Tiền phạt vi phạm chính sách thuế được kế toán ghi nhận vào chi phí

Hướng dẫn cách hạch toán tiền phạt nộp chậm thuế GTGT, TNCN, TNDN như: Phạt chậm nộp Tờ khai thuế, phạt chậm nộp tiền thuế … Cách hạch toán truy thu thuế sau quyết toán thanh tra thuế, tiền phạt vi phạm luật thuế, vi phạm hành chính …

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN, có những giai đoạn có phát sinh tiền thuế phải đóng nhưng doanh nghiệp chưa đóng, dẫn đến việc cơ quan thuế ra quyết định phạt. Đại lý thuế Hưng Phúc sẽ hướng dẫn cách hạch toán tiền phạt nộp chậm thuế.

Cần phần biệt:
– Tiền Thuế truy thu [VD: Truy thu thuế GTGT, Truy thu thuế TNDN]
– Tiền phạt chậm nộp.
=> Là 2 khoản khác nhau và hạch toán khác nhau nhé.

1. Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

– Khi nhận được thông báo về việc xử phạt:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các koản phải nộp khác

Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339,
Có các TK 111, 112,. . .

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 – Chi phí khác.

  • Xem thêm: Mức phạt chậm nộp tiền thuế GTGT

2. Cách hạch toán tiền thuế Truy thu thêm

Phản ánh Thuế TNDN phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112

Phản ánh Thuế GTGT phải nộp bổ sung, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 – Chi phí khác.

Khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có các TK 111, 112

Xem thêm: Các khoản chi phí bị loại trừ khi quyết toán thuế TNDN

3. Hướng dẫn hạch toán tiền thuế bị truy thu sau quyết toán

Theo Công văn 13521/CT-TTHT Hướng dẫn cách hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế.

– Sau khi quyết toán thuế và có thông báo của cơ quan thuế về việc phải truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, các bạn hạch toán như sau:

a. Cách hạch toán tiền thuế GTGT bị truy thu:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

b. Cách hạch toán tiền thuế TNDN bị truy thu:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.

c. Cách hạch toán tiền thuế TNCN bị truy thu:
– Nếu khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp

– Nếu do công ty phải trả:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp.

4. Một số lưu ý khi hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế, truy thu thuế

Khoản tiền phạt thuế, truy thu thuế có được tính vào chi phí doanh nghiệp?

  • Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
    “2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

    -> Như vậy: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế, vi phạm hành chính … sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN [Cuối năm khi tính thuế TNDN thì phải loại ra].

Trường hợp Công ty bị truy thu thuế GTGT, thuế TNDN thì công ty có cần phải nộp lại tờ khai không?

  • Các trường hợp điều chỉnh đơn vị không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như không phải lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước

Nếu các bạn còn  thắc mắc vấn đề gì hãy để lại comment nhé. Đội ngũ Hưng Phúc sẽ tư vấn hỗ trợ các bạn.

Xử phạt vi phạm hành chính về thuế có được tính là chi phí hợp lý không? Gia đình kế toán sẽ chia sẻ với bạn đọc thông tin về vấn đề này

>>Xem thêm: Các khoản phụ cấp trợ cấp không chịu thuế TNCN

Căn cứ Điều 3 Nghị định 129/2013/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 166/2013/TT-BTC các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

*Các hình thức phạt

1.Phạt cảnh cáo

-Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản

-Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo

2.Phạt tiền

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế bằng hình thức phạt tiền áp dụng trong các trường hợp:

2.1 Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế

-Phạt theo số tiền tuyệt đối tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với người nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế

-Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân

-Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung phạt tiền được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu cộng với mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền

2.2 Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

-Phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn

2.3 Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

-Phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

*Về thuế TNDN

Tại điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm 2.36 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

“2.36.Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

Vậy tiền phạt vi phạm hành chính không được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm, khi quyết toán thuế TNDN năm nhập giá trị tiền bị phạt và chỉ tiêu B [4] làm tăng thu nhập tính thuế

*Hạch toán kế toán

-Khi nhận được quyết định phạt: Nợ TK 811/ Có TK 3339 hoặc 1111

-Khi nộp phạt: Nợ TK 3339/có TK 1111, 112

>>Bài viết được quan tâm: Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo

Video liên quan

Chủ Đề