Một trong những mặt hạn chế của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là

Quy luật giá trị trong kinh tế chính trị Marx-Lenin là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa, quy định bản chất và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa, nó quy định mặt chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng hoá, theo đó, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết cũng như trao đổi theo nguyên tắc ngang giá[1]. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả hàng hóa, đó là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, Quy luật giá trị hoạt động thể hiện ở sự vận động của giá cả xoay xung quanh trục giá trị[2].

Mác - người đã nêu ra quy luật về giá trị

Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết. Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.

Thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường mới thấy được sự vận động của quy luật giá trị. Giá cả là biểu hiệu bằng tiền của giá trị. Giá trị là nội dung, cơ sở của giá cả. Do đó, giá cả phụ thuộc vào giá trị. Tuy nhiên, trên thị trường, giá cả còn chịu ảnh hưởng của quy luật cung - cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Sự tác động của các yếu tố đó làm cho giá trị và giá cả không đồng nhất với nhau mà tách rời nhau. Sự vận động của giá cả của các hàng hóa trên thị trường sẽ lên, xuống xoay quanh giá trị. Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị và giá trị như cái trục của giá cả. Đối với một hàng hóa, giá cả có thể chênh lệch với giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng hóa, tổng giá cả bằng tổng giá trị của chúng.

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có các tác động sau:

Điều tiết sản xuất, lưu thông

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:

  • Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
  • Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

Kích thích cải tiến

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.

Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.

Phân hóa sản xuất

Quy luật này phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo. Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết [theo giá trị] sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.

Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.

  • Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin [tái bản], Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005
  • Kinh tế Chính trị Mác – Lênin [in lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung], Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
  • 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin [tái bản lần thứ 5], An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
  • Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 [tái bản có bổ sung, sửa chữa]

  1. ^ Tác động của quy luật kinh tế thị trường đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
  2. ^ Lưu thông hàng hóa trong điều kiện vừa chống dịch Covid-19 vừa tuân thủ các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Quy_luật_giá_trị&oldid=68429057”

Một trong những quy luật của quy luật kinh tế đó là quy luật giá trị. Đây được đánh giá là một quy luật căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Quy luật này tác động rất lớn đến thị trường kinh tế hiện nay và còn có vai trò kích thích sản xuất, lưu thông hàng hóa. Nếu vận dụng tốt quy luật giá trị trong sản xuất kinh doanh thì các nhà đầu tư có thể làm chủ thị trường và gặt hái được thành công. 

Trong quan niệm của chủ nghĩa Mác Lê-nin, ở đâu có sản xuất, lưu thông hàng hóa thì ở đó có quy luật giá trị. Đây là một quy luật kinh tế căn bản và có ảnh hưởng đến kinh tế thị trường hiện nay.

Quy luật giá trị là một quy luật căn bản trong nền kinh tế thị trường

>>> Xem thêm: Quy luật kinh tế là gì? Các quy luật cơ bản, tính chất và ý nghĩa

Yêu cầu chung của quy luật giá trị đó là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được thiết lập dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết. Để cạnh tranh trên thị trường, hao phí sức lao động cá biệt trong sản xuất hàng hóa phải thấp hơn hoặc bằng hao phí xã hội cần thiết thì mới có thể đạt được thành công.

Nội dung chính của quy luật này đó là sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Cụ thể hơn, khi sản xuất hàng hóa sẽ cần phải có hao phí sức lao động xã hội cần thiết. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất cần phải tiết kiệm lao động để sản xuất ra hàng hóa. Với một hàng hóa, giá trị của sản phẩm phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian cần thiết để sản xuất hay còn gọi là giá cả thị trường của hàng hóa. Khi đó, việc sản xuất hàng hóa mới có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cao. 

Ngoài ra, trong trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong thị trường cần tuân theo nguyên tắc ngang giá. Nghĩa là khi trao đổi hàng hóa, doanh nghiệp phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và đảm bảo rằng hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Khi đó, doanh nghiệp mới có thể có chi phí để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Quy luật giá trị có tác động rất lớn đến việc sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường. Đồng thời, quy luật này còn ảnh hưởng đến phân hóa xã hội, dẫn đến sự hình thành người giàu và người nghèo. 

Một tác động rõ ràng nhất của quy luật giá trị đó chính là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Điều này có nghĩa là quy luật này ảnh hưởng đến sự phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành kinh tế, các lĩnh vực khác nhau.

Quy luật giá trị có thể điều tiết và lưu thông hàng hóa

Tác động điều tiết này của quy luật giá trị phụ thuộc vào sự biến đổi cung cầu cùng giá cả hàng hóa ở thị trường. Khi đó, sự biến động giá cả không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sản xuất, lưu thông hàng hóa. 

Trường hợp nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả hàng hóa lớn hơn giá trị và hàng hóa sẽ bán chạy, doanh nghiệp có lãi. Khi giá cả cao hơn giá trị, các hoạt động kinh doanh sẽ được đẩy mạnh để cung cấp sản phẩm cho thị trường.

Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị. Khi đó, hàng hóa sẽ khó bán và doanh nghiệp phải dừng việc sản xuất, kinh doanh. Khi cung và cầu bằng nhau thì giá cả sẽ trùng với giá trị và thị trường sẽ rơi vào giai đoạn “bão hòa”.

Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi chủ thể sản xuất là một cá thể độc lập với mức hao tổn lao động trong sản xuất khác nhau. Những doanh nghiệp có mức hao tổn lao động ít nhưng tạo ra được giá trị hàng hóa lớn thì có thể đạt được lợi nhuận, doanh thu cao và có lãi. 

Quy luật giá trị thúc đẩy cải tiến kỹ thuật

Để tạo được ưu thế trong cạnh tranh của mình, những nhà sản xuất buộc phải tìm cách để hạ thấp chi phí lao động cá biệt sao cho thấp hơn hoặc bằng chi phí lao động xã hội cần thiết. Khi đó, những nhà sản xuất sẽ cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa quá trình sản xuất của mình. Do vậy, một tác động của quy luật giá trị đó chính là làm cho quá trình sản xuất được hiện đại, chuyên nghiệp hơn.

Trong quá trình thực hiện sản xuất, những người đạt được việc kinh doanh thuận lợi, có trình độ, kiến thức thì hao tổn lao động cá biệt thấp hơn hao tổn lao động xã hội cần thiết. Khi đó, những người này nhanh chóng đạt được lợi nhuận và kiếm được nhiều tiền, trở thành người giàu có. Ngược lại, những người không có lợi thế cạnh tranh sẽ nhanh chóng bị thua lỗ và trở thành người nghèo. 

Với sự tác động đến nền kinh tế và xã hội, quy luật giá trị có rất nhiều mặt tích cực. Cụ thể:

  • Tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và lao động vào các ngành sản xuất khác nhau để phục vụ thị trường
  • Thu hút hàng hóa ở những nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao, tạo nên sự cân bằng hàng hóa trong các khu vực khác nhau
  • Kích thích việc cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Quy luật này có nhiều mặt tích cực

Quy luật giá trị ảnh hưởng đến nhiều mặt trong sản xuất và đời sống xã hội. Việc vận dụng đúng quy luật này có thể giúp người sản xuất đạt được hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, những mặt tích cực của quy luật này còn giúp cho nền kinh tế, sản xuất của một quốc gia phát triển hơn. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề