Top 50 vdv taekwondo manh nhat the gioi năm 2024

491 VĐV trẻ của 59 CLB trên toàn quốc sẽ dự Cúp Đại sứ Hàn Quốc từ ngày 15 đến 22/12 tại Hà Nội để chọn tài năng chuẩn bị lực lượng cho ASIAD 2019.

Top 50 vdv taekwondo manh nhat the gioi năm 2024

Lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam bởi Trung tâm văn hóa Hàn Quốc và Tổng cục TDTT, Cup Đại sứ Hàn Quốc 2012 diễn ra tại nhà thi đấu Cầu Giấy, Hà Nội trong 4 ngày tới sẽ là một sự kiện giao lưu - thi đấu taekwondo hấp dẫn. Trong đó, phía Hàn Quốc sẽ mời đội biểu diễn nổi tiếng Kukkiwon - gồm những võ sĩ hàng đầu từng giới thiệu taekwondo khắp thế giới, và nhóm các VĐV đối kháng trình độ Olympic của trường đại học Keimyung sang thi đấu biểu biễn.

Về phía Việt Nam, các CLB sẽ cử đến dự giải những gương mặt trẻ xuất sắc nhất nhất tuổi từ 13 trở lên. Giải đấu có mục đích tạo sân chơi cho tất cả các CLB taekwondo trong toàn quốc tham dự, qua đó phát hiện và tuyển chọn những VĐV xuất sắc nhằm bồi dưỡng, đào tạo bổ sung cho đội tuyển quốc gia dự SEA Games, ASIAD, đặc biệt là ASIAD 2019 sẽ tổ chức tại Việt Nam.

Các VĐV sẽ tranh tài ở 32 hạng cân thi đấu đối kháng và 13 nội dung quyền theo hai lứa tuổi. Trong đó, nhóm tuổi từ 13-16 được xem là môi trường để các nhà tuyển trạch chọn lựa lực lượng cho Olympic trẻ 2014 và ASIAD 2019, còn nhóm tuổi từ 17 trở lên là nơi sàng lọc lực lượng cho SEA Games 2013 và ASIAD 2014.

Taekwondo từng là môn thể thao thế mạnh đem về HC vàng ASIAD và HC Olympic cho thể thao Việt Nam. Nhưng kể từ sau tấm HC bạc tại Olympic 2000 của nữ võ sĩ Trần Hiếu Ngân, môn này không còn lập nên những chiến công hiển hách cho đoàn Việt Nam như trước.

Muốn tìm lại vòng hào quang xưa, hơn bao giờ hết taekwondo Việt Nam cần tuyển chọn và đào tạo được một lứa VĐV đầy đủ thể lực, kỹ chiến thuật, ý chí và khát khao chiến thắng. Mục tiêu này càng có ý nghĩa khi Việt Nam sẽ là chủ nhà ASIAD 2019 và cần có những nhà vô địch mới. Để đạt được điều này, công tác tuyển chọn ban đầu ngay từ Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2012 đóng một vai trò bước đầu quan trọng.

(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 18/5, Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM, Liên đoàn Teakwondo Việt Nam đã họp báo công bố giải vô địch Taekwondo châu Á lần thứ 23, giải vô địch quyền Taekwondo châu Á lần thứ 5 và Giải vô địch Taekwondo người khuyết tật mở rộng châu Á lần thứ 4 – 2018.

Theo ông Trương Ngọc Để, Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức giải, đây là giải đấu lớn và rất quan trọng của taekwondo Việt Nam trong năm 2018. Để đăng cai giải đấu này, phía chủ nhà Việt Nam phải đáp ứng và tuân thủ nhiều quy định, tiêu chí nghiêm ngặt của Hiệp hội Taekwondo châu Á.

Giải lần này thu hút gần 700 võ sĩ đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia tranh tài. Diễn ra trước thềm ASIAD 18, giải là cơ hội để các VĐV có sự tập dợt cuối cùng trước khi bước vào đấu trường ASIAD 2018 ở Indonesia vào tháng 8 tới. Theo đánh giá của BTC, hầu hết các nước mạnh trong khu vực như Hàn Quốc, Iran, Trung Quốc, Thái Lan… đều mang qua Việt Nam lực lượng mạnh nhất để tham gia tranh tài.

Ở nội dung đối kháng, quy tụ gần 300 VĐV mạnh đến từ 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á. Những VĐV tài năng hiện tại của Taekwondo Việt Nam như Hồ Thị Kim Ngân, Trương Thị Kim Tuyền… đều góp mặt. Tuy nhiên, cơ hội cạnh tranh tấm HCV với đội chủ nhà Việt Nam được đánh giá rất khó khăn, khi đọ sức cùng các đối thủ mạnh nhất châu lục và thế giới.

Ở nội dung thi quyền cũng thu hút gần 300 VĐV trong khu vực tham dự. Các VĐV chủ nhà vừa trở về sau chuyến tập huấn tại Hàn Quốc đã sẵn sàng cho mục tiêu cao nhất. Theo ông Nguyễn Thanh Huy, HLV trưởng đội tuyển quyền taekwondo Việt Nam, đây là cơ hội không thể tốt hơn cho quyền Taekwondo Việt Nam chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á, bởi ASIAD 2018 là kỳ Đại hội châu lục lần đầu tiên đưa nội dung quyền Taekwondo vào thi đấu.

Lần đăng cai này, chủ nhà Việt Nam cũng tổ chức giải vô địch Taekwondo người khuyết tật mở rộng châu Á, quy tụ 120 VĐV khuyết tật đến từ 50 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên các VĐV khuyết tật tranh tài tại Việt Nam.

Giải chính thức khai mạc vào ngày 24/5 và thi đấu liên tục đến ngày 28/5 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TPHCM, hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn và đầy kịch tính.

Kinh nghiệm của nhiều Huấn luyện viên cho thấy thành tích thi đấu của VĐV có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp với trình độ kỹ thuật của VĐV, trình độ kỹ thuật của vận động viên có lối đánh khác nhau khi muốn nâng cao đều phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật cao hay thấp. Xét xu thế phát triển chung của môn võ Taekwondo thì vận động viên muốn đạt đuợc trình độ cao phải có kỹ thuật toàn diện tốt nó gồm có kỹ thuật cơ bản, kỹ thuật thi đấu đỉnh cao đó là các đòn sở trường của từng vận động viên. Các kỹ thuật trong Taekwondo rất đa dạng và phức tạp bao gồm; di chuyển, tấn công, phòng thủ, phản công, các hình thức chiến thuật, lối đánh xa, gần, trung bình. Ngoài ra., các tri giác chuyên môn như cảm giác về cự ly, tốc độ cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thi đấu Taekwondo, các VĐV có thể sử dụng rất nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng trên thực tế, những kỹ thuật thường được sử dụng nhất là: kỹ thuật đá (Chagi), di chuyển (Baljit gi), kỹ thuật đỡ (Makki), kỹ thuật đấm (Jirugi), động tác giả (Sogiman), thế thủ, các tư thế đứng cơ bản....tuy nhiên ở từng quốc gia việc áp dụng vào thi đấu có khác nhau dựa theo lối đánh truyền thống cuả họ như Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Pháp có lối đánh truyền thống uy lực lấy tấn công là chính trong khi đó một số quốc gia khác trong đó có Việt nam lại có sự kết hợp giữa lối đánh phòng thủ và tấn công .

Với 48 Quốc gia có phong trào tập luyện và thi đấu môn Taekwondo Châu á hiện nay đang được coi là khu vực có phong trào tập luyện và đạt được nhiều thành tích thi đấu tốt nhất trên Thế giới

Tại khu vực Đông Nam á: Căn cứ vào thành tích thi đáu tại 4 kỳ Seagames gần đây nhất có thể chia các quốc gia làm 3 loại :

- Loại 1 : Các quốc gia có phong trào mạnh gồm : Việt nam, Philippine, Thái lan, Indonesia và Malaysia.

- Loại 2 : Gồm các quốc gia sau : Myamar và lào

- Loại 3 : Gồm các quốc gia : Campuchia, Singapore và Brunei.

Đánh giá trình độ của từng quốc gia :

- Việt Nam : Có lực lượng vận động viên kế cận tốt,phần lớn các vận động viên trẻ, kỹ chiến thuật thi đấu tốt, có thể duy trì thành tích thi đấu ở một số hạng cân tại các kỳ seagames sau này như : Nữ : 47kg, 51kg

Nam : 58kg, 84kg và trên 84kg

- Philippine : Một số vận động viên mạnh đã lớn tuổi, Có lực lượng vận động viên kế cận tốt, kỹ chiến thuật thi đấu tốt. Mạnh ở một số hạng cân nhỏ của nam và nữ .

- Malaysia : Phần lớn các vận động viên trẻ có thể hình tốt, kỹ chiến thuật thi đấu tốt, đặc biệt mạnh ở một số hạng cân nữ trên 72kg và 55kg

- Thái lan : Đây là nước có lực lượng vận động viên trẻ có kỹ chiến thuật thi đấu và thể hình rất tốt là đối thủ chính của ta tại Seagames 22.

- Indonesia : Phần lớn các vận động viên có thành tích đã lớn tuổi, số vận động viên trẻ chưa kịp tiếp cận

Nhóm 2 :

- Myamar : Lực lượng vận động viên trẻ, có kỹ thuật thể lực tốt, mạnh ở một số hạng cân nữ : 47kg, 51kg và 55kg ; Nam 72kg

- Lào : Mạnh ở một số hạng cân của Nam 72kg, 62kg .

Nhóm 3 : gồm các quốc gia còn lại : Singapore, Brunei, Cam puchia

Nhìn chung các nước này chưa chú trọng đến phát triển môn võ Taekwondo nên chưa phải là đối thủ trong tương lai

Ở nước ta, Taekwondo là môn võ được hình thành muộn hơn so với các môn thể thao khác, song lại nhanh chóng thu hút được đông đảo lực lượng thanh thiếu niên trong cả nước tham gia tập luyện, thi đấu. Hiện cả nước có trên 50 đơn vị có phong trào tập luyện và thi đấu Taekwondo.

Du nhập vào việt Nam từ năm 1962, Taekwondo được người Việt Nam biết đến qua các chuyến lưu diễn của các đoàn Taekwondo Triều Tiên và mở lớp chính thức tại Sài Gòn, do thầy Kim Boang Sai đảm nhiệm. Giải vô địch Taekwondo Nam Kỹ đầu tiên được tổ chức vào năm 1965. Phải tới năm 1988, Taekwondo mới bắt đầu được truyền bá ở Hà Nội. Chỉ sau đó 1 năm, cả nước đã có hơn 20 đơn vị tỉnh thành, ngành bắt đầu có phong trào tập luyện Taekwondo. Từ năm 1993, giải vô địch Taekwondo toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại TPHCM và Taekwondo được chính thức đưa vào hệ thống các giải đấu đỉnh cao hàng năm do ủy ban TDTT tổ chức (lúc đó là Tổng cục TDTT). Mỗi năm, Taekwondo Việt Nam có 3 giải đấu chính thức là giải vô địch Taekwondo toàn quốc, giải vô địch Taekwondo trẻ toàn quốc và giải Cúp Taekwondo toàn quốc. Ngoài ra, trong hệ thống thi đấu này, còn có thêm 2 giải quốc tế lớn là giải Taekwondo Hà Nội và TPHCM mở rộng. Khi uy tín trên trường quốc tế được nâng lên, thì Taekwondo Việt Nam bắt đầu được Liên đoàn Taekwondo thế giới giao tổ chức các giải đấu lớn như giải vô địch Taekwondo Đông Nam á, Châu á, Cúp Thế giới....

Cùng với sự phát triển của ngành TDTT, môn võ Taekwondo đã có những bước tiến vượt bậc và có những đóng góp đáng kể vào thành tích của TTVN. Trên đấu truờng quốc tế, từ khu vực, châu lục và thế giới, đều có dấu ấn đáng tự hào của Taekwondo Việt Nam. Tên tuổi nhiều võ sỹ Taekwondo đã gắn liền với vinh quang như Trần Quang Hạ (HCV ASIAD 12, HCV SEA Games 16, 18), Hồ Nhất Thống (HCV ASIAD 13, HCV SEA Games 19, 20), Nguyễn Văn Hùng (HCV SEA Games 20), Nguyễn Thị Xuân Mai (HCV SEA Games 18).... Đặc biệt, tấm HCB Olympic Sydney 2000 của Trần Hiếu Ngân, đã đánh một mốc son trong bước tiến của TTVN, bởi đây là lần đầu tiên, thể thao Việt Nam mới có được huy chương tại Đại hội lớn nhất hành tinh này.