát do xơ hoá quanh thần kinh và tăng sản của bao hoạt dịch.
  • Gân gấp mất điểm tựa như dây cung.

(5) Kết quả giải áp ống cổ tay 

- Phẫu thuật cắt mạc giữ gân gấp và nơi bám vào cân ở phía trên và phía dưới có hoặc không tách bao thần kinh bên trong, bên ngoài thường loại trừ áp lực lên thần kinh giữa làm giảm khỏi đa số triệu chứng đau và tê của 85% bệnh nhân .

- Đau sẽ khỏi nếu cổ tay đượa giải áp trước 6 tháng khi hôi chứng này xuất hiện. Yếu và teo cơ thì phục hồi chậm hơn.

- Thành công hay thất bại trong việc giảm và mất cơ năng, thực thể phụ thuộc vào:

  • Sự thúc đẩy bệnh nhân đến khám sớm.
  • Sự phán đoán, quyết định và kỹ năng của phẫu thuật viên.
  • Thời gian của hội chứng ống cổ tay.
  • Hình thức bệnh lý của hội chứng ống cổ tay và thần kinh giữa.

- Kết quả tốt nhất khi bệnh nhên phát hiện hội chứng ống cổ tay trước 6 tháng và khi phẫu thuật thấy thần kinh giữa bị chèn ép nhẹ.

- Nhiều bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay kết hợp với viêm bao gân gấp do nghề nghiệp sẽ đau dai dẳng hoặc yếu tự nhiên sau nhiều tháng phẫu thuật vì lý do này nên người ta phải cân nhắc trong việc lựa chọn phẫu thuật và sự hứa hẹn làm giảm hoàn toàn các triệu chứng.

- Khoảng 10% bệnh nhân có kết quả kém do những thay đổi mãn tính như huỷ bao myelin ở tại thần kinh giữa, có thể do phẫu thuật không hoàn toàn, do chẩn đoán không chính xác.

- Rất hiếm có sự rối loạn chức năng từ việc cắt mạc giữ gân gấp.

Nội soi (endoscopie),

     Hiện nay đa số các nước dùng nội soi,với đường mổ nhỏ để cắt dây chằng ngang cổ tay . Nội soi tránh được sẹo to nhưng không dùng được khi đã có teo gò cái vì không thăm dò được hết tổn thương bên trong. Khi mổ nội soi có nghi ngờ hoặc tái phát vẫn phải mổ mở

5. KẾT LUẬN

     Hội chứng ống cổ tay là bệnh thường gặp, chẩn đoán tương đối dễ, điều trị phẫu thuật đơn giản, kết quả khả quan khi phát hiện sớm,chưa có teo cơ, có thể thực hiện được ở các tuyến cơ sở có phòng mổ tốt.

Nguồn: Bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Đặng Thị Bé Thu - Chuyên khoa Cơ Xương Khớp tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

▶ Đặt lịch khám với Bs. Bé Thu tại: TẠI ĐÂY
▶ Thông tin của Bs. Bé Thu: XEM TẠI ĐÂY

*Có thể bạn quan tâm:

▶ Chia sẻ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT về bệnh loãng xương của Bác sĩ Chuyên khoa

▶ Phẫu thuật Móng chọc thịt - Móng cuộn - Móng quặp và Chia sẻ của Bác sĩ Chuyên khoa

▶ Phẫu thuật "U phần mềm dưới 5cm" - CẦN LƯU Ý !!!