Tiêu chuẩn tính toán số lượng thang máy

Nhà chung cư từ 6 tầng trở lên phải có ít nhất 1 thang máy, với tòa nhà trên 9 tầng phải có tối thiểu 2 thang máy. Ngoài số lượng thang máy đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. Ngoài ra, trong hệ thống thang máy cần tối thiểu phải có 1 thang chuyên dụng có kích thước thông thủy đảm bảo vận chuyển băng ca cấp cứu. 

Đối với nhà chung cư có chiều cao lớn hơn 50m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu một thang máy đáp ứng yêu cầu vận chuyển lực lượng và phương tiện chữa cháy theo TCVN 6396-72:2010 và TCVN 6396-73:2010.

Theo quy ước, mật độ thang máy trong chung cư sẽ được tính bằng tỉ lệ giữa tổng số căn hộ và tổng số thang máy tại tòa chung cư đó. Mật độ thang máy sẽ có đơn vị là số phòng/thang.


2/ Thông số kỹ thuật thang máy chung cư

Tải trọng: Cần tính toán đảm bảo lưu thông thang máy: 250 người/1 thang máy [tương đương cho 65 căn hộ] trong tòa nhà không kể số người ở tầng 1 [tầng trệt]. Tải trọng của một thang máy phải không được nhỏ hơn 400kg để đảm bảo khả năng vận chuyển. Trong trường hợp nhà có một thang máy chuyên dụng vừa xe cấp cứu, tải trọng tối thiểu của thang máy không nhỏ 600kg.

Chiều rộng sảnh thang máy chở người phải bố trí phù hợp theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. 

Thang máy phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt cửa, bộ cứu hộ tự động và hệ thống điện thoại nội bộ từ cabin ra ngoài. 

Thang máy chỉ được vận hành khi tất cả các cửa đều đóng. 

Tốc độ thang máy phải đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

Giếng thang phải đảm bảo yêu cầu cách âm theo QCXDVN 05:2008/BXD và chống ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT. Không được bố trí bể nước trực tiếp trên giếng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp gas đi qua giếng thang máy.

Gian đặt máy và thiết bị thang máy phải có lối lên xuống, vào ra thuận tiện, an toàn và không được bố trí trực tiếp trên căn hộ.

3/ An toàn thang máy chung cư

Thang máy chung cư được kiểm định lần đầu khi vừa hoàn thành lắp đặt để đánh giá chính xác về chất lượng thiết bị và chất lượng lắp đặt, đảm bảo đạt điều kiện tốt nhất, an toàn nhất để đưa vào sử dụng. Sau khi được cấp phép sử dụng, thang máy phải được kiểm định định kỳ với thời hạn 3 năm. Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng phát sinh vấn đề về kỹ thuật thì cũng cần được kiểm định. Đơn vị kiểm định sẽ tiến hành đánh giá tình trạng, đưa ra phương án khắc phục trong thời gian ngắn nhất.

Thang máy phải đảm bảo an toàn theo QCVN 02:2011/BLĐTBXH và được kiểm định an toàn trong trường hợp sau: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng; Sau khi tiến hành sửa chữa lớn; Sau khi xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong; Hết hạn kiểm định hoặc theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động. 

Chủ đầu tư xây dựng các tòa nhà chung cư nên nắm rõ thông tin này để ứng dụng trong xây dựng công trình thang máy hiệu quả nhất. 

Công ty TNHH Thang máy & Thiết bị Đông Đô cung cấp giải pháp thi công lắp đặt thang máy chung cư

Công ty TNHH Thang máy & Thiết bị Đông Đô cung cấp giải pháp thiết kế, lắp đặt thang máy chung cư với quy trình làm việc và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Thấu hiểu những khó khăn của đơn vị đầu tư trong quá trình tìm kiếm phương án lắp đặt thang máy kinh doanh tối ưu nhất, chuẩn và an toàn. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng với:

  • Sự am hiểu các quy định về lắp đặt, thi công, vận hành thang máy chung cư
  • Khảo sát thực tế lên phương án lắp đặt tối ưu nhất về chi phí, tiến độ 
  • Cung cấp bản vẽđội ngũ giám sát thi công xây dựng thô thang máy trước khi lắp đặt
  • Đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân sự kỹ thuật viên thang máy làm việc quy củ, lắp đặt cẩn thận, chính xác
  • Luôn có phương án giải quyết nhanh các trường hợp ngoài ý muốn
  • Tuân thủ đúng các quy định trong kiểm định thang máy chung cư
  • Quy trình bảo trì thang máy chuyên nghiệp 
  • Dịch vụ cứu hộ 24/7 khẩn cấp, tiếp cận nhanh
  • Sửa chữa thang máy, cung cấp thay thế linh thang máy chính hãng, chất lượng
  • Giá thành các dịch vụ thang máy chung cư tối ưu nhất

Thông số kích thướng thang máy chung cư tải trọng 450kg, 550kg, 630kg, 750kg, 1000kg, 1350kg, 1600kg…

Việc xác định kích thước thang máy chung cư là bước đầu vô cùng quan trọng để chủ đầu tư xác định quy mô, ngân sách cho công trình thang máy chung cư. Những vấn đề đặt ra khi lắp đặt thang máy chủ đầu tư ở bất cứ công trình nào cần nắm rõ 02 vấn đề cơ bản sau để tính toán kích thước thang máy:

  • Nhu cầu sử dụng thang máy: Bao nhiêu Người/lần di chuyển
  • Xác định quy mô lắp đặt thang máy: Số lượng thang, số lượng tầng và diện tích dành cho lắp đặt thang máy

Từ đó chủ đầu tư sau quá trình tham vấn các đơn vị thang máy sẽ nhận được phương án về kích thước lắp đặt thang máy theo thực tế. Tại đây Thang Máy Đông Đô sẽ gợi ý khách hàng các kích thước thang máy chung cư phổ biến được ứng dụng trong lắp đặt.

Bản vẽ lắp đặt thang máy chung cư [bản vẽ mẫu]

Khách hàng có thể tham khảo bản vẽ lắp đặt thang máy chung cư tải trọng 1000kg dành cho chung cư. Thang máy chung cư được thiết kế có phòng máy với thông số tiêu chuẩn như sau:

Kích thước cabin: 1600x1500x2300; Kích thước cửa: 900x2100; Số tầng thiết kế: 5 tầng [trên bản vẽ mẫu]; Với chiều cao thực tế và hành trình theo thực tế; Động cơ máy kéo: Fuji, tốc độ 60m/p

Chi phí sử dụng thang máy chung cư

Chi phí sử dụng thang máy chung cư là gì? Đối với hộ dân sống trong các tòa chung cư chi phí sử dụng thang máy sẽ được chủ đầu tư áp dụng với phụ phí sử dụng thang máy và bàn giao thẻ từ thang máy để di chuyển. Đối với chi phí sử dụng thang máy đảm bảo độ an toàn thang máy chung cư thường sẽ là chi phí bảo trì.

Xem thêm: Chi phí bảo trì thang máy tòa nhà chung cư

Tại bài viết này đã cung cấp những kiến thức hữu ích về tiêu chuẩn xây dựng thang máy chung cư tại Việt Nam. Khách hàng có nhu cầu về giải pháp thang máy chung cư xin hãy liên hệ với công ty TNHH Thang máy & Thiết bị Đông Đô để được nhận tư vấn miễn phí qua hotline: 0865043686

Thông tin về chúng tôi:

📞 Hotline: 086 504 3686

📍 Địa chỉ: 53 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

🌐 Theo dõi Đông Đô tại: //bit.ly/dongdolift

Thang máy, thang bộ là những hạng mục quan trọng trong tòa nhà liên quan tới sinh hoạt đi lại và an toàn của người dân. Tuy nhiên hiện nay có nhiều dự án xây dựng và lắp đặt thang máy và thang bộ không đạt chuẩn. Điều này tiềm ẩn các nguy hiểm cho cư dân. Do vậy, hiểu về tiêu chuẩn thang máy, thang bộ chung cư là điều ai cũng nên nằm được khi lựa chọn sinh sống ở các tòa nhà cao tầng. Casland mời quý A/C cùng tìm hiểu bộ quy chuẩn này nhé

Tiêu chuẩn thang máy ở chung cư

Thang máy là một hạng mục không thể thiếu trong các tòa nhà chung cư cao tầng. Đây là phương tiện đi lại có liên quan mật thiết tới cuộc sống và an toàn của cư dân. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân sinh sống ở các căn hộ chung cư. Bộ xây dựng đã ban hành các điều luật về tiêu chuẩn thang máy ở chung cư. Cụ thể là:

Tại điều 2.4 gồm 10 mục về Yêu cầu về thang máy quy định [phần in nghiêng được trích nguyên văn từ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà chung cư do Bộ Xây Dựng ban hành]:

  1. Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp từ 5 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy, từ 10 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy và đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

Chú thích: Trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp có thang máy, tối thiểu phải có 1 thang máy chuyên dụng có kích thước thông thủy của cabin đảm bảo vận chuyển bằng ca cấp cứu.

Thang máy là con đường nhanh và thuận tiện nhất để đi tới các tầng trên cao trong chung cư.

  1. Cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 200 người cư trú trong tòa nhà không kể số người ở tầng 1 [tầng trệt]. Trường hợp tính toán theo số căn hộ thì cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 70 căn hộ. Tải trọng nâng của một thang máy phải không nhỏ hơn 400 kg. Trong trường hợp nhà có một thang máy, tải trọng nâng tối thiểu của thang máy không nhỏ 600 kg.
  2. Đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp có chiều cao PCCC lớn hơn 50m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu một thang máy đáp ứng yêu cầu vận chuyển lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo TCVN 6396-72:2010 và TCVN 6396-73:2010.
  3. Chiều rộng sảnh thang máy chở người phải bố trí phù hợp theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.
  4. Thang máy phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt cửa, bộ cứu hộ tự động và hệ thống điện thoại nội bộ từ cabin ra ngoài. Thang máy chỉ được hoạt động khi tất cả các cửa thang đều đóng.
  5. Tải trọng nâng, tốc độ của thang máy phải đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.
  6. Thang máy phải đảm bảo an toàn theo QCVN 02:2011/BLĐTBXH và được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng trong trường hợp sau:

– Sau khi lắp đặt;

– Sau khi tiến hành sửa chữa lớn;

– Sau khi xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;

– Hết hạn kiểm định hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động.

Thang máy ở các chung cư nên được kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn cho cư dân trong quá trình sử dụng.

  1. Gian đặt máy và thiết bị thang máy phải có lối lên xuống, vào ra thuận tiện, an toàn và không được bố trí trực tiếp trên căn hộ. Giếng thang phải đảm bảo yêu cầu cách âm theo QCXDVN 05:2008/BXD và chống ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT.
  2. Không được bố trí bể nước trực tiếp trên giếng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt, cấp gas đi qua giếng thang máy.
  3. Thang máy phải đảm bảo người cao tuổi, người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD.

Trong Điều 2.9 về Yêu cầu về an toàn cháy cũng đã có một số quy định về thang máy như sau:

  • Các giếng thang máy của phần căn hộ không được thông với phần còn lại của nhà. Các giếng của hệ thống kỹ thuật [kể cả đường ống rác] của phần căn hộ và phần còn lại của nhà phải riêng biệt.
  • Cửa của giếng thang máy [cửa tầng thang máy] đi vào sảnh thang máy phải là các cửa không lọt khói. 

Chú thích: Cửa tầng thang máy là cửa ra vào được thiết kế để lắp đặt trong giếng thang tại nơi đỗ để cho phép đi vào và ra khỏi ca bin.

  • Vật liệu hoàn thiện trần, tường, sàn trên các đường thoát nạn, trong sảnh thang máy, sành chung, tầng kỹ thuật phải là vật liệu không cháy.

Về kích thước trong cabin, điều 4.1 có các quy định về tải mức và kích thước như sau:

  • Tải định mức từ 320kg đến 450kg, chỉ cho phép vận chuyển người;
  • Tải định mức 630kg, còn cho phép vận chuyển người trên xe lăn [nhưng không cho phép quay xe] và xe đẩy trẻ em;
  • Tải định mức 1000kg, ngoài các trường hợp a], b] còn cho phép vận chuyển các loại băng ca di chuyển bằng tay, quan tài và đồ đạc.

Về tốc độ thang máy, mục 4.1.2.2 quy định “trong các tòa nhà có chiều cao thấp / trung bình đến 15 tầng với tốc độ 2,5 m/s là phù hợp”.

Nắm được các tiêu chuẩn thang máy chung cư sẽ giúp bạn nhận định được chất lượng thang máy nơi mình sống. 

Có thể A/C quan tâm: Quy định về PCCC trong căn hộ chung cư

Tiêu chuẩn thang bộ ở chung cư

Thang bộ còn gọi là thang thoát hiểm, là một hạng mục quan trọng trong các tòa nhà. Đây là nơi thoát hiểm chính trong các trường hợp cháy nổ, hỏa hoạn.

Tuy nhiên thang bộ thường là nơi ít cư dân quan tâm vì chủ yếu di chuyển bằng thang máy.

Mọi cư dân sống ở chung cư nên tìm hiểu về tiêu chuẩn, cách sử dụng cũng như cách thoát hiểm bằng cầu thang bộ đúng cách để bảo vệ tính mạng của mình. 

Thang bộ được bố trí bên ngoài chung cư.

Tiêu chuẩn thang bộ ở chung cư đã được quy định trong Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 323:2004. Một số cần lưu ý như sau:

Tại mục 6.2.5.1 về cầu thang bộ có quy định:

  • Cầu thang bộ được thiết kế và bố trí phải đáp ứng yêu cầu sử dụng và thoát người an toàn. Số lượng cầu thang bộ của một đơn nguyên trong nhà ở cao tầng không được nhỏ hơn 2, trong đó ít nhất có một thang trực tiếp với tầng 1 và một thang lên được tầng mái.

Chú thích : Trường hợp có một thang bố trí tiếp giáp với bên ngoài thì chỉ cần có 1 thang bộ.

  • Chiều rộng thông thuỷ của buồng thang ngoài việc đáp ứng quy định của tiêu chuẩn phòng cháy, còn phải dựa vào đặc trưng sử dụng của công trình. Chiều rộng một vế thang của cầu thang dùng để thoát người khi có sự cố được thiết kế không nhỏ hơn 1,2m.
  • Chiều cao của một đợt thang không được lớn hơn 1,8m và phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều rộng chiếu nghỉ lớn hơn hoặc bằng chiều rộng vế thang.
  • Cầu thang ít nhất phải có một phía có tay vịn. Chiều cao tay vịn của cầu thang tính từ mũi bậc thang không được nhỏ hơn 0,9m.
  • Chiều cao bậc thang không được lớn hơn 150mm, chiều rộng bậc thang không nhỏ hơn 300mm.
  • Trong buồng thang cho phép bố trí cửa thu rác, bảng điện, hòm thư… của từng tầng.
  • Khoảng cách tính từ cửa căn hộ đến cầu thang hoặc đến lối ra ngoài nhà không được lớn hơn 25m.
  • Khi thiết kế cầu thang trong nhà ở cao tầng phải chú ý đến yêu cầu thoát khói khi xảy ra sự cố.
  • Hành lang, phòng đệm, sảnh phải có hệ thống thông gió và van thoát khói tự động mở khi có cháy.

Nhiều chung cư hiện nay bố trí thang bộ bên trong tòa nhà.

Tại điều 10 về Yêu cầu thiết kế phòng cháy chống cháy quy định:

  • Thang thoát hiểm phải thiết kế tiếp giáp với bên ngoài.
  • Lối thoát nạn được coi là an toàn khi đảm bảo một trong các điều kiện sau:

Đi từ các căn hộ tầng 1 trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài;

Đi từ căn hộ ở bất kỳ tầng nào [trừ tầng 1] ra hành lang có lối thoát.

  • Cầu thang và hành lang thoát hiểm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang;

Có đèn chiếu sáng sự cố.

Lối thoát hiểm

Thường có biển báo màu xanh và đèn chiếu sáng sự cố hoạt động khi hệ thống điện bị cắt.

Cư dân nên sử dụng cầu thang bộ để thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn. Và tuyệt đối không được đi thang máy lúc này.

Vì khi cháy nổ hệ thống điện bị cắt, thang máy không hoạt động được sẽ khiến bạn bị mắc kẹt trong tòa nhà. 

Các ký hiệu thường thấy ở lối thoát hiểm trong chung cư.

Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn thang máy và thang bộ chung cư đã được quy định trong luật pháp Việt Nam hiện hành.

Bên cạnh quan tâm đến chất lượng căn hộ thì hãy quan tâm thêm về thang máy, thang bộ. Để bảo vệ tính mạng của bản thân và gia đình bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề