Tiêm vắc xin astrazeneca 2 mũi cách nhau bao lâu

Ngày 19/11, Bộ Y  tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về  khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca. 

Theo Bộ Y tế nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện báo cáo UBND tỉnh, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca, làm ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng "phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND"

Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ theo nội dung Công văn số 7820/BYT-DP ngày 20/9/2021 của Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện. "Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố"- Công văn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký nêu rõ.

Tại công văn số 7820, Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế các tỉnh, thành phố  về khoảng cách tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19, trong đó đề nghị Sở Y tế căn cứ Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực của việc bảo vệ khi tiêm mũi 2 để tham mưu cho Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Cũng theo Bộ Y tế thời gian tối thiểu giữa hai mũi vaccine phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng chống dịch.

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vaccine Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vaccine đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1;

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vaccine này từ 8 đến 12 tuần;

Bộ Y tế đã hướng dẫn tiêm mũi 2 vaccine AstraZeneca hoặc vaccine do hãng Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca là sau 8-12 tuần kể từ ngày được tiêm mũi 1 [tại Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 và Công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 của Bộ Y tế].

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Khi đã từng nhiễm COVID-19 và được tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 thì khả năng miễn dịch sẽ được khôi phục, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 đồng thời hạn chế các tình trạng hậu COVID-19 nếu bị nhiễm

PV: Nhiều người dân cho rằng, đã tiêm vaccine COVID-19 mũi 1, mũi 2, mũi 3 và cộng thêm việc đã bị nhiễm COVID-19 thời gian vừa qua nên không cần tiêm vaccine mũi thứ 4 vì sợ sẽ bị phản ứng sau tiêm. Suy nghĩ này có đúng không thưa ông? Ông có lời khuyên gì cho người dân không thưa ông?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Tại Việt Nam, thời gian qua hệ thống quản lý điều trị COVID-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế ghi nhận trên 40 ngàn trường hợp tử vong do COVID-19 trong đó phần lớn là chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Thậm chí, cũng có một phần nhỏ trong số người tử vong này đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine nhưng chưa tiêm mũi thứ 3. Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 cho những người đã hoàn thành những mũi tiêm cơ bản.

Về lý thuyết thì sau khi khỏi bệnh COVID-19, cơ thể sẽ có kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải ai cũng có được kháng thể đủ tốt bởi việc nhiễm virus là khác nhau tuỳ vào chủng, tình huống nhiễm, mức độ nhiễm và đặc điểm của cơ thể.

Có khá nhiều trường hợp nhiễm và tái nhiễm nhiều lần do kháng thể tạo ra không đủ tốt hoặc nhiễm lần đầu chỉ ở dạng thoáng qua sau đó lần nhiễm lại mới gặp tình trạng nặng.

Ngoài ra, các bằng chứng khoa học cho thấy khi đã nhiễm tự nhiên mà được tiêm vaccine thì kháng thể bảo vệ được tạo ra sẽ cao hơn rất nhiều và góp phần hạn chế tái nhiễm cũng như hạn chế các tình trạng hậu COVID. Đây chính là lý do dù đã khỏi bệnh nhưng người bệnh vẫn được khuyên tiếp tục tiêm chủng để hoàn thành phác đồ tiêm.

Việc tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19 sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 bởi những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm tức là khoảng 3-4 tháng sau tiêm.

Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm virus lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy: những người từng mắc COVID-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%.

Trong nước, tính tới ngày 4/7, trên toàn quốc đã có 45.533.296 người tiêm mũi nhắc thứ nhất [mũi 3] an toàn [đạt 67,9%], có 4.712.466 người được tiêm mũi nhắc thứ 2 [đạt 31,8%].

Việc tiêm các vaccine COVID-19 mũi nhắc lại là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do COVID-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

PV: Đối với trẻ em trên 12 tuổi có lưu ý gì khác biệt khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 không thưa ông?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm nhắc mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi: Tiêm nhắc mũi 3 cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản [mũi 1 và Mũi 2] bằng vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, với liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên. Mũi nhắc [mũi 3] được tiêm ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản [mũi 2].

Nếu người trong độ tuổi từ 12-17 tuổi đã mắc COVID-19 thì sẽ tiêm mũi nhắc [mũi 3] sau khi mắc COVID-19 là 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Các địa phương đang xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm triển khai tiêm chủng mũi 3 [mũi nhắc lại] cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Một số địa phương đã bắt đầu triển khai kế hoạch tiêm.

Tính tới ngày 4/7, trên toàn quốc đã có 8.648.920 trẻ từ 12 -17 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 an toàn [đạt 98,7%]. Có 940.081 trẻ ở độ tuổi 12-17 tiêm mũi nhắc lại an toàn [đạt 10,7%].

Xin trân trọng cảm ơn ông đã trả lời cuộc phỏng vấn này!

 

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Tiêm Vaccine là lá chắn an toàn bảo vệ bạn và gia đình trước dịch bệnh Covid-19. Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm: Vaccine Moderna [Mỹ], Astra Zecera [Anh], Pfizer [Mỹ – Đức], Sinopharm – Sinovax – Vero cell[Trung Quốc], Sputnik [Nga]

Tiêm cùng loại hay khác loại vắc xin cho hiệu quả tốt hơn?

Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 của Bộ Y tế thì những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.

Cụ thể:

– Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 AstraZeneca hoặc Pfizer [nếu người tiêm đồng ý]

– Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm

– Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer

– Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.

– Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna.

Khoảng cách 2 mũi tiêm là bao lâu?

Cả 06 loại vắc xin được cấp phép đều cần 2 mũi tiêm để tạo miễn dịch cho cơ thể. Theo Quyết định 3588/QĐ-BYT, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm như sau:

– Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần.

– Vaccine Gam-COVID-Vac [Tên gọi khác là SPUTNIK V]: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần.

– Vaccine Comirnaty – Pfizer: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần

– Vaccine SARSCoV-2 Vaccine [Tên gọi khác là Vero Cell]: Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần.

– Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần

Đây là khoảng cách mũi tiêm thứ 2 cho tác dụng vắc xin đạt hiệu quả nhất.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm ?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Các loại vaccine hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V chống chỉ định với nhóm này.

Những lưu ý quan trọng sau khi tiêm vắc xin

Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng đối với người sau khi tiêm vắc xin, cụ thể:

– Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng phòng COVID-19.

– Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

– Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

– Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

– Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

+ Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Video liên quan

Chủ Đề