Trái tim lầm chỗ đất trên đầu nghĩa là gì

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Tố Hữu » Ra trận [1972]

Trái Tim Lầm Lỡ Để Trên Đầu là một câu thơ ấn tượng của nhà thơ Tố Hữu Trong Bài thơ Tâm Sự vang danh được trích trong tập Ra Trận. Đây là một trang thơ giàu giá trị được bạn đọc đánh giá cao và yêu thích. Ông sử dụng yếu tố lịch sử tạo nên một luồng gió thổi mát tâm hồn bạn đọc. Nào! Ngay bây giờ mình hãy cùng nhau cảm nhận nhé!

[Trả lời một bạn văn nước ngoài] Bạn hỏi vì sao đất nước này Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say Tóc tang lòng vẫn không cay đắng Gánh nặng đường xa chẳng chuyển lay? Có lẽ nghìn năm đã dạn dày Anh hùng xưa để giống hôm nay Khổ đau nhiều mới yêu thương lắm Quen vượt trùng dương lái vững tay. Thù bạn đời nay có khác xưa, Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa? Chợ trời thật giả đâu chân lý? Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa? Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu… Chuyện cô du kích xóm Lai Vu Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù: “Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước Rắn, mình em chịu, có sao đâu!” Chân lý, mặt trời soi sáng mãi Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua Lương tâm đều vẫn trong như ngọc

Tình nghĩa anh em lại một nhà.

Xem thêm :  Viết đoạn văn về tình yêu thương con người ❤️️17 bài hay

Trái Tim Lầm Lỡ Để Trên Đầu là một câu thơ hay và đặc sắc của nhà thơ Tố Hữu. Đây là thi phẩm nổi tiếng vang danh nhất của ông. Hãy cùng nhau cảm nhận và chia sẻ bài viết hấp dẫn này của chúng tôi nhé! Thân Ái!

Chuyện Mị Châu và Trọng Thủy ..

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,Trái tim lầm chỗ để lên đầu.Nỏ thần vô ý trao tay giặc,Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu

🤙mọi người đăng ký kênh để nhận them nhiều video mới nha ….

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Câu thơ trái tim lầm chỗ để trên đầu sử dụng biện pháp tu từ nào để nói vấn đề gì

" Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu "
a]từ trái tim trong đoạn thơ này có ý nghĩa gì

⇒Thể hiện Mỵ Châu là một người yêu nước nhưng vì tình yêu đã làm nàng mù quáng , và nàng đã haị cha , dân, đất nước , .. 

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu!

 Đọc những câu thơ này tôi cảm thấy càng thương Mỵ Châu. Trong truyện nàng đã bị thần Kim Quy kết tội oan và bị vua cha chém đầu rơi đầu một cách đau đớn. Bây giờ nhà thơ lớn của chúng ta lại bồi cho nàng thêm một nhát gươm nữa thì quả là hết mức chịu đựng. Nàng có tội là vô ý đưa Trọng Thủy đến kho cất giấu nỏ thần. Nhưng ai phải chịu trách nhiệm chính trong chuyện này? Theo tôi, người chịu trách nhiệm chính là An Dương Vương và những cộng sự của ông ta. Chính An Dương Vương mới để “trái tim” lầm chỗ. Triệu Đà trước đó đã nhiều lần lăm le thôn tính Âu Lạc sao ông ta và những cộng sự của ông ta không cảnh giác lại đồng ý gả Mỵ Châu cho Trọng Thủy? Gả cho Trọng Thủy rồi sao lại mù quáng nhận lời cho Trọng Thủy ở rể? Cho Trọng Thủy ở rể rồi sao không cắt cử người theo dõi, kiểm soát, khống chế? Sao chỗ cất giấu vũ khí lợi hại lại để cho Mỵ Châu biết? Sao thần Kim Quy và nhà thơ Tố Hữu đổ tất cả tội lỗi cho một cô gái mới lớn đang còn ngây thơ, trong sáng ? Rõ ràng An Dương Vương đã đặt tình thông gia lên trên chuyện quốc gia đại sự. Đó là sai lầm cơ bản nhất mà những người lãnh đạo đất nược phải rút ra bài học xương máu. Trọng Thủy là gián điệp và hắn ta đã thực hiện mưu đồ của Triệu Đà một cách khôn khéo. Nghĩa là hắn ta đã dạy cho An Dương Dương một bài học đích đáng. Dù có yêu Mỵ Châu đến mấy đi nữa thì hắn ta cũng biết đặt quyền lợi quốc gia hắn lên hàng đầu chứ không đến nỗi ngu muội như An Dương Vương và các cộng sự của ông ta.

 Sau này Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình đã làm cái điều y như Trọng Thủy đã làm. Nếu Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình đặt tình hữu nghị của hai đảng anh em lên trên hết thì không có chuyện xua quân đánh biên giới và đặt giàn khoan vào lãnh hải nước ta để dạy thêm cho chúng ta “một bài học”. Đặng Tiểu Bình lúc đó như ta biết rất muốn lấy lòng nước Mỹ, muốn quan hệ làm ăn lâu dài với Mỹ để đưa đất nước Trung Quốc phát triển nên đã bất chấp tình hữu nghị “như răng với môi” giữa hai đảng, mang quân đánh chiếm biên giới nước ta. Và sau đó như chúng ta biết Mỹ đã hỗ trợ cho Trung Quốc như thế nào để Trung Quốc được như bây giờ. Mới đây, Tập Cận Tập Bình cũng vì quyết mở cho bằng được “con đường tơ lụa” trên biển để làm ăn với các nước Nam Á nên bất chấp tình hữu nghị của hai đảng anh em, ngang nhiên đặt giàn khoan trên lãnh hải nước ta.

 Về điều này, tôi thiết nghĩ những người lãnh đạo đảng CS VN phải thức tỉnh. Vì đảng CS vốn tự xưng là đảng của nhân dân thì phải biết đặt quyền lợi của nhân dân, đất nước lên hàng đầu. Đừng để họ lại dạy cho chúng ta thêm bài học nữa!

***

Mai Văn Hoan

ĐỘC THOẠI

 “Thương thay thân phận con

 Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia”

Ta là người có công

Hay là người có tội

Ai oán hận ta không ?

Đêm đêm ta tự hỏi.

Công ta, ai cũng biết

Tội ta, mấy ai hay

Lương tâm ta cắn rứt

Từ bấy cho đến nay.

Một lời ta lỡ nói

Chẳng suy xét trước sau

An Dương Vương nổi giận

Chém rơi đầu Mỵ Châu.

Máu tươi ròng ròng chảy

Dẫu có thành ngọc trai

Những lời ta buộc tội

Ngàn năm còn oan sai !

Có phải vì thế chăng

Ta bị trời trừng phạt

Lên đình thì đội hạc

Xuống chùa thì đội bia ?

[ Tác giả gửi cho QTXM]

1.

Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.

Khu đất chọn để đắp thành là một quả đồi đất rắn như đá. Ðám đông người hì hục đào đất, khuân đất hết ngày nọ sang ngày kia, tòa thành cao dần. An Dương Vương cùng đoàn tùy tùng đến xem rất lấy làm hài lòng, cho là một tòa thành có thể đứng vững muôn đời, sấm sét không lay chuyển, mưa bão không làm sạt được, và quân giặc cũng không thể phá nổi.

Nhưng một đêm cả bức tường thành quanh co đều đổ sập xuống như đất bằng. Vua An Dương Vương đến xem rất lấy làm tức giận. Ngài hỏi dò dân chúng gần đó, họ kể lại: Ban đêm họ nghe thấy những bước chân rầm rập ở các khắp ngã kéo đến với những tiếng xì xào có thể là ma quỉ. Người đâu mà lại đông đến thế ! Họ sợ quá nên không dám nhìn ra. Rồi họ lại nghe những tiếng đổ ầm ầm như sấm dậy.

An Dương Vương sai các tướng lãnh đốc thúc đắp lại thành cho kỳ được. Ðám người hăng hái đắp lại không ngừng. Tường thành mỗi ngày một cao dần và lại cao như tường thành cũ. Nhưng rồi một đêm cả dãy tường thành lại sập xuống như đất bằng. An Dương Vương sai người đi hỏi dân chúng ở gần đó thì họ lại nói như trước. Ban đêm họ cũng nghe thấy những bước chân rầm rập như thiên binh vạn mã trẩy qua rồi lại những tiềng huỳnh huỵch tiếp đến những tiếng ầm ầm như sấm động.

An Dương Vương lại xem chỗ địa thành để cầu trời phù hộ mình đắp cho xong tòa thành. Vua đi vòng quanh chân tường vừa đi vừa suy nghĩ. Ðột nhiên vua thấy một ông già râu tóc bạc từ phía xa đi lại. Ðến gần An Dương Vương ông tự xưng mình là thổ thần của vùng đất này, nói với vua rằng:

- Nhà vua đừng lo, sáng mai nhà vua ra đợi ở bờ sông sẽ có sứ giả Thanh Giang đến giúp nhà vua đắp thành.

Nói xong ông già biến mất.

Hôm sau mới tờ mờ sáng, An Dương Vương đã ra tận bờ sông để đợi Giang sứ. Vừa bắt đầu tan sương thì có một con rùa vàng rất lớn nổi lên mặt sông từ phía Ðông bơi vào bờ đến gần nhà vua, rùa tự xưng mình là thần Kim Quy sứ giả của vua Thủy Tề. An Dương Vương sai đặt Giang sứ lên một chiếc mâm vàng và khiêng vào cung. Vua hỏi kế đắp thành, thần Kim Quy bảo rằng:

 

- Ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống lâu năm thành tinh có phép biến hoá khôn lường. Nó thường hãm hại khách qua đường và khách ngủ ở quán trọ trong vùng này. Các vua thời trước cùng bọn nhạc công chết đi đều chôn ở núi Thất Diệu, những u hồn ấy từ lâu không tan lẩn khuất trong khe đá ở hang sâu. Những u hồn ấy có thù với nhà vua nên đêm thanh vắng họp thành từng đàn từng lũ đến xúi dục con tinh gà trắng phá thành đang xây của nhà vua. Con tinh gà trắng đã dẫn những u hồn ấy đến chân thành dùng phép ma phá đổ tường thành rồi gần sáng lại bay về núi. Con tinh gà trắng có tiền duyên với con gái lão chủ quán gần chân núi nên hay hiện hình làm khách bộ hành ghé vào nhà lão khi thì nhập vào con gái lão khi thì nhập vào con gà trắng của lão. Muốn đắp cho được thành, trước hết phải trừ cho tiệt giống yêu ma và giết đứa con gái cùng con gà trắng của lão chủ quán kia đi.

Nghe lời thần mách bảo, Vua sai mấy viên tướng đem quân vào rừng mai phục rồi vua cải trang cùng thần Kim Quy giả làm khách bộ hành đến quán xin ngủ trọ. Chủ quán từ chối lấy cớ là trong núi có nhiều yêu quái hay làm hại khách đi đường. Nhưng An Dương Vương và thần Kim Quy nhất định xin ở. Chủ quán phải chiều theo ý hai người.

Ðêm đêm An Dương Vương nghe thấy những bước chân rầm rập ở ngoài. Những bước chân từ khắp các ngả đi lại rộn ràng rồi thốt nhiên có bàn tay rất mạnh đập vào cái phên nhà lão chủ quán tiếp đến tiếng gọi người con gái lão. Thần Kim Quy lên tiếng nạt nộ, tiếng ngoài im ngay. Những tiếng chân bước cũng xa dần.

Gần sáng lại có những tiếng chân rầm rập ở ngoài, thần Kim Quy bảo An Dương Vương mở cửa phên ra gọi quân mai phuc đuổi theo đám yêu tinh đang rút lui về Thất Diệu, quân lính vừa đuổi vừa giương nỏ bắn theo. Cứ một loạt tên bay đi là lại nổi lên những tiếng ma kêu quỷ khóc rùng rợn. Tiếng rên rỉ khóc than mỗi lúc một thưa dần. Ðến khi mặt trời mọc thì yêu khí tan. Quân lính của An Dương Vương đào được rất nhiều hài cốt và nhạc khí cổ trong các hang núi, họ chất thành từng đống cao đốt đi rồi tro than đổ xuống suối cho tan hẳn oan hồn.

An Dương Vương và thần Kim Quy trở về quán trọ bảo chủ quán hiến cho mình con gà trắng để tạ trời đất. Gà vừa bị cắt tiết thì con gái chủ quán cũng lăn ra chết. Giữa lúc ấy có một con chim tứ trong nhà bay vụt ra, thần Kim Quy biết đó là con yêu tinh đã tìm đường chạy trốn, liền tung phép giết chết.

Yêu ma đã trừ xong, thần Kim Quy lại hiện nguyên hình là con rùa vàng rất lớn. Thần rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng:

- Nhà vua giữ lấy móng chân này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng ngìn quân giặc.

Nói xong, thần biến mất, nhờ có thần Kim Quy trừ hết yêu ma. An Dương Vương ra lệnh cho quân lính và nhân dân xây lại thành. Chẳng bao lâu tòa thành đắp xong, rộng tới ngàn trượng, vừa dầy vừa cao xoáy vòng như hình con ốc, nên gọi là Loa thành.

2.

Bốn câu thơ nói về truyện Mị Châu-Trọng Thủy.Tôi liên tưởng đến việc "dại dột" của Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần và còn đánh dấu đường cho giặc đuổi An Dương Vương.

Video liên quan

Chủ Đề