Kỹ năng cảm xúc là gì

Liên tiếp trong thời gian gần đây đã xảy ra những vụ bạo lực học đường đáng tiếc và nguyên nhân lớn nhất là do những người trong cuộc không giữ được “cái đầu lạnh”. Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì để có thể làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh?

Cảm xúc là gì?

Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Vì không làm chủ được cảm xúc, dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc.

Vì vậy, điều chúng ta cần bây giờ là tìm ra những giải pháp để giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn và “hiểm nghèo” nhất.

Để làm được điều đó, trước tiên ta phải hiểu nó [cảm xúc] là gì? Cảm xúc đơn giản là những gì hình thành từ trạng thái cơ thể [tư thế, ánh mắt, cử chỉ tay chân, hành động,…] và suy nghĩ [hình ảnh, từ ngữ] của bản thân. Cơ thể và suy nghĩ tạo ra cảm xúc và ngược lại cảm xúc lại tác động ngược trở lại cơ thể và suy nghĩ của chúng ta [cơ chế hai chiều].

Làm chủ được cảm xúc nghĩa là chúng ta có khả năng nhận diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình [và cao hơn là của người khác] từ những tín hiệu cơ thể và suy nghĩ. Làm được điều này những quyết định hành vi của chúng ta được cân nhắc và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc [ví dụ: vụ thầy tát trò, trò đánh lại được dư luân rất quan tâm gần đây].

Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc

Đầu tiên, điều chỉnh trạng thái cơ thể. Như đã nói ở trên, cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể ở trạng thái tích cực ban sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực.

Lấy một ví dụ, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có cảm giác hừng hực, tim đập nhanh hơn, tay nắm chặt,… và lúc đó nếu không điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ có thể mắc sai lầm, vì bạn phải tìm chỗ “chút giận”.

Giải pháp lúc này là bạn phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, hãy buông lỏng cơ thể, thả lỏng tay chân, hít thở thật sâu và đều. Đảm bảo chỉ trong tích tắc bạn sẽ giảm bớt được sự ức chế của mình.

Tất nhiên để làm được như vậy ta lại cần phải có thời gian để rèn luyện và rút ra kinh nghiệm. Một gợi ý là hãy tự đưa ra một “hình phạt” sau mỗi lần bạn bị mất bình tĩnh. Ví dụ, tự mắng mình[“đồ khốn” chẳng hạn], tự vụt vào tay,… đừng nghĩ đó là những trò tự làm khổ mình, so với những hậu quả có thể gây ra khi mất bình tĩnh thì nó chẳng là gì cả!

Thứ hai là điều chỉnh suy nghĩ. Cũng giống như cơ thể, suy nghĩ cũng là nguồn gốc sinh ra cảm xúc và suy nghĩ bị chi phối bởi hình ảnh và từ ngữ.
Đã bao giờ đang đi dạo chơi đâu đó bạn tự mỉm cười một mình vì nghĩ đến một điều vui vui chưa? Và bạn có biết một trong những cách để một diễn viên khóc trong phim là nghĩ về những kỉ niệm buồn? Hai câu hỏi để khẳng định hình ảnh tác động nhiều thế nào đến suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta.

Vì vậy, hiểu được và áp dụng điều này vào cuộc sống chúng ta hãy nhìn người đối diện, đặc biệt là người đang có mâu thuẫn với mình bằng con mắt nhân ái hơn. Tất nhiên khi nghĩ về một “kẻ đáng ghét” ta thường nghĩ ngay đến những điều tiêu cực, nhưng hãy thử nghĩ xem họ đã từng giúp đỡ ta trước đây chưa? Hoặc không giúp ta thì cũng đã giúp người xung quanh ta.

Chắc chắn khi những hình ảnh tích cực này xuất hiện, ta sẽ có con mắt nhìn nhẹ dịu hơn về “kẻ đáng ghét” của bạn. Có thể cảm xúc với đối phương không từ ghét thành yêu, nhưng có thể là sự tôn trọng nhau hơn, thiện cảm với nhau hơn.

Ngoài hình ảnh, từ ngữ cũng tác động đến cảm xúc không ít. Một sự thật là người bạn nói chuyện nhiều nhất trong một ngày chính là bản thân mình. Bạn có thể tin, hoặc không tin? Nhưng chính khoảng khắc bạn nghi ngờ tin hay không tin đó chính là lúc bạn đang nói chuyện với chính bạn. Sự “nói chuyện” này gọi là độc thoại nội tâm. “Sao cô nói chán thế nhỉ”, “sao mãi chưa ra chơi nhỉ”… đó là độc thoại.

Giống như hình ảnh, từ ngữ tích cực sẽ hình thành cảm xúc tích cực. Vì thế, khi nổi giận hãy tự “độc thoại” với mình bằng những từ ngữ tích cực “bình tĩnh, bình tĩnh, thường thội mà” chẳng hạn.

Mọi lí thuyết chỉ là để bổ trợ, điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn của mỗi người. Suy cho cùng cảm xúc của ta cũng chỉ là một sự lựa chọn, bạn lựa chọn “nổi giận” hay lựa chọn một sự “hòa bình”? Điều đó phụ thuộc vào bản thân bạn.

Giao tiếp hằng ngày khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc từ vui vẻ, hạnh phúc đến tức giận. Nếu không biết cách kiềm chế cảm xúc rất dễ gây nên những thói quen tiêu cực. Vậy bạn có đặt ra câu hỏi rằng liệu có thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân hay không và làm thế nào? Hãy cùngHướng nghiệp GPOkhám phá về kỹ năng này nhé!

1. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là gì?

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc [Emotion control skills] không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiềm chế để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể…

Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng kiềm chế cảm xúc

•    Nhận biết bạn là ai: những gì bạn thích, những gì bạn không thích và những gì bạn cần.
•    Hiểu và cảm thông với người khác
•    Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và bổ ích
•    Quyết đoán hơn: Có được quyết định dựa trên những điều quan trọng nhất với bạn.
•    Có động cơ và hành động để đạt được mục tiêu

3. Cách rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc

•    Điều chỉnh hành động của cơ thể: Khi rơi vào trường hợp tiêu cực, bạn có thể điều chỉnh các hoạt động của cơ thể bằng cách thực hiện một vài động tác như: Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể; mỉm cười; thay đổi tư thế đứng, ngồi sao cho thoải mái nhất. Như vậy, bạn sẽ có thể tập trung và suy nghĩ được nhiều hướng đi mới.

•    Rèn luyện tư duy: Để rèn luyện được tư duy, trí tuệ, bạn cần phải luôn luôn nhìn mọi người, mọi vật bằng thái độ tích cực, vui tươi để tránh những cảm xúc tiêu cực nảy sinh. Thay vì tìm những nhược điểm hay sai phạm của người khác, bạn có thể tìm những ưu điểm của họ để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Một ví dụ đơn giản rằng, khi bị cha mẹ hoặc sếp la mắng, chắc chắn cảm xúc của bạn sẽ bị chi phối. Bạn sẽ trở nên cáu gắt, uất ức và có khả năng phản kháng lại. Tuy nhiên, đó không phải điều nên làm. Bạn cần giữ bình tĩnh và hãy nghĩ rằng, đây là cơ hội để bạn sửa chữa những yếu điểm của mình. Đồng thời, sẽ giúp cho cha mẹ, sếp có cái nhìn tích cực về bạn

•    Khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ: Sử dụng ngôn từ phù hợp, khéo léo không chỉ giúp bạn điều khiển cảm xúc của chính bản thân mình mà còn kiểm soát được cảm xúc của người tham gia trò chuyện. Ngưng than vãn, không dùng những từ mang đến sự tiêu cực, mà thay vào đó, bạn nên dùng những từ ngữ mang tính động viên, khích lệ dành cho đối phương. Đây chính là chìa khóa giúp bạn kiềm chế cảm xúc tốt hơn và nhìn nhận cuộc sống với góc nhìn tích cực hơn.

•    Tự tin vào bản thân: Không ít trường hợp bạn bị bao vây bởi những buồn, hờn, tức giận chính là vì thiếu tự tin. Bạn cảm thấy bản thân không có năng lực, dung mạo hay hoạt ngôn bằng người khác và bạn cảm thấy khó khăn, sợ hãi khi giải quyết vấn đề. Vì thế, tự tin ở bản thân mình là yếu tố quan trọng để bạn kiềm chế được cảm xúc.

•    Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực: Có thể nói rằng, cảm xúc tiêu cực là kẻ thù lớn nhất cần loại bỏ nếu muốn kiềm chế cảm xúc tốt hơn; để làm được như thế, bạn cần: Không đổ lỗi cho người khác; can đảm nhân sại lầm và tìm cách giải quyết. Không tính toán thiệt hơn; vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế bằng những lời khen ngợi. Suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực.

Lời kết

Hướng nghiệp GPOhy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tintại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

Nguyễn Giang
 

Xem thêm bài viết tại:

Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?

Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?

Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?

Bài viết khác

    Các câu hỏi thường gặp cho người đi làm việc tại Nhật Bản 

    Ngày đăng: 24/02/2022 - Lượt xem: 571

    Nhật Bản luôn là một điểm đến năng động, yêu thích không chỉ cho khách du lịch mà còn là cơ hội làm việc, nâng cao thu nhập, trình độ kỹ năng tay nghề cho nhiều lao động Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á. Nhật Bản là một đất nước công nghiệp, dịch vụ và luôn mở rộng cơ hội đón lao động nước ngoài nhằm đáp ứng sự thiếu hụt...

    Xem thêm [+]

    Học tập ở người trưởng thành – Những điều cần lưu ý

    Ngày đăng: 04/01/2022 - Lượt xem: 875

    Học tập là quá trình theo suốt cuộc đời mỗi người. Kể cả khi bạn đã trưởng thành, việc học vẫn luôn không ngừng để giúp bạn theo đuổi đam mê và phát triển bản thân. Hôm nay, Hướng nghiệp GPO sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề học tập ở người trưởng thành.

    Xem thêm [+]

    8 Phim Hay Về Khởi Nghiệp Truyền Cảm Hứng Mạnh Mẽ

    Ngày đăng: 27/12/2021 - Lượt xem: 1411

    Hầu như bất cứ người trưởng thành nào cũng có thể khởi nghiệp nếu muốn, không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, không phân biệt trong hay ngoài nước, thành thị hay nông thôn miễn sao bạn có một ý tưởng kinh doanh hay có thể thực hiện được, có thể đem lại lợi ích cho bản thân mình và toàn xã hội. Để tiếp thêm sức mạnh và truyền cảm hứng,...

    Xem thêm [+]

    10 quyển sách hay cho sinh viên sư phạm tham khảo

    Ngày đăng: 27/12/2021 - Lượt xem: 490

    10 quyển sách hay cho sinh viên sư phạm góp nhặt nhiều tình huống thực tế trong việc giảng dạy ở nước ta và của chính tác giả, cùng những phương pháp giáo dục thành công trên thế giới mà người dạy có thể tham khảo và vận dụng linh hoạt. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá danh sách "đầu sách" thú vị ấy nhé.   

    Xem thêm [+]

    8 cuốn sách kỹ năng mềm cho sinh viên đầy hữu ích và thực tế

    Ngày đăng: 27/12/2021 - Lượt xem: 315

    8 cuốn sách kỹ năng mềm cho sinh viên hướng dẫn người đọc cách học sao cho đạt hiệu quả cao nhất về kiến thức, biết ứng dụng vào thực tế đồng thời trang bị những kỹ năng cần thiết trước khi rời ghế nhà trường. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá thêm về những cuốn sách bổ ích đấy nhé. 

    Xem thêm [+]

    11 quyển sách hay rèn luyện bản thân giúp khai mở trí óc và tâm hồn

    Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 508

    “Thông tin sẽ là kiến thức khi bạn vận dụng nó vào cuộc sống hiệu quả còn không thì nó chỉ là bề rộng chứ không phải là bề sâu”. 11 quyển sách hay rèn luyện bản thân giúp người đọc tự suy nghĩ về việc cập nhật kiến thức của mình và thay đổi một số thói hư tật xấu, từ đó hoàn thiện bản thân và tâm hồn. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng...

    Xem thêm [+]

    8 cuốn sách hay về thuyết trình giúp bạn tự tin nói trước đám đông

    Ngày đăng: 23/12/2021 - Lượt xem: 802

    Đối với nhiều người, phải đứng trước nhiều người để thuyết trình là một cực hình, họ dường như không thể vượt qua được nỗi sợ hãi của bản thân để chinh phục một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng này. Hãy để Hướng nghiệp GPO giới thiệu đến bạn đọc “8 cuốn sách hay nhất về thuyết trình giúp bạn đọc nâng cao kỹ năng nói...

    Xem thêm [+]

    5 quyển sách bạn nên đọc trước khi khởi nghiệp

    Ngày đăng: 23/12/2021 - Lượt xem: 373

    Khởi nghiệp không phải là một con đường trải đầy hoa hồng, và duy trì được công việc kinh doanh cũng chưa bao giờ dễ dàng nhất là trong thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh như hiện nay. Dưới đây, Hướng nghiệp GPO xin giới thiệu 5 quyển sách bạn nên đọc trước khi bắt đầu sự nghiệp của riêng mình.  

    Xem thêm [+]

    5 cuốn sách hay dẫn lối tư duy phản biện

    Ngày đăng: 23/12/2021 - Lượt xem: 568

    Rèn luyện tư duy phản biện có khó không? Nếu cảm thấy mình chưa có tư duy phản biện thì có học được không? Hướng nghiệp GPO xin giới thiệu đến bạn 5 cuốn sách giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy phản biện.   

    Xem thêm [+]

Chủ Đề