Chó đẻ bao lâu mở mắt

Loài chó thường sinh nhiều con mỗi lứa, trung bình 2 - 3 con, có khi tới 10 con. Các nhà khoa học cho rằng đây là nguyên nhân vì sao chúng thường đẻ sớm vì nếu các bé cún yêu tiếp tục “trưởng thành” trong bụng mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự sống và hoạt động kiếm ăn của mẹ.  Vậy nên, các bé cún con sinh ra chưa mở mắt. Trong những ngày đầu các bé phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Các nhóc tìm núm vú mẹ bằng mũi nên khứu giác rất phát triển. 

Nội dung chính

  • Bao lâu thì chó con mở mắt?
  • Một số mốc thời gian quan trọng của cún yêu mà sen nên biết
  • Các giai đoạn phát triển của chó con
  • Cách nuôi chó con 1 tháng tuổi
  • 1. Môi trường sống của chó con
  • 2. Nhiệt độ phù hợp với chó con 1 tháng tuổi
  • 3. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó con
  • Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc chó con 1 tháng tuổi
  • 1. Cho chó con bú sữa chó mẹ hoàn toàn trong 3 tuần đầu đời
  • 2. Khi chó con được 3 tuần tuổi
  • 3. Từ 1 tháng tuổi trở đi
  • Những vật dụng cần thiết khi nuôi chó con
  • Video liên quan

Bao lâu thì chó con mở mắt?

Thực tế là những chú cún con mới sinh cũng sẽ mất khoảng 10  – 16 ngày tuổi để mở mắt nhìn thấy thế giới bên ngoài. Nhưng cũng sẽ có nhiều trường hợp cún con có thể mở mắt sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến vài ngày. Vì thế nếu như bạn thấy các bé quá 10 ngày rồi mà vẫn chưa mở mắt thì bạn cũng không nên quá lo lắng miễn sao chúng vẫn sống khỏe mạnh, bú sữa mẹ tốt là được.

Chó con sau khi mở mắt vài ngày đầu chúng sẽ không thực sự nhìn rõ hẳn mà phải mất vài ngày để thích nghi và làm quen. Ban đầu, các bé chỉ phân biệt được sự di chuyển của những đối tượng ánh sáng và dần dần mới nhìn thấy hình ảnh đầy đủ. 

Giống chó cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian mở mắt và tốc độ phát triển của thú cưng.

Một số mốc thời gian quan trọng của cún yêu mà sen nên biết

  • Các bé cún dưới 1 tuần tuổi: Thời điểm này, cún con mới sinh không thể tự ổn định nhiệt độ cơ thể của mình vì thế các bạn thấy cún con mới sinh liên tục rúc vào mẹ và rúc vào nhau để sưởi ấm. Cún mẹ thường liếm những chú chó con của mình để giao tiếp với chúng và cũng để gắn kết tình cảm mẹ con với những chú cún con. Cún con khi mới sinh sẽ có kích thước khác nhau nhưng về cơ bản chúng sẽ dần phát triển cân xứng nhau khi trưởng thành. Cún con mới sinh sẽ có thể ngửi và cảm nhận đây là 2 giác quan chính để chúng tìm thấy mẹ để nhận sự chăm sóc từ mẹ. Sữa của cún mẹ sản sinh ra trong những ngày đầu tiên cho chó con sẽ có rất giàu kháng thể để giúp chó con tăng cường miễn dịch. Vì thế mà những ngày đầu sen nên để cho cún con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

  • Khi cún con được 1 – 2 tuần tuổi: Cún con sẽ ngủ nhiều trong hầu hết mọi thời gian trong ngày, khi chúng thức dậy chúng thường sẽ bú mẹ. Cún con cần nhiều năng lượng để phát triển và thúc đẩy những thay đổi trong cơ thể. Khi cún bò, loay hoay để di chuyển đến khu vực gần mẹ thì chúng sẽ được phát triển cơ bắp mạnh mẽ hơn, khi mạnh mẽ hơn chúng sẽ tranh nhau bú mẹ và bò lên cơ thể của mẹ và cả các anh chị em của mình. Đây cũng là khoảng thời gian mà các con sen hay hỏi rằng bao giờ thì những chú chó con này có thể mở mắt và câu trả lời như ở trên các bạn đã biết là mất khoảng 2 tuần.

  • Cún được 2 - 4 tuần tuổi: Sau khi cún yêu mở mắt ra được một vài ngày thì chúng cũng có thể nghe thấy. Lúc đầu tai của cún con bị bịt kín khi mới sinh ra nhưng chỉ sau 2 – 4 tuần là chúng có thể mở ra. 

Mắt nhìn thấy, tai nghe thấy sẽ giúp chó con làm quen và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Ở giai đoạn này cún con có thể nghe thấy tiếng mẹ và tiếng của các chú cún con xung quanh khác và chúng bắt đầu học hỏi về ngôn ngữ loài vật của mình. Cún con có thể đi lại khi chúng đạt từ 18 – 21 ngày tuổi, chúng sẽ đi khắp nơi vì thế mà sen nên theo dõi chúng.  

Ở tuần tuổi thứ 3, bé yêu đang trong giai đoạn phát triển và chuyển tiếp vì vậy chúng trở lên tự lập hơn và chơi đùa với nhau, quan tâm chú ý đến các đồ ăn rắn và các loại thức ăn khác. Trong giai đoạn này bé cũng bắt đầu mọc răng.

Vốn là những sinh vật rất mong manh, sau khi chào đời những chú chó sơ sinh phải chia tay với môi trường an toàn trong bụng mẹ để sống trong điều kiện bên ngoài khắc nghiệt cùng với chế độ ăn uống mát mẻ. Vậy cách nuôi chó con 1 tháng tuổi như thế nào, hãy giúp chú cún của bạn làm quen với điều kiện sống mới với chế độ chăm sóc theo bài viết dưới đây nhé !

Các giai đoạn phát triển của chó con

Sau khi rời khỏi bụng mẹ, cơ thể cún con còn non nớt, các cơ quan chức năng đang trong quá trình hoàn thiện nên trong vòng 2 ngày đầu, phần lớn thời gian chúng dùng để bú mẹ và ngủ. Các chú cún con lúc này chỉ có các cử động đơn giản như lắc đầu, đạp chân, duỗi cơ thể...

Sau khi sinh chú chó còn chưa mở mắt nên chó con chủ yếu vào khứu giác và xúc giác để lần tìm đến bầu sữa của chó mẹ. Trong thời gian này chó mẹ sẽ đảm nhận việc vệ sinh cho chó con bằng cách liếm láp khắp cơ thể chó con để kích thích hệ bài tiết.

Sau khi ra đời 1 tuần, khe tai bắt đầu mở, cún con dần phát triển được thêm thính giác, cơ bắp cũng dần cứng cáp hơn, chúng có thể chập chững những bước đi ngắn. 

Khi 2 tuần tuổi cún con mở mắt, thị giác cũng như thính giác từng bước hoàn thiện, lúc này chúng đã mạnh dạn hơn và đi được nhiều hơn.

>>> CHÓ CON BAO NHIÊU NGÀY THÌ TẮM ĐƯỢC

Sữa cho chó con

Chó con sẽ bắt đầu mọc răng sữa từ khoảng 3 tuần đến 1 tháng tuổi, chó mẹ cũng sẽ dần cai sữa cho chó con vì răng mọc sẽ làm chó mẹ khó chịu. 

Hàm răng của chó con sẽ tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh đến khoảng 2 tháng tuổi, không chỉ răng mà các chức năng khác cũng phát triển đến tầm 6 tháng tuổi có thể coi là chó trưởng thành.

>>> THAM KHẢO NGAY: CÁCH CHĂM SÓC CHÓ CON MỚI SINH

Cách nuôi chó con 1 tháng tuổi

1. Môi trường sống của chó con

Môi trường bên ngoài với biên độ nhiệt giữa ban ngày và đêm cao cùng với các yếu tố như gió, mưa, bụi bẩn khá khắc nhiệt đối với chó con và dễ khiến chúng mắc bệnh, thậm chí gây tử vong. Vì thế từ thời điểm ra đời đến khi mở mắt, chó con thường chỉ quanh quẩn bên chó mẹ để được bú sữa và sưởi ấm. 

2. Nhiệt độ phù hợp với chó con 1 tháng tuổi

Ngoài tạo điều kiện cho cún con được ở cạnh mẹ, chủ nuôi cần chú ý đến nhiệt độ bên ngoài và độ ẩm trong nhà, tốt nhất là gần với ổ đẻ của chó mẹ. Nên giữ thân nhiệt của chó con ổn định trong khoảng 34,5 - 36 độ C. Việc ổn định nhiệt độ giúp chó con không bị quá nóng hoặc quá lạnh để có thể thích ứng với những thay đổi phức tạp của thời tiết bên ngoài. 

3. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó con

Đừng quên việc thường xuyên dọn dẹp chỗ ở, lau chùi ổ đẻ, thay giấy báo hoặc chăn lót thường xuyên cho chó, để đảm bảo không cho các loài ký sinh, vi khuẩn gây hại đến chó con.

Không nên tắm quá sớm cho chó con mặc dù rất bẩn, thay vào đó hãy dùng khăn ẩm để lau chùi cơ thể hoặc cho chó mẹ vệ sinh bằng cách dùng lưỡi liếm toàn thân chó con, vì thế bộ lông sẽ lại sạch sẽ và thơm tho. Đến khi 3 tháng tuổi mới nên tắm cho chó con. 

Nên thiết kế vị trí ổ đẻ ở nơi tránh gió lùa gây bệnh cho cún. Đặc biệt không nên để cún nằm ở phòng điều hòa, hay quá cao, trên khu vực cầu thang vì chó con còn non nớt rất dễ té ngã.

 CÁCH CHĂM SÓC CHÓ CON MỚI TÁCH MẸ

Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc chó con 1 tháng tuổi

1. Cho chó con bú sữa chó mẹ hoàn toàn trong 3 tuần đầu đời

Sữa của chó mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của chó con mới sin, với lớp sữa non được sản xuất ra ngay trong những ngày đẩu tiên sau khi chó mẹ “vượt cạn” rất giàu kháng thể và chất dinh dưỡng, chính là nguồn thức ăn hoàn hảo cho cún con mới chào đời.

Chó con 1 tháng tuổi uống sữa gì?

Vì thế trong vòng 3 tuần đầu sau khi sinh, bạn hãy để chó con bú hoàn toàn sữa mẹ. Nếu chó mẹ ít sữa hoặc mất sữa sớm mới dùng thêm những sản phẩm sữa chuyên dụng dành cho chó con.

Trong giai đoạn này vì hệ tiêu hóa của chó sơ sinh chưa được hoàn thiện chủ nuôi không nên cho cún con ăn dặm thức ăn ngoài sữa vì dạ dày chưa tiêu hóa được các thức ăn cứng, răng chưa mọc nên chưa thể nhai nuốt thức ăn.

2. Khi chó con được 3 tuần tuổi

Bạn có thể cho cún làm quen dần với thức ăn. Bạn nên bắt đầu với món cháo nhừ trộn thêm sữa bột, cho cún ăn mỗi ngày 2 lần ngoài bú sữa mẹ. Sau thời gian này, có thể trộn thêm thịt lợn xay vào cháo, hoặc nấu cháo gạo với thịt xay mà không cần trộn sữa bột.

3. Từ 1 tháng tuổi trở đi

Hãy cho chó con tập ăn những thức ăn xanh để bổ sung vitamin và chất xơ. Chó con có thể ăn thêm các loại củ xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ như các loại đậu, khoai tây, cà rốt… để bổ sung đạm thực vật, các chất khoáng đa lượng và vi lượng cần thiết cho cơ thể chó con phát triển tốt và có đủ dưỡng chất.

Có thể bổ sung thêm thức ăn khô cho chó con 1 tháng tuổi

>>> LỊCH TIÊM PHÒNG CHO CHÓ NGƯỜI NUÔI CẦN BIẾT

Những vật dụng cần thiết khi nuôi chó con

Khi đàn chó con ra đời, việc đầu tiên cần chuẩn bị là một không gian rộng rãi hơn cũng như các đồ dùng đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt càng ngày càng tăng cao của chúng. Vì thế cần sắm thêm một số đồ dùng như: 

  • Chuồng nuôi chó
  • Bát đựng và thức ăn cho chó
  • Sữa tắm, bấm móng, lược chải lông
  • Bàn chải và kem đánh răng
  • Đồ chơi cho chó con
  • Dây dắt, vòng đeo cổ...

Với những thông tin mà HappyVet vừa cung cấp hy vọng rằng đã giúp được mọi người hiểu rõ hơn về cách nuôi chó con 1 tháng tuổi, có thể áp dụng để có những đàn chó khỏe mạnh. 

XEM THÊM:

  • CHO CHÓ MẸ ĂN GÌ ĐỂ CÓ NHIỀU SỮA

Từ khóa liên quan: 

- cách nấu cháo cho chó con ăn dặm

- chó con hơn 1 tháng tuổi ăn gì

Chủ Đề