Tiền làm thêm giờ là bao nhiêu?

Từ ngày 1.4.2022, khi Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 chính thức có hiệu, giới hạn thời gian làm thêm giờ của người lao động sẽ có nhiều thay đổi.

Theo đó, thời gian làm thêm giờ tối đa trong tháng tăng từ 40 giờ lên thành 60 giờ.

Lưu ý, chỉ áp dụng với trong trường hợp được sử dụng lao động làm thêm tối đa 300 giờ/năm.

Thời gian làm thêm giờ tối đa trong năm là 300 giờ được áp dụng chung cho tất cả các ngành nghề, công việc nhưng không áp dụng với các đối tượng: Người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi; Người lao động khuyết tật nhẹ suy giảm lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng; Người lao động làm việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...

Hiện nay, tiền lương làm thêm giờ của người lao động đang được xác định theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, hướng dẫn chi tiết tại Điều 55 và Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày được tính theo công thức:

Tiền làm thêm giờ là bao nhiêu?

Trong đó, tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được tính theo công thức sau: Tiền lương giờ thực trả của ngày bình thường bằng Tiền lương thực trả của công việc đang làm trong tháng/tuần/ngày chia cho Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng/tuần/ngày.

Tiền lương thực trả của công việc đang làm không bao gồm lương làm thêm giờ, lương trả thêm khi làm việc ban đêm; lương của ngày lễ, Tết, nghỉ có lương; tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật, bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ khác không liên quan đến thực hiện công việc/chức danh.

Mức 150% áp dụng khi làm thêm vào ngày thường. Mức 200% áp dụng khi làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần. Mức 300% áp dụng khi làm thêm vào ngày lễ, Tết, nghỉ có lương, chưa tính tiền lương của ngày nghỉ đó.

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính theo công thức:

Tiền làm thêm giờ là bao nhiêu?

Trong đó, tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định như trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày.

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

Ngày bình thường, ít nhất 100% lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó; ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó.

Ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất 200% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường. Ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ có lương, ít nhất 300% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.

Tiền làm thêm giờ là bao nhiêu?
Tiền làm thêm giờ là bao nhiêu?

Có được làm thêm trên 300 giờ/năm?

Bạn đọc có email [email protected] gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghe nói, từ tháng 4.2022, doanh nghiệp sẽ được tăng giờ...

Tiền làm thêm giờ là bao nhiêu?
Tiền làm thêm giờ là bao nhiêu?

Tăng lương tối thiểu để bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động

Hầu hết các doanh nghiệp chỉ đóng BHXH cho người lao động (NLĐ) dựa trên mức lương cơ bản, mà lương cơ bản lại chỉ cao hơn lương tối thiểu...

Tiền làm thêm giờ là bao nhiêu?
Tiền làm thêm giờ là bao nhiêu?

Huy động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của NLĐ, bị phạt như nào?

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc...

An toàn lao động Tiền lương Tháng An toàn vệ sinh lao động Nới trần giờ làm thêm Cách tính lương làm thêm giờ Chi tiết lương làm thêm giờ

Hải Phòng 01/11/2023

Tin tức, sự kiện

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động

Thứ tư, 21/06/2023

        Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được sự thỏa thuận, đồng ý giữa NLĐ và NSDLĐ nhằm đảm bảo tiến trình công việc và nhu cầu công việc cấp thiết.

         Trong quá trình sản xuất, làm việc kinh doanh, NSDLĐ thường yêu cầu NLĐ theo các trường hợp làm việc thêm giờ trong thực tế, ví dụ như: có đơn hàng vào các dịp Lễ, Tết, mùa cao điểm; có đơn hàng cận ngày giao nhưng vẫn chưa hoàn tất, hoặc yêu cầu giao gấp trong khi thời gian nhận ngắn; có việc phát sinh cần thực hiện ngoài giờ, như kiểm kho, kiểm kê vật tư, cơ sở vật chất định kỳ, ...
       
Bên cạnh đó, NLĐ cũng có thể đề xuất được làm thêm giờ, tăng ca được NLĐ đưa ra để có thêm thu nhập và nhận mức lương cao hơn so với giờ làm việc bình thường theo quy định. Giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.
Giới hạn thời gian làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động hiện hành và Điều 60 Nghị định 145 năm 2020, thời gian làm thêm giờ tối đa trong ngày được quy định như sau:
- Chế độ làm việc theo ngày đối với những ngày làm việc bình thường: Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
Trong đó, thời gian làm việc bình thường được quy định là không quá 08 giờ/ngày. Do đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày không được vượt quá 04 giờ/ngày.
- Chế độ làm việc theo tuần: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
Trong đó, thời giờ làm việc bình thường với chế độ thời gian làm việc theo tuần là không quá 10 giờ/ngày. Nếu thời gian làm việc bình thường là 10 giờ/ngày thì doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 02 giờ/ngày.
- Chế độ làm việc không trọn thời gian: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
Điều 32 Bộ luật Lao động giải thích, làm việc không trọn thời gian được hiểu là trường hợp NLĐ có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường.
VD: Thay vì làm 08 giờ/ngày như những NLĐ bình thường khác, người làm việc không trọn thời gian có thể chỉ làm việc 06 giờ/ngày. Tương ứng với đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày của người này có thể lên đến 06 giờ/ngày.
Việc quy định giới hạn thời gian làm thêm giờ nêu trên nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của NLĐ được diễn ra thuận lợi, NLĐ được tăng thu nhập do làm thêm, nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vì phải làm thêm giờ.
Đi làm vào ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần: Thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày là 12 giờ/ngày.
2. Số giờ làm thêm tối đa trong 1 tuần/tháng/năm
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn không ban hành quy định chung về số giờ làm thêm tối đa trong 1 tuần nên các doanh nghiệp chỉ cần cân đối thời gian làm thêm giờ tối đa trong các tuần để đảm bảo không vượt quá số giờ làm thêm tối đa trong 1 tháng.
Riêng với NLĐ làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH, trong đó hướng dẫn tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần là không quá 72 giờ/tuần.
Ngoài ra, Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định số giờ làm thêm tối đa trong 1 tháng là 60 giờ/tháng và thời gian làm thêm giờ tối đa trong năm là 300 giờ/năm.
3. Quy định thời gian làm thêm giờ ban đêm
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định chung về thời gian làm thêm giờ chứ không đề cập cụ thể đến thời gian làm thêm giờ vào ban đêm.
Như vậy, có thể hiểu rằng, thời gian làm thêm giờ tối đa vào ban đêm cũng được tính như thời gian làm thêm giờ vào ban ngày.
Trong đó, thời gian làm việc vào ban đêm được xác định là từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau.
Các trường hợp NLĐ không phải làm thêm giờ:
- NLĐ dưới 15 tuổi.
- NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, ngoại trừ một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- NLĐ là người khuyết tật nhẹ, suy giảm khả năng lao động từ 51 % trở lên, khuyết tất nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
- Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
NLĐ không được từ chối làm thêm giờ trong các trường hợp sau:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- NLĐ làm thêm giờ vào các ngày thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần, hoặc vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được NSDLĐ tính trả lương làm thêm giờ theo quy định của luật lao động.
Cách tính tiền lương làm thêm giờ
Tiền lương làm thêm vào ban ngày, nghỉ Lễ, Tết: Tại Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.
Tiền lương làm thêm vào ban đêm: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019, NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ Lễ, Tết.
VD: Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của NLĐ là A thì:
- Đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất sẽ là: 300%A + 30% A + 20% x (300%A) = 390%A
- Đối với lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, NLĐ còn được trả tiền lương ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.
C
ác mức phạt nếu doanh nghiệp bố trí nhân viên làm thêm giờ vượt mức tối đa
NSDLĐ được phép huy động NLĐ làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người đó nhưng cũng phải đảm bảo thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định. Nếu bố trí nhân sự làm thêm giờ vượt quá mức tối đa, NSDLĐ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 12 năm 2022 như sau:

Làm thêm giờ được bao nhiêu tiền?

Tiền lương làm thêm giờ = đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150%/ 200%/ 300% x số sản phẩm làm thêm. Trong đó mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường.

Tiền lương làm thêm giờ là gì?

Lương làm thêm giờ là lương trả cho người lao động làm việc ngoài giờ tiêu chuẩn, theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

Tăng ca đêm được tính như thế nào?

- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Tăng ca 1 ngày không quá bao nhiêu giờ?

- Chế độ làm việc theo ngày đối với những ngày làm việc bình thường: Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Trong đó, thời gian làm việc bình thường được quy định là không quá 08 giờ/ngày. Do đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày không được vượt quá 04 giờ/ngày.