Thuốc trị an mòn chân răng cho bé

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Mẹ & bé
  4. Chăm sóc bé

Thứ Bảy ngày 21/05/2022

  • Chảy máu nướu răng, bệnh lý không thể xem thường
  • Loại thực phẩm có hại cho răng dù thèm mấy cũng không nên dùng nhiều
  • Sở hữu nụ cười tỏa nắng với 9 mẹo làm trắng răng đơn giản

Tình trạng ăn mòn chân răng không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn có nguy cơ đối với trẻ em. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến chức năng răng miệng của bé, nhưng vẫn có thể phục hồi nếu được điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bố mẹ cách chữa ăn mòn chân răng cho bé.

Ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ xảy ra nếu vệ sinh răng miệng kém. Răng của bé bị ăn mòn sẽ làm cho lớp men bên ngoài của răng sữa ngày càng mỏng hơn và có nguy cơ dẫn đến sâu răng. May mắn thay, tình trạng ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ vẫn có thể được đảo ngược và men răng có thể phục hồi nếu điều trị đúng cách. Cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết cách chữa ăn mòn chân răng cho bé nhà mình nhé.

Nguyên nhân gây ăn mòn chân răng cho bé

Răng sữa đảm nhiệm chức năng giúp trẻ nhỏ ăn và nói dễ dàng hơn. Bên cạnh đó răng sữa cũng đảm nhận vai trò giúp cho các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Chính vì vậy, việc chăm sóc răng miệng của trẻ ngay từ đầu là rất quan trọng. Mặc dù răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng tình trạng ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ vẫn có thể xảy ra và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé.

Có nhiều nguyên nhân gây ăn mòn chân răng ở bé, điển hình như:

Có nhiều nguyên nhân gây ăn mòn chân răng ở bé

  • Vệ sinh răng miệng kém: Nếu đánh răng không đúng cách, hay không thường xuyên và không dùng chỉ nha khoa sẽ làm cho các mảng bám trên răng không được loại bỏ. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn trong miệng tận dụng đường từ thức ăn và đồ uống để tạo ra axit. Từ đó nó làm hỏng và ăn mòn men răng. Nước bọt có thể giúp sửa chữa các tổn thương này. Tuy nhiên nếu theo thời gian, tổn thương nhiều hơn thì sẽ để lại một lỗ sâu trên răng.
  • Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có tính axit như soda và nước trái cây; hoặc bé bị trào ngược axit: Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp làm cho răng bé bị ăn mòn và sâu răng. Axit có trong đồ ăn, thức uống và axit từ trong dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng có thể làm mòn men răng của bé một cách từ từ, dẫn đến tình trạng ăn mòn chân răng ở bé.
  • Khô miệng: Nước bọt giúp rửa sạch mảng bám và vi khuẩn trong miệng. Vậy nên nếu các tuyến nước bọt của bé không sản xuất đủ nước bọt thì có thể làm cho mảng bám và axit xuất hiện hơn trong miệng. Điều này làm tăng nguy cơ ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ và sâu răng.
  • Thiếu florua: Florua là một khoáng chất tự nhiên có công dụng tăng cường men răng, chống ăn mòn chân răng và sâu răng. Trẻ em bị thiếu florua thì có nguy cơ bị ăn mòn chân răng cao hơn.
  • Bú bình sữa khi ngủ: Điều này khiến cho đường có thể tích tụ quanh răng của bé. Chúng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng sinh sôi mạnh mẽ. Không những thế, nước bọt trong khi ngủ cũng sẽ tiết ra ít hơn. Do đó chúng không đủ để bảo vệ răng khỏi bị ăn mòn.

Làm sao để nhận biết bé bị ăn mòn chân răng?

Ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ khó nhận thấy trong giai đoạn đầu

Ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ tiến triển từ từ theo thời gian và có thể khó nhận thấy trong giai đoạn đầu nếu không được nha sĩ chẩn đoán bằng dụng cụ chuyên nghiệp. Đó là lý do tại sao bố mẹ nên đưa bé đến nha khoa khám định kỳ để đảm bảo răng của bé luôn khỏe mạnh. Khám răng định kỳ cho bé cũng giúp bố mẹ có thể có kế hoạch rõ ràng về cách chăm sóc răng mới của trẻ và ngăn ngừa răng bé bị ăn mòn ngay từ đầu. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết bé bị ăn mòn chân răng:

  • Trên bề mặt răng xuất hiện một dải màu trắng xỉn gần với đường viền nướu. Đây chính là dấu hiệu đầu tiên và thường không được cha mẹ phát hiện. Khi dải màu trắng này bắt đầu xỉn màu chuyển sang màu vàng, nâu hoặc đen trên bề mặt răng gần với đường viền nướu nhất chính là lúc ăn mòn chân răng phát triển.
  • Bé có thể bị đau răng.
  • Răng bé bị nhạy cảm với đồ nóng hoặc lạnh.
  • Miệng bé có mùi khó chịu và hơi thở có mùi hôi.
  • Nướu răng của bé bị sưng tấy.

Khi phát hiện bé bị ăn mòn chân răng bố mẹ cần đưa bé đi khám nha khoa ngay để tránh tình trạng tiến triển tồi tệ hơn. Nội dung sau đây sẽ giới thiệu một số cách chữa ăn mòn chân răng cho bé.

Cách chữa ăn mòn chân răng cho bé

Răng của trẻ bị mòn cần điều trị để khắc phục các triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa tình trạng này tiếp tục tiến triển xấu đi. Cách chữa ăn mòn chân răng cho bé còn phụ thuộc vào mức độ răng bị ăn mòn. Bố mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám, hướng dẫn cách chữa ăn mòn chân răng cho bé thích hợp.

 Vệ sinh răng cho bé thật sạch để ngăn ngừa vi khuẩn gây ăn mòn chân răng cho bé

Đối với trường hợp bé bị ăn mòn răng nhẹ

Đối với các trường hợp răng bé chỉ mới bị ăn mòn nhẹ, cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em phù hợp bao gồm:

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor.
  • Tái khoáng hóa men răng và ngà răng.
  • Dùng nước súc miệng cho bé.

Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh răng cho bé thật sạch để ngăn ngừa vi khuẩn gây ăn mòn chân răng cho bé.

Đối với trường hợp mòn răng nặng, bé bị sâu răng

Nếu bé bị ăn mòn răng nặng, bị mất hoàn toàn lớp men răng, thậm chí bé bị sâu răng thì bước đầy nha sĩ sẽ thực hiện loại bỏ phần răng bị sâu hoặc hoàn toàn răng sâu nếu không thể khắc phục. Tiếp đó, với các lỗ trên răng để lại khi phần sâu răng được loại bỏ, nha sĩ sẽ trám răng hoặc chụp mão răng để lấp đầy.

Chất trám răng thường được sử dụng là thủy ngân, bạc hay các kim loại khác hoặc nhựa composite được dùng trong nha khoa, có độ bền chắc cao và có màu sắc tương tự với màu răng.

Để được tư vấn chi tiết cách chữa ăn mòn chân răng cho bé, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở nha khoa để được thăm khám cụ thể. Tin vui là men răng của bé có thể phục hồi nếu tình trạng mòn không quá nghiêm trọng kèm theo sâu răng bằng cách sử dụng florua và các biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp. 

Do vậy, khi trẻ bị ăn mòn chân răng, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám nha sĩ để được chẩn đoán, điều trị cũng như hướng dẫn cách chữa ăn mòn chân răng cho bé. Quan trọng không kém, cha mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé nhà mình sớm để tránh tình trạng ăn mòn chân răng ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng ăn uống, học nói của trẻ.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • mòn răng
  • bệnh răng miệng

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Chủ Đề