Tổ chức đoàn thanh niên cộng sản hcm là gì

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Số 9 đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024.39110330

Email: 

 

Bí thư:

Hồ Anh Tuấn

 

Phó Bí thư:

Phạm Thu Hương

     

1. Chức năng – Nhiệm vụ

 - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy, là đội quân xung kích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn bổ sung lực lượng ưu tú cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội;

 - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học XHCN của thanh niên; là môi trường lành mạnh để tập hợp đoàn kết, giáo dục, rèn luyện và phát triển nhân cách toàn diện, định hướng lý tưởng cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo cơ hội, điều kiện cho thanh niên cống hiến trưởng thành;

Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp  pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.

2. Vị trí, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên;

Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng;

Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi;

Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên, Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội;

- Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi; tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội. 

3. Thành tích nổi bật

- Năm 2002: Nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ.

Từ 1997 – 2016: Nhận bằng khen của TW Đoàn.

Từ 1997 – 2016: Liên tục nhận cờ thi đua xuất sắc cấp Thành phố của TW Đoàn HN.

- Năm 2008 và 2014: Nhận bằng khen của UBND Thành phố.

I

GIỚI THIỆU ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

I. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

  • Thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1931

  • Đoàn hiện có 4.710.000 đoàn viên thanh niên.

  • Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn: Hoàng Bình Quân

  • Các Bí thư: Đào Ngọc Dung, Nguyễn Thành Phong, Đoàn Văn Thái, Bùi Đặng Dũng, Lê Mạnh Hùng, Lâm Thị Phương Thanh, Nông Quốc Tuấn.


Hoàng Bình Quân
Uỷ viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm UBQGTN Việt Nam

     
   
  Đào Ngọc Dung
Bí thư thường trực T.Ư Đoàn
Chủ tịch Hội đồng Đội T .Ư
 
     

Nguyễn Thành Phong
Bí Thư T.Ư Đoàn

Đoàn Văn Thái
Bí Thư T.Ư Đoàn
TB Quốc tế

Bùi Đặng Dũng
Bí Thư T.Ư Đoàn
Chủ tịch Hội SV
     

Lê Mạnh Hùng
Bí Thư T.Ư Đoàn
CN UB Kiểm tra

Lâm Phương Thanh
Bí Thư T.Ư Đoàn
Trưởng ban Trường học
 

Nông Quốc Tuấn
Bí Thư T.Ư Đoàn
Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam

1. Vị trí, vai trò của Đoàn.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu và rèn luyện theo lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, góp phần xây dựng nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Đoàn thanh niên, là một thành viên của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, cùng các tổ chức chính trị khác: Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh,...

Đoàn thanh niên, là tổ chức tiên tiến của thanh niên Việt Nam ; Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, bình đẳng trước pháp luật và trước xã hội với tất cả các thành viên khác của hệ thống chính trị - xã hội.

Đoàn có ba tính chất cơ bản: tính chính trị, tính tiên tiến và tính quần chúng.

2. Chức năng của Đoàn.

2.1- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam.

Trường học xã hội chủ nghĩa được hiểu theo nghĩa rộng là môi trường giáo dục, rèn luyện, định hướng giá trị cho thanh niên theo lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, là môi trường để thanh niên thực hành dân chủ, công bằng, bình đẳng xã hội và nhân đạo chân chính.

2.2- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng cộng sản Việt Nam.

Một mặt, Đoàn bao gồm những người thanh niên tiên tiến, là nguồn bổ sung quan trọng nhất, đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của Đảng. Mặt khác, Đoàn là đội quân xung kích cách mạng của Đảng với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên", góp phần thực hiện những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời Đoàn là lực lượng quan trọng trong bảo vệ và xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.

2.3- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ Việt Nam.

Tổ chức Đoàn là của thanh niên tiên tiến, vì quyền dân chủ của thanh niên và vì lợi ích chính đáng của quần chúng thanh niên. Đoàn thanh niên có mặt ở mọi nơi, mọi ngành, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc, lứa tuổi của thanh niên. ở đâu có thanh niên, ở đó có điền kiện để phát triển tổ chức Đoàn. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sinh ra, phát triển và trưởng thành là do quần chúng thanh niên, đại diện và chăm lo, bảo vệ và giữ gìn lợi ích chính đáng của thanh niên; Tổ chức tập hợp mọi thanh niên ưu tú phấn đấu rèn luyện đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp của cách mạng.

3. Lịch sử và sự kiện

Đoàn thanh Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 đến ngày 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 [một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ II đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác vận động thanh niên] làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, từ khi thành lập đến nay, Đoàn đã được đổi và mang những tên khác nhau trong thời kỳ cách mạng.

  • Từ 26/3/1931 đến 1936: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương

  • Từ 1936 đến 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương

  • Từ 9/1939 đến 1941: Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương

  • Từ 5/1941 đến 1955: Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam

  • Từ 10/1955 đến 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

  • Từ 2/1970: Đoàn Thanh niên Lao động được mang tên Hồ Chí Minh

  • Từ 2/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Những phong trào lớn của Đoàn đã đóng góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc:

  • Năm 1956: Phong trào "Lao động kiến thiết Tổ quốc"

  • Năm 1960: Phong trào "Thi đua trở thành người lao động tiên tiến"

  • Năm 1961: Phong trào "Những người tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất"

  • Năm 1964: Phong trào "Ba sẵn sàng" - ở miền Bắc

  • Năm 1965: Phong trào "Năm xung phong" ở miền Nam

  • Năm 1976: "Ba mũi tên tiến công chống tiêu cực và Toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng"

  • Năm 1982-1983: "Ba chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ"[lương thực, tiết kiệm, việc làm].

  • Năm 1983: Cuộc "Hành quân theo bước chân những người anh hùng"

  • Năm 1984: NQ 7 [khoáIV] bổ sung và đề ra 5 chương trình hành động CM của tuổi trẻ:

  • Học tập rèn luyện con người mới.

  • Lao động sáng tạo, tiết kiệm, việc làm thanh niên.

  • Xung kích trong an ninh, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.

  • Xung kích cải tạo XHCN

  • Xung kích trong lưu thông phân phối.

  • Năm 1985: Cuộc "Vận động xây dựng nếp sống XHCN trong thanh niên

  • Năm 1987: Với các phong trào: "Tuổi trẻ xung kích sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận kinh tế, chính sách xã hội, an ninh và học tập tiến quân vào khoa học kỹ thuật.

  • Năm 1992: Cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh và 4 phong trào: ba mục tiêu dân số và kế hoạch hoá gia đình; Phấn đấu xây dựng bộ đội Cụ Hồ; Sản xuất kinh doanh giỏi; Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.

  • Năm 1997: Phong trào lớn: "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước".

  • Năm 2002: Phát triển phong trào: "Tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Các kỳ đại hội Đoàn toàn quốc

  • Đại hội lần thứ I: Vào ngày 7-2-1950 tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên có 400 đại biểu. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư TW Đoàn.

  • Đại hội lần thứ II: Từ ngày 25-10 đến ngày 4-11-1956 tại Hà Nội, có 479 đại biểu, Đại hội đã bầu 30 Uỷ viên BCH. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất.

  • Đại hội lần thứ III: Từ ngày 23 đến ngày 25-3-1969 tại Hà Nội, có 677 đại biểu. Đại hội đã bầu 71 Uỷ viên Ban chấp hành. Đồng chí Nguyến Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất, sau đó đồng chí Nguyễn Lam chuyển sang làm công tác khác của Đảng, đồng chí Vũ Quang được bầu làm Bí thư thứ nhất.

  • Đại hội lần thứ IV: Từ ngày 20-11 đến ngày 22-11-1980 tại Hà Nội có 623 đại biểu. Đồng chí Đặng Quốc Bảo được bầu làm Bí thư thứ nhất, sau đó đồng chí Đặng Quốc Bảo nhận công tác khác, đồng chí Vũ Mão được bầu làm Bí thư thứ nhất.

  • Đại hội lần thứ V: Từ ngày 27-11 đến ngày 30-11-1987 tại Hà Nội, có 750 đại biểu. Đại hội bầu 150 uỷ viên BCH. Đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm Bí thư thứ nhất.

  • Đại hội lần thứ VI: Từ ngày 15-10 đến 18-10-1992 tại Hà Nội, có 797 đại biểu. Đại hội bầu 91 uỷ viên Ban chấp hành, đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư thứ nhất.

  • Đại hội lần thứ VII: Từ ngày 28-11 đến ngày 31-11-1997 tại Hà Nội, có 899 đại biểu. Đại hội bầu 125 uỷ viên BCH. Đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất.

  • Đại hội lần thứ VIII: Từ ngày 10-12-2002 tại Hà Nội, có 898 đại biểu. Đại hội bầu 134 uỷ viên BCH. Đồng chí Hoàng Bình Quân được bầu làm Bí thư thứ nhất.

4. Những nhiệm vụ cơ bản của Đoàn.

  • Đoàn kết tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên.

  • Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

  • Tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong thanh thiếu nhi

  • Đoàn tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

  • Phụ trách, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn

5.1- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục và bảo vệ thanh thiếu nhi, tổ chức cho đoàn viên thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ trên thế giới, phấn đâú vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

5.2- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:

a. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

b. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy bầu ra. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành [BCH] do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp BCH, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do BCH cùng cấp bầu ra.

c.Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với BCH Đoàn cấp trên

5.3 Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp

  • Tổ chức cơ sở Đoàn [gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở]

  • Huyện, quận, thị Đoàn và tương đương

  • Tỉnh, thành Đoàn và tương đương

  • BCH Trung ương Đoàn

Việc thành lập tổ chức Đoàn hoặc ban cán sự Đoàn ở những nơi có tính đặc thù và ở ngoài nước theo quy định của Ban thường vụ Trung ương Đoàn.

Việc thành lập hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.

6. Hệ thống báo chí xuất bản

  • Đoàn có 2 Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thanh Niên và nhà xuất bản Kim Đồng

  • Đoàn có 3 Tạp chí: Tạp chí Thanh niên, xuất bản mỗi tháng 2 kỳ; Tạp chí Người phụ trách, xuất bản mỗi tháng 1 kỳ; Tạp chí Thời trang trẻ xuất bản mỗi tháng 2 kỳ

  • Đoàn có 5 tờ báo: Báo Tiền Phong; Báo Thanh niên; Báo Sinh viên; Báo Thiếu niên tiền phong; Báo Nhi đồng xuất bản mỗi tuần 4 kỳ.

II.Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
[Có 2,5 triệu hội viên, chủ tịch Hội là ông: Hoàng Bình Quân].

1. Vị trí, vai trò của Hội Liên hiệp thanh niên

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là một tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi nam, nữ thanh niên Việt Nam và các tổ chức thanh niên Việt Nam tán thành Điều lệ Hội đều có thể gia nhập Hội.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam có mục đích đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, giữ vững độc lập dân tộc, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân và sự tiến bộ của tuổi trẻ.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam có hai tính chất cơ bản: tính quần chúng xã hội rộng rãi và tính liên hiệp đối với các tổ chức thành viên và cá nhân hội viên.

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc : tự nguyện, tự quản, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động.

Công dân Việt Nam là thanh niên từ 15 - 35 tuổi, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, quá khứ, nơi cư trú nếu tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đều có thể tham gia hoạt động trong tổ chức Hội.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam công nhận các nhà hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, khoa học công nghệ và các nhà hảo tâm tự nguyện ủng hộ về tinh thần, vật chất cho các hoạt động của Hội là hội viên danh dự.

Thành viên tập thể của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, các đội hình thanh niên xung phong, các tổ chức thanh niên theo ngành nghề, sở thích, các tổ chức thanh niên ở nước ngoài tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu tán thành Điều lệ Hội thì được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội xét công nhận là thành viên tập thể của Hội.

Quan hệ giữa các thành viên tập thể của Hội là quan hệ hiệp thương, phối hợp và thống nhất hàng động vì mục tiêu chung.

Hệ thống tổ chức Hội bao gồm:
- Uỷ ban Trung ương Hội
- Uỷ ban Hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
- Uỷ ban Hội cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương.
- Chi hội [câu lạc bộ, đội, nhóm, tổ thanh niên] là tổ chức tế bào của Hội, được tổ chức và hoạt động không phân biệt địa bàn hành chính là chủ yếu, mà căn cứ vào nhu cầu nghề nghiệp, sơ thích, năng khiếu để quy tụ thanh niên tự nguyện tham gia, cùng hoạt động vì lợi ích chung của xã hội và lợi ích của từng thành viên.
- Báo của Hội là Báo Thanh niên, xuất bản mỗi tuần 4 kỳ.

III. Hội sinh viên Việt Nam
[Chủ tịch Hội là ông: TS.Bùi Đặng Dũng]

1. Ví trí, vai trò của Hội sinh viên Việt Nam.

Hội sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam. Mục đích của Hội là tập hợp rộng rãi mọi sinh viên Việt Nam cùng phấn đấu, học tập, rèn luyện góp phần xây dựng nước Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa và vì những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của sinh viên; đoàn kết và hợp tác bình đẳng với sinh viên các nước trên thế giới, vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Hội viên của Hội gồm những sinh viên là công dân Việt Nam đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài nước, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được kết nạp vào Hội sinh viên Việt Nam.

Hội sinh viện Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt chính trị là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên quốc tế.

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội.

  • Hội sinh viên Việt Nam tổ chức và hoạt dộng theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động.

  • Hội Sinh viên Việt Nam có nhiệm vụ:

  • Đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ hội viên trong học tập và rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ của người sinh viên, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh.

  • Giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho hội viên.

  • Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên, tham gia đề xuất các chủ trương, chính sách liên quan đến sinh viên. Tổ chức các hoạt động thiết thực, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp chính đáng của sinh viên.

  • Đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các tổ chức sinh viên trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

3. Báo của Hội sinh viên là báo Sinh viên và tờ phụ san Hoa học trò, xuất bản mỗi tuần 4 kỳ.

IV. Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam

  • Chủ nhiệm Uỷ ban kiêm Tổng thư ký: Ông Hoàng Bình Quân

  • Phó chủ nhiệm: Ông Lê Vũ Hùng và Đàm Hữu Đắc

  • Các uỷ viên Uỷ ban TNVN: 13 uỷ viên ở các ngành.

  • Uỷ ban quốc gia về TNVN giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan về thanh niên.

  • Đề xuất và kiến nghị với các cơ quan Nhà nước trong việc soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật và các chính sách về thanh niên.

  • Tổ chức việc phối hợp với các cơ quan liên ngành để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, tổ chức và xã hội, tổ chức kinh tế thực hiện pháp luật và chính sách đối với TN.

  • Thực hiện các hoạt động đối ngoại về mặt Nhà nước trong lĩnh vực TN theo quy định.

V. Uỷ ban Văn hoá - giáo dục thanh thiếu nhi của Quốc hội.

  • Uỷ ban Văn hoá giáo dục TTN của Quốc hội do một uỷ viên thường vụ Quốc hội là bà Trần Thị Tâm Đan làm chủ nhiệm và một phó chủ nhiệm uỷ ban là bà Trương Thị Mai.

  • Uỷ ban có nhiệm vụ thực hiện thu thập ý kiến của các đại biểu Quốc hội qua các kỳ họp toàn thể Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ quốc hội về các vấn đề thanh niên và có liên quan đến TN; xem xét các kiến nghị của thành viên uỷ ban, phản ánh cho Quốc hội, các Bộ, ngành Nhà nước và chính phủ nghiên cứu xử lý.

  • Uỷ ban tổ chức nghe báo cáo tình hình TN và công tác TN [Đoàn TN, Hội LHTNVN, Hội sinh viên Việt Nam, đóng góp ý kiến theo chức năng định kỳ họăc bất thường].

  • Uỷ ban là thành viên quan trọng trong quá trình dự thảo các văn bản về công tác TN, Luật TN, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra tiến bộ ban hành và thực hiện văn bản luật pháp về giáo dục và thanh niên.

VI. Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em của Chính phủ

- Lãnh đạo của uỷ ban gồm có:
Chủ nhiệm uỷ ban: Bộ trưởng Lê Thị Thu
Các phó chủ nhiệm:Phó chủ nhiệm chuyên trách, các phó chủ nhiệm đại diện Bộ GD - ĐT, Bộ Y tế, Hội Liên hiệp phụ nữ; T.Ư Đoàn thanh niên.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của uỷ ban:
Chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình Chính phủ phê duyệt chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em trong phạm vi cả nước; Tổ chức phối hợp với các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội thực hiệ chương trình dự án, kế hoạch đó.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tổ chức việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể, nhân dân, cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Phối hợp với Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Bộ Tài chính xây dựng trình chính phủ kế hoạch tài chính để thực hiện chương trình hành động vì trẻ em. Hướng dẫn kiểm tra kinh phí dành cho trẻ em theo kế hoạch.

Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế việc ký kết, phê duyệt các điều với quốc tế về quyền trẻ em; tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về trẻ em theo quy định của Chính phủ; tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về trẻ em khi được Chính phủ cho phép.

Quản lý một số chương trình dự án quốc tế tài trợ, viện trợ cho các mục tiêu vì trẻ em theo quy định của Chính phủ; bồi dưỡng hướng dẫn về nghiệp vụ về quản lý các dự án, chương trình hành động vì trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các cấp.

Quản lý, sử dụng quỹ Bảo vệ trẻ em ở trung ương, hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em ở các cấp, các ngành. Thực hiện các chức năng thanh tra thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện và đề nghị xử lý những vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước đối với trẻ em.

VII. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
[Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư là ông Đào Ngọc Dung]

Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.Đội là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và địa bàn dân cư.

Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Đội TNTP Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hoà bình, hạnh phúc của các dân tộc.

5 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy thiếu niên nhi đồng Việt Nam:

  • Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

  • Học tập tốt, lao động tốt

  • Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

  • Giữ gìn vệ sinh thật tốt

  • Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập ngày 15-5-1941.

Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh:

- Cờ Đội: Nền đỏ, hình chữ nhật, ở giữa có huy hiệu Đội.

- Huy hiệu Đội: Hình tròn ở trong có hình măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "sẵn sàng"

- Khăn quàng: Bằng vải màu đỏ, hình tam giác cân có đường cao bằng 1/4 cạnh đáy.

- Các cấp hiệu, huy hiệu chuyên môn và đồng phục của đội viên và phụ trách.

- Khẩu hiệu của Đội:

        "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
        Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng !"

- Đội ca: là bài hát "Cùng nhau ta đi lên"

Điều kiện vào Đội TNTP Hồ Chí Minh

Thiếu niên Việt Nam từ 9 đến 14 tuổi có những điều kiện sau đây đều được vào Đội:
- Tự nguyện xin vào Đội
- Được quá nửa số đội viên trong chi đội đồng ý.

Hiện nay cả nước có hơn 20.000 liên đội, và hơn 150.000 chi đội trong và ngoài nhà trường thu hút: 9 triệu đội viên TNTP và 5 triệu em nhi đồng sinh hoạt.

Các phong trào truyền thống của Đội:

- "Nói lời hay làm việc tốt phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ".

- Phong trào "Trần Quốc Toản" với nội dung giúp gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình neo đơn và các hoạt động xã hội, từ thiện có từ tháng 2-1948 đến nay do Bác Hồ phát động.

- Phong trào kế hoạch nhỏ được phát động từ năm 1958 đến nay. Đây là phong trào lao động, tiết kiệm để gây quỹ đội từ cơ sở đến Trung ương để làm các công trình của Đội như:

    + Xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong năm 1958-1959.
    + Đóng đoàn tàu hoả thiếu niên tiền phong năm 1978.
    + Xây dựng khách sạn Khăn Quàng Đỏ ở thủ đô Hà Nội từ năm 1980.
    + Xây dựng khu di tích và tượng đài Kim Đồng năm 1981.Và hàng trăm công trình ở các địa phương.

- Phong trào thiếu nhi nghèo vượt khó - giúp các bạn khó khăn trong học tập.

- Phong trào "áo lụa tặng Bà" là hoạt động của các tập thể Đội đảm nhận thăm, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Phong trào "Vòng tay bè bạn" và "Hữu nghị quốc tế" là các hoạt động kết nghĩa giúp các bạn thiếu nhi ở các vùng miền trong nước và thiếu nhi các nước trong khu vực và thế giới để tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị vì quyền lợi của trẻ em, vì hoà bình hạnh phúc của các dân tộc.

Chủ Đề