Top dự án đánh giá tác động môi trường năm 2022

Đồng chí Hà Trọng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.

Dự cuộc họp có các đồng chí thành viên Hội đồng thẩm định; đại diện lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đường, Sìn Hồ, Mường Tè và Phong Thổ; đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND xã Sơn Bình huyện Tam Đường, xã Tả Ngảo và xã Làng Mô huyện Sìn Hồ, xã Bum Tở huyện Mường Tè, xã Vàng Ma Chải và xã Sì Lở Lầu huyện Phong Thổ; một số đơn vị có liên quan.

Sơ đồ mô phỏng vị trí địa lý thực hiện Dự án Thủy điện Chu Va 2A.

Được biết, Dự án Thủy điện Chu Va 2A được thực hiện tại địa bàn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; khai thác năng lượng trên suối Nậm Dê và suối Chu Va 8. Dự án được đầu tư xây dựng mới với quy mô công suất là 8 MW, cung cấp điện lượng trung bình 27,893 triệu kWh/năm. Tổng diện tích dự án dự kiến sử dụng 5,41 ha. Chủ dự án là Công ty cổ phần Đại Long Lai Châu.

Dự án Thủy điện Nậm Chản 1 là công trình thủy điện có đập đầu mối nằm trên suối Nậm Nguyên, nhà máy đặt trên suối Nậm Nguyên xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Dự án có quy mô công suất là 05 MW, cung cấp điện lượng trung bình năm 18,142 triệu kWh. Diện tích chiếm dụng đất là 15,71 ha. Chủ dự án là Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Chản 1.

Dự án Thủy điện Nậm Pục được thực hiện tại địa bàn xã Bum Tở, huyện Mường Tè; khai thác năng lượng trên suối Nậm Pục và suối Nậm Sả. Dự án có quy mô công suất là 6 MW, cung cấp điện lượng trung bình 19,2 triệu kWh/năm. Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng là 10,12 ha. Chủ dự án là Công ty Cổ phần thủy điện Thanh Hưng.

Dự án Thủy điện Tả Páo Hồ 2 được thực hiện tại địa bàn xã Vàng Ma Chải và Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ; khai thác năng lượng trên suối Tả Páo Hồ. Dự án có quy mô công suất là 5 MW, cung cấp điện lượng trung bình 18,617 triệu kWh/năm. Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng là 6,09ha. Chủ dự án là Công ty Cổ phần thủy điện Tả Páo Hồ 2.

Thành viên Hội đồng phát biểu ý kiến thảo luận tại cuộc họp.

Việc đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Chu Va 2A, Thủy điện Nậm Chản 1, Thủy điện Nậm Pục và Thủy điện Tả Páo Hồ 2 là cần thiết nhằm sản xuất điện năng, phát điện hòa vào điện lưới Quốc gia phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; tạo việc làm cho lao động, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, khi vận hành, với diện tích mặt hồ sẽ tạo điều kiện cải thiện môi trường, phát triển nuôi trồng thuỷ sản và bước đầu làm cơ sở phát triển du lịch của vùng.

Đại diện lãnh đạo UBND xã Bum Tở, huyện Mường Tè phát biểu tại cuộc họp.

Thảo luận tại cuộc họp, các đồng chí tham dự đã đề nghị chủ dự án các thủy điện rà soát lại toàn bộ diện tích đất canh tác của người dân bị ảnh hưởng khi xây dựng và vận hành nhà máy; thống nhất và cập nhật lại số liệu trong báo cáo; tính toán lại các khối lượng thi công; rà soát các căn cứ pháp lý; đề nghị liệt kê các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án; làm rõ việc ảnh hưởng của nước thải xây dựng trong quá trình đào hầm dẫn nước và nêu rõ nguồn tiếp nhận; bổ sung đánh giá tác động đến cảnh quan hệ sinh thái…

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án còn nhiều nội dung trùng lặp; chưa đánh giá đầy đủ các thông tin liên quan đến khu vực thực hiện dự án; các thông tin tính toán về khối lượng đất đá sử dụng xây lắp, đổ thải của công trình không chi tiết cụ thể và cần phải tính toán lại cho phù hợp... 

Đồng thời, đồng chí Chủ tịch Hội đồng đề nghị các chủ dự án tiếp thu ý kiến đóng góp của các đồng chí tham gia tại cuộc họp và rà soát, chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của các Dự án trong thời gian sớm nhất, đảm bảo các giải pháp khắc phục tác động môi trường phù hợp theo quy định; trong quá trình thi công vận hành chủ đầu tư có sử dụng đường giao thông liên vùng của địa phương vì vậy yêu cầu thực hiện đúng tải trọng quy định của tuyến đường, thực hiện sửa chữa, nâng cấp tuyến đường của địa phương; phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án đền bù diện tích ao mới đào, cây trồng của Nhân dân đảm bảo tối thiểu bằng các phương án đền bù của Nhà nước và các chính sách an sinh xã hội khác...

Các dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường từ 01/01/2022 [Ảnh minh hoạ]

Căn cứ tiêu chí về môi trường, DAĐT theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 được phân thành 04 nhóm gồm:

[1] DAĐT nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, cụ thể:

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

[2] DAĐT nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bao gồm:

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

[3] DAĐT nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường gồm:

- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;

- Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.

[4] DAĐT nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gồm dự án không thuộc các nhóm I, II VÀ III nêu trên.

Theo đó, các DAĐT phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

- DAĐT nhóm I [DAĐT nhóm I còn phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường];

- DAĐT nhóm II, bao gồm: dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ; dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ; dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Trong đó:

+ Trường hợp các DAĐT này thuộc DAĐT công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

+ Việc đánh giá do chủ DAĐT tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn đủ điều kiện thực hiện.

+ Kết quả đáng giá tác động môi trường được lập thành báo cáo, mỗi DAĐT phải lập 01 báo cáo đánh giá tác động môi trường.

[Theo Điều 28; Khoản 1 Điều 29; Điều 30, Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020].

Hiện hành, Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định:

Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:

a] Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b] Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

c] Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Thùy Liên

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề