Tiêu luận lý thuyết về nhà nước pháp quyền

Mục lục bài viết

  • I. Lý luận về nhà nước
  • 1. Nguồn gốc nhà nước
  • 2. Bản chất của nhà nước
  • 3. Đặc trưng của nhà nước
  • 4. Chức năng cơ bản và vai trò kinh tế của nhà nước
  • Chức năng cơ bản của nhà nước
  • Vai trò kinh tế của nhà nước
  • 5. Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử
  • Kiểu và hình thức nhà nước dựa trên sự đối kháng giai cấp
  • Kiểu nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
  • II. Nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 1. Khái niệm nhà nươc pháp quyền và lịch sử tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền
  • Khái niệm nhà nước pháp quyền
  • Tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền trong lịch sử
  • 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

I. Lý luận về nhà nước

1. Nguồn gốc nhà nước

Về hệ thống quản lý xã hội trong các bộ lạc nguyên thuỷ là chế độ tự quản của nhân dân thường bao gồm:

- Hội đồng bộ lạc, là cơ quan quyền lực thường trực.

- Đại hội nhân dân, do Hội đồng bộ lạc triệu tập để quyết định những công việc quan trọng.

- Thủ lĩnh quân sự chuyên đảm nhận công việc bảo vệ bộ lạc.

Về sự ra đờicủa nhà nước do các nguyên nhân sau:

- Sự dư thừa tương đối của cải xã hội là cơ sở khách quan làm nảy sinh khát vọng chiếm đoạt ở những thủ lĩnh thị tộc, bộ lạc.

- Các thủ lĩnh thị tộc, bộ lạc sử dụng quyền lực để chiếm đoạt của cải đã thúc đẩy sự phân hoá giai cấp trong xã hội.

- Chiến tranh làm tăng quyền lực của các thủ lĩnh quân sự và do đó làm tăng thêm mâu thuẫn xã hội.

- Các tổ chức lãnh đạo thị tộc, bộ lạc dần thoát khỏi gốc rễ trong nhân dân; từ chỗ là công cụ của nhân dân trở thành đối lập với nhân dân.

Luận điểm của V.I.Lênin về nguyên nhân xuất hiện của nhà nước

- Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Những nội dung cơ bản ban đầu về học thuyết này được phản ánh thông qua tác phẩm: "Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước" của Ph.Ăng-ghen. Qua tác phẩm này, Ăng-ghen đã phân tích các vấn đề về gia đình, nguồn gốc của giai cấp và của nhà nước và những quy luật tiếp tục phát triển và biến đổi sau này của chúng.

- Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chức năng giai cấp cơ bản của nhà nước.Sau đó lý luận này được những người Mác-xít tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong điều kiện mới.

2. Bản chất của nhà nước

Nhà nước có những bản chất đặc thù sau:

- Nhà nước là yếu tố đặc biệt quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp đối kháng.

- Nhà nước là hệ thống tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt; thường có cấu trúc gồm bộ phận quyền lực, thực thi quyền lực và giám sát quyền lực.

- Nhà nước là một bộ máy quyền lực của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác; dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác; là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn thể xã hội; là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội

=> Kết luận:nhà nước là công cụ chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị; là công cụ thực hiện quyền lực giai cấp và quyền lực xã hội của giai cấp đó.

3. Đặc trưng của nhà nước

Về đặc trưng của nhà nước chúng ta sẽ kể đến những đặc trưng sau đây:

- Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ quốc gia; đồng thời trong phạm vi lãnh thổ đó, nhà nước quản lý dân cư theo các khu vực địa lý hành chính để thực hiện sự thống nhất quyền lực cai trị.

- Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực đặc biệt; quyền lực đó được đảm bảo bằng sức mạnh của hệ thống tổ chức- thiết chế quyền lực chuyên nghiệp.

- Nhà nước xác lập chế độ thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.

4. Chức năng cơ bản và vai trò kinh tế của nhà nước

Chức năng cơ bản của nhà nước

Chức năng cơ bản của nhà nước bao gồm chức năng chính trị và chức năng xã hội của nhà nước, theo đó:

- Chức năng chính trị của nhà nước là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích của giai cấp thống trị.

- Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích chung của cộng đồng quốc gia, trong đó có lợi ích của giai cấp thống trị.

Mối quan hệ giữa hai chức năng chính trị và xã hội của nhà nước là mối quan hệ biện chứng. Chức năng chính trị quy định tính chất, phạm vi, hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội. Chức năng xã hội giữ vai trò là cơ sở cho việc thực hiện chức năng chính trị; đảm bảo cho việc thực hiện chức năng chính trị có hiệu quả.

Về chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước; theo đó:

- Chức năng đối nội của nhà nước là chức năng xây dựng, củng cố, phát triển và bảo vệ chế độ kinh tế - xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

- Chức năng đối ngoại của nhà nước là chức năng bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác. Thực chất của chức năng này là thực hiện lợi ích giữa các giai cấp thống trị trong các quốc gia khác nhau

Mối quan hệ giữa hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước thể hiện ở chỗ chúng thống nhất với nhau, trong đó chức năng đối nội quy định chức năng đối ngoại; ngược lại chức năng đối ngoại có tác động mạnh lên chức năng đối nội.

Vai trò kinh tế của nhà nước

Với tư cách là một trong những yếu tố của kiến trúc thượng tầng, nhà nước có tác động mạnh, toàn diện lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Xét trong tổng thể của cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, vai trò của nhà nước đối với kinh tế thuộc phạm vi mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với thiết chế chính trị, pháp luật của kiến trúc thượng tầng.

- Sự tác động của nhà nước đối với kinh tế có thể theo hai chiều hướng, hoặc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, hoặc kìm hãm sự phát triển ấy.

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, sự tác động của nhà nước đối với kinh tế thể hiện ở

- Nhà nước tư bản điều tiết các quan hệ kinh tế sao cho ít khả năng xẩy ra khủng hoảng nhất.

- Nhà nước tư bản tập trung vào các khu vực kinh tế công, là những lĩnh vực kinh tế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội nhưng ít có lợi nhuận.

- Nhà nước tập trung ổn định môi trường chính trị [đối nội, đối ngoại] để tăng trưởng kinh tế.

5. Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử

Kiểu và hình thức nhà nước dựa trên sự đối kháng giai cấp

Lịch sử nhân loại đã trải qua ba hình thái kinh tế - xã hội dựa trên sự đối kháng giai cấp. Tương ứng với ba hình thái kinh tế - xã hội đó là ba kiểu nhà nước của các giai cấp bóc lột.

- Nhà nước chủ nô thực hiện sự chuyên chính của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ và tầng lớp tự do. Hình thức cơ bản của nhà nước chủ nô là nhà nước quân chủ và nhà nước cộng hoà.

- Nhà nước phong kiến thực hiện sự chuyên chính của giai cấp phong kiến đối với giai cấp nông dân và những người lao động khác. Hình thức cơ bản của nhà nước phong kiến phương Tây là nhà nước phong kiến phân quyền.

Nhà nước phong kiến Việt Nam tồn tại phổ biến trong hình thức nhà nước quân chủ phong kiến tập quyền suốt trong gần 10 thế kỷ [từ thế kỷ X đến thế kỷ XX].

- Nhà nước tư bản thực hiện sự chuyên chính của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động nói chung. Hình thức cơ bản của nhà nước tư bản là hình thức nhà nước cộng hoà và hình thức nhà nước quân chủ lập hiến.

Tuy khác nhau về hình thức cụ thể, nhưng chung quy lại thì tất cả các nhà nước tư bản đều là nền chuyên chính tư sản.

Kiểu nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Về kiểu nhà nước chuyên chính vô sản là kiểu nhà nước thích ứng với thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước chuyên chính vô sản được xác lập khi cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động xoá bỏ nhà nước của các giai cấp bóc lột và tự tiêu vong khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản.

Nólà kiểu nhà nước mang bản chất giai cấp vô sản; được xây dựng và hoàn thiện theo mục tiêu xây dựng và quản lý kinh tế - xã hội; tổ chức nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở liên minh giai cấp công nông và tầng lớp trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng giai cấp vô sản; là kiểu nhà nước có chức năng trấn áp và chức năng tổ chức xây dựng nền kinh tế mới, xã hội mới.

Hình thức nhà nước Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là Dân chủ cộng hoà và nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.

II. Nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Khái niệm nhà nươc pháp quyền và lịch sử tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền

Khái niệm nhà nước pháp quyền

Định nghĩa

Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền. Nhà nước pháp quyền như vậy liên hệ chặt chẽ với sự tôn trọng trật tự thứ bậc của các quy phạm, tôn trọng sự phân chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản.

Nhà nước pháp quyền hình thức Nhà nước cộng hòa trong đó Nhà nước xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. Quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong Nhà nước pháp quyền, ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với nhau. Vai trò của tòa án được đề cao. Điều kiện để có một Nhà nước pháp quyền là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời. Điều này đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật và pháp điển hóa không ngừng được thực hiện. Nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc dân chủ. Dân chủ là nền tảng để hoàn chỉnh pháp luật. Pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền công dân.

Nhà nước pháp quyền là nhà nước nơi những người được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu phải có trách nhiệm với những luật lệ mà họ ban ra. Lý thuyết phân quyền của Montesquieu vốn là nền tảng cho phần lớn Nhà nước phương Tây hiện đại khẳng định sự phân chia 3 quyền [lập pháp, hành pháp và tư pháp] và những giới hạn của 3 thứ quyền lực này. Trong mô hình dân chủ nghị viện, quyền lập pháp [Nghị viện] hạn chế quyền lực của phía hành pháp [Chính phủ] nên chính phủ không thể tự do hành động theo sở thích của mình và phải luôn có được sự hậu thuẫn của Nghị viện, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Cũng như thế, tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọng đối với một số quyết định của chính phủ. Khi ba nhánh quyền lực được phân chia, mỗi nhánh đều muốn và tìm cho mình những quyền lực mới để mở rộng quyền lực cho mình. Khả năng của mỗi nhánh quyền lực mở rộng là khác nhau, như vậy sự mất cân bằng trong ba nhánh quyền lực sẽ bị lệch và đi tới thoái hóa pháp quyền. Làm sao để nhà nước pháp quyền được ổn định và duy trì sự cân bằng quyền lực giữa ba nhánh.

Đặc điểm của nhà nước pháp quyền

- Nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước, trong đó pháp luật có vai trò tuyệt đối.

- Nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước, trong đó quyền lực nhà nước thể hiện được lợi ích và ý chí của đại đa số nhân dân.

- Nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước, trong đó có sự đảm bảo thực tế mối quan hệ hữu cơ về trách nhiệm và quyền hạn giữa nhà nước với công dân.

- Cũng có quan niệm cho rằng, ngoài ba đặc trưng chung của mọi nhà nước pháp quyền đã nêu ở trên, nguyên tắc tam quyền phân lập phân quyền lực nhà nước thành ba nhánh quyền lực [quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp] đối lập, chi phối nhau trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước.

Tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền trong lịch sử

về tư tưởngtriết học về nhà nước pháp quyền trong lịch sử, cúng ta có thể kể đến những tư tưởng sau:

- Tư tưởng coi trọng pháp luật trong cai trị và quản lý xã hội thời cổ đại.

- Tư tưởng về nhà nước và pháp quyền thời trung cổ.

- Lý luận về nhà nước pháp quyền thời cận đại ở tây Âu

Khái quát một số tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền thời cận đại tây Âu và cổ điển Đức [Lý thuyết pháp quyền tự nhiên của Xpinôda; lý thuyết về tự do của Lốccơ; lý thuyết về tam quyền phân lập của Môngtexkiơ; lý thuyết về chủ quyền nhân dân và khế ước xã hội của Rútxô; lý thuyết về triết học pháp quyền của Cantơ và Hêghen].

- Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền tư sản.

- Nhà nước pháp quyền tư sản với kinh tế thị trường.

2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở liên minh công - nông - trí; là công cụ quyền lực chủ yếu để nhân dân xây dựng một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Về việc xâydựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cụ thể làtrong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có một số nội dung cần chú ý sau:

- Tính tất yếu phải xây dựng nhà nước pháp quyền mà biểu hiện rõ nét của nó là tính tối thượng của pháp luật trong điều hành và quản lý kinh tế - xã hội.

- Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay cần phải thự hiện những điểm cơ bản sau

+ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Tiến hành cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước.

+ Tiếp tục phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương tăng cường pháp chế.

+ Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.

+ Tiếp tục kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước và trong hệ thống chính trị.

[MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề