Thuỷ tinh thể mắt là gì

Đục đục thủy tinh thể là một bệnh lý bẩm sinh hoặc thoái hóa do tuổi. Triệu chứng chính là nhìn mờ từ từ, không đau. Chẩn đoán bằng khám sinh hiển vi và soi đáy mắt. Điều trị bằng phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù hàng đầu trên toàn thế giới. Ở Mỹ, gần 20% số người từ 65 đến 74 tuổi bị đục thủy tinh thể gây cản trở thị lực. Gần 50% số người trên 75 bị đục thủy tinh thể.

Hiện tượng đục có thể xảy ra ở các lớp khác nhau của thủy tinh thể:

  • Nhân trung tâm [đục nhân]

  • Dưới bao sau thủy tinh thể [đục dưới bao sau]

  • Vỏ thủy tinh thể [đục vỏ] - không gây giảm thị lực

Đục thủy tinh thể xảy ra cùng với lão hóa. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Sử dụng rượu

  • Tiếp xúc với tia X

  • Nhiệt từ tiếp xúc với tia hồng ngoại

  • Các thuốc dùng đường toàn thân [ví dụ, corticosteroid]

  • Tiếp xúc với tia cực tím kéo dài

Sử dụng estrogen sau mãn kinh có thể có tác dụng bảo vệ nhưng không nên sử dụng estrogen cho riêng mục đích này.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm qua nhiều năm. Các triệu chứng sớm có thể là giảm tương phản, lóa [quầng màu và hoa mắt, không sợ ánh sáng], cần nhiều ánh sáng để nhìn rõ, khó phân biệt màu đen và màu xanh tối. Cuối cùng là nhìn mờ không kèm đau nhức. Mức độ mờ phụ thuộc lớp và diện đục. Hiếm khi có song thị hoặc nhìn thấy ảo ảnh.

Thị lực nhìn xa giảm trong đục vùng nhân. Thị lực nhìn gần có thể cải thiện trong giai đoạn đầu do biến đổi chỉ số khúc xạ của thủy tinh thể; các bệnh nhân lão thị có thể tạm thời đọc mà không cần kính [thị lực thứ phát].

Đục dưới bao sau gây tổn hại không tương xứng đến thị trường vì vị trí đục nằm ở điểm giao nhau của tia sáng tới. Những dạng đục thủy tinh thể này gây giảm thị lực nhiều hơn khi đồng tử co [điều kiện ánh sáng mạnh, khi đọc]. Đây cũng là những dạng đục thủy tinh thể hay gây mất độ nhạy tương phản và gây lóa, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng mạnh hoặc khi có đèn của ô tô đi ngược chiều rọi lại.

  • Soi đáy mắt và kiểm tra bằng sinh hiển vi

  • Phẫu thuật lấy thủy tinh thể

  • Đặt thủy tinh thể nhân tạo

Kiểm tra khúc xạ và chỉnh kính thường xuyên có thể giúp duy trì thị lực trong giai đoạn tiến triển của đục thủy tinh thể. Sử dụng kéo dài thuốc tra giãn đồng tử phenylephrine 2,5% 4 - 8 tiếng mỗi lần có thể hiệu quả với các trường hợp đục khu trú vùng trung tâm nhưng hiếm khi cách này được sử dụng trong điều trị. Sử dụng ánh sáng không trực tiếp khi đọc giúp hạn chế tối đa co đồng tử và có thể cải thiện thị lực nhìn gần.

Những chỉ định mổ thông thường gồm:

  • Thị lực tối đa khi dùng kính kém hơn 20/40 [

Chủ Đề