Trẻ sau bao lâu thì đóng thóp

4. Hội chứng Kwashiorkor

Kwashiorkor hay còn gọi là hội chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, là một dạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng do thiếu protein.Đồng htời nó cũng là nguyên nhân khiến thóp trẻ sơ sinh bị lõm.

5. Thóp trước của trẻ sơ sinh bị lõm có thể do đái tháo nhạt

Đây là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi thận của trẻ sơ sinh không thể giữ nước, tạo ra hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa trị khác nhau cho loại bệnh này.

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm phải làm sao?

Vậy thóp trẻ bị lõm phải làm sao? Để điều trị tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm, bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp, chẳng hạn như:

  • Giúp bé tăng cường hấp thu chất lỏng: Mẹ có thể thực hiện điều này bằng cách cho con bú thường xuyên hơn.
  • Bổ sung chất điện giải: Bác sĩ có thể khuyến nghị cha mẹ sử dụng chất điện giải có công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chất điện giải sẽ bổ sung kali và đường cho cơ thể bé nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng cho bé đang thiếu nước do hàm lượng đường và muối trong hỗn hợp điện giải sẽ gây mất nước thêm.

>> Mẹ có thể tham khảo: Chu vi vòng đầu trẻ sơ sinh to hay nhỏ có phải là dấu hiệu của bệnh về não?

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm bao lâu thì đóng?

Thông thường, mẹ khó có thể xác định được thóp sau của bé vì nó nhỏ hơn thóp trước và sẽ đóng lại trong khoảng 6 tuần sau khi sinh. Thời gian thóp sau khép kín hoàn toàn là 4 tháng.

Thóp trước trong điều kiện bình thường, kích thước thóp trước trẻ sơ sinh là 2,5×2,5cm. Sau khi sinh khoảng 3 tháng, thóp sẽ to dần lên theo sự hoàn thiện não bộ và chu vi đầu của trẻ.

Sau đó nó lại thu dần lại và đến khoảng 12-18 tháng thì thóp sẽ chính thức đầy lên và khép lại.

Sau một tuổi, thóp của bé sẽ đóng lại và hoàn thiện

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm hay đầy đặn có đáng lo?

Thóp trẻ lúc đầy lúc lõm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé. Đây thường là bộ phận quan trọng nhưng lại khá mỏng manh nên rất nhiều mẹ quan tâm về thóp của trẻ.

1. Thóp có gặp nguy hiểm không?

Dù vùng thóp mềm là thế, bộ não của bé vẫn được bảo vệ rất chắc chắn trong một màng cứng. Do đó, mẹ không cần phải hốt hoảng khi chạm tay vào thóp của con.

Điều này cũng có nghĩa là, bạn nên thoải mái khi gội đầu cho bé vì những cử động nhẹ nhàng này không thể làm hại vùng não bên trong.

2. Thóp phập phồng ở trẻ sơ sinh có đáng lo?

Đó là do sự di chuyển của máu qua vùng thóp. Điều này hết sức bình thường và bé yêu của bạn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

3. Trẻ sơ sinh thóp đầy, quá lớn

Kích thước của thóp rất khác biệt, to hay nhỏ tùy vào cấu tạo đầu của từng bé. Đối với những bé có thóp lớn bất thường, có thể do bé bị suy giáp, suy dinh dưỡng hoặc rối loạn xương.

4. Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm

Khi thóp đóng do tình trạng cốt hóa quá sớm, hộp sọ của bé có thể không tiếp tục phát triển và ảnh hưởng đến sự phát triển của đại não.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng một loại nón đặc biệt giúp mở lại thóp cho bé, hoặc bé cần trải qua can thiệp bằng phẫu thuật.

5. Thóp sau của trẻ sơ sinh lõm

Nếu thóp trẻ sơ sinh bị lõm ở phần sau cho thấy trẻ bị mất nhiều nước, thông qua các biểu hiện như nôn ói nặng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng… Ngoài ra thóp của trẻ có thể nhô lên khi con quấy khóc nên cần để bé bình tĩnh và kiểm tra kĩ.

Thóp trẻ sơ sinh mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ, nhưng lại là một bộ phận cực kỳ quan trọng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ.

  • 1. Thóp trẻ sơ sinh là gì?
  • 2. Thóp của trẻ sơ sinh khi nào đóng?
    • 2.1 Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm có nguy hiểm gì?
    • 2.2 Thóp trẻ sơ sinh phập phồng có sao không?
  • 3. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé qua thóp

1. Thóp trẻ sơ sinh là gì?

Thóp trẻ sơ sinh là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ của trẻ

Trẻ sơ sinh khi sinh ra có 2 thóp. Thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sau hình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm.

Thóp trước thường có diện tích lớn hơn thóp sau và thời gian đóng thóp [thóp đầy] lâu hơn thóp sau.

Thóp có chức năng vô cùng quan trọng: giúp bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi bé sinh ra vốn đã phải chịu một lực ép chặt từ tử cung của người mẹ để chui ra ngoài. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau, và có thể gây chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương. Khi bé trào đời, giai đoạn sơ sinh con dễ bị ngã, bị thường ở đầu, thóp có tác dụng như chiếc đêm khi bé ngã, bảo vệ con khỏi chấn thương não.

2. Thóp của trẻ sơ sinh khi nào đóng?

Thóp sau thường đóng sớm hơn so với thóp trước. Thường khoảng 4 tháng sau khi sinh là thóp sau có thể đã khép kín [đóng lại]. Thóp sau thường có kích thước bé rất nhỏ bằng đầu móng tay.

Thóp trước có kích thước lớn hơn thóp sau và cũng lâu khép [đóng] lại hơn so với thóp sau. Thóp trước có kích thước khoảng 2,5X2,5 cm, sau khi sinh khoảng 2-3 tháng, thóp sẽ tăng lên theo sự tăng trưởng chu vi đầu của trẻ, về sau dần dần thu nhỏ lại, thông thường gần 14 tháng là thóp có thể đóng lại. Đến 24 tháng khoảng 96% trẻ đã đóng thóp kín.

Thường khoảng 4 tháng sau khi sinh là thóp sau có thể đã khép kín

2.1 Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm có nguy hiểm gì?

Thóp đóng quá sớm đặc biệt là thóp trước đóng sớm có thể biểu hiện các bệnh lý về não, xương đầu của trẻ cốt hóa sớm,… Phụ huynh nên cho con đi khám để bác sĩ chẩn đoán đúng.

Thóp đóng muộn có đáng lo không?

Khi trẻ đã hơn 24 tháng tuổi mà thóp vẫn chưa đóng hết [thóp đóng muộn], mẹ nên cho bé đi kiểm tra vì có thể do xương chậm cốt hóa do chức năng tuyến giáp kém, bé bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây ra.

2.2 Thóp trẻ sơ sinh phập phồng có sao không?

Thóp bình thường: bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng.

Hiện tượng thóp phập phồng là do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé.

Thóp hoàn toàn không tham gia vào hoạt động hô hấp. Thóp phập phồng cũng có thể gặp ở các bé có thóp rộng như còi xương, dãn não thất, tăng áp lực nội sọ… Đối với các trẻ tăng trưởng bình thường, đa phần sẽ không nhìn thấy thóp phồng. Vì vậy nếu thấy thóp của trẻ phập phồng nhiều, nhĩn rõ, mẹ nên cho bé đi kiểm tra với bác sĩ nhi khoa cho an tâm nhé.

3. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé qua thóp

Khi kiểm tra thóp các bác sĩ còn căn cứ vào hình dạng, kích cỡ đầu của bé để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Có thể sờ tay vào thóp trẻ là điều cần làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, nhưng khi sờ cần nhẹ nhàng, thích hợp, không nên quá mạnh tay khiến trẻ sợ và số lần sờ cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ.

Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao [gọi là tăng áp lực nội sọ], phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy …

Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên.

Tuy nhiên khi kiểm tra thóp các bác sĩ còn căn cứ vào hình dạng, kích cỡ đầu của bé để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là thông minh, đó là một nhận thức phiến diện, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ nhiều bác sĩ nhi và nhi sơ sinh giỏi, sẽ trực tiếp thăm khám tận tình – hạn chế kháng sinh cho con. Hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, giúp phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh cho độ chính xác cao. Phục vụ tận tình chu đáo. Chi phí hợp lý.

Chủ Đề