Tính chiếm hữu trong tình bạn là gì

“Chiếm hữu không phải là tình yêu thực sự!”

“Tình yêu không có chỗ cho tính chiếm hữu ích kỷ”

“Đừng để đối phương sống không bằng chết trong mối quan hệ của hai người”

Gõ vào hộp tìm kiếm cụm từ “chiếm hữu trong tình yêu” sẽ lập tức hiện ra vô vàn những tiêu đề nặng nề như thế. Và có lẽ trong chính tiềm thức của mỗi chúng ta, “chiếm hữu” thoạt nghe đã thấy không phải là một từ ngữ tốt đẹp.

Dạo gần đây truyền thông Hàn Quốc liên tục bàn tán về một nam diễn viên Hàn Quốc vì chịu sự “thao túng” của bạn gái mà có hành động thiếu lịch sự với bạn diễn. Khi dư luận bắt đầu “chĩa mũi dùi” sang cô bạn gái, một số người đã giải thích rằng hành động của cô ấy không có gì đáng trách cả, chỉ là cô ấy có tính chiếm hữu quá cao mà thôi. Vậy, chiếm hữu trong tình yêu rốt cuộc là như thế nào? Có phải đó chỉ là lời bao biện của kẻ ích kỷ?

Chiếm hữu trong tình yêu là thế nào?

Chiếm hữu – có thể hiểu đơn giản là nắm giữ và sở hữu, chỉ muốn thứ đó thuộc về riêng mình và chỉ của riêng mình mà thôi. Trong tình yêu, tính chiếm hữu thường bộc lộ ở việc muốn nắm rõ tất cả những thông tin xung quanh người mình yêu, và có khả năng tác động cũng như chi phối hành động của đối phương. Thậm chí, có những người với tính chiếm hữu cao sẽ gần như kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của người kia, muốn trong thế giới của họ chỉ có duy nhất một mình mình thôi.

Không khó để tìm thấy những ví dụ về tính chiếm hữu trong tình yêu ngay trong thực tế cuộc sống quanh ta. Có chàng trai nọ sau khi có người yêu thì gần như cắt đứt toàn bộ những mối quan hệ bạn bè, dành tất cả thời gian cho cô bạn gái nhỏ của mình vì cô ấy không muốn anh đi chơi với bất kỳ ai ngoài cô ấy. Có cô gái kia đi đâu, làm gì, với ai, thậm chí là mặc cái gì, ăn cái gì cũng chịu sự kiểm soát của người yêu, gần như cả thế giới của cô ấy chỉ xoay quanh một người duy nhất. Hay như chính câu chuyện đã nhắc đến ở đầu bài viết, cô bạn gái đã chấp nhận yêu một anh chàng diễn viên, đồng thời chính bản thân mình cũng là một diễn viên, nhưng lại không muốn bạn trai mình tiếp xúc với bạn diễn nữ và cả những nhân viên khác giới.

Đúng là “chẳng có ai bình thường khi yêu”. Rất dễ thấy, sự chiếm hữu luôn đi kèm với sự tiêu cực. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Có chắc là sự chiếm hữu trong tình yêu có thật sự tiêu cực như chúng ta nghĩ hay không?

Chiếm hữu vốn là một bản năng của con người

Tình yêu có thể nói là phạm trù khó giải thích nhất trên đời. Và những câu chuyện xoay quanh nó thì luôn đi kèm với một mớ bùi nhùi rối tung rối mù. Người trong cuộc thường bị “che mờ mắt” đến nỗi chẳng nhận thức được việc đối phương đang áp đặt lên mình là không đúng.

Theo tôi thì chiếm hữu thực ra không đến nỗi xấu xa như chúng ta vẫn nghĩ.

Trước tiên, con người từ thời xa xưa đã xuất hiện bản tính chiếm hữu. Sau sự chấm dứt của chế độ công xã nguyên thủy, chế độ chiếm hữu tư nhân đã xuất hiện. Tuy rằng chế độ xã hội này có những mặt trái của nó, nhưng nó đủ để chứng minh rằng con người ta từ xa xưa đã nghĩ đến việc sở hữu của cải cho riêng mình và tùy ý sử dụng theo ý thích.


"Chiếm hữu vốn là một bản năng của con người".

Trong mỗi chúng ta ngày nay ít nhiều cũng có tính chiếm hữu. Từ những ngày thơ bé, chúng ta đã biết món đồ chơi nào thuộc về mình, khi có đứa trẻ khác lân la tới sẽ lập tức ôm khư khư lấy, nếu bị lấy mất thì sẽ quấy khóc. Tuy nhiên, khi lớn lên, dưới môi trường giáo dục tích cực, chúng ta học được cách sẻ chia và biết kiềm chế cảm xúc của mình.  

Thế nhưng, bước chân vào tình yêu, tính chiếm hữu của chúng ta rất dễ bị “đánh thức”. Bởi vì mối quan hệ này không giống với bất kỳ mối quan hệ nào khác mà chúng ta có trước đây. Tình yêu không giống tình thân, không giống tình bạn. Tình yêu là câu chuyện của hai người và chỉ riêng hai người mà thôi. Sự gắn bó giữa hai người yêu nhau mật thiết hơn mối quan hệ bạn bè rất nhiều, và mang nhiều hứa hẹn về một tương lai xa xôi hơn khi cả hai trở thành người thân của nhau.

Chính vì tình yêu mang đến quá nhiều hứa hẹn, nó cũng đi kèm với những rủi ro. Khi con người ta bắt đầu dành nhiều niềm tin cho một cuộc tình, cảm giác bất an và lo lắng lại đến nhiều hơn. Chúng ta sợ trong những khoảng thời gian đối phương không ở cạnh mình sẽ có những tác động bên ngoài khác ảnh hưởng đến tình cảm của họ và mối quan hệ của hai người. Do đó, tính chiếm hữu sẽ rất dễ được bộc lộ.

Chiếm hữu chưa chắc đã ích kỷ, nhưng kiểm soát thì có

Có lẽ vì bản thân thuộc Cung Thiên Yết, sự chiếm hữu đối với tôi là một chuyện có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, chấp nhận sự chiếm hữu không có nghĩa là tôi ủng hộ việc kiểm soát người yêu quá mức.

Chiếm hữu vốn dĩ là một bản tính của con người. Nhưng vấn đề nằm ở mức độ của sự chiếm hữu, đây mới là mấu chốt quyết định tác động của chiếm hữu trong mối quan hệ tình cảm.  

Nếu sự chiếm hữu xuất phát từ việc quá yêu và sợ mất người yêu. Con người ta sẽ hình thành cảm giác muốn yêu thương nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn để gìn giữ mối quan hệ. Ngược lại, nếu tính chiếm hữu đạt đến mức độ báo động, lúc này cảm giác “níu giữ” yêu thương dần như bị lấn át bởi cảm xúc độc đoán và muốn kiểm soát người yêu. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người biến cuộc tình của mình thành những mối quan hệ “thuốc độc”.


"Nếu tính chiếm hữu đạt đến mức độ báo động, lúc này cảm giác “níu giữ” yêu thương dần như bị lấn át bởi cảm xúc độc đoán và muốn kiểm soát người yêu". 

Trở lại với ví dụ tôi đã nhắc đến ở đầu bài. Tính chiếm hữu của cô bạn gái trong câu chuyện đó đã lên đến mức độ nghiêm trọng. Cô ấy kiểm soát cả hành động của bạn trai mình, rằng hôm nay anh có chào nhân viên nữ nào không, khi họ chào anh thì anh không cần đáp lại. Trong khi bạn trai mình đang tham gia một bộ phim tình cảm thì cô ấy lại muốn anh cắt bỏ những cảnh cần đụng chạm với bạn diễn nữ cũng như tránh né cô trong mọi hoạt động. Tôi không ủng hộ việc răm rắp nghe lời một cách nhu nhược của anh diễn viên kia và cũng không chấp nhận được việc một số người bao biện rằng cô ấy vì quá yêu nên mới nảy sinh tính chiếm hữu.

Khi con người ta bắt đầu kiểm soát cuộc sống của đối phương, đó không còn là tình yêu, mà là sự ích kỷ. Người kiểm soát chỉ quan tâm đến cảm nhận của mình mà không mảy may để tâm xem người khác cảm thấy thế nào. Bất kỳ ai cũng cần có không gian của riêng mình và ta không có nghĩa vụ phải khai báo tất cả với một ai đó nếu ta không muốn.

Khi sự kiểm soát lên đến đỉnh điểm, trong lúc bạn còn đắm chìm vào thứ tình cảm vô thực tự tạo ra, thì đối phương đã có thể nhẹ nhàng buông tay như một sự giải thoát cho họ. Người bị bỏ lại sau cùng chỉ có bạn mà thôi.

Tính chiếm hữu chỉ tích cực khi nó được đáp lại

Đối với tôi, trong tình yêu không thể thiếu được gia vị “chiếm hữu”. Một thìa “chiếm hữu” giúp bát canh tình yêu thêm nồng vị hơn. Nếu giữa hai người yêu nhau không tồn tại dù chỉ là một chút cảm giác “chiếm hữu” thì thật khó để gọi đó là tình yêu. Có “chiếm hữu” con người ta mới muốn giữ lấy người đối diện, thể hiện cho họ biết rằng ta yêu họ thế nào. Một chút ghen tuông, một chút hờn dỗi càng giúp người ấy hiểu rằng họ được nâng niu và trân trọng.

Bước qua một vài lần đổ vỡ, tôi chiêm nghiệm được một điều, rằng nếu bạn yêu cầu điều gì từ đối phương, hãy làm điều đó tương tự với bản thân mình. Bạn không muốn người mình yêu có những mối quan hệ bạn bè khác giới thì bạn cũng đừng biện minh rằng bạn bè của bạn thì chỉ là bạn bè bình thường thôi. Bạn muốn được biết tất tần tật về thế giới của người mình yêu, thì cũng đừng giấu diếm về cuộc sống mình. Bất kỳ chuyện gì trong mối quan hệ của hai người đều nên xuất phát từ cả hai phía. Hãy dành cho họ tất cả những gì mà bạn muốn họ dành cho bạn. Có như thế, bạn mới tránh được sự kiểm soát độc đoán trong tình yêu.


"Hãy để người bạn yêu được tự do trong vòng tay của bạn!"

Chiếm hữu không hẳn lúc nào cũng là tiêu cực, chúng ta nên biết tiết chế để chiếm hữu trở thành một xúc tác cho sự thăng hoa của tình yêu. Có một người đã nói với tôi câu này, và nó đã trở thành tôn chỉ trong tình yêu của tôi: Hãy để người bạn yêu được tự do trong-vòng-tay-của-bạn!

Tác Giả: LYs.

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: //www.facebook.com/plzluvurself

---------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng [tổng trị giá 22 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards] và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: //bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

[*] Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

2,513 người xem - 2523 điểm

Có nhiều lý do khiến chúng ta có cảm giác bị sở hữu, bao gồm việc tin tưởng, ghen tuông hay sự thiếu xem trọng bản thân. Dưới đây là một số mẹo để bạn và người ấy giữ mọi thứ trong tình trạng tốt đẹp nếu như 2 bạn đang cảm thấy mình bị kiểm soát quá nhiều.

1. Để quá khứ ngủ yên

Bạn có thể đùa vui hoặc nói dối trước đó, nhưng trong một mối quan hệ mới. Đừng để quá khứ chen ngang vào mối quan hệ hiện tại của bạn. Đừng đề cập đến nó, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn để quá khứ ngủ yên. Bạn không thể thay đổi những thứ đã từng xảy ra. Vì vậy hãy quên đi quá khứ và quan tâm đến hiện tại nhiều hơn.

2. Đừng quá hống hách

Bạn càng lo lắng về việc người yêu có thật sự yêu bạn hay không chỉ càng khiến cho anh ấy hay cô ấy xa cách với bạn hơn thôi. Không ai muốn ở cạnh một người thiếu thốn, vì vậy đừng dồn những lo lắng và sợ hãi của bạn lên vai người yêu. Hãy tin tưởng rằng họ yêu bạn vì họ đang chọn trong một mối quan hệ với bạn. Hãy để họ ra ngoài mà không có bạn. Nếu bạn làm cho họ cảm thấy những việc họ làm là tồi tệ, họ sẽ tự hỏi phải làm gì cho đúng để vừa lòng bạn?

3. Sống cuộc sống của bạn

Tay trong tay mà không có bất kỳ sự ra oai nào. Nếu bạn có công việc riêng, sở thích riêng, và các mối quan hệ riêng bạn sẽ trở nên thật thú vị trong mắt người yêu. Và dĩ nhiên bạn cũng cần phải dành một phần thời gian của mình cho người ấy. Điều đó sẽ vui hơn khi 2 bạn nói chuyện và chia sẻ với nhau những điều thú vị trong cuộc sống.

4. Đừng để con quỷ mắt xanh ăn sống bạn

Ghen tuông không chỉ giết mối quan hệ của bạn nhanh hơn, mà nó còn làm cho bạn cảm thấy ngột ngạt và đáng ghét trong cuộc sống. "Con quỷ mắt xanh" sẽ nhanh chóng khiến bạn vấp ngã và cảm thấy lo lắng. Hãy giữ thái độ tích cực bằng cách nhận ra rằng người ấy yêu bạn bởi vì bạn là điều tuyệt vời nhất. Bạn không cần phải ghen tuông khi bạn trai của bạn dành nhiều thời gian cho người khác. Chắc chắn rằng bạn biết giá trị của bạn là gì và người ấy thật sự may mắn khi có bạn.

5. Biết về bạn của đối phương

Một trong những cách kiềm chế sự ghen tuông đó là trở nên quen thuộc với những người bạn của người ấy. Nếu bạn quen biết với những người mà anh ấy hay cô ấy thường dành thời gian bạn sẽ không có lý do gì để ghen tuông với họ. Thêm một điểm cộng cho bạn khi bạn thích và cũng muốn cùng người ấy dành thời gian với họ.

6. Đừng cố thay đổi đối phương

Bạn hiểu rõ người yêu của mình là ai khi bước vào mối quan hệ với họ, vậy thì tại sao bây giờ bạn lại muốn thay đổi họ? Nói với chính mình rằng, người kia cần thay đổi là câu trả lời dễ dàng nhất trong bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong mối quan hệ.

7. Cố gắng tìm ra gốc rễ của vấn đề

Tại sao bạn lại có cảm giác chiếm hữu trong mối quan hệ này? Nó là những thứ đến từ mối quan hệ này hay từ những gì đã diễn ra trong thời thơ ấu của bạn, bạn phải đấu tranh với những nguyên nhân khiến bạn hành động như vậy. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy ổn hơn và tốt hơn trong mối quan hệ của hai người.

8. Tin tưởng vào người kia và cả chính bạn

Thường thì con người ta có cảm giác không an toàn khi nhận ra một vài điều gì đó bất ổn. Bạn có thể nghĩ rằng người kia chỉ đang đùa cợt tình cảm của mình khi họ đi chơi với bạn bè, bởi vì bạn nghĩ bạn cũng làm như vậy khi đi chơi với bạn của mình.

9. Đừng quá dò xét

Phải thừa nhận rằng mọi người đã và đang làm việc đó. Kiểm tra tài khoản email, xem trộm tin nhắn, xem trộm lịch sử trình duyệt. Nó có vẻ bình thường và vô hại, nhưng vô tình nó tạo ra vết rạn nứt trong tình cảm của 2 người. Bạn nghĩ là có điều gì đó cần tìm kiếm và vô tình điều đó làm tổn thương niềm tin của bạn dành cho người kia. Không đề cập đến trường hợp, bạn sẽ lúng túng nếu người đó biết được việc bạn đang làm, bạn không muốn mối quan hệ của mình bị rạn nứt chứ?

10. Làm rõ vấn đề của bạn

Nói rõ với người kia về cảm xúc của bạn, nhưng đừng làm cho mọi thứ có vẻ giống như bạn đang đổ lỗi cho họ. Nói với họ về những vấn đề trong quá khứ khiến bạn khó chấp nhận. Hãy đảm bảo rằng bạn với người kia đang trong một cuộc hội thoại chứ không phải là một cuộc đấu tranh một mất một còn. Nếu bạn cởi mở và chân thành về vấn đề mà 2 người đang gặp phải thì người ấy sẽ thích lắng nghe hơn.

Video liên quan

Chủ Đề