Tiếng quan thoại sa pả là gì

Trong một số bài viết gần đây, chúng tôi đã đưa ra một thực tế, ở các vùng dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nằm dọc theo biên giới Việt – Trung như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang… có xuất hiện khá phổ biến kiểu địa danh gốc Hán Quan thoại Tây Nam [người địa phương gọi là tiếng Quan Hoả[1]]. Về mặt ngữ âm, và cấu tạo các địa danh ở đây khi so sánh với tiếng Hán phương ngôn Tây Nam trên phương diện đồng đại thì chúng ta vẫn nhận thấy chúng là những địa danh thuần Hán. Loại địa danh này được coi là một kiểu loại địa danh trong hệ thống địa danh Việt Nam.

Ví dụ:

Tiếng ViệtTiếng Hán [QH]Hán -ViệtNghĩaLao Chải /law caj/–老寨 /lau tsai/lão trạilàng cũMá Cha /ma ca/–马家 /ma tɕa/Mã gianhà họ MãTả Phìn /ta fin/–大坪/ta p’in/đại bìnhbãi bằng lớn

Qua những ví dụ trên chúng ta thấy đây là những địa danh hoàn toàn theo âm đọc Hán quan thoại Tây Nam và để có những địa danh ghi bằng chữ quốc ngữ như hiện nay thì những địa danh này đã phải trải qua một quá trình quốc ngữ hoá [dùng chữ quốc ngữ để ghi lại các địa danh theo âm đọc Hán]. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét chủ yếu về vấn đề quốc ngữ hoá các phụ âm đầucủa những đơn vị địa danh gốc Hán này.

Nhìn chung, hệ thống phụ âm đầu của hai ngôn ngữ Việt và Hán không quá phức tạp. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Hán quan thoại Tây Nam [tiếng Thành Đô đại diện [Chéngdù 成都]] gồm các âm vị như sau[2]:

pphmfv[w]tthn   tstshsz  tɕtɕhɳɕ[j] kkhŋx  ø     

Đối với hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt theo chuẩn chính tả gồm có các âm vị sau [trong ngoặc là các con chữ tương ứng]:

b [b]p [p][3]m [m]f [ph]v [v] t [t]th [th] d [đ]  n [n]s [x]z [d,gi] l [l] ʈ [tr] ʂ [s]ʐ [r]  c [ch] ɲ [nh]   k [c,q,k] ŋ [ng]x [kh] ɣ [g, gh]ʔ [ø]  h [h]  

Hệ thống phụ âm đầu của hai ngôn ngữ Việt và Hán được đưa ra ở trên chính là những cơ sở để xem xét quá trình quốc ngữ hoá các địa danh gốc Hán Quan Thoại Tây Nam ở Việt Nam.

Trên thực tế phát âm của phương ngôn Bắc bộ Việt Nam mặc dù không có tồn tại một số âm vị phụ âm tiền ngạc /ʈ, ʂ, ʐ/[4]nhưng trên phương diện chính tả vẫn tồn tại các con chữ tương ứng. Vì vậy hầu như toàn bộ hệ thống chữ cái phụ âm theo chuẩn chính tả tiếng Việt sẽ được dung để ghi lại những địa danh gốc Hán theo âm đọc phương ngôn Hán quan thoại Tây Nam.

2. Nội dung

2.1.Vấn đề quốc ngữ hoá dãy phụ âm môi trong tiếng Hán quan thoại Tây Nam

Dãy phụ âm môi trong tiếng Hán gồm có các âm /p, ph, f, v,m, w/. Nếu so sánh với tiếng Việt thì trong hệ thống phụ âm môi tiếng Việt không có phụ âm /ph/, còn lại các phụ âm khác hầu như tương đồng với nhau về các đặc trưng ngữ âm. Chính vì vậy khi dùng chữ quốc ngữ để phiên chuyển các địa danh có dãy phụ âm đầu này hầu hết vẫn giữ lại nguyên vẹn hệ thống phụ âm đầu tương đương trong hai thứ tiếng.

Tương ứngChữ HánChữ ViệtCon chữ thể hiệnHánViệt/p//p/沙壩 /sa pa /
白虎寨 /pe fu tsai/Sa Pả /ʂa pa/
Pờ Phú Chải /pɤ fu caj/p/f//f/崖蜂腳 /ŋai foŋ ćyo/
白虎寨 /pe fu tsai/Ngải Phòng Chồ /ŋaj fɔŋ co/
Pờ Phú Chải /pɤ fu caj/ph/v//v/五龍崇 /vu noŋ tshoŋ/Vù Lùng Sung /vu luŋ ʂuŋ/v/m//m/磨石 /mo sɿ /
馬路 /ma nu /Mù Sử /muʂɯ/
Ma Lủ /ma lu/m

Trong tiếng Hán quan thoại Tây Nam, phụ âm /ph/ là một âm môi, tắc, bật hơi. Vì trong tiếng Việt không có âm nào tương ứng hoàn toàn với /ph/, nên nó buộc phải chọn giải pháp dung âm /f/ với tổ hợp “ph” để phiên chuyển. Đây là một giải pháp xem ra hợp lí hơn cả. Do vậy “ph” /f/ sẽ được dùng phiên chuyển chung cho hai phụ âm môi /f/ và /ph/ trong các địa danh gốc Hán.

Thông thường âm /w/ trong tiếng Hán được xem là một nguyên âm. Nhưng đối với các địa danh khởi đầu là âm /w/ lại được chuyển thành /v/ khi quốc ngữ hoá. Chính vì vậy con chữ [v] trong chữ quốc ngữ sẽ thể hiện cho hai âm /w/ và /v/ trong các địa danh tiếng Hán quan thoại Tây Nam.

Tương ứngChữ HánChữ ViệtCon chữ thể hiệnHánViệt/ph//f/馬草坪 / ma shau phin/[5]
竹林坡 /tsu nin pho/Ma Sa Phìn /ma ʂa fin/
Chu Liền Phố /cu lien fo/ph/w//v/大彎 /ta wan /
熊王 /ɕyoŋ 12 uaŋ 12/Tả Van /ta van/
Sùng Vàng /ʂu vaŋ/v

2.2. Vấn đề quốc ngữ hoá dãy phụ âm môi trong tiếng Hán quan thoại Tây Nam

Dãy phụ âm răng trong tiếng Hán gồm có các âm /t, th, ts, tsh, n, s, z /. Nếu so sánh với các phụ âm đầu lưỡi, răng trong tiếng Việt thì trong tiếng Hán không có âm /d/. Chính vì vậy mà chúng tôi không thấy xuất hiện các địa danh dung chữ [đ] trong quốc ngữ để thể hiện. Trong số các phụ âm môi trong tiếng Hán, có hai phụ âm /t, th/ được phiên chuyển sang tiếng Việt bằng các âm và con chữ tương ứng /t/ [t], /th/ [th].

Tương ứngChữ HánChữ ViệtCon chữ thể hiệnHánViệt/t//t/大坪 /ta phin/
地林河 /ti nin xo/Tả phìn /ta fin/
Tỉ Lình Hồ /ti liŋ ho/t/th//th/龍溏 /noŋ thaŋ/
崖頭 /ŋai thu/Lùng Thàng /luŋ thaŋ/
Ngải Thầu /ŋai thau/th

Trong phương ngữ tiếng Việt ở Bắc bộ, hai âm tiền ngạc /c/ [ch] và ngạc /ʈ /[tr] đang có xu hướng trở thành một phụ âm đầu lưỡi- răng, tắc-xát /ts/[6] tương ứng với âm /ts/ trong tiếng Hán. Vì vậy, khi chuyển sang tiếng Việt, hai con chữ [ch] và [tr] tuỳ trường hợp mà cùng dùng để phiên chuyển những địa danh có phụ âm đầu /ts/. Trong phương ngữ Bắc bộ còn có tình trạng âm xát tiền ngạc /ʂ/ [s] lẫn lộn với âm xát, răng /s/ [x]. Khi phiên chuyển phụ âm tắc xát, bật hơi /tsh/ và phụ âm xát /s/ sang tiếng Việt, hầu hết các trường hợp đều lựa chọn giải pháp dung con chữ [s] để ghi các âm này.

Trong tiếng Hán quan thoại Tây Nam thường không có sự phân biệt hai âm /l/ và /n/. Nhưng đối với các địa danh gốc Hán thì khi dung chữ quốc ngữ ghi lại các âm đọc Hán lại có sự phân biệt khá rõ. Bởi lẽ, phương ngôn Hán quan thoại Tây Nam khi xuôi đến biên giới Việt đã có sự phân biệt các âm này[7].

Tương ứngChữ HánChữ ViệtCon chữ thể hiệnHánViệt/ts//c/
/ʈ/干寨 /kan tsai/
中寨 /tsoŋ tsai/Cắn Chải /kăn caj/
Trung Chải /ʈuŋ caj/ch
tr/tsh//ʂ/馬草坪 /ma tshau phin/
老猴崇 /nau xəu tshoŋ/Ma Sa Phìn /ma ʂa fin/
La Hờ Súng /la hɤ ʂuŋ/s/s//ʂ/上寨 /saŋ tsai/
磨石 /mo sɿ/Sàng Chải /ʂaŋ caj/
Mù Sử /muʂɯ/s/n//l/佬李 /nau ni/Láo Lí /lau li/l
n/n/南河 / nan xo/Nàn Hồ /nan ho/

_____________

[1] Tiếng Quan Hoả được coi là phương ngôn Hán Tây Nam [Southwest Madarin Dialect], phổ biến ở các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu-Trung Quốc.

[2] Theo tài liệu Hanyu Fangyan Gaiyao, Beijing 1982 [trang 26-27]

[3] Nhiều tác giả không chấp nhận có sự tồn tại /p/ trong hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt. Nhưng ở đây chúng tôi vẫn coi đây là một phụ âm trong hệ thống khi xuất hiện trong các địa danh như: Sa Pa, Ta Pa Cheo…

[4] Theo “Phương ngữ học tiếng Việt” của GS. Hoàng Thị Châu [tr.135]

[5] Trong bài viết này chúng tôi chỉ bàn đến phần phụ âm. Chính vì vậy để giản tiện khi phiên âm theo bảng phiên âm quốc tê [IPA] chúng tôi thống nhất không phiên âm phần thanh điệu cho cả địa danh Hán và địa danh đã phiên chuyển sang tiếng Việt

[6] Dẫn theo tài liệu [3, 135]

[7] Tư liệu khảo sát của của chúng tôi với tư liệu viên bản ngữ ở một số địa bàn gần biên giới Việt Nam như [Bình Biên, Hà Khẩu…] không có sự lẫn lộn /l/ và /n/.

Tên Sa Pa nghĩa là gì?

Theo các nghiên cứu về văn hóa và lịch sử, cái tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng H'Mông – một dân tộc đã định cư lâu đời trên mảnh đất này. Họ gọi vùng đất này Sa Pả, tiếng Quan thoại có nghĩa là "bãi cát". Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi trước kia nơi đây có một bãi cát rộng, nơi bà con các dân tộc quây quần họp chợ.

Nghĩa Sa Pa là gì?

Tên gọi Sa Pả trong tiếng H'Mông có nghĩa là "bãi cát", sau này do đọc chệch đi mà thành Sa Pa, tên của thị xã Sa Pa ngày nay. Đến năm 2018, xã Sa Pả có diện tích 25,93 km², dân số 5.197 người.

Quán thoại Sa Pa là gì?

Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa cát, “Pả bãi. Đia danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó, do vậy, dân địa phương ai cũng nói “đi chợ Sa Pả”.

Thị xã Sa Pả có bao nhiêu xã?

Sau khi thành lập thị xã Sa Pa và các phường, thuộc thị xã Sa Pa, thị xã Sa Pa có 16 đơn vị hành chính cấp , gồm 06 phường: Cầu Mây, Hàm Rồng, Ô Quý Hồ, Phan Si Păng, Sa Pa, Sa Pả và 10 : Bản Hồ, Hoàng Liên, Liên Minh, Mường Bo, Mường Hoa, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Phìn, Tả Van, Thanh Bình, Trung Chải; tỉnh Lào Cai 09 ...

Chủ Đề