Tiêu luận các yếu to ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

NĂM THỨ 26

26

th

YEARS

Mỗi tháng một số

MONTHLY

Số 5a[297]-2020

MAY 5a[297]-2020

NGÔN NGỮ & đời sống

LANGUAGE AND LIFE

TẠP CHÍ CỦA HỘI NGÔN NGỮ HỌC VIỆT NAM

JOURNAL OF LINGUISTIC SOCIETY OF VIETNAM

TỔNG BIÊN TẬP

Editor-in-Chief

GS.TS. Nguyễn Văn Khang

Prof. Dr. NGUYEN VAN KHANG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Vice Editor-in-Chief

PGS.TS. Phạm Văn Hảo

Assoc.Prof. Dr. PHAM VAN HAO

PGS.TS. Phan Văn Quế

Assoc.Prof. Dr. PHAN VAN QUE

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Editorial Board

Chủ tịch:

GS.TS. Nguyễn Văn Khang

Chairman:

Prof. Dr. NGUYEN VAN KHANG

Các ủy viên: Members:

PGS.TS. Nguyễn Văn Chính

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN VAN CHINH

GS.TS. Trần Trí Dõi

Prof. Dr. TRAN TRI DOI

PGS.TS. Phạm Văn Hảo

Assoc.Prof. Dr. PHAM VAN HAO

TS. Phạm Hiển

PGS.TS. Phan Văn Hòa

Dr. PHAM HIEN

Assoc.Prof. Dr. PHAN VAN HOA

PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng

Assoc.Prof. Dr. BUI MANH HUNG

TS. Bảo Khâm

Dr. BAO KHAM

PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ

Assoc.Prof. Dr. DANG NGOC LE

PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN VAN LOC

PGS.TS. Hoàng Tuyết Minh

Assoc.Prof. Dr. HOANG TUYET MINH

PGS.TS. Nguyễn Quang Ngoạn

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN QUANG NGOAN

PGS.TS. Nguyễn Văn Nở

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN VAN NO

PGS.TS. Trần Hữu Phúc

Assoc.Prof. Dr. TRAN HUU PHUC

PGS.TS. Ngô Đình Phương

Assoc.Prof. Dr. NGO DINH PHUONG

TS. Nguyễn Văn Quang

Dr. NGUYEN VAN QUANG

PGS.TS. Phan Văn Quế

Assoc.Prof. Dr. PHAN VAN QUE

PGS.TS. Hoàng Quốc

PGS.TS. Nguyễn Đăng Sửu

GS.TS. Lê Quang Thiêm

Assoc.Prof. Dr. HOANG QUOC

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN DANG SUU

Prof. Dr. LE QUANG THIEM

PGS.TS. Phạm Văn Tình

Assoc.Prof. Dr. PHAM VAN TINH

PGS.TS. Nguyễn Lân Trung

PGS.TS. Hồ Ngọc Trung

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN LAN TRUNG

Assoc.Prof. Dr. HO NGOC TRUNG

TRƯỞNG PHÒNG BIÊN TẬP - TRỊ SỰ

Head of Editorial-Administrative

ThS. Đặng Kim Dung

DANG KIM DUNG M.A

Trụ sở/Office: Tầng 1, nhà C, ngõ 301 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Floor 1, House C, Lane 301 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi

Điện thoại/Tel: [84] [024] 3.7624212; E-mail:

Giấy phép xuất bản/Licence: 244/GP-BTTT [7-8-2014]

Chỉ số/Index: ISSN 0868 - 3409

In tại /Printed at: Nxb Chính trị Quốc gia/National Political Publishing House

THỂ LỆ GỬI BÀI

CHO TẠP CHÍ “NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

1. Tạp chí “Ngôn ngữ & Đời sống” tạp chí chính thức của Hội Ngôn ngữ học Việt

Nam, thuộc tạp chí được tính điểm ở mức cao nhất trong hệ thống tạp chí trong nước của Hội

đồng Chức danh giáo sư Nhà nước; xuất bản định kì mỗi tháng 01 số [12 số/ năm], trong đó

có 10 số bằng tiếng Việt và 02 số bằng tiếng Anh [vào giữa năm và cuối năm].

2. Bài viết gửi đăng ở tạp chí phải là công trình nghiên cứu có nội dung khoa học mới,

chưa được đăng và chưa gửi đăng ở bất cứ tạp chí nào.

3. Bài viết có độ dài trung bình khoảng dưới 10 trang được soạn trên máy vi tính, khổ

A4, cách lề trái: 2.5cm, lề phải: 2.5cm, trên: 3.6cm, dưới: 4.3cm, font: Times New Roman,

cỡ chữ 11, cách dòng: At least.

4. Bài viết trình bày theo thứ tự như sau:

Tên bài viết bằng tiếng Việt [chữ in] và tiếng Anh [chữ thường, đậm].

Thông tin về tác giả: tên tác giả [viết in] và học hàm, học vị; đơn vị làm việc: Email;

điện thoại.

Tóm tắt từ khóa bằng tiếng Việt và tiếng Anh: Tóm tắt không quá 150 từ; T

khóa: 05 từ .

Nội dung bài viết.

Các chú thích cần thiết và phụ lục [nếu có].

Tài liệu tham khảo chủ yếu là tài liệu được chỉ rõ trong bài viết; hạn chế các tài liệu

không được dẫn, nhất là tài liệu ít liên quan.

5. Các trích dẫn trong bài viết phải có xuất xứ rõ ràng: nguồn dẫn; số trang; nếu dẫn lại

của tác giả khác phải ghi rõ “dẫn theo”.

6. Các bảng biểu, mô hình, sơ đồ cần được trình bày gọn, sáng rõ. Trường hợp bài viết có

kí tự đặc biệt, tác giả cần gửi cho Tòa soạn một bản chính để tiện đối chiếu.

6. Tòa soạn không trả lại bản thảo nếu bài viết không được đăng.

7. Tác giả chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cũng như xuất xứ

tài liệu trích dẫn của bài viết.

Địa chỉ gửi bài: Email:

Tạp chí “Ngôn ngữ & Đời sống” xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy

giáo và bạn đọc đã luôn đồng hành cùng Tạp chí và mong luôn nhận được sự cộng tác chặt

chẽ của các Quý vị.

TẠP CHÍ “NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG”

Giá: 25.000đ

Số 5a[297]-2020 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

NGOẠI NGỮ VỚI BẢN NGỮ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC KĨ NĂNG

NGHE TIẾNG ANH TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC KẾT HỢP

CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

LÊ THỊ HƯƠNG GIANG* - LÊ THỊ HƯƠNG THẢO**

TÓM TẮT: Việc nâng cao hiệu quả trong phương pháp giảng dạy và xây dựng tài liệu giảng dạy

tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục đại học là trăn trở của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lí giáo dục

và giáo viên. Để xây dựng được tài liệu giảng dạy phù hợp cần xác định được những kĩ năng gây khó

khăn cho người học và các yếu tố ảnh hưởng đến những kĩ năng đó. Bài báo tập trung nghiên cứu về

những yếu tố ảnh hưởng đến việc học năng nghe đến việc học tiếng Anh của sinh viên không

chuyên tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

TỪ KHÓA: học kết hợp; yếu tố ảnh hưởng; học tiếng Anh; kĩ năng nghe; bậc đại học.

NHẬN BÀI: 21/3/2020. BIÊN TẬP-CHỈNH SỬA-DUYỆT ĐĂNG: 20/5/2020

1. Đặt vấn đề

Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy tiếng Anh ngày càng được chú

trọng vì những ưu điểm vượt trội so với việc giảng dạy truyền thống. Tại một số trường đại học ở

Việt Nam, việc giảng dạy và học tập tiếng Anh đã và đang được áp dụng theo mô hình học kết hợp

[HKH] - sự kết hợp giữa học trực tuyến [HTT] vào các hoạt động học trực tiếp trên lớp. Đối với sinh

viên [SV] bậc đại học, kĩ năng nghe [KNN] tiếng Anh là một trong những kĩ năng quan trọng trong

việc học tập ngôn ngữ vì KNN mang lại cho người học cơ hội cảm nhận được ngôn ngữ và nâng cao

toàn diện khả năng sử dụng ngôn ngữ. Trên thực tế, SV bậc đại học gặp nhiều khó khăn trong việc

học và phát triển KNN. Bài báo tập trung khảo sát tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc học nghe của

SV tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội [ĐHCNHN] và đề xuất giải pháp để phát triển nâng cao

tính hiệu quả trong việc học KNN tiếng Anh trong môi trường HKH.

2. Quan niệm về phương pháp học kết hợp

Trong những thập kỉ qua, phương pháp HKH được coi như một xu thế đào tạo mới, và thường

được nhắc tới trong việc tăng cường sự chuyển đổi cơ bản ở các cơ sở giáo dục đại học để đáp ứng

nhu cầu ngày càng tăng về việc cung cấp nội dung học cũng như nâng cao chất lượng, tính tiện lợi và

hiệu quả của việc học. Trong bối cảnh của Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông

tin, Chính phủ Việt Nam đã coi phương pháp kết hợp là một giải pháp cho các mục tiêu đổi mới giáo

dục đại học, trong đó hai mục tiêu là mở rộng về quy mô và cải thiện chương trình giảng dạy, phương

pháp giảng dạy nhằm nâng cao năng lực của người học đáp ứng nhu cầu học tập mang tính tích cực

và tương tác của người học [dẫn theo Hoang Ngoc Tue [2015]] [10]. Garison and Kanuka [2004] cho

rằng phương pháp kết hợp là sự kết hợp giữa HTT vào các hoạt động học trực tiếp. Những hoạt động

trực tuyến nhằm mục đích cải thiện hiệu quả của việc học [4]. Bonk and Graham [2012] định nghĩa

đây là phương pháp học có sự kết hợp giữa hướng dẫn học trên lớp và học sự trợ giúp của máy

tính [3]. Theo Graham [2006, 2012], phương pháp kết hợp có thể được phân thành kết hợp trợ giúp,

kết hợp tăng cường và kết hợp chuyển thể. Phương pháp kết hợp trợ giúp tập trung vào việc cung cấp

lượng kiến thức và cơ hội học tập công bằng cho người học thông qua việc sử dụng công cụ trực

tuyến. Kết hợp tăng cường tích hợp thêm phương pháp giảng dạy hiện có bằng cách bổ sung cho các

khóa học trên lớp bằng tài liệu HTT, và thời gian học trên lớp học có thể giảm bớt, các bài học trên

* ThS; Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Email:

** ThS; Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Email: huongthao.hau

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5a[297]-2020

38

lớp thay thế bằng những bài học mang tính tương tác như hoạt động theo cặp, nhóm, thảo luận tranh

luận của SV. Loại thứ 3 là kết hợp chuyển thể với mục đích thay đổi phương pháp sư phạm cơ bản.

Thay vì việc học theo phương pháp người học chỉ thu nhận thông tin trên lớp thì với loại chuyển thể

này người học tích cực củng cố kiến thức và kĩ năng tiếng Anh thông qua các hoạt động tương tác đa

dạng khác nhau. Với mô hình này, việc sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quá trình dạy và học của

người học và giáo viên [GV] là thực sự cần thiết. Đồng thời, nội dung và phương pháp học trên lớp

cần điều chỉnh để củng cố hỗ trợ cho việc HTT [7,7], [8]. Các tác giả khác như Adas & Bakir

[2013], Ghazizadeh & Fatemipour [2017] đã chỉ ra tính hiệu quả của HKH trong việc phát triển

năng ngôn ngữ [nghe, nói, đọc và viết] của người học thay cho phương pháp học truyền thống hoặc

phương pháp HTT hoàn toàn. Cả người dạy và người học đều có nhận thức và quan điểm tích cực về

phương pháp kết hợp giữa việc HTT và học trên lớp trong giảng dạy tiếng Anh. Họ cho rằng đây là

một phương pháp học hiệu quả và sáng tạo [2], [5]. Tuy nhiên, Riel và các cộng sự [2016] cũng đã

tìm ra một số thách thức trong quá trình thực hiện phương pháp học này như xây dựng nội dung HTT

phù hợp với chương trình học trên lớp, việc quản lí HTT của GV với SV, việc tự học của SV với các

nội dung HTT, và các vấn đề về kĩ thuật xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình học [101].

3. Kĩ năng nghe trong học ngoại ngữ

Nghe có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày và hoạt động nghe chiếm khoảng 45% thời

gian giao tiếp của một người trưởng thành, thông qua quá trình nghe, người tham gia giao tiếp nghe

hiểu được thông điệp để thực hiện hội thoại thành công. Theo nhận định của Harmer [2001], nghe là

một “kĩ năng thu nhận” [receptive skill] - đó là khi người học tiếp nhận ý chính của văn bản thông

qua những gì họ nghe. Thông qua việc hiểu giọng nói, phát âm, ngữ điệu, ngữ pháp, vốn từ mà người

nói sử dụng người nghe tiếp nhận được thông tin và hiểu được ý nghĩa thông điệp của người nói [9].

Học KNN trong quá trình học ngoại ngữ là một nhiệm vụ khó khăn cho phần lớn người học. Goh

[2000] xác định 10 khó khăn trong quá trình học nghe gồm có người nghe [1] không nhận được các

từ mà họ biết trong băng nghe; [2] không nghe được nội dung sau khi họ cố gắng nghĩ đến nghĩa của

từ; [3] không theo được tốc độ nghe; [4] bỏ lỡ mất phần đầu của băng nghe; [5] quá tập trung vào

một phần hoặc không có khả năng tập trung; [6] dễ dàng quên các nội dung họ vừa nghe; [7]

không có khả năng khái quát lại các nội dung vừa nghe; [8] không hiểu được trình tự các phần nghe;

[9] biết được từ được nói ra nhưng không hiểu ý nghĩa của nó; [10] không xác định được ý chính của

băng nghe [6]. Hoàng Văn Vân các cộng sự [2006] xác định người nghe thường gặp khó khăn

trong nghe âm tiếng Anh như cố gắng hiểu được tất cả các từ nhằm nắm bắt ý người nói, không hiểu

được người bản ngữ khi họ nói nhanh và tự nhiên, phải nghe đi nghe lại nhiều lần, không nắm bắt tất

cả các thông tin, không dự đoán được thông tin tiếp theo, và không tập trung khi nghe [1].

Xác định các yếu tố làm ảnh hưởng đến KNN, Rubin [1994] đưa ra năm yếu tố ảnh hưởng đến

KNN hiểu. Thứ nhất, do đặc điểm của băng nghe như tốc độ, điểm dừng, trọng âm và ngữ điệu, điểm

khác biệt giữa ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai, v.v. Thứ hai, do đặc điểm người tham gia hội

thoại như giới tính độ thành thạo về ngôn ngữ sử dụng. Thứ ba, là đặc điểm của các nhiệm vụ

nghe như dạng bài, thể loại băng nghe. Thứ tư, yếu tố thuộc về người nghe như trí nhớ, khả năng tập

trung, tuổi tác, giới tính, độ thành thạo, khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ nhất cũng như kiến thức nền.

Cuối cùng, việc của xử lí thông tin nghe của người nghe ví dụ như việc xử lí song song, hoặc sử dụng

các chiến lược trong khi nghe, v.v. [12].

Bên cạnh đó kiến thức nền, kiến thức văn hóa có ảnh hưởng lớn đến KNN, Rubin [1994] bổ sung

với kiến thức nền có sẵn dễ dàng giúp người nghe suy đoán để hoàn thành các nhiệm vụ nghe [12].

Yagang [1994] đưa thêm một yếu tố ảnh hưởng đến việc học KNN đó là yếu tố gây nhiễu bên ngoài

Số 5a[297]-2020 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

như tiếng ồn xuất hiện trong âm thanh của băng nghe hoặc tiếng ồn của môi trường đang diễn ra hoạt

động nghe làm phân tán sự tập trung nghe của người nghe [13].

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến việc học KNN bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách

quan. Trong đó yếu tố chủ quan xuất phát từ phía người học như: khả năng ghi nhớ thông tin của

người nghe, khả năng tập trung, độ thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn

ngữ thứ nhất, kiến thức nền về nội dung nghe, kĩ năng xử lí thông tin nghe, độ tuổi và giới tính của

người nghe. Các nhân tố khách quan có thể nêu ra gồm: nội dung của băng nghe [thể loại đoạn băng

nghe, nội dung chuyên ngành hay thường thức...], chất lượng của băng nghe [tốc độ, điểm dừng, yếu

tố gây nhiễu trong băng nghe...], người thực hiện đoạn băng nghe [giọng nói, giới tính, trọng âm và

ngữ điệu, độ thành thạo của ngôn ngữ...] các tác vụ nghe [dạng bài, dạng câu hỏi...], môi trường

thực hiện nhiệm vụ nghe [phòng cách âm, yếu tố gây nhiễu bên ngoài như tiếng nói chuyện, tiếng xe

cộ...], trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ nghe [nghe loa, nghe tai nghe, nghe đài...]. Đây là sở để

nhóm tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc học KNN tiếng Anh của SV và đề xuất một số

giải pháp nâng cao việc học KNN cho SV đại học tại trường.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học kĩ năng nghe trong môi trường học kết hợp

Tại trường ĐHCNHN, việc giảng dạy tiếng Anh được thực hiện theo phương pháp kết hợp chuyển

thể trong đó kết hợp HTT và học trên lớp. SV được cung cấp kiến thức và luyện tập một số kĩ năng

tiếng Anh trên trang HTT trước khi lên lớp học trực tiếp và luyện tập các kĩ năng với GV. Nhóm tác

giả thực hiện khảo sát nhằm xác định kĩ năng tiếng Anh gây khó khăn nhất cho SV và sau đó nhóm

tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát nhằm xác định kĩ năng tiếng Anh gây khó khăn cho SV và các yếu

tố ảnh hưởng đến việc học kĩ năng đó trong môi trường HKH của SV đại học tại trường. Nhóm

nghiên cứu tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 880 SV đại học đang học tiếng Anh và 48 GV tham gia

giảng dạy tiếng Anh tại trường ĐHCNHN.

Kết quả khảo sát về kĩ năng gây khó khăn với SV trong môi trường HKH theo quan điểm của GV

và SV được thể hiện trong bảng 1 và bảng 2 dưới đây.

Bảng 1. Quan điểm của sinh viên về mức độ khó khăn của các kĩ năng tiếng Anh

Kết quả khảo sát cho thấy, KNN được đánh giá là gây nhiều khó khăn nhất với tỉ lệ 58% [511 SV]

nhận định gây nhiều khó khăn 32% [279 SV] nhận định KNN gây khó khăn trong việc học

tiếng Anh. Kĩ năng nói cũng được coi là kĩ năng thử thách đối với SV học tiếng Anh với tỉ lệ 51%

[452 SV] lựa chọn gây nhiều khó khăn và 34% [301 SV] đánh giá là gây khó khăn. Kĩ năng viết và

đọc cũng được coi là kĩ năng gây khá nhiều khó khăn cho SV khi học tiếng Anh với các tỉ lệ tương

ứng 28% [250 SV], 23% [202 SV] đánh giá gây nhiều khó khăn 38% [332 SV], 35% [305 SV]

gây khó khăn.

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5a[297]-2020

40

Bảng 2. Quan điểm của giáo viên về mức độ khó khăn của các kĩ năng tiếng Anh đối với sinh viên

Theo quan điểm của những GV tham gia khảo sát, kĩ năng nói được đánh giá gây nhiều khó

khăn nhất cho SV với 85% số GV cho rằng năng này gây khó khăn và nhiều khó khăn cho SV.

Đồng tình với quan điểm của SV, 54% [26 GV] nhận định nghe là kĩ năng SV gặp nhiều khó khăn và

21% [10 GV] cho rằng đây là kĩ năng SV gặp khó khăn. Kĩ năng viết với lệ tương ứng 42% và 31%

GV nhận định ở mức gây nhiều khó khăn và khó khăn. Kĩ năng đọc được coi là gây ít khó khăn nhất

với tỉ lệ 60% [29 GV] đánh giá là kĩ năng này không gây khó khăn và ít khó khăn cho SV.

Như vậy, theo kết quả khảo sát cho thấy tư duy gần như tương đồng của GV về kĩ năng gây nhiều

khó khăn cho SV với thực tế SV gặp khó khăn với kĩ năng nào khi học ngoại ngữ. Những phát hiện

này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn tài liệu giảng dạy và phương pháp giảng dạy phù hợp

trong chương trình HKH để những hỗ trợ tốt nhất cho người học. Theo quan điểm của SV

nhóm GV tham gia khảo sát, KNN và nói được cho là năng gây nhiều khó khăn cho người học

ngoại ngữ, 2 kĩ năng này luôn gắn liền với nhau trong môi trường học tập và giao tiếp. Trong phạm

vi của nghiên cứu của bài báo, tác giả tiếp tục tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học KNN

của SV trong môi trường HKH và kết quả khảo sát được tóm tắt như sau:

Bảng 3. Quan điểm của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học kĩ năng nghe

Bảng 3 thể hiện quan điểm của SV về các yếu tố ảnh hưởng đến KNN tiếng Anh. Trong các yếu

tố chủ quan, yếu tố kĩ năng xử lí thông tin nghe, mức độ thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ

Số 5a[297]-2020 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

thứ 2 [Tiếng Anh] và khả năng ghi nhớ thông tin khi nghe hiểu được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều

nhất với tỉ lệ tương ứng là 64%, 61% và 59% SV tham gia khảo sát đánh giá ảnh hưởng rất nhiều và

34%, 35%, 38% đánh giá ảnh hưởng nhiều đến việc học KNN. 447 SV tham gia khảo sát [với tỉ lệ

51%] cho rằng khả năng tập trung khi nghe hiểu ảnh hưởng rất nhiều đến việc học kĩ năng nghe hiểu

và 396 SV [45%] có quan điểm kiến thức nền về nội dung nghe ảnh hưởng nhiều đến việc học kĩ

năng này. Khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ nhất, giới tính và độ tuổi được đánh giá là những yếu tố ít

ảnh hưởng đến việc nghe của SV.

Trong các yếu tố khách quan, hơn 98% số SV tham gia đánh giá yếu tố nội dung của băng nghe

[thể loại đoạn băng nghe, nội dung chuyên ngành hay thường thức], chất lượng của băng nghe [tốc

độ, điểm dừng, yếu tố gây nhiễu trong băng nghe] và người thực hiện đoạn băng nghe [giọng nói,

giới tính, trọng âm và ngữ điệu, độ thành thạo của ngôn ngữ] 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều rất

nhiều đến việc học KNN. Các yếu tố ảnh hưởng khách quan còn lại cũng được đánh giá là ảnh hưởng

nhiều và rất nhiều với tỉ lệ lựa chọn quanh mức 90%. Một số SV bổ sung yếu tố khác ảnh hưởng khác

đến việc học KNN của các em trong môi trường HKH có liên quan đến đường truyền Internet, hoặc

lỗi kĩ thuật của trang HKH. Do đó, có thể xảy ra việc SV đang thực hiện nghe thì bị lỗi không nghe

được hoặc lỗi mạng do nhiều người vào học một lúc trong những giờ cao điểm. Hoặc lỗi không nghe

được do băng nghe được tải lên hệ thống không được hỗ trợ trên tất cả các thiết bị máy tính và điện

thoại thông minh.

Bảng 4. Quan điểm của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học kĩ năng nghe của sinh

viên

Bảng 4 thể hiện quan điểm của GV giảng dạy tiếng Anh về các yếu tổ ảnh hưởng đến việc học

KNN của SV trong môi trường HKH. Yếu tố liên quan đến năng xử thông tin, mức độ thành

thạo ngôn ngữ thứ 2, khả năng ghi nhớ thông tin khi nghe hiểu, khả năng tập trung khi nghe hiểu và

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5a[297]-2020

42

kiến thức nền về nội dung nghe [yếu tố chủ quan] được đánh giá là ảnh hưởng nhiều và rất nhiều với

tỉ lệ đánh giá tương ứng là 98%, 95%, 94%, 94% và 90% và 73%. Các yếu tố khách quan bao gồm

nội dung của băng nghe, chất lượng băng nghe, người thực hiện đoạn băng nghe và các tác vụ nghe

được đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều và rất nhiều với tổng các tỉ lệ tương ứng là 92%, 89%, 88% và

83%. Các yếu tố: khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ nhất, giới tính và độ tuổi của người nghe [yếu tố

chủ quan] và yếu tố môi trường thực hiện nhiệm vụ nghe, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ nghe [yếu

tố khách quan] được đánh giá là ít ảnh hưởng đến việc học KNN tiếng Anh.

Biểu đồ 1 và biểu đồ 2 minh họa mối quan hệ giữa quan điểm của giáo viên và sinh viên tại

trường Đại học Công nghiệp Hà Nội về các yếu chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc học kỹ

năng nghe tiếng Anh trong môi trường học kết hợp. Tác giả nhận thấy sự đồng tình trong quan điểm

của hai nhóm đối tượng trên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc học kĩ năng nghe của sinh

viên. Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan [khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ nhất] và

hai yếu tố khách quan [Môi trường thực hiện nhiệm vụ nghe [phòng cách âm, yếu tố gây nhiễu bên

ngoài như tiếng nói chuyện, tiếng xe cộ...] và trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ nghe [nghe loa tổng,

nghe tai nghe, nghe đài]] là có sự khác biệt, tuy nhiên sự khác biệt không quá lớn.

Biểu đồ 1: Biểu đồ so sánh quan điểm của giáo

viên và sinh viên về các yếu tố chủ quan ảnh

hưởng đến việc học kỹ năng nghe tiếng Anh

Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh quan điểm của giáo

viên và sinh viên về các yếu tố khách quan ảnh

hưởng đến việc học kỹ năng nghe tiếng Anh

5. Giải pháp học kĩ năng nghe tiếng Anh trong môi trường học kết hợp

KNN luôn là một thách thức đối với SV học tiếng Anh nói chung và trong môi trường HKH nói

riêng. Sau khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc học KNN tiếng Anh, xét trên các yếu tố

chủ quan và khách quan, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nâng cao tính hiệu

quả trong việc tự học KNN tiếng Anh trong môi trường HKH.

Với người học, nhằm nâng cao kĩ năng xử lí thông tin nghe, mức độ thành thạo trong việc sử dụng

ngôn ngữ [Tiếng Anh] và khả năng ghi nhớ thông tin khi nghe hiểu người học bên cạnh việc học tập

từ các nguồn nghe trực tuyến trong môi trường HKH, cần tạo cho mình một thói quen luyện nghe

mỗi ngày qua các trang báo chính thống hoặc nghe bản tin [có chủ đề đa dạng] bằng cả tiếng Anh và

tiếng Việt để nâng cao khả năng ngôn ngữ. Thói quen nghe hàng ngày sẽ rèn luyện cho người học

KNN tiếng Anh, khả năng phản xạ và xử lí thông tin và lối tư duy theo người bản ngữ. Ngoài ra một

Số 5a[297]-2020 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

số kĩ năng luyện nghe qua bài hát, qua xem phim hay nghe các bài thuyết trình nói chuyện trên mạng,

luyện nghe qua các bài tập nghe và việc thực hiện việc chép chính tả với các nội dung nghe mỗi ngày

cũng là một kĩ thuật để tăng vốn từ vựng, rèn luyện KNN, độ thành thạo về ngôn ngữ của người học.

Đây cũng chính là một trong các yếu tố giúp người học làm giàu kiến thức nền, kiến thức văn hóa xã

hội giúp cho việc học kĩ nghe hiệu quả hơn.

Với GV giảng dạy KNN, bản thân GV cần liên tục nghiên cứu tìm tòi các kĩ thuật và chiến lược

nghe tốt, nâng cao kiến thức nền tảng, kiến thức xã hội để hướng dẫn và định hướng cho người học.

Bên cạnh đó, GV có thể giới thiệu và định hướng một số tài liệu học, trang báo hay trang mạng phù

hợp cho học viên tự học. Trong quá trình giảng dạy, GV cần truyền cảm hứng cho người học và nhấn

mạnh vai trò của việc nâng cao khả năng ngôn ngữ, sự thành thạo của ngôn ngữ, khả năng tập trung

thông qua việc lên kế hoạch rèn luyện KNN mỗi ngày. GV trong giờ học trực tiếp trên lớp cần chú ý

đến việc chỉnh sửa phát âm, cách đọc cho người học giúp họ cải thiện khả năng nói tốt sẽ giúp cho

người học nghe được chuẩn hơn và chính xác hơn.

Với các yếu tố khách quan liên quan đến nội dung, chất lượng, tốc độ, v.v của đoạn băng nghe

nhiệm vụ nghe, việc xây dựng tài liệu và giáo trình học nghe trong môi trường HKH cần tạo ra sự

liên kết chặt chẽ giữa các nội dung HTT học trên lớp nhằm hỗ trợ tăng tính hiệu quả. Với

nguồn tài liệu nghe cung cấp cho SV, trước hết cần sử dụng các băng nghe chuẩn của người bản ngữ

có nội dung phù hợp với chủ điểm của bài học. Với các nội dung nghe không có nguồn bài nghe phù

hợp có thể tiến hành thiết kế các bài nói, bài hội thoại trước khi thực hiện ghi âm. Sau đó, GV có thể

tự thiết kế các nhiệm vụ nghe, bài tập đi kèm phù hợp với trình độ của người học. Các băng nghe sử

dụng cho người học để đảm bảo phải được thu âm trong phòng thu âm chuẩn, có cách âm tốt, có tốc

độ phù hợp với trình độ của người học. Các câu hỏi thiết kế theo băng nghe cần đảm bảo rõ ràng, độ

dài phù hợp với trình độ, độ khó không vượt quá so với băng nghe về từ vựng và ngữ pháp, dạng bài

phù hợp với thể loại của băng nghe. Và luôn luôn hướng dẫn nhắc nhở người học về việc thực hiện

hoạt động nghe trong môi trường yên tĩnh để tăng độ tập trung trong suốt quá trình nghe.

Cuối cùng, trong quá trình xây dựng chương trình HKH, yếu tố về kĩ thuật đóng vai trò quyết

định. Do đó, Nhà trường cần đảm bảo đường truyền, hệ thống mạng được ổn định để có thể phục vụ

việc HTT của tất cả SV được thuận lợi và suôn sẻ. Với việc học KNN, hệ thống cần xây dựng các

công cụ nghe được hỗ trợ trên hầu hết các thiết bị bao gồm cả máy tính và điện thoại thông minh,

giúp tăng tính tiện lợi và hiệu quả của việc học.

6. Kết luận

Nghiên cứu thực hiện khảo sát, phân tích quan điểm của giáo viên và sinh viên tại trường

ĐHCNHN về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học năng nghe tiếng Anh trong môi trường học kết

hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 14 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học kĩ năng nghe ngoại ngữ

của người học với 8 yếu tố chủ quan và 6 yếu tố khách quan trong đó có 4 yếu tố chủ quan và 6 yếu

tố khách quan ảnh hưởng nhiều đến người học. Trên sở đó, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp

nhằm hạn chế các yếu tổ ảnh hưởng mang tính khách quan chủ quan đó trong quá trình học

năng nghe theo các phạm trù là từ phía người học, từ phía giáo viên, tài liệu học tập dành cho việc

học kĩ năng nghe và hệ thống mạng hỗ trợ thực hiện phương pháp học này. Bài báo góp phần vào quá

trình nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập kĩ năng nghe tiếng Anh tại trường và các cơ sở giáo

dục bậc đại học.

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5a[297]-2020

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Chi, Hoàng Thị Xuân Hoa [2006], Đổi mới phương pháp

dạy tiếng Anh ở trung học phổ thông Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Tiếng Anh

2. Adas, D., & Bakir, A. [2013], Writing difficulties and new solutions: Blended learning as

an approach to improve writing abilities. International Journal of Humanities and Social

Science, 3[9], 254-266.

3. Bonk, C. J., & Graham, C. R. [2012], The handbook of blended learning: Global

perspectives, local designs. San Francisco, CA: John Wiley & Sons.

4. Garrison, D. R. & Kanuka, H. [2004], Blended learning: Uncovering its transformative

potential in higher education. The Internet and higher education, 7[2], 95-105.

5. Ghazizadeh, T., & Fatemipour, H. [2017], The effect of blended learning on EFL

learners’ reading proficiency. Journal of Language Teaching and Research, 8[3], 606-

614.

6. Goh, Ch [2000], A cognitive perspective on language learners listening comprehension

problems. System, 28, 55-75.

7. Graham, C. R. [2006], Blended learning systems: Definition, current trends, and future

directions. In C. J. Bonk & C. R. Graham [Eds.], Handbook of blended learning: Global

perspectives, local designs [pp. 3-21]. San Francisco, CA: pfeiffer.

8. Graham, C. R. [2012], Blended learning systems: Definition, current trends and future

directions. In C. J. Bonk & C. R. Graham [Eds.], The handbook of blended learning:

Global perspectives, local designs [pp. 63-95]. Hoboken: Pfeiffer.

9. Harmer, J. [2001], The Practice of English Language Teaching. Longman.

10. Hoang, Ngoc Tue [2015], EFL teachers' perceptions and experiences of blended learning

in a Vietnamese university. Diss. Queensland University of Technology.

11. Riel, J., Lawless, K. A., & Brown, S. W. [2016], Listening to the teachers: Using weekly

online teacher logs for ROPD to identify teachers’ persistent challenges when

implementing a blended learning curriculum. Journal of Online Learning Research, 2[2],

169-200.

12. Rubin, J. [1994], A view of second language listening comprehension research. Modern

Language Journal. 78[2], 199-217.

13. Yagang, F. [1994], Listening: Problems and Solutions. English Teaching Forum. 3[1].

Affective factors involved in English listening blended learning at higher education

Abstract: Improving the effectiveness of teaching methods and developing English teaching

materials at higher education institutions is the concern of many researchers, educational

administrators and lecturers. In order to develop appropriate teaching materials, it is necessary to

identify the skills that learners have encountered and the factors that affect those skills. The paper

focuses on researching factors affecting non-majored students' listening skills in learning English at

Hanoi University of Industry.

Key words: blended learning; affective factors; learning English; listening skills; higher

education.

NĂM THỨ 26

26

th

YEARS

Mỗi tháng một số

MONTHLY

Số 5a[297]-2020

MAY 5a[297]-2020

NGÔN NGỮ & đời sống

LANGUAGE AND LIFE

TẠP CHÍ CỦA HỘI NGÔN NGỮ HỌC VIỆT NAM

JOURNAL OF LINGUISTIC SOCIETY OF VIETNAM

TỔNG BIÊN TẬP

Editor-in-Chief

GS.TS. Nguyễn Văn Khang

Prof. Dr. NGUYEN VAN KHANG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Vice Editor-in-Chief

PGS.TS. Phạm Văn Hảo

Assoc.Prof. Dr. PHAM VAN HAO

PGS.TS. Phan Văn Quế

Assoc.Prof. Dr. PHAN VAN QUE

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Editorial Board

Chủ tịch:

GS.TS. Nguyễn Văn Khang

Chairman:

Prof. Dr. NGUYEN VAN KHANG

Các ủy viên: Members:

PGS.TS. Nguyễn Văn Chính

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN VAN CHINH

GS.TS. Trần Trí Dõi

Prof. Dr. TRAN TRI DOI

PGS.TS. Phạm Văn Hảo

Assoc.Prof. Dr. PHAM VAN HAO

TS. Phạm Hiển

PGS.TS. Phan Văn Hòa

Dr. PHAM HIEN

Assoc.Prof. Dr. PHAN VAN HOA

PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng

Assoc.Prof. Dr. BUI MANH HUNG

TS. Bảo Khâm

Dr. BAO KHAM

PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ

Assoc.Prof. Dr. DANG NGOC LE

PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN VAN LOC

PGS.TS. Hoàng Tuyết Minh

Assoc.Prof. Dr. HOANG TUYET MINH

PGS.TS. Nguyễn Quang Ngoạn

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN QUANG NGOAN

PGS.TS. Nguyễn Văn Nở

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN VAN NO

PGS.TS. Trần Hữu Phúc

Assoc.Prof. Dr. TRAN HUU PHUC

PGS.TS. Ngô Đình Phương

Assoc.Prof. Dr. NGO DINH PHUONG

TS. Nguyễn Văn Quang

Dr. NGUYEN VAN QUANG

PGS.TS. Phan Văn Quế

Assoc.Prof. Dr. PHAN VAN QUE

PGS.TS. Hoàng Quốc

PGS.TS. Nguyễn Đăng Sửu

GS.TS. Lê Quang Thiêm

Assoc.Prof. Dr. HOANG QUOC

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN DANG SUU

Prof. Dr. LE QUANG THIEM

PGS.TS. Phạm Văn Tình

Assoc.Prof. Dr. PHAM VAN TINH

PGS.TS. Nguyễn Lân Trung

PGS.TS. Hồ Ngọc Trung

Assoc.Prof. Dr. NGUYEN LAN TRUNG

Assoc.Prof. Dr. HO NGOC TRUNG

TRƯỞNG PHÒNG BIÊN TẬP - TRỊ SỰ

Head of Editorial-Administrative

ThS. Đặng Kim Dung

DANG KIM DUNG M.A

Trụ sở/Office: Tầng 1, nhà C, ngõ 301 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Floor 1, House C, Lane 301 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi

Điện thoại/Tel: [84] [024] 3.7624212; E-mail:

Giấy phép xuất bản/Licence: 244/GP-BTTT [7-8-2014]

Chỉ số/Index: ISSN 0868 - 3409

In tại /Printed at: Nxb Chính trị Quốc gia/National Political Publishing House

THỂ LỆ GỬI BÀI

CHO TẠP CHÍ “NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

1. Tạp chí “Ngôn ngữ & Đời sống” tạp chí chính thức của Hội Ngôn ngữ học Việt

Nam, thuộc tạp chí được tính điểm ở mức cao nhất trong hệ thống tạp chí trong nước của Hội

đồng Chức danh giáo sư Nhà nước; xuất bản định kì mỗi tháng 01 số [12 số/ năm], trong đó

có 10 số bằng tiếng Việt và 02 số bằng tiếng Anh [vào giữa năm và cuối năm].

2. Bài viết gửi đăng ở tạp chí phải là công trình nghiên cứu có nội dung khoa học mới,

chưa được đăng và chưa gửi đăng ở bất cứ tạp chí nào.

3. Bài viết có độ dài trung bình khoảng dưới 10 trang được soạn trên máy vi tính, khổ

A4, cách lề trái: 2.5cm, lề phải: 2.5cm, trên: 3.6cm, dưới: 4.3cm, font: Times New Roman,

cỡ chữ 11, cách dòng: At least.

4. Bài viết trình bày theo thứ tự như sau:

Tên bài viết bằng tiếng Việt [chữ in] và tiếng Anh [chữ thường, đậm].

Thông tin về tác giả: tên tác giả [viết in] và học hàm, học vị; đơn vị làm việc: Email;

điện thoại.

Tóm tắt từ khóa bằng tiếng Việt và tiếng Anh: Tóm tắt không quá 150 từ; T

khóa: 05 từ .

Nội dung bài viết.

Các chú thích cần thiết và phụ lục [nếu có].

Tài liệu tham khảo chủ yếu là tài liệu được chỉ rõ trong bài viết; hạn chế các tài liệu

không được dẫn, nhất là tài liệu ít liên quan.

5. Các trích dẫn trong bài viết phải có xuất xứ rõ ràng: nguồn dẫn; số trang; nếu dẫn lại

của tác giả khác phải ghi rõ “dẫn theo”.

6. Các bảng biểu, mô hình, sơ đồ cần được trình bày gọn, sáng rõ. Trường hợp bài viết có

kí tự đặc biệt, tác giả cần gửi cho Tòa soạn một bản chính để tiện đối chiếu.

6. Tòa soạn không trả lại bản thảo nếu bài viết không được đăng.

7. Tác giả chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cũng như xuất xứ

tài liệu trích dẫn của bài viết.

Địa chỉ gửi bài: Email:

Tạp chí “Ngôn ngữ & Đời sống” xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy

giáo và bạn đọc đã luôn đồng hành cùng Tạp chí và mong luôn nhận được sự cộng tác chặt

chẽ của các Quý vị.

TẠP CHÍ “NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG”

Giá: 25.000đ

Số 5a[297]-2020 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

NGOẠI NGỮ VỚI BẢN NGỮ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC KĨ NĂNG

NGHE TIẾNG ANH TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC KẾT HỢP

CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

LÊ THỊ HƯƠNG GIANG* - LÊ THỊ HƯƠNG THẢO**

TÓM TẮT: Việc nâng cao hiệu quả trong phương pháp giảng dạy và xây dựng tài liệu giảng dạy

tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục đại học là trăn trở của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lí giáo dục

và giáo viên. Để xây dựng được tài liệu giảng dạy phù hợp cần xác định được những kĩ năng gây khó

khăn cho người học và các yếu tố ảnh hưởng đến những kĩ năng đó. Bài báo tập trung nghiên cứu về

những yếu tố ảnh hưởng đến việc học năng nghe đến việc học tiếng Anh của sinh viên không

chuyên tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

TỪ KHÓA: học kết hợp; yếu tố ảnh hưởng; học tiếng Anh; kĩ năng nghe; bậc đại học.

NHẬN BÀI: 21/3/2020. BIÊN TẬP-CHỈNH SỬA-DUYỆT ĐĂNG: 20/5/2020

1. Đặt vấn đề

Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy tiếng Anh ngày càng được chú

trọng vì những ưu điểm vượt trội so với việc giảng dạy truyền thống. Tại một số trường đại học ở

Việt Nam, việc giảng dạy và học tập tiếng Anh đã và đang được áp dụng theo mô hình học kết hợp

[HKH] - sự kết hợp giữa học trực tuyến [HTT] vào các hoạt động học trực tiếp trên lớp. Đối với sinh

viên [SV] bậc đại học, kĩ năng nghe [KNN] tiếng Anh là một trong những kĩ năng quan trọng trong

việc học tập ngôn ngữ vì KNN mang lại cho người học cơ hội cảm nhận được ngôn ngữ và nâng cao

toàn diện khả năng sử dụng ngôn ngữ. Trên thực tế, SV bậc đại học gặp nhiều khó khăn trong việc

học và phát triển KNN. Bài báo tập trung khảo sát tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc học nghe của

SV tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội [ĐHCNHN] và đề xuất giải pháp để phát triển nâng cao

tính hiệu quả trong việc học KNN tiếng Anh trong môi trường HKH.

2. Quan niệm về phương pháp học kết hợp

Trong những thập kỉ qua, phương pháp HKH được coi như một xu thế đào tạo mới, và thường

được nhắc tới trong việc tăng cường sự chuyển đổi cơ bản ở các cơ sở giáo dục đại học để đáp ứng

nhu cầu ngày càng tăng về việc cung cấp nội dung học cũng như nâng cao chất lượng, tính tiện lợi và

hiệu quả của việc học. Trong bối cảnh của Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông

tin, Chính phủ Việt Nam đã coi phương pháp kết hợp là một giải pháp cho các mục tiêu đổi mới giáo

dục đại học, trong đó hai mục tiêu là mở rộng về quy mô và cải thiện chương trình giảng dạy, phương

pháp giảng dạy nhằm nâng cao năng lực của người học đáp ứng nhu cầu học tập mang tính tích cực

và tương tác của người học [dẫn theo Hoang Ngoc Tue [2015]] [10]. Garison and Kanuka [2004] cho

rằng phương pháp kết hợp là sự kết hợp giữa HTT vào các hoạt động học trực tiếp. Những hoạt động

trực tuyến nhằm mục đích cải thiện hiệu quả của việc học [4]. Bonk and Graham [2012] định nghĩa

đây là phương pháp học có sự kết hợp giữa hướng dẫn học trên lớp và học sự trợ giúp của máy

tính [3]. Theo Graham [2006, 2012], phương pháp kết hợp có thể được phân thành kết hợp trợ giúp,

kết hợp tăng cường và kết hợp chuyển thể. Phương pháp kết hợp trợ giúp tập trung vào việc cung cấp

lượng kiến thức và cơ hội học tập công bằng cho người học thông qua việc sử dụng công cụ trực

tuyến. Kết hợp tăng cường tích hợp thêm phương pháp giảng dạy hiện có bằng cách bổ sung cho các

khóa học trên lớp bằng tài liệu HTT, và thời gian học trên lớp học có thể giảm bớt, các bài học trên

* ThS; Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Email:

** ThS; Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Email: huongthao.hau

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5a[297]-2020

38

lớp thay thế bằng những bài học mang tính tương tác như hoạt động theo cặp, nhóm, thảo luận tranh

luận của SV. Loại thứ 3 là kết hợp chuyển thể với mục đích thay đổi phương pháp sư phạm cơ bản.

Thay vì việc học theo phương pháp người học chỉ thu nhận thông tin trên lớp thì với loại chuyển thể

này người học tích cực củng cố kiến thức và kĩ năng tiếng Anh thông qua các hoạt động tương tác đa

dạng khác nhau. Với mô hình này, việc sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quá trình dạy và học của

người học và giáo viên [GV] là thực sự cần thiết. Đồng thời, nội dung và phương pháp học trên lớp

cần điều chỉnh để củng cố hỗ trợ cho việc HTT [7,7], [8]. Các tác giả khác như Adas & Bakir

[2013], Ghazizadeh & Fatemipour [2017] đã chỉ ra tính hiệu quả của HKH trong việc phát triển

năng ngôn ngữ [nghe, nói, đọc và viết] của người học thay cho phương pháp học truyền thống hoặc

phương pháp HTT hoàn toàn. Cả người dạy và người học đều có nhận thức và quan điểm tích cực về

phương pháp kết hợp giữa việc HTT và học trên lớp trong giảng dạy tiếng Anh. Họ cho rằng đây là

một phương pháp học hiệu quả và sáng tạo [2], [5]. Tuy nhiên, Riel và các cộng sự [2016] cũng đã

tìm ra một số thách thức trong quá trình thực hiện phương pháp học này như xây dựng nội dung HTT

phù hợp với chương trình học trên lớp, việc quản lí HTT của GV với SV, việc tự học của SV với các

nội dung HTT, và các vấn đề về kĩ thuật xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình học [101].

3. Kĩ năng nghe trong học ngoại ngữ

Nghe có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày và hoạt động nghe chiếm khoảng 45% thời

gian giao tiếp của một người trưởng thành, thông qua quá trình nghe, người tham gia giao tiếp nghe

hiểu được thông điệp để thực hiện hội thoại thành công. Theo nhận định của Harmer [2001], nghe là

một “kĩ năng thu nhận” [receptive skill] - đó là khi người học tiếp nhận ý chính của văn bản thông

qua những gì họ nghe. Thông qua việc hiểu giọng nói, phát âm, ngữ điệu, ngữ pháp, vốn từ mà người

nói sử dụng người nghe tiếp nhận được thông tin và hiểu được ý nghĩa thông điệp của người nói [9].

Học KNN trong quá trình học ngoại ngữ là một nhiệm vụ khó khăn cho phần lớn người học. Goh

[2000] xác định 10 khó khăn trong quá trình học nghe gồm có người nghe [1] không nhận được các

từ mà họ biết trong băng nghe; [2] không nghe được nội dung sau khi họ cố gắng nghĩ đến nghĩa của

từ; [3] không theo được tốc độ nghe; [4] bỏ lỡ mất phần đầu của băng nghe; [5] quá tập trung vào

một phần hoặc không có khả năng tập trung; [6] dễ dàng quên các nội dung họ vừa nghe; [7]

không có khả năng khái quát lại các nội dung vừa nghe; [8] không hiểu được trình tự các phần nghe;

[9] biết được từ được nói ra nhưng không hiểu ý nghĩa của nó; [10] không xác định được ý chính của

băng nghe [6]. Hoàng Văn Vân các cộng sự [2006] xác định người nghe thường gặp khó khăn

trong nghe âm tiếng Anh như cố gắng hiểu được tất cả các từ nhằm nắm bắt ý người nói, không hiểu

được người bản ngữ khi họ nói nhanh và tự nhiên, phải nghe đi nghe lại nhiều lần, không nắm bắt tất

cả các thông tin, không dự đoán được thông tin tiếp theo, và không tập trung khi nghe [1].

Xác định các yếu tố làm ảnh hưởng đến KNN, Rubin [1994] đưa ra năm yếu tố ảnh hưởng đến

KNN hiểu. Thứ nhất, do đặc điểm của băng nghe như tốc độ, điểm dừng, trọng âm và ngữ điệu, điểm

khác biệt giữa ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai, v.v. Thứ hai, do đặc điểm người tham gia hội

thoại như giới tính độ thành thạo về ngôn ngữ sử dụng. Thứ ba, là đặc điểm của các nhiệm vụ

nghe như dạng bài, thể loại băng nghe. Thứ tư, yếu tố thuộc về người nghe như trí nhớ, khả năng tập

trung, tuổi tác, giới tính, độ thành thạo, khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ nhất cũng như kiến thức nền.

Cuối cùng, việc của xử lí thông tin nghe của người nghe ví dụ như việc xử lí song song, hoặc sử dụng

các chiến lược trong khi nghe, v.v. [12].

Bên cạnh đó kiến thức nền, kiến thức văn hóa có ảnh hưởng lớn đến KNN, Rubin [1994] bổ sung

với kiến thức nền có sẵn dễ dàng giúp người nghe suy đoán để hoàn thành các nhiệm vụ nghe [12].

Yagang [1994] đưa thêm một yếu tố ảnh hưởng đến việc học KNN đó là yếu tố gây nhiễu bên ngoài

Số 5a[297]-2020 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

như tiếng ồn xuất hiện trong âm thanh của băng nghe hoặc tiếng ồn của môi trường đang diễn ra hoạt

động nghe làm phân tán sự tập trung nghe của người nghe [13].

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến việc học KNN bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách

quan. Trong đó yếu tố chủ quan xuất phát từ phía người học như: khả năng ghi nhớ thông tin của

người nghe, khả năng tập trung, độ thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn

ngữ thứ nhất, kiến thức nền về nội dung nghe, kĩ năng xử lí thông tin nghe, độ tuổi và giới tính của

người nghe. Các nhân tố khách quan có thể nêu ra gồm: nội dung của băng nghe [thể loại đoạn băng

nghe, nội dung chuyên ngành hay thường thức...], chất lượng của băng nghe [tốc độ, điểm dừng, yếu

tố gây nhiễu trong băng nghe...], người thực hiện đoạn băng nghe [giọng nói, giới tính, trọng âm và

ngữ điệu, độ thành thạo của ngôn ngữ...] các tác vụ nghe [dạng bài, dạng câu hỏi...], môi trường

thực hiện nhiệm vụ nghe [phòng cách âm, yếu tố gây nhiễu bên ngoài như tiếng nói chuyện, tiếng xe

cộ...], trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ nghe [nghe loa, nghe tai nghe, nghe đài...]. Đây là sở để

nhóm tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc học KNN tiếng Anh của SV và đề xuất một số

giải pháp nâng cao việc học KNN cho SV đại học tại trường.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học kĩ năng nghe trong môi trường học kết hợp

Tại trường ĐHCNHN, việc giảng dạy tiếng Anh được thực hiện theo phương pháp kết hợp chuyển

thể trong đó kết hợp HTT và học trên lớp. SV được cung cấp kiến thức và luyện tập một số kĩ năng

tiếng Anh trên trang HTT trước khi lên lớp học trực tiếp và luyện tập các kĩ năng với GV. Nhóm tác

giả thực hiện khảo sát nhằm xác định kĩ năng tiếng Anh gây khó khăn nhất cho SV và sau đó nhóm

tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát nhằm xác định kĩ năng tiếng Anh gây khó khăn cho SV và các yếu

tố ảnh hưởng đến việc học kĩ năng đó trong môi trường HKH của SV đại học tại trường. Nhóm

nghiên cứu tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 880 SV đại học đang học tiếng Anh và 48 GV tham gia

giảng dạy tiếng Anh tại trường ĐHCNHN.

Kết quả khảo sát về kĩ năng gây khó khăn với SV trong môi trường HKH theo quan điểm của GV

và SV được thể hiện trong bảng 1 và bảng 2 dưới đây.

Bảng 1. Quan điểm của sinh viên về mức độ khó khăn của các kĩ năng tiếng Anh

Kết quả khảo sát cho thấy, KNN được đánh giá là gây nhiều khó khăn nhất với tỉ lệ 58% [511 SV]

nhận định gây nhiều khó khăn 32% [279 SV] nhận định KNN gây khó khăn trong việc học

tiếng Anh. Kĩ năng nói cũng được coi là kĩ năng thử thách đối với SV học tiếng Anh với tỉ lệ 51%

[452 SV] lựa chọn gây nhiều khó khăn và 34% [301 SV] đánh giá là gây khó khăn. Kĩ năng viết và

đọc cũng được coi là kĩ năng gây khá nhiều khó khăn cho SV khi học tiếng Anh với các tỉ lệ tương

ứng 28% [250 SV], 23% [202 SV] đánh giá gây nhiều khó khăn 38% [332 SV], 35% [305 SV]

gây khó khăn.

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5a[297]-2020

40

Bảng 2. Quan điểm của giáo viên về mức độ khó khăn của các kĩ năng tiếng Anh đối với sinh viên

Theo quan điểm của những GV tham gia khảo sát, kĩ năng nói được đánh giá gây nhiều khó

khăn nhất cho SV với 85% số GV cho rằng năng này gây khó khăn và nhiều khó khăn cho SV.

Đồng tình với quan điểm của SV, 54% [26 GV] nhận định nghe là kĩ năng SV gặp nhiều khó khăn và

21% [10 GV] cho rằng đây là kĩ năng SV gặp khó khăn. Kĩ năng viết với lệ tương ứng 42% và 31%

GV nhận định ở mức gây nhiều khó khăn và khó khăn. Kĩ năng đọc được coi là gây ít khó khăn nhất

với tỉ lệ 60% [29 GV] đánh giá là kĩ năng này không gây khó khăn và ít khó khăn cho SV.

Như vậy, theo kết quả khảo sát cho thấy tư duy gần như tương đồng của GV về kĩ năng gây nhiều

khó khăn cho SV với thực tế SV gặp khó khăn với kĩ năng nào khi học ngoại ngữ. Những phát hiện

này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn tài liệu giảng dạy và phương pháp giảng dạy phù hợp

trong chương trình HKH để những hỗ trợ tốt nhất cho người học. Theo quan điểm của SV

nhóm GV tham gia khảo sát, KNN và nói được cho là năng gây nhiều khó khăn cho người học

ngoại ngữ, 2 kĩ năng này luôn gắn liền với nhau trong môi trường học tập và giao tiếp. Trong phạm

vi của nghiên cứu của bài báo, tác giả tiếp tục tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học KNN

của SV trong môi trường HKH và kết quả khảo sát được tóm tắt như sau:

Bảng 3. Quan điểm của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học kĩ năng nghe

Bảng 3 thể hiện quan điểm của SV về các yếu tố ảnh hưởng đến KNN tiếng Anh. Trong các yếu

tố chủ quan, yếu tố kĩ năng xử lí thông tin nghe, mức độ thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ

Số 5a[297]-2020 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

thứ 2 [Tiếng Anh] và khả năng ghi nhớ thông tin khi nghe hiểu được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều

nhất với tỉ lệ tương ứng là 64%, 61% và 59% SV tham gia khảo sát đánh giá ảnh hưởng rất nhiều và

34%, 35%, 38% đánh giá ảnh hưởng nhiều đến việc học KNN. 447 SV tham gia khảo sát [với tỉ lệ

51%] cho rằng khả năng tập trung khi nghe hiểu ảnh hưởng rất nhiều đến việc học kĩ năng nghe hiểu

và 396 SV [45%] có quan điểm kiến thức nền về nội dung nghe ảnh hưởng nhiều đến việc học kĩ

năng này. Khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ nhất, giới tính và độ tuổi được đánh giá là những yếu tố ít

ảnh hưởng đến việc nghe của SV.

Trong các yếu tố khách quan, hơn 98% số SV tham gia đánh giá yếu tố nội dung của băng nghe

[thể loại đoạn băng nghe, nội dung chuyên ngành hay thường thức], chất lượng của băng nghe [tốc

độ, điểm dừng, yếu tố gây nhiễu trong băng nghe] và người thực hiện đoạn băng nghe [giọng nói,

giới tính, trọng âm và ngữ điệu, độ thành thạo của ngôn ngữ] 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều rất

nhiều đến việc học KNN. Các yếu tố ảnh hưởng khách quan còn lại cũng được đánh giá là ảnh hưởng

nhiều và rất nhiều với tỉ lệ lựa chọn quanh mức 90%. Một số SV bổ sung yếu tố khác ảnh hưởng khác

đến việc học KNN của các em trong môi trường HKH có liên quan đến đường truyền Internet, hoặc

lỗi kĩ thuật của trang HKH. Do đó, có thể xảy ra việc SV đang thực hiện nghe thì bị lỗi không nghe

được hoặc lỗi mạng do nhiều người vào học một lúc trong những giờ cao điểm. Hoặc lỗi không nghe

được do băng nghe được tải lên hệ thống không được hỗ trợ trên tất cả các thiết bị máy tính và điện

thoại thông minh.

Bảng 4. Quan điểm của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học kĩ năng nghe của sinh

viên

Bảng 4 thể hiện quan điểm của GV giảng dạy tiếng Anh về các yếu tổ ảnh hưởng đến việc học

KNN của SV trong môi trường HKH. Yếu tố liên quan đến năng xử thông tin, mức độ thành

thạo ngôn ngữ thứ 2, khả năng ghi nhớ thông tin khi nghe hiểu, khả năng tập trung khi nghe hiểu và

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5a[297]-2020

42

kiến thức nền về nội dung nghe [yếu tố chủ quan] được đánh giá là ảnh hưởng nhiều và rất nhiều với

tỉ lệ đánh giá tương ứng là 98%, 95%, 94%, 94% và 90% và 73%. Các yếu tố khách quan bao gồm

nội dung của băng nghe, chất lượng băng nghe, người thực hiện đoạn băng nghe và các tác vụ nghe

được đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều và rất nhiều với tổng các tỉ lệ tương ứng là 92%, 89%, 88% và

83%. Các yếu tố: khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ nhất, giới tính và độ tuổi của người nghe [yếu tố

chủ quan] và yếu tố môi trường thực hiện nhiệm vụ nghe, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ nghe [yếu

tố khách quan] được đánh giá là ít ảnh hưởng đến việc học KNN tiếng Anh.

Biểu đồ 1 và biểu đồ 2 minh họa mối quan hệ giữa quan điểm của giáo viên và sinh viên tại

trường Đại học Công nghiệp Hà Nội về các yếu chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc học kỹ

năng nghe tiếng Anh trong môi trường học kết hợp. Tác giả nhận thấy sự đồng tình trong quan điểm

của hai nhóm đối tượng trên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc học kĩ năng nghe của sinh

viên. Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan [khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ nhất] và

hai yếu tố khách quan [Môi trường thực hiện nhiệm vụ nghe [phòng cách âm, yếu tố gây nhiễu bên

ngoài như tiếng nói chuyện, tiếng xe cộ...] và trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ nghe [nghe loa tổng,

nghe tai nghe, nghe đài]] là có sự khác biệt, tuy nhiên sự khác biệt không quá lớn.

Biểu đồ 1: Biểu đồ so sánh quan điểm của giáo

viên và sinh viên về các yếu tố chủ quan ảnh

hưởng đến việc học kỹ năng nghe tiếng Anh

Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh quan điểm của giáo

viên và sinh viên về các yếu tố khách quan ảnh

hưởng đến việc học kỹ năng nghe tiếng Anh

5. Giải pháp học kĩ năng nghe tiếng Anh trong môi trường học kết hợp

KNN luôn là một thách thức đối với SV học tiếng Anh nói chung và trong môi trường HKH nói

riêng. Sau khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc học KNN tiếng Anh, xét trên các yếu tố

chủ quan và khách quan, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nâng cao tính hiệu

quả trong việc tự học KNN tiếng Anh trong môi trường HKH.

Với người học, nhằm nâng cao kĩ năng xử lí thông tin nghe, mức độ thành thạo trong việc sử dụng

ngôn ngữ [Tiếng Anh] và khả năng ghi nhớ thông tin khi nghe hiểu người học bên cạnh việc học tập

từ các nguồn nghe trực tuyến trong môi trường HKH, cần tạo cho mình một thói quen luyện nghe

mỗi ngày qua các trang báo chính thống hoặc nghe bản tin [có chủ đề đa dạng] bằng cả tiếng Anh và

tiếng Việt để nâng cao khả năng ngôn ngữ. Thói quen nghe hàng ngày sẽ rèn luyện cho người học

KNN tiếng Anh, khả năng phản xạ và xử lí thông tin và lối tư duy theo người bản ngữ. Ngoài ra một

Số 5a[297]-2020 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

số kĩ năng luyện nghe qua bài hát, qua xem phim hay nghe các bài thuyết trình nói chuyện trên mạng,

luyện nghe qua các bài tập nghe và việc thực hiện việc chép chính tả với các nội dung nghe mỗi ngày

cũng là một kĩ thuật để tăng vốn từ vựng, rèn luyện KNN, độ thành thạo về ngôn ngữ của người học.

Đây cũng chính là một trong các yếu tố giúp người học làm giàu kiến thức nền, kiến thức văn hóa xã

hội giúp cho việc học kĩ nghe hiệu quả hơn.

Với GV giảng dạy KNN, bản thân GV cần liên tục nghiên cứu tìm tòi các kĩ thuật và chiến lược

nghe tốt, nâng cao kiến thức nền tảng, kiến thức xã hội để hướng dẫn và định hướng cho người học.

Bên cạnh đó, GV có thể giới thiệu và định hướng một số tài liệu học, trang báo hay trang mạng phù

hợp cho học viên tự học. Trong quá trình giảng dạy, GV cần truyền cảm hứng cho người học và nhấn

mạnh vai trò của việc nâng cao khả năng ngôn ngữ, sự thành thạo của ngôn ngữ, khả năng tập trung

thông qua việc lên kế hoạch rèn luyện KNN mỗi ngày. GV trong giờ học trực tiếp trên lớp cần chú ý

đến việc chỉnh sửa phát âm, cách đọc cho người học giúp họ cải thiện khả năng nói tốt sẽ giúp cho

người học nghe được chuẩn hơn và chính xác hơn.

Với các yếu tố khách quan liên quan đến nội dung, chất lượng, tốc độ, v.v của đoạn băng nghe

nhiệm vụ nghe, việc xây dựng tài liệu và giáo trình học nghe trong môi trường HKH cần tạo ra sự

liên kết chặt chẽ giữa các nội dung HTT học trên lớp nhằm hỗ trợ tăng tính hiệu quả. Với

nguồn tài liệu nghe cung cấp cho SV, trước hết cần sử dụng các băng nghe chuẩn của người bản ngữ

có nội dung phù hợp với chủ điểm của bài học. Với các nội dung nghe không có nguồn bài nghe phù

hợp có thể tiến hành thiết kế các bài nói, bài hội thoại trước khi thực hiện ghi âm. Sau đó, GV có thể

tự thiết kế các nhiệm vụ nghe, bài tập đi kèm phù hợp với trình độ của người học. Các băng nghe sử

dụng cho người học để đảm bảo phải được thu âm trong phòng thu âm chuẩn, có cách âm tốt, có tốc

độ phù hợp với trình độ của người học. Các câu hỏi thiết kế theo băng nghe cần đảm bảo rõ ràng, độ

dài phù hợp với trình độ, độ khó không vượt quá so với băng nghe về từ vựng và ngữ pháp, dạng bài

phù hợp với thể loại của băng nghe. Và luôn luôn hướng dẫn nhắc nhở người học về việc thực hiện

hoạt động nghe trong môi trường yên tĩnh để tăng độ tập trung trong suốt quá trình nghe.

Cuối cùng, trong quá trình xây dựng chương trình HKH, yếu tố về kĩ thuật đóng vai trò quyết

định. Do đó, Nhà trường cần đảm bảo đường truyền, hệ thống mạng được ổn định để có thể phục vụ

việc HTT của tất cả SV được thuận lợi và suôn sẻ. Với việc học KNN, hệ thống cần xây dựng các

công cụ nghe được hỗ trợ trên hầu hết các thiết bị bao gồm cả máy tính và điện thoại thông minh,

giúp tăng tính tiện lợi và hiệu quả của việc học.

6. Kết luận

Nghiên cứu thực hiện khảo sát, phân tích quan điểm của giáo viên và sinh viên tại trường

ĐHCNHN về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học năng nghe tiếng Anh trong môi trường học kết

hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 14 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học kĩ năng nghe ngoại ngữ

của người học với 8 yếu tố chủ quan và 6 yếu tố khách quan trong đó có 4 yếu tố chủ quan và 6 yếu

tố khách quan ảnh hưởng nhiều đến người học. Trên sở đó, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp

nhằm hạn chế các yếu tổ ảnh hưởng mang tính khách quan chủ quan đó trong quá trình học

năng nghe theo các phạm trù là từ phía người học, từ phía giáo viên, tài liệu học tập dành cho việc

học kĩ năng nghe và hệ thống mạng hỗ trợ thực hiện phương pháp học này. Bài báo góp phần vào quá

trình nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập kĩ năng nghe tiếng Anh tại trường và các cơ sở giáo

dục bậc đại học.

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5a[297]-2020

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Chi, Hoàng Thị Xuân Hoa [2006], Đổi mới phương pháp

dạy tiếng Anh ở trung học phổ thông Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Tiếng Anh

2. Adas, D., & Bakir, A. [2013], Writing difficulties and new solutions: Blended learning as

an approach to improve writing abilities. International Journal of Humanities and Social

Science, 3[9], 254-266.

3. Bonk, C. J., & Graham, C. R. [2012], The handbook of blended learning: Global

perspectives, local designs. San Francisco, CA: John Wiley & Sons.

4. Garrison, D. R. & Kanuka, H. [2004], Blended learning: Uncovering its transformative

potential in higher education. The Internet and higher education, 7[2], 95-105.

5. Ghazizadeh, T., & Fatemipour, H. [2017], The effect of blended learning on EFL

learners’ reading proficiency. Journal of Language Teaching and Research, 8[3], 606-

614.

6. Goh, Ch [2000], A cognitive perspective on language learners listening comprehension

problems. System, 28, 55-75.

7. Graham, C. R. [2006], Blended learning systems: Definition, current trends, and future

directions. In C. J. Bonk & C. R. Graham [Eds.], Handbook of blended learning: Global

perspectives, local designs [pp. 3-21]. San Francisco, CA: pfeiffer.

8. Graham, C. R. [2012], Blended learning systems: Definition, current trends and future

directions. In C. J. Bonk & C. R. Graham [Eds.], The handbook of blended learning:

Global perspectives, local designs [pp. 63-95]. Hoboken: Pfeiffer.

9. Harmer, J. [2001], The Practice of English Language Teaching. Longman.

10. Hoang, Ngoc Tue [2015], EFL teachers' perceptions and experiences of blended learning

in a Vietnamese university. Diss. Queensland University of Technology.

11. Riel, J., Lawless, K. A., & Brown, S. W. [2016], Listening to the teachers: Using weekly

online teacher logs for ROPD to identify teachers’ persistent challenges when

implementing a blended learning curriculum. Journal of Online Learning Research, 2[2],

169-200.

12. Rubin, J. [1994], A view of second language listening comprehension research. Modern

Language Journal. 78[2], 199-217.

13. Yagang, F. [1994], Listening: Problems and Solutions. English Teaching Forum. 3[1].

Affective factors involved in English listening blended learning at higher education

Abstract: Improving the effectiveness of teaching methods and developing English teaching

materials at higher education institutions is the concern of many researchers, educational

administrators and lecturers. In order to develop appropriate teaching materials, it is necessary to

identify the skills that learners have encountered and the factors that affect those skills. The paper

focuses on researching factors affecting non-majored students' listening skills in learning English at

Hanoi University of Industry.

Key words: blended learning; affective factors; learning English; listening skills; higher

education.

Video liên quan

Chủ Đề