Bao lâu thì âm tính trở lại

Trước thông tin nhiều người dạng "F1" hoặc người từ vùng dịch về cho kết quả âm tính một vài lần xét nghiệm đầu, sau đó ít hôm lại cho kết quả dương tính mắc Covid-19 như nữ tiếp viên hàng không - bệnh nhân số 59, các chuyên gia y tế đã lên tiếng lý giải về điều này.

PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị cho thời điểm lấy mẫu. Mỗi loại xét nghiệm có ngưỡng phát hiện nhất định. Phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm Covid-19 hiện nay được toàn thế giới áp dụng là Realtime RT-PCR [ xác định người nhiễm Covid-19]. Đây là phương pháp có độ nhạy, đặc hiệu rất cao.

Cũng theo PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, trường hợp bệnh nhân có xét nghiệm âm tính trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính là bình thường. Vì thời điểm lấy mẫu, bệnh nhân ở giai đoạn ủ bệnh, chưa đến ngưỡng phát hiện được bằng xét nghiệm.

Cũng theo chuyên gia, vì được quản lý tốt nên bệnh nhân mới được xét nghiệm nhiều lần. Việc cho kết quả dương tính lần này đã khẳng định việc cách ly 14 ngày là hợp lý.

Về thông tin này, BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết thêm, bệnh nhân xét nghiệm âm tính tức là trong dịch họng không tìm thấy virus. Tại thời điểm đó không lây cho người khác. Nhưng nếu trong thời kỳ ủ bệnh thì sau vài ngày bệnh nhân phát bệnh và lại trở thành dương tính. Khi đó sẽ có khả năng lây cho người khác

Vì thế, trong trường hợp F1 [những người tiếp xúc gần với bệnh nhân F0] âm tính vẫn cần cách ly tập trung vì bất cứ lúc nào F1 cũng có thể trở thành dương tính.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho rằng, với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19 [F1], nếu kết quả âm tính có nghĩa đến thời điểm xét nghiệm người đó chưa phát bệnh, chưa có khả năng lây lan cho người khác. Chưa phát bệnh chứ không có nghĩa là không bị bệnh, do vậy phải tiếp tục giám sát, cách ly chặt chẽ trong 14 ngày để khẳng định rằng bệnh nhân không phát bệnh trong 14 ngày đó.

Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm- thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, khi một người bị nhiễm Covid-19, virus Corona mới chỉ xâm nhập các tế bào. Chúng cần một thời gian vài ngày, gọi là thời gian ủ bệnh, để nhân lên, đến một lúc nào đó mới đủ nhiều, xuất hiện trong dịch đường hô hấp và mới có thể làm lây bệnh cho người khác khi bệnh nhân làm văng những giọt bắn đường hô hấp, ví dụ khi ho. Xét nghiệm chuẩn Realtime RT-PCR mà chúng ta và các nước khác đang sử dụng dựa trên dịch phết họng. Vì vậy với người mới bị lây, virus chưa kịp xuất hiện trong dịch phết họng, kết quả vẫn cho âm tính với SARS - CoV-2

  • Sức khỏe
  • Tư vấn

Thứ ba, 15/3/2022, 00:01 [GMT+7]

Tôi vừa khỏi Covid-19, xét nghiệm âm tính, đã hết các triệu chứng. Tôi có thể an tâm quay lại làm việc, sinh hoạt được chưa? [Liên, Hà Nội]

Hơn một tuần trước, tôi khởi phát triệu chứng đầu tiên, test nhanh dương tính. Sau 4 ngày, tôi gần như hết các triệu chứng, chỉ đôi lúc còn ho. Tới ngày thứ 5 kể từ khi phát bệnh, tôi test âm tính, kết thúc cách ly, quay trở lại công việc như bình thường. Vậy đã an toàn chưa, thưa bác sĩ?

Trả lời:

Thực tế hiện nay có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 chỉ sau 4-5 ngày, thậm chí 2-3 ngày đã hết các triệu chứng, xét nghiệm âm tính, nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh, có thể an tâm quay trở lại sinh hoạt, làm việc. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm.

Với bệnh nhân Covid-19, sau 10 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên mới có thể coi bạn đã an toàn. Lý do thứ nhất, test nhanh âm tính chưa thể khẳng định bạn đã hết virus. Nếu độ nhạy test không cao hoặc lấy mẫu không đúng quy trình, kỹ thuật [có thể lấy mẫu chưa trúng vị trí] thì test sẽ không thể hiển thị kết quả chính xác. Thứ hai, ngay cả khi test nhạy, bạn đã lấy mẫu đúng cách và kết quả là âm tính thì hết virus cũng không đồng nghĩa với bệnh sẽ không tiến triển nặng lên.

Một bệnh nhân Covid-19 nặng phải trải qua 3 pha của bệnh, gồm pha nhiễm cấp, pha phổi và pha miễn dịch. Pha nhiễm cấp được tính trong khoảng thời gian 0-5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ở giai đoạn này, virus bắt đầu tấn công cơ thể và dần nhân lên mạnh mẽ, có thể xuất hiện ở hầu hết dịch xét nghiệm nên phần trăm phát hiện dương tính rất cao.

5 ngày tiếp theo [pha phổi, là ngày thứ 5-10 kể từ khi khởi phát triệu chứng], tải lượng virus giảm xuống đáng kể, kết quả xét nghiệm có thể sẽ âm tính. Tuy nhiên, đây là giai đoạn virus có thể tấn công vào phổi. Giai đoạn còn lại [pha miễn dịch] liên quan đến các bệnh nhân viêm phổi ARDS, có sốc... điều trị tại các đơn vị hồi sức cấp cứu.

Như vậy, qua 10 ngày mà bệnh nhân không có triệu chứng bất thường, SpO2 ổn định, tức là virus không tấn công vào phổi, lúc này mới có thể an tâm được.

Nhóm cần lưu ý nhất là những người nguy cơ trở nặng cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người chưa tiêm vaccine. Nhóm này nên theo dõi sức khỏe, đặc biệt là chỉ số SpO2, đến khi đủ 10 ngày. Những người trẻ, đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 ít có nguy cơ hơn, tuy nhiên vẫn nên theo dõi sức khỏe.

Một số người lo lắng vì sau 10 ngày khởi phát triệu chứng vẫn có kết quả dương tính. Thực tế, âm tính hay dương tính không là vấn đề đáng lo nếu bạn đã qua đủ thời gian nói trên. Thứ nhất, về nguy cơ trở nặng, kết quả xét nghiệm vẫn dương tính nhưng đã qua 10 ngày thì không còn nguy cơ diễn tiến nặng nữa. Thứ hai, về khả năng lây, người ta cũng chứng minh sau 10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên, nguy cơ lây rất thấp, gần như không có. Như vậy, bạn không cần lo lắng nếu gặp tình huống trên.

Bên cạnh đó, test vạch đậm hay mờ chỉ có ý nghĩa xác định nồng độ virus, khả năng lây của bạn cao hay thấp, không liên quan đến khả năng trở nặng.

Bác sĩ Phạm Văn Phúc
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Chủ Đề