Top youtube ở chau a thai binh duong

Tháng 5 là Tháng Di sản Người Mỹ Châu Á Thái Bình Dương! Được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào những năm 1990, Tháng Di sản Người Mỹ Châu Á Thái Bình Dương đề cao câu chuyện của những người ở Hoa Kỳ có gốc Á hoặc Đảo Thái Bình Dương. Câu chuyện của những người đến từ lục địa Châu Á và các đảo trên khắp Nam Thái Bình Dương bao gồm Hawaii, Samoa thuộc Mỹ, Quần đảo Liên bang Micronesia, Guam, v.v cũng nằm trong số đó. Ở Philadelphia, bảy phần trăm tổng dân số nhận dạng là người Châu Á.

Người từ các nước Châu Á hoặc các Đảo Thái Bình Dương đã đóng góp cho Hoa Kỳ theo nhiều cách. Sau khi phát hiện ra vàng ở California, nhiều người nhập cư Trung Quốc đã đến California trong Cơn sốt Vàng và sau đó xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa. Người nhập cư Trung Quốc cũng định cư ở Louisiana sau khi chế độ nô lệ Mỹ được bãi bỏ vì các chủ đồn điền cần lao động mới thay thế cho nô lệ được giải phóng. Ở Hawaii, các công ty đường đưa công nhân Trung Quốc, Nhật Bản, và Philippines đến lao động trong các đồn điền của họ. Hawaii cũng thuộc về người Hawaii Bản địa trước năm 1959, thời điểm quần đảo này trở thành một tiểu bang chính thức của Hoa Kỳ sau khi sáp nhập. Có thể nói rằng Hoa Kỳ sẽ không có được ngày hôm nay nếu không có những người từ Châu Á, các Đảo Thái Bình Dương, hoặc người nhập cư nói chung.

Tuy nhiên thuật ngữ “người Mỹ gốc Á” lại tương đối mới. Đến từ nhiều quốc gia khác nhau, người nhập cư Châu Á mang theo chính kiến của đất nước quê hương họ và cả những khó khăn khi giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Họ không ngay lập tức nghĩ mình là một cộng đồng. Mãi đến năm 1968, các sinh viên tại Đại học Tiểu bang San Francisco mới nghĩ ra thuật ngữ “người Mỹ gốc Á” để tham gia Mặt trận Giải phóng Thế giới Thứ ba. Được thúc đẩy bởi phong trào Đòi quyền của Người da đen và phản chiến, họ đã sử dụng thuật ngữ “người Mỹ gốc Á” để nói về những trải nghiệm chung với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân của Hoa Kỳ. Lịch sử chung này cho phép những người từ các gốc gác dân tộc khác nhau đoàn kết và thực hiện thay đổi thể chế lớn. Cùng với Hội Sinh viên Da đen, sinh viên người Mỹ gốc Á đã bãi khóa trong năm tháng để thiết lập các chương trình nghiên cứu dân tộc giảng dạy lịch sử của chính họ. Phong trào bãi khóa lan sang các đại học khác như Berkeley, và nhiều sinh viên người Mỹ gốc Á sau đó tiếp tục ủng hộ các phong trào phản chiến ở Châu Á Thái Bình Dương, trục xuất, và áp bức giới tính.

Ngày nay, thuật ngữ “người Mỹ gốc Á” được chấp nhận rộng rãi. Các tài liệu chính thức của chính phủ thường có ô đánh dấu “Người Châu Á và Người Đảo Thái Bình Dương” để người dân có thể xác định chủng tộc hoặc dân tộc của mình. Các công ty và nền tảng truyền thông cũng có các chương trình đặc biệt trong Tháng Di sản AAPI để tôn vinh văn hóa Châu Á. Tuy nhiên, tiếp xúc với các cộng đồng nhằm thúc đẩy thay đổi vẫn là một phần không thể tách rời của bản sắc của người Mỹ gốc Á.

Một ví dụ là Ủy ban của Thị trưởng về các Sự vụ của Người Mỹ gốc Á (MCAAA). Lãnh đạo bởi đại diện từ các nhóm cộng đồng khác nhau, MCAAA họp hàng tháng để chia sẻ nguồn lực, trao đổi về những thách thức chung, và đề xuất khuyến nghị giúp Thành phố xây dựng chính sách. Mới đây, để ứng phó với những lời nói phân biệt chủng tộc đổ lỗi một cách sai trái cho người Châu Á về COVID-19, MCAAA đã làm việc với các đối tác của thành phố để đưa ra các tuyên bố và video lên án tội ác vì thù ghét và tư tưởng bài ngoại.

Một ví dụ khác về việc tiếp xúc cộng đồng vẫn là một phần không thể tách rời của bản sắc của người Mỹ gốc Á là Tiểu ban Philly Counts AAPI. Hiểu rằng Điều tra dân số Hoa Kỳ được thực hiện mỗi thập kỷ và Điều tra dân số sẽ xác định nguồn lực cho Philadelphia, hơn 100 lãnh đạo AAPI đã hợp tác để giúp cộng đồng của họ được đếm. Họ họp mặt hàng tháng và chỉ riêng Ngày Hiến pháp năm 2019, tiểu ban đã tổ chức 22 khóa đào tạo Nhà vận động Điều tra dân số bằng 7 ngôn ngữ để huấn luyện hơn 900 thành viên cộng đồng AAPI. Kể từ đó, tiểu ban AAPI đã tổ chức trung bình mười sự kiện điều tra dân số mỗi tuần và thu hút hàng ngàn người.

Tháng 5 này, Văn phòng Sự vụ Nhập cư tổ chức kỷ niệm về cơ bản truyền thống của những người Mỹ gốc Á cùng hợp tác vì một mục tiêu lớn hơn. Cùng với Ủy ban của Thị trưởng về Sự vụ Người Mỹ gốc Á, OIA tự hào giới thiệu các hoạt động sau:

Phan Lê Vy Thanh (sinh ngày 1 tháng 6 năm 1993), thường được biết đến với nghệ danh Cris Phan hoặc Cris Devil Gamer, là một nam YouTuber, streamer, diễn viên người Việt Nam. Tính đến tháng 12 năm 2021, kênh YouTube của anh đã đạt được hơn 10,2 triệu người đăng ký và hơn 2,8 tỷ lượt xem. Kênh của anh hiện đang là kênh YouTube thứ năm và là cá nhân thứ hai tại Việt Nam nhận được Nút kim cương (Diamond Play Button) sau Nguyễn Thành Nam.

Đầu đời và học vấn[sửa | sửa mã nguồn]

Cris Phan sinh năm 1993 tại Kiên Giang. Ba của anh làm trong lĩnh vực cảnh quan đô thị và có công ty riêng; ông đến lập nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, từng sống trong một khu ổ chuột ở quận 8 và phá sản 3 lần. Ba mẹ Cris ly hôn khi anh mới vào cấp 2. Anh bị chứng bệnh tự kỷ và luôn muốn đội nón trong lớp để che mặt của mình.

Anh từng là sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học RMIT Việt Nam, được vạch ra kế hoạch đi du học và sẽ tiếp quản công ty của ba mình; tuy nhiên anh lại có niềm đam mê với các phần mềm quay dựng. Quan sát thấy bạn bè sinh viên trong trường hay chơi video game và bình luận về các nhân vật trong đó, anh nảy ra ý tưởng quay clip nói về những tựa game nổi tiếng lúc bấy giờ. Anh bắt đầu tiết kiệm tiền đủ để mua một webcam 1,2 triệu đồng và một micrô 80 nghìn đồng để thực hiện điều này.

Kênh YouTube[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2014, anh đăng ký một kênh YouTube với tên người dùng "Cris Devil Gamer". Chữ "Cris" trong biệt danh của anh được lấy từ tên của Cristiano Ronaldo do anh rất hâm mộ cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha này. Sau một thời gian, lượng lượt xem các video tăng cao nên Cris quyết định đầu tư để kiếm tiền từ kênh này. Nhưng sau một năm làm công việc này, kênh của anh chỉ đạt được 100 lượt đăng ký bao gồm bạn bè và người thân. Năm thứ hai, con số này bắt đầu tăng lên 10.000 rồi đến 100.000. Năm 2017, kênh cán mốc 1 triệu lượt đăng ký, điều này đồng nghĩa với việc anh nhận được Nút Vàng YouTube.

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Theo trang Social Blade, tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2021, kênh Cris Devil Gamer đã có 10,1 triệu người đăng ký và tải lên 1,056 video với hơn 2,7 tỷ lượt xem; thu nhập hàng tháng của Cris được ước tính là từ 11,7 - 187,7 ngàn đô la Mỹ. Theo lời của Cris, con số này là từ 300 đến 400 triệu đồng một tháng. Theo trang Noxinfluencer, Cris Devil Gamer là kênh YouTube có số người đăng ký nhiều thứ 3 tại Việt Nam chỉ sau FAP TV và POPS Kids và là kênh được đăng ký nhiều nhất ở thể loại Trò chơi. Ngày 10 tháng 10 năm 2021, kênh YouTube Cris Devil Gamer của anh đã cán mốc 10 triệu người đăng ký, trở thành kênh thứ 4 ở Việt Nam nhận được Nút kim cương từ YouTube, và là kênh YouTube cá nhân thứ 2 đạt được thành tích này.

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một lần đi quay phim cho dự án của FAP TV, Cris đã gặp nữ diễn viên Mai Quỳnh Anh (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1991). Sau một tháng tiếp xúc trò chuyện, cả hai dần có thiện cảm với nhau. Dịp Giáng Sinh năm 2016, Cris chính thức thổ lộ tình cảm với Quỳnh Anh và hai người bắt đầu hẹn hò từ lúc đó. Cặp đôi tổ chức lễ thành hôn tại Phú Yên vào ngày 13 tháng 6 năm 2019. Một số người đã thắc mắc việc tên được viết trong thiệp cưới là biệt danh "Cris Phan". Đám cưới của hai người là từ khóa được tìm kiếm trên Google nhiều nhất vào ngày tổ chức và nhiều thứ 7 sau một tuần tại Việt Nam.