Tiêu luận: chiến lược phát triển thị trường

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

BÀI TIỂU LUẬN: MARKTINH CĂN BẢNBÀI TIỂU LUẬN: MARKTINH CĂN BẢNĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILKGIÁO VIÊN HD: LÊ ĐỨC LÂMSINH VIÊN TH: NHÓM LỚP: CDKT14BTHGIÁO VIÊN HD: LÊ ĐỨC LÂMSINH VIÊN TH: NHÓM LỚP: CDKT14BTHDANH SÁCH NHÓM 0STT HỌ TÊN MSSV LỚP GHI CHÚ123456789101112LỜI MỞ ĐẦUTrong thời kỳ kinh tế hội nhập,việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ là một khâu cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệpLà một Công ty Nhà nước mới chuyển sang cổ phần hóa từ tháng 10 năm 2013, chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ sữa, Công ty cổ phần sữa Việt nam - Vinamilk cũng không đứng ngoài xu thế chung là hội nhập kinh tế thế giới và buộc phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong và ngoài nướcTrong bài tiểu luận này, chúng em sẽ phân tích chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần sữa Việt Nam – VinamilkNỘI DUNGCHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK TRONG THỜI GIAN TỚI CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.1.1:Khái niệm thị trường tiêu thụThị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là nơi có sự tham gia của các khách hàng và doanh nghiệp, thông qua đó phản ánh tình hình cung cầu của những loại hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra 1.1:KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ1.1.2. Phân loại thị trườngTheo địa chỉ khách hàngTheo đặc điểm thị trườngTheo kết cấu sản phẩmThị trường trong nướcThị trường nước ngoàiThị trường bán buônThị trường bán lẻThị trường các yếu tố SXThị trường hàng tiêu dùng1.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường Mở rộng thị trườngMở rộng thị trường theo chiều rộngMở rộng thị trường theo chiều sâuCác nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trườngYếu tố bên ngoài DNChính trị pháp luậtKinh tếVăn hóa xã hộiKhách hàngĐối thủ cạnh tranhNhà cung cấpYếu tố bên trong DNChính sách sản phẩmChính sách giáChính sách phân phốiChính sách MarketingCHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA VINAMILKXuất xứ từ Công ty Sữa - Cà phê miền Nam trực thuộc Tổng cục thực phẩm [năm 1976] rồi Xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo 1 thuộc Bộ công nghiệp thực phẩm [năm 1982], tháng 3 năm 1992, Công ty Sữa Việt Nam chính thức được thành lập trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ với chức năng chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa Hiện nay, Công ty CP Sữa Việt Nam đang là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sữa và các sản phẩm sữa tại Việt Nam với thị phần khoảng 55  65% tùy từng mặt hàng. Sản phẩm Vinamilk cũng bắt đầu có sự tín nhiệm của thị trường quốc tế 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAMCÁC DÒNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY2.2. CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TYTăng thị phầnCông ty tăng thị phần bằng cách mở rộng các nhà máy sản xuất sữa tại các tỉnh:- Công ty liên doanh Nestlé Ba Vì [Ba Vì].- Công ty liên doanh sữa Thảo Nguyên [Mộc Châu].- Công ty Cổ phần HanoiMilk.- Công ty đường Quảng Ngãi.- Công ty TNHH chế biến thực phẩm và đồ uống Vĩnh Phúc-Công ty Tân Việt Xuân -Bên cạnh đó công ty còn chủ động nhập khẩu các sản phẩm ngoại để thêm sự phong phú về chủng loại sản phẩm của mình-Hiện tại thị phần của công ty đã được tăng lên đáng kể trong các năm qua.Tăng số lượng thị trườngHiện tại, chỉ có duy nhất Công ty Vinamilk là có xuất khẩu, nhưng chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Đông và do Công ty đã tận dụng được hoàn cảnh chính trị đặc biệt của thế giới và cũng chủ yếu đối với thị trường Iraq, chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm sữa Việt Nam Bên cạnh đó công ty đang mở rộng vào các thị trường khó tính Châu, song việc thâm nhập vào các thị trường này chủ yếu quan các trung gian, và hiện tại công ty đang gặp phải các rào cản lớn từ các thị trường nàyTrong chiến lược phát triển dài hạn, Vinamilk sẽ kết hợp với một số các tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới để cùng nhau hợp tác đầu tư tại Việt nam với mục tiêu thu hút nguồn vốn và chất xám cho Vinamilk nói riêng và Việt nam nói chung, đồng thời thúc đẩy việc mở rộng thị trường của Vinamilk trong nước cũng như quốc tế Tháng 3/2012 Vinamilk đã hợp tác liên doanh với tập đoàn Campina, một tập đoàn sữa lớn nhất châu Âu của Hà Lan, đây là tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và quảng bá các sản phẩm cao cấp trên thế giới. Liên doanh này có tổng số vốn là 4 triệu USD, sẽ sản xuất các sản phẩm sữa và bột sữa dinh dưỡng cao cấp với những thương hiệu Campina mới nhằm cạnh tranh với các sản phẩm cao cấp của các tập đoàn đa quốc gia đang có mặt tại thị trường Việt NamLiên kết thâm nhập vào thị trường cao cấpNHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA VINAMILK•THÀNH CÔNG•Nhìn chung sản lượng tiêu thụ và doanh thu thực hiện qua các năm đều tăng trong vòng 5 năm gần đây doanh thu tiêu thụ nội địa của Công ty luôn đạt mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm từ năm 2009 tới nay [ 2013: 35%, 2012: 30%, 2011: 16%, 2010: 17%, 2009: 13% ] Doanh thu nội địa tăng trưởng mạnh từ năm 2012 tới nay là kết quả của chính sách hướng tới thị trường nội địa và việc thay đổi phương pháp tiếp cận khách hàng. Phương pháp tiếp cận mới cho phép Công ty trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng, với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. •HẠN CHẾ•- So với tiềm năng thực tế của thị trường thì mức độ tăng trưởng thị phần của một số sản phẩm trong nhiều thời điểm vẫn ở mức độ thấp và chưa bền vững. •- Một số sản phẩm còn có sức cạnh tranh yếu hơn so với mặt hàng cùng loại trên thị trường. •- Đối với thị trường nội địa, việc tổ chức quản lý kênh phân phối, đánh giá các chương trình xúc tiến bán hàng còn chưa được tốt. •- Đối với thị trường xuất khẩu thì chưa thiết lập được hệ thống marketing quốc tế để đưa sản phẩm của mình đến với thế giới một cách nhanh nhất.CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA VINAMILKNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM•Vinamilk cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, bất cứ thị trường nào yếu tố chất lượng sản phẩm luôn là quan tâm hàng đầuĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨMCÁC GIẢI PHÁP VỀ GIÁ CẢGIẢI PHÁP VỀ PHÂN PHỐI•- Hệ thống kênh marketing của Vinamilk cần nhằm khai thác được tối ưu thị trường mục tiêu.•+ Về địa lí: từ vùng đồng bằng, tới vùng trung du, vùng cao nguyên hay vùng núi cao, biên giới, hải đảo.•+ Về quy mô thị trường: từ thành phố lớn đến các thị xã, thị trấn, từ các khu trung tâm đông dân, đến từng làng xóm thôn quê hẻo lánh.•+ Về đối tượng người tiêu dùng: từ trẻ sơ sinh đến thiếu niên, nhi đồng, từ người già, người ốm đến phụ nữ có thai, học sinh ở trường mẫu giáo, tiểu học hay các cán bộ CNV cần bồi dưỡng độc hại, từ vận động viên thể thao tới học sinh, sinh viên các cấp, các độ tuổi.•+ Về các loại hình kinh doanh: bán buôn, bán lẻ trực tiếp, bán theo kiểu •Thăm dò và thu thập thông tin là dòng máu nuôi dưỡng mọi công ty, tạo khả năng thoả mãn những nhu cầu cụ thể của khách hàng tiềm tàng và hiện có, đồng thời luôn luôn nắm bắt được dự phát triển và những chiều hướng của thị trường. Thu thập thông tin cần phải xem như bộ phận không thể tách rời trong chiến lược chính của công ty và mỗi người trong công ty có vai trò quan trọng phải thực hiện. Không có thông tin nào được coi là quá nhỏ hoặc không có ý nghĩa. Sự rắc rối trên mọi thị trường được giải quyết từ sự kết hợp vô số những thông tin đơn lẻ thành một bức tranh khái khoát•Các danh bạ thương mại và điện thoại có thể là nguồn vô giá cung cấp tên và địa chỉ khách hàng tiềm tàng, nhưng chúng ít khi bao hàm phạm vi rộng. Dù sao đó cũng là điểm khởi đầu có ích tạo nên sự quan tâm của những khách hàng tiềm tàng khi Công ty nghiên cứu khu vực mới.TỔ CHỨC ĐIỀU TRA TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNGKẾT LUẬN•Quá trình hội nhập kinh tế với thế giới đã đặt các doanh nghiệp Việt nam trước rất khó khăn, thách thức. Để phát triển, nâng cao vị thế trên thương trường các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng quản lý sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Mở rộng thị trường là công tác rất quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức kinh tế trong giai đoạn hiện nay.•Nhưng để mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp thích hợp cụ thể và có từng mảng đi sâu vào thị trường nhằm tìm ra những thị trường tiềm năng mang lại lợi ích cho công ty về lâu dài.

78
592 KB
1
44

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 78 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

TIỂU LUẬN: Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng Lời nói đầu Từ sau Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ sáu [1986] đất nước ta đã thực sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp được chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ và hướng tới mục tiêu lợi nhuận đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Muốn có được nhiều lợi nhuận thì hàng hoá các công ty phải có thị trường tiêu thụ tức là phải bán được. Vì vậy đối với bất kỳ công ty nào thì việc hoạch định ra chiến lược phát triển thị trường trong tương lai là rất cần thiết. Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp nhà nước và là một đơn vị thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam, trong quá trình kinh doanh công ty đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên trước đây xi măng là một mặt hàng độc quyền của nhà nước vì vậy mà trước đây có thể nói không cần phải có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ nhưng nay thì khác, xi măng của công ty bây giờ phải cạnh tranh với xi măng của địa phương, xi măng liên doanh và đặc biệt trong tương lai tới đây khi lộ trình cắt giảm thuế quan đang đến gần, xi măng của các nước asean chỉ chờ dịp là có thể xuất sang Việt nam nó cạnh tranh trực tiếp với xi măng của công ty bán ra trên các địa bàn. Vì vậy việc có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty là hoàn toàn cần thiết Với nhận thức trên trong thời gian thực tập tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng được sự giúp đỡ của GS-TS Vũ Thị Ngọc Phùng và tập thể lãnh đạo Công ty cùng các phòng ban có liên quan em đã chọn đề tài “Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng ” Bài viết được chia làm 3 chương. Chương I: Vai trò và sự cần thiết phải có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng. Chương II: Thực trạng tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng Chương III: Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng Chương I Vai trò và sự cần thiết phải có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng I.-Tổng quan ngành công nghiệp xi măng Việt Nam 1.-Tóm lược quá trình phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam Công nghiệp xi măng Việt Nam đến nay đã hình thành và phát triển trên 100 năm, bắt đầu hoạt động từ năm 1989 bằng việc xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên [ lò đứng ] tại Hải Phòng. Từ năm 1924 đến năm 1980 đã xây tiếp 9 lò quay sản xuất theo phương pháp ướt với thiết bị của Công ty F. L Smith[FLS] - Đan Mạch và của Rumani cung cấp ở miền Nam tại Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, nhà máy xi măng Hà tiên 2 đã được lắp đặt năm 1964 với 2 lò quay sản xuất theo phương pháp ướt [ kích thước 3,3m* 100m] do hãng Venot -pic của Pháp cung cấp Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Chính phủ đã quyết định xây dựng thêm các thêm các nhà máy mới có công suất lớn để đáp ứng nhu cầu trong công cuộc tái thiết đất nước. Đầu tiên là nhà máy xi măng Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hoá được đưa vào vận hành năm 1981 với hai lò quay sản xuất theo phương pháp ướt có kích thước 5.0m*185m do Liên Xô cung cấp, năng suất là 2*1750 tấn clinker /ngày tương đương 1,2 triệu tấn xi măng/năm. Tiếp đó là nhà máy xi măng Hoàng Thạch tỉnh Hải Hưng đã được xây dựng và bắt đầu vận hành vào năm 1983 với công nghệ lò quay sản xuất theo phương pháp khô đầu tiên, có kích thước 5,5*89m do công ty F.L.S mith[FLS]- Đan Mạch cung cấp năng suất là 3100 tấn clinker/ngày tương đương 1.1 triệu tấn/năm. Năm 1991 lắp đặt thêm tại Hà Tiên một dây chuyền sản xuất nữa với một lò quay sản xuất theo phương pháp khô [kích thước 4.8*64m] do hãng Polysius của Pháp cung cấp. Clinker sản xuất tại nhà máy này một phần chuyển đến Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường thuỷ để nghiền. Ngoài các nhà máy xi măng lò quay lớn còn có một số nhà máy xi măng lò đứng do các địa phương, các ngành quản lý và nằm rải rác ở các tỉnh, tập trung nhiều tại các tỉnh có đá vôi ở Miền Bắc. Năm 1993 Chính Phủ chỉ đạo triển khai chương trình cải tạo và đầu tư xi măng lò đứng để đạt 3 triệu tấn xi măng trong giai đoạn 1993-1997. Thực hiện chủ trương này nhiều nhà máy xi măng lò đứng được cải tạo mở rộng và đầu tư mới sử dụng công nghệ lò đứng cơ giới hoá có một phần tự động hoá theo mô hình công nghệ xi măng lò đứng của Trung Quốc. Hiện nay đã có 55 nhà máy xi măng lò đứng có công suất thiết kế từ 5000 đến 82000 tấn/năm Từ năm 1992 một mô hình hợp tác mới trong công nghiệp sản xuất xi măng ra đời đó là các liên doanh với các đối tác nước ngoài. Đến thời điểm 3/2002 đã có 5 công ty liên doanh sản xuất xi măng tại Việt Nam đang hoạt động và triển khai bao gồm : +4 liên doanh với tổng công suất 5, 81 triệu tấn đã triển khai xây dựng xong và đi vào sản xuất có hiệu quả là xi măng Chinfon-Hải Phòng 1.4 triệu tấn / năm, xi măng Sao Mai 1,76 triệu tấn/năm, xi măng Vân Xá 0,5 triệu tấn/năm, xi măng Nghi Sơn 2,15 triệu tấn/năm +1 liên doanh triển khai với tiến độ rất chậm là xi măng Phúc Sơn 1,8 triệu tấn/năm Năm 1998 xuất hiện mô hình đầu tư mới là các địa phương vay vốn xây dựng nhà máy có công suất lớn như Hoàng Mai 1,4 triệu tấn/năm và Tam Điệp 1,4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên hiện nay 2 nhà máy này đã đựơc chuyển giao về Tổng công ty xi măng Việt Nam quản lý Từ 2001 đến nay xuất hiện thêm mô hình đầu tư xây dựng do một số Tổng công ty nhà nước đang triển khai thực hiện như Tổng công xây dựng Miền Nam với dự án xi măng sông Gianh, Tổng Công ty xây dựng Công nghiệp với dự án xi măng Thái Nguyên, Tổng Công ty xây dựng Sông Đà với dự án xi măng Hạ Long, Tổng công ty xi măng Việt Nam với dự án xi măng Bình Phước, Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam với dự án xi măng Cẩm Phả. Bên cạnh đó theo xu thế phát triển chung của xã hội, một số công ty cổ phần [do các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế góp cổ phần] trong lĩnh vực sản xuất xi măng cũng đã được thành lập từ quy mô nhỏ như Việt Trung, Hải Thịnh [công suất khoảng 0,1 triệu tấn/năm] đến quy mô lớn như Công ty xi măng Thăng Long có công suất 2,3 triệu tấn/năm [đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư] Với quá trình phát triển trên 100 năm lịch sử của nghành công nghiệp xi măng Việt Nam được đánh dấu bằng những sự đổi mới và phát triển rất nhanh cả về quy mô đầu tư, phương thức đầu tư, trình độ công nghệ sản xuất và đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng xi măng của xã hội theo từng thời kỳ lịch sử. Cũng trong tiến trình phát triển này việc ứng dụng về công nghệ sản xuất, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường cũng như việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ kỹ thuật, quản lý để nhanh chóng tiếp nhận, làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại của công nghiệp trên xi măng thế giới luôn được chú trọng và trên thực tế chúng ta đã đưa vào vận hành khai thác an toàn nhiều công trình mới có trình độ công nghệ cao, nhanh chóng phát huy hết công suất thiết kế nên đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước 2.-Công nghệ sản xuất xi măng a.-Phương pháp sản xuất Hiện nay ở Việt nam đang tồn tại song song cả 3 phương pháp sản xuất xi măng là: Ướt, khô và bán khô. -Phương pháp ướt hiện còn tồn tại ở 3 công ty là: Bỉm Sơn, Hải Phòng,Hà Tiên. Công suất [theo thiết kế ] clinker sản xuất theo phương pháp ướt là 1,129 triệu tấn/năm, chiếm 8,6 % [trong đó Bỉm Sơn: 550.000 tấn/năm; Hải Phòng 324.000tấn/năm; Hà Tiên 2: 255000tấn/năm Phương pháp khô: Tất cả các nhà máy được đầu tư ở giai đoạn 3 [Từ sau 1991] và dây chuyền của 1 nhà máy xi măng Hoàng Thạch [được đầu tư ở giai đoạn 2] đều sản xuất theo phương pháp khô. Công suất [theo thiết kế] clinker sản xuất theo phương pháp khô là 8,971 triệu tấn/năm chiếm 71,2 % Phương pháp khô: Tất cả các nhà máy xi măng lò đứng đều sản xuất theo phương pháp bán khô. Công suất [theo thiết kế] clinker sản xuất theo phương pháp bán khô là 2,5 triệu tấn/năm chiếm 19,84 %. Các nhà máy sản xuất theo phương pháp ướt đang chuyển đổi sang sản xuất theo phương pháp khô. Các nhà máy sản xuất theo phương pháp bán khô hiện tại vẫn duy trì phương pháp sản xuất này, chưa có phương hướng chuyển đổi cụ thể. b.- Dây chuyền công nghệ Hiện tại ở Việt nam đang tồn tại 2 loại hình dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng là : Dây chuyền thiết bị hoàn chỉnh sản xuất xi măng từ các nguyên vật liệu ban đầu và dây chuyền công nghệ nghiền xi măng chỉ gồm công đoạn nghiền đóng bao. Cả 2 loại hình công nghệ này về cơ bản đều đầy đủ các thiết bị công nghệ tương tự như công nghệ sản xuất xi măng hiện đại đang tồn tại trên thế giới . Các dây chuyền sản xuất xi măng lò quay [sản xuất theo phương pháp khô và ướt ]: Thiết kế và thiết bị công nghệ chính đều do nước ngoài cung cấp . +Dây chuyền công nghệ phương pháp ướt : Các nhà máy sản xuất xi măng bằng lò quay phương pháp ướt có các chỉ tiêu tiêu hao về nhiên liệu và năng lượng lớn, đặc biệt là gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường sinh thái. Các dây chuyền này hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển chung của công nghiệp xi măng Việt nam. Trong thời gian tới việc cải tạo chuyển đổi hoặc loại bỏ công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt sang phương pháp khô sẽ được thực hiện triệt để nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Trước năm 2010 sẽ không còn sử dụng phương pháp công nghệ ướt trong công nghiệp sản xuất xi măng tại Việt nam +Dây chuyền công nghiệp phương pháp khô Hầu hết các dây chuyền loại này đạt được trình độ tiên tiến của thế giới đều được trang bị hệ thống máy nghiền đứng để nghiền liệu, lò nung có tháp trao đổi nhiệt và buồng phân huỷ [calcineri] cùng với thiết bị làm lạnh kiểu ghi, nghiền xi măng theo chu trình kín có phân ly, dây chuyền được trang bị hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra đo lường với mức độ tiên tiến hiện nay của thế giới -Các dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng theo phương pháp bán khô: Thiết bị chính của Trung Quốc, Việt nam đã thiết kế một số nhà máy và sản xuất một phần thiết bị chính trong dây chuyền. Cả nước đã xây dựng 55 cơ sở xi măng lò đứng với tổng công suất 3 triệu tấn/năm là công nghệ bán khô, chủ yếu được xây dựng trong giai đoạn 1993-1997 tại 28 tỉnh thành phố trong cả nước với quy mô công suất của mỗi dây chuyền từ 5000tấn/năm; 40000 tấn/năm ; 60000 tấn/năm đến 82000tấn/năm. Các cơ sở xi măng lò đứng phần lớn tập trung ở Miền Bắc nơi có sẵn nguồn nguyên liệu đá vôi và đất sét cho sản xuất. Dây chuyền nghiền xi măng: Tính đến thời điểm 2001trong toàn quốc đã có 40 cơ sở nghiền xi măng với tổng công suất thiết kế 4.350.000 tấn/năm, các trạm nghiền này chủ yếu được tập trung tại khu vực miền Trung và miền Nam với quy mô công suất từ 20000 tấn/năm đến 520000 tấn/năm và được phân chia như sau: +2 dây chuyền có công suất > 100.000 tấn/năm +24 dây chuyền có công suất 100.000 tấn/năm +22 dây chuyền có công suất

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề