Tỉnh đắk nông có bao nhiêu quốc lộ đi qua

Quốc lộ [QL] 14 đoạn từ Kon Tum đến Bình Phước có tổng chiều dài hơn 600km, được khởi công từ năm 2008. Trong ngày 28-6, đi suốt QL14 từ Đắk Tô [tỉnh Kon Tum] về đến tỉnh Đắk Nông là hình dáng một tuyến đường được nhiều người ví là “dải lụa của Tây nguyên”.

Đường rộng 12m, mặt nhựa đen nhẵn và láng bóng. Các đoạn cong cua được bạt thẳng, xuyên qua các dãy rừng thông.

Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông - không giấu được niềm vui: “Người dân chờ tuyến đường này từ lâu lắm rồi. Đường đẹp như thế này sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông kéo các nhà đầu tư trở lại với địa phương”.

“Đường như dải lụa”

Từ thị trấn Đắk Tô [huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum] xuôi theo QL14 đi về đến giáp ranh hai tỉnh Đắk Nông - Bình Phước đường rộng thênh thang được chia hai làn, mỗi làn rộng tới 5m. Ngoài hai làn này còn có làn nhỏ dành cho xe thô sơ.

Qua khỏi dốc Hàm Rồng tại xã Ia Băng [huyện Đắk Đoa, Gia Lai], QL14 được tráng nhựa phẳng lì, xe chạy một mạch thẳng về trung tâm huyện Chư Sê. Từ thị trấn Chư Sê về đến địa phận tỉnh Đắk Lắk, đường cũng đẹp và thông thoáng.

Nhiều năm trước, nhắc đến QL14 đoạn qua trung tâm thị trấn Chư Sê cánh tài xế lẫn người dân lắc đầu ngao ngán. Đường ngập ngụa trong bùn đất mỗi khi mưa xuống, người dân phải lội bì bõm và luồn lách qua từng ổ gà mở rộng tràn ra mặt đường.

Khổ nhất là nhiều xe tải khi đụng phải ổ gà sâu bị gãy nhíp phải nằm lại giữa đường. Nhưng QL14 bây giờ đã khác. Bà Nguyễn Thị Phước - người dân ở thôn Tao Kó [xã Ia Hru, huyện Chư Sê] - nói: “Đường được làm mới rồi nên dân chúng tôi đi thấy sướng lắm. Mỗi khi có việc ra phố hoặc ốm đau đưa người thân đi bệnh viện cũng thuận lợi, mưa nắng gì cũng không ngại”.

Nhiều doanh nghiệp vận tải tại các tỉnh Tây nguyên hồ hởi trước việc QL14 thông tuyến. Ông Trương Văn Luận - phó giám đốc nhà xe Thuận Tiến Gia Lai - cho biết hiện nay nhờ đường đẹp, thông thoáng nên hành trình xe khách từ trung tâm TP Pleiku đi về TP.HCM [530km] chỉ còn 12 giờ, rút ngắn được khoảng hai giờ so với trước đây.

“Thời điểm đường xấu, chi phí mỗi chuyến xe đi về là rất lớn, từ việc hỏng hóc máy móc, ổ gà làm vênh lốp, nổ lốp cho tới gãy nhíp. Những thiệt hại đó có thể thấy được nhưng có nhiều thiệt hại lớn hơn không thể tính được bằng tiền như sức khỏe tài xế, hành khách ta thán. Đối với nhà xe đường dài như chúng tôi thì không gì mừng bằng đường đẹp” - ông Luận nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Đảnh - chủ Công ty dịch vụ và vận tải hàng hóa Tín Nghĩa [Gia Lai] - nói: “Chưa bao giờ Tây nguyên có đường đẹp như ngày hôm nay. Chúng tôi hiện có hơn 20 xe tải, chuyên vận chuyển hàng hóa nông sản từ Đắk Lắk đi TP.HCM và ngược lại. Nay đường đẹp, số lượng hàng hóa chạy nhanh, nhiều đơn đặt hàng được ký kết giúp công ty ăn nên làm ra. Trước đây chạy Đắk Lắk - TP.HCM mất 12 tiếng, giờ rút ngắn xuống còn 9-10 tiếng. Tiết kiệm được xăng dầu, nhớt và thời gian bảo trì xe lâu hơn”.

Kéo nhà đầu tư trở lại Tây nguyên

Nhiều năm trì trệ do QL14 xuống cấp, nay đường đã thông thoáng nên nhiều lãnh đạo địa phương của Tây nguyên cho biết Tây nguyên đang đứng trước cơ hội để bứt phá.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Đào Xuân Liên kỳ vọng: “Trước đây nông sản hàng hóa của người dân Tây nguyên đưa về các tỉnh Đông Nam bộ rất khó khăn, kết nối giao thương bị ách tắc do đường sá. Việc khánh thành QL14 có ý nghĩa hết sức quan trọng để thúc đẩy giao lưu hàng hóa thông suốt”. 

Trong khi đó, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh chia sẻ: “Đường làm xong rồi chúng tôi mừng, dân còn mừng hơn bởi trước đây muốn đi đâu cũng nghĩ đến đường là thấy ớn. Nay thì khác rồi. Chúng ta nói kinh tế Tây nguyên nhiều tiềm năng, hấp dẫn đầu tư nhưng trước đây đường sá như thế thì cũng có nhiều đơn vị đăng ký rồi bỏ cuộc. Nay riêng địa phương chúng tôi đã có một số đơn vị quay trở lại, đây là tín hiệu mừng và cũng là cơ hội cho chúng tôi”.

Ông Võ Văn Hùm - giám đốc Sở GTVT tỉnh Đắk Nông - cho biết ngoài đường hàng không thì vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ trên các trục quốc lộ, trong đó chủ yếu là QL14 như xương sống của Tây nguyên, là hết sức quan trọng. Đường thông thoáng sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông, đưa Tây nguyên kết nối với đồng bằng. 

Hình ảnh “hiếm” đã trở lại

Một đám cưới dựng rạp bên đường để đón khách - hình ảnh được coi là “hiếm hoi” khi QL14 còn dang dở - Ảnh: N.C.T.

Dọc QL14 hôm nay, nhiều hình ảnh được xem là “hiếm gặp” trước đây như các quán ăn không bị phủ bạt chống bụi, các gian hàng tạp hóa của người chở đi bán rong nay đã xuất hiện ven đường, đường đẹp như kéo nhịp sống trở lại.

Thời điểm này thời tiết Tây nguyên đang tốt nên dọc đường đi, nhiều nhóm môtô “phượt” cũng chọn QL14 để làm hành trình khám phá các tỉnh Tây nguyên, điều mà trước đây không ai nghĩ đến.

[TN&MT] - Mặc dù đã được nâng cấp thành Quốc lộ từ đầu năm 2016 nhưng hàng chục ki-lô-mét đường Quốc lộ 28B nối dài [Tỉnh lộ 684 cũ] tại tỉnh Đắk Nông đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Cơ quan chức năng thì cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến tuyến đường này xuống cấp nhưng người dân địa phương lại cho rằng đường hư hỏng chủ yếu là do “vấn nạn” xe quá tải hoành hành.

“Bình mới rượu cũ”

Tỉnh lộ 684 có chiều dài 111km, bắt đầu từ thị trấn Ea T’ling [huyện Cư Jút], qua huyện Krông Nô và Đắk G’long và kết thúc ở thị xã Gia Nghĩa. Chạy song song với QL14, đây là tuyến đường giao thông huyết mạch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuyến đường này đã được đầu tư mở rộng từ năm 2008 với quy mô đường cấp 4 miền núi và hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2012. Căn cứ vào đề nghị của UBND tỉnh Đắk Nông, vào đầu năm 2016, Bộ GTVT đã quyết định chuyển tuyến đường này thành Quốc lộ 28 kéo dài.

Mặc dù đã khoác trên mình bộ áo quốc lộ, nhưng sau hơn nửa năm, ngoài đoạn đường từ thị trấn Ea T’ling đến thị trấn Đắk Mâm [huyện Krông Nô] mới được nâng cấp sửa chữa, phần lớn các đoạn đường còn lại vẫn “nát như tương”.

Đường QL28 kéo dài đã và đang xuống cấp nghiêm trọng

Toàn tuyến hiện có hàng trăm đoạn bị băm nát, mặt đường xuất hiện vô số ổ voi, ổ trâu và hễ trời có mưa thì lập tức trở thành các “ao” sâu. Tại đoạn đường khoảng 40km từ thị trấn Đắk Mâm [huyện Krông Nô] đến xã Quảng Sơn [huyện Đắk G’long], nhiều đoạn lớp nhựa và nền đường bị bong tróc hoàn toàn, mặt đường xuất hiện các vết sạt lở, sụt lún sâu. Tiêu biểu như đoạn QL28 đi qua Đèo 52 [xã Quảng Sơn] hiện đã hư hỏng và sạt lở mạnh, lề đường bị xói lở nhanh tạo thành các rãnh sâu, nguy hiểm báo động ở mức cao.

Theo người dân địa phương, tình trạng đường hư hỏng, xuống cấp đã xuất hiện từ năm 2013, tức là không lâu sau thời điểm nghiệm thu, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Từ đó tới nay, mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần sửa chữa nhưng đường vẫn “nát như tương”. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người và phương tiện giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Một người dân ở thôn 4 [xã Quảng Sơn] bức xúc: “Mỗi lần có mưa là mặt đường trước tạp hóa của gia đình tôi biến thành “ao”. Mỗi lần xe lớn lao qua, nước bắn tóe tung vào trong quán, trong nhà của nhiều hộ dân gần đường. Chúng tôi đã nhiều lần góp tiền để san lấp mặt đường song chỉ được ít ngày lại như cũ. Đường quá xấu cũng khiến vô số người tham gia giao thông dính “bẫy” tai nạn, nhẹ thì trầy xước, nặng thì tử vong”.

Nườm nượp xe tải trọng lớn

Dư luận địa phương cho rằng tuyến đường này nhanh chóng xuống cấp và hư hỏng nặng như hiện tại là do xe quá tải hoành hành. Mỗi ngày đêm, có cả trăm lượt xe tải trọng lớn vận chuyển cát, đá trên tuyến đường này. Ngay cả thời điểm đèo 52 sạt lở mạnh, các xe này vẫn bất chấp nguy hiểm, ngày đêm “cõng” hàng đi tiêu thụ.

Theo phản ánh của người dân,  ngày 5/8, chúng tôi có mặt tại Quốc lộ 28, đoạn đi qua xã Quảng Sơn [huyện Đắk G’long] và xã Quảng Phú [huyện Krông Nô] để chứng kiến cảnh xe quá tải tung hoành. Chỉ sau vài tiếng có mặt tại đây, chúng tôi đã chứng kiến hàng chục lượt xe tải thay nhau qua lại chở cát, đá. Bất chấp những đoạn đường gập ghềnh, sạt lở nguy hiểm, những chiếc xe có trọng tải lớn [từ 4 - 6 trục] chở cát ướt, vun nóc cao và không hề che chắn bạt vẫn lao vun vút. Cát vương vãi trên đường, bụi bay mù mịt khiến những người cưỡi “ngựa sắt” trên đường phải “nhắm mắt nhắm mũi” mà đi.

Theo quan sát của chúng tôi, phần lớn các xe chở cát đều đi theo hướng từ xã Đắk Nang và Quảng Phú [huyện Krông Nô] về khu vực xã Quảng Sơn rồi tách ra các tuyến đường vành đai khác. Nhưng ngoài chốt kiểm tra của Thanh tra giao thông [thuộc Sở GTVT Đắk Nông] đặt tại xã Đắk Ha [huyện Đắk G’long, cách đèo 52 hơn 30km], dọc tuyến Quốc lộ này không hề có bóng dáng của lực lượng chức năng. Các phương tiện thô sơ và người qua lại rất ít, chỉ có xe tải lớn nườm nượp chạy qua. Rõ ràng, bức xúc của người dân về việc xe quá tải hoành hành gây hư hỏng đường xá không phải là không có căn cứ.

Các xe tải trọng lớn chở cát ướt, không che chắn bạt hoạt động rầm rộ trên QL28

Theo ông Nguyễn Nhân Bản - Phó Giám đốc Sở GTVT Đắk Nông, vào năm 2014, Sở cũng đã có báo cáo gửi Đoàn đại biểu quốc hội phản ánh tình trạng xuống cấp nghiêm trọng tại Tỉnh lộ 4 [nay là QL28 kéo dài], gây khó khăn và nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông. “Ngoài một số yếu tố như: quá trình khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu tại một số gói thầu thiếu chặt chẽ về quy cách, chất lượng và vật liệu thi công; nền địa chất của một số đoạn trên tuyến đường yếu [thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn]… báo cáo của Sở cũng nêu rõ việc lưu lượng xe chạy nhiều, đặc biệt là xe tải trọng lớn thường xuyên qua lại cũng là nguyên nhân khiến đường bị xuống cấp. Hàng năm, Sở vẫn tiến hành bảo trì, duy tu nhưng vì kinh phí hạn chế nên chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của toàn tuyến” - ông Bản nói.

Sẽ “siết chặt” công tác tuần tra, kiểm soát

Trong 6 tháng đầu năm 2016, Trạm Kiểm tra trọng tải xe lưu động số 56 [Trạm cân số 56] và cân xách tay của Thanh tra Sở GTVT Đắk Nông đã kiểm tra hơn 3.500 lượt xe và phát hiện 126 trường hợp vi phạm tải trọng. Thanh tra Sở đã tước giấy phép lái xe của 26 trường hợp, phạt lái xe và chủ xe tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Ông Phạm Văn Mạnh - Phó Giám đốc Sở GTVT Đắk Nông, cho biết: “Chúng tôi thường xuyên chỉ đạo lực lượng thanh tra tăng cường quản lý tải trọng của các tuyến đường trong tỉnh, đặc biệt là QL28 kéo dài. Các trường hợp vi phạm tải trọng trong thời gian gần đây giảm mạnh, tình trạng vi phạm cơ bản đã được kiểm soát.”

Theo ông Hồ Công Hoa - Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Nông, Krông Nô là đầu mối cung cấp cát xây dựng cho toàn tỉnh và thông thường các xe chở cát sẽ qua Tỉnh lộ 3 về huyện Đắk Mil hoặc theo QL28 nối dài về thị xã Gia Nghĩa để đưa cát đi tiêu thụ. Ngoài việc lập các chốt cố định, chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát lưu động tại 2 khu vực này và riêng ngày 4/8 đã phát hiện và xử lý 7 trường hợp xe chở cát quá tải từ Krông Nô qua Tỉnh lộ 3. Trong 7 tháng đầu năm 2016, lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông đã phát hiện hơn 360 lỗi vi phạm của các xe tải, lập biên bản xử lý hơn 400 trường hợp. “Thời gian quan, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã tăng cường tuần tra, kiểm soát tải trọng trên QL28 và các tuyến đường khác trong tỉnh. Mặc dù vẫn còn tình trạng quá tải nhưng số xe vi phạm giảm mạnh, khối lượng vượt cũng rất ít” - ông Hoa nói.

Khi PV cung cấp những hình ảnh xe có tải trọng lớn chở cát vun nóc, chở cát ướt, không che chắn bạt… cả lãnh đạo Sở GTVT Đắk Nông cùng lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh đều ghi nhận thông tin và khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhằm “siết chặt” tình trạng xe tải vi phạm trên QL28. Ông Phạm Văn Mạnh - Phó Giám đốc Sở GTVT, chia sẻ: “Ngay trong ngày 5/8, tôi qua QL28 và thấy đường hư hỏng nặng, đi lại khó khăn quá. Tại đoạn QL28 đi qua xã xã Đắk Nang, Quảng Phú [huyện Krông Nô] và xã Quảng Sơn [huyện Đắk G’long] có rất nhiều xe tải lớn chở đá, cát qua lại. Thời gian tới, Sở sẽ giao lực lượng Thanh tra khảo sát và lập chốt lưu động tại khu vực này nhằm chấn chỉnh tình trạng xe vi phạm trên QL28”.

Trạm cân thường xuyên “ốm”

Cách đây không lâu, tại Trạm cân số 56 đã xảy ra nhiều vấn đề “lùm xùm” và ít nhất một lãnh đạo Thanh tra Sở GTVT Đắk Nông [phụ trách trạm cân] đã bị phạt tù giam. Một vấn đề nữa là từ khi đưa vào hoạt động tới nay, cân của Trạm cân số 56 thường xuyên xảy ra sự cố, phải ngừng hoạt động. Theo ông Phạm Văn Mạnh - Phó Giám đốc Sở GTVT Đắk Nông, vào cuối tháng 7/2016, cân này tiếp tục bị hư hỏng và phải gửi ra Hà Nội sửa chữa. Điều này không chỉ tốn kém kinh phí sửa chữa mà còn ảnh hưởng lớn tới công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Chủ Đề