Tổng quan thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2022

So với thông tin trước đó từ Tổng cục Thống kê, dữ liệu mới từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy những tín hiệu lạc quan hơn…

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam [IAV] vừa công bố số liệu về thị trường bảo hiểm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020, dựa trên tổng hợp báo cáo hoạt động ước tính của các hội viên.

Cụ thể, tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm đến hết quý II/2020 ước đạt 82.944 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 26.991 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 7%. Còn tổng doanh thu phí bảo hiểm của khối nhân thọ [BHNT] đạt 55.953 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Như vậy, có thể thấy số liệu tổng hợp của IAV có sự khác biệt nhất định so với công bố trước đó của Tổng cục Thống kê [GSO] – nhất là ở khối BHNT.

Trước đó, theo GSO, tính tới hết quý II/2020, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng trưởng 11% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu phí BHNT tăng 13%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8%.

Theo đánh giá của GSO, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm , đặc biệt là lĩnh vực BHNT với đặc thù cần có sự gặp mặt trực tiếp để tư vấn cho khách hàng. Do lĩnh vực bảo hiểm không thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu nên các điểm kinh doanh, giao dịch bảo hiểm với khách hàng phải đóng cửa và tạm dừng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, về tổng thể, các thống kê đều cho thấy, dù tốc độ tăng trưởng của toàn ngành có chậm lại so với cùng kỳ những năm trước, song đây vẫn là mức tăng trưởng khả quan so với rất nhiều ngành trong bối cảnh tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.

Hơn 1,36 triệu hợp đồng BHNT khai thác mới trong giai đoạn Covid-19

Về mảng BHNT, theo số liệu thống kê ước tính của IAV, đến hết tháng 6/2020, tổng số hợp đồng khai thác mới là 1.367.489 hợp đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng hợp đồng có hiệu lực đến cuối kỳ là 12.032.944, tăng 19,7%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của khối nhân thọ đạt 55.953 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ [cao hơn 6 điểm% so với dữ liệu trước đó từ GSO].

Cùng với việc tăng về số hợp đồng khai thác mới và doanh thu phí bảo hiểm, phí bảo hiểm khai thác mới của khối nhân thọ tính đến tháng 6 tăng 12,5% đạt 17.304 tỷ đồng.

Khối phi nhân thọ chi trả bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng sau 6 tháng

Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã chi trả bồi thường 9.028 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường khoảng 33% [chưa bao gồm dự phòng bồi thường].

Cụ thể, bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu đạt 8.236 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 31% trong tổng doanh thu toàn thị trường, bồi thường 3.821 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 46%. Trong đó, doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đạt 2.495 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9%, tăng trưởng 33%. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 5.916 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 22%, bồi thường 3.434 tỷ đồng.

Bảo hiểm sức khỏe doanh thu đạt 8.051 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 30%, tăng trưởng 8%, bồi thường 2.458 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 31% [chưa bao gồm dự phòng bồi thường].

Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 3.790 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14%, tăng trưởng 9%, bồi thường 847 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 22% [chưa bao gồm dự phòng bồi thường].

Bảo hiểm cháy nổ doanh thu đạt 3.068 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11%, tăng trưởng 13%, bồi thường 776 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 25% [chưa bao gồm dự phòng bồi thường]. Trong đó, doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 2.443 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9%, bồi thường 412 tỷ đồng. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện đạt 771 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3%, bồi thường 258 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 1.123 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4%, giảm 11%, bồi thường 279 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 25% [chưa bao gồm dự phòng bồi thường].

Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh thu đạt 1.101 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4%, tăng trưởng 6%, bồi thường 464 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 42% [chưa bao gồm dự phòng bồi thường].

Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 569 tỷ đồng tăng trưởng 2%, bảo hiểm hàng không 264 tỷ đồng giảm 16%, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 428 tỷ đồng tăng trưởng 15%, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 112 tỷ đồng tăng trưởng 18%, bảo hiểm nông nghiệp đạt 20 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ, bảo hiểm bảo lãnh 15 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ.

So với thời điểm cuối 2019, tại danh sách mới công bố [đầu tháng 7] của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã xuất hiện một vài gương mặt mới, nâng số lượng doanh nghiệp trong ngành từ 64 lên 70.

Cụ thể, có thêm 2 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là CTCP bảo hiểm OPES [OPES] và Công ty TNHH bảo hiểm HD; cùng 4 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là: CTCP môi giới bảo hiểm Integer, Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Bảo An, Công ty TNHH môi giới bảo hiểm LK Việt Nam, Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Pan Asia.

Theo BizLive

[TBTCO] - Báo cáo số liệu từ cơ quan quản lý về bảo hiểm cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thị trường bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 28.055 tỷ đồng, tăng 13,58% so với cùng kỳ năm trước. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy sự hồi phục tốt của thị trường này. Hiện các doanh nghiệp bảo hiểm đang nỗ lực số hóa, đẩy mạnh bán lẻ, đa dạng hóa kênh phân phối…, nhằm sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Năm 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đạt 217.338 tỷ đồng, tăng 16,71% so với năm 2020, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 57.880 tỷ đồng, tăng 3,98% so với năm 2020. Con số trên thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,63% của mảng kinh doanh này trong năm 2020.

Năm 2022, trong bối cảnh bình thường mới, nhiều mục tiêu đề ra được các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khởi động từ khá sớm đã giúp nhiều doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Điển hình như Bảo hiểm PVI, quý I/2022 doanh nghiệp này ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, với tổng doanh thu đạt 3.828 tỷ đồng, hoàn thành 125,9% kế hoạch quý và 36% kế hoạch năm, tăng trưởng 32,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm PJICO đưa vào sử dụng App khai thác bảo hiểm cho các đại lý cá nhân. Ảnh: Hà Phan

“6 tháng đầu năm 2022, Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra; giữ vững các dịch vụ khách hàng; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kênh thương mại điện tử và môi giới; duy trì hệ thống bán lẻ vừa tăng trưởng quy mô, vừa giữ vững hiệu quả” - đại diện Bảo hiểm PVI nhấn mạnh.

Đại diện Bảo hiểm Vietinbank [VBI] cho biết, kết thúc quý I/2022, Bảo hiểm VBI ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng trên 24,5% so với cùng kỳ năm 2021. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp này là nhóm sản phẩm bảo hiểm về sức khỏe, tiếp đến là doanh thu bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xe cơ giới…

Theo báo cáo tài chính quý I/2022, Bảo hiểm MIC ghi nhận tổng doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1.247 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng chung của thị trường.

Theo đại diện Bảo hiểm PJICO, tính đến ngày 10/6/2022, doanh thu phí bảo hiểm của PJICO đạt 1.606 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước và đã đạt 43,7% kế hoạch năm 2022.

Các doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong những tháng đầu năm 2022. Báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt nhận định, doanh thu phí bảo hiểm năm 2022 sẽ trở lại với đà tăng trưởng cao sau hai năm 2020 và 2021 giảm tăng trưởng do dịch bệnh kéo dài.

Giải pháp tăng tốc

Chia sẻ về các giải pháp để hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh năm 2022, đại diện Bảo hiểm VBI cho biết, VBI sẽ tập trung nguồn lực để khai thác các sản phẩm có hiệu quả, đặc biệt các sản phẩm trọng điểm, tập trung khai thác các kênh bán hàng có ưu thế cạnh tranh, khai thác tối đa tiềm năng kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng trong hệ sinh thái VietinBank; kiểm soát, chăm sóc khai thác có hiệu quả các khách hàng hiện hữu, đảm bảo duy trì tỉ lệ tái tục khoảng 80%.

Mới đây, Bảo hiểm VBI và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam [MSB] cũng ký kết thỏa thuận hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm sức khỏe M-FAST CARE. Thỏa thuận hợp tác được kỳ vọng sẽ là điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa cả hai với mục tiêu đồng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022.

Với định hướng tập trung vào ứng dụng công nghệ số trong bán bảo hiểm, đặc biệt là mảng khai thác bán lẻ, Bảo hiểm PJICO cũng vừa đưa vào sử dụng App khai thác bảo hiểm cho các đại lý cá nhân - PJICO đại lý bảo hiểm. Dự kiến đến hết tháng 8/2022 sẽ có 70% đại lý sử dụng App như một công cụ cấp đơn chính thức và đến năm 2023, con số này đạt 95%. Bảo hiểm PJICO đặt mục tiêu năm 2022 sẽ là năm tập trung vào chuyển đổi số và là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này trên thị trường bảo hiểm.

Đại diện Bảo hiểm MIC cho biết, năm 2022, MIC đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng tối thiểu 40%, lợi nhuận tăng trưởng tối thiểu 35%, tỷ lệ bồi thường 32%, cam kết cổ tức từ 8% - 10%.

Theo các chuyên gia trong ngành, mức tăng trưởng 13,58% của bảo hiểm phi nhân thọ trong 6 tháng đầu năm 2022 được đánh giá là rất tích cực nếu so với mức tăng trưởng gần 4% của cả năm 2021. Với nhiều giải pháp đã và đang được doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra cùng với những thuận lợi về chính sách, dự kiến đà tăng trưởng này sẽ được duy trì trong năm 2022 và các doanh nghiệp sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Để đạt được mục tiêu này, đại diện MIC cho biết sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số hóa, phối hợp hoàn thiện nâng cấp hệ thống Core bảo hiểm phục vụ hoạt động kinh doanh; số hóa quy trình, xây dựng kho dữ liệu và báo cáo thông minh; hoạt động quản trị cũng hướng đến việc chuẩn hóa hệ thống dữ liệu khách hàng…

Theo đại diện Bảo hiểm VNI, năm 2022, VNI đặt mục tiêu doanh thu cán mốc 3.000 tỷ đồng, tăng trưởng 30%, đồng thời duy trì vị thế top 10 về thị phần bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

Theo đó, VNI triển khai hàng loạt các giải pháp để thực hiện các mục tiêu lớn như tăng trưởng doanh thu, kiểm soát hiệu quả và an toàn đầu tư tài chính, tiết giảm chi phí. Bên cạnh đó, VNI tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tăng cường mở rộng kênh phân phối và phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tập trung chuyển đổi số, đồng thời liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh các sáng tạo đột phá về sản phẩm mang đến trải nghiệm ưu việt cho khách hàng.

Đồng thời, Bảo hiểm VNI tiếp tục mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh hợp tác với nhiều đối tác, ngân hàng, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển kênh bán hàng online như website: ebhhk.com.vn, App My VNI Client, hóa đơn điện tử, chữ ký số, thực hiện công tác giám định, bồi thường online…

Theo các chuyên gia trong ngành, mức tăng trưởng 13,58% của bảo hiểm phi nhân thọ trong 6 tháng đầu năm 2022 được đánh giá là rất tích cực nếu so với mức tăng trưởng gần 4% của cả năm 2021. Với nhiều giải pháp đã và đang được doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra cùng với những thuận lợi về chính sách, dự kiến đà tăng trưởng này sẽ được duy trì trong năm 2022 và các doanh nghiệp sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Video liên quan

Chủ Đề