Trẻ thở nhanh là bao nhiêu?

Thời tiết lạnh khiến trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Đây là tình trạng rất phổ biến và là nguyên nhân gây nhập viện, tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Vì sao trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính?

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường thở, bao gồm từ tai, mũi, họng, đường dẫn khí từ thanh quản, khí quản, phế quản… cho đến phổi.

Theo ước tính, trên toàn thế giới có khoảng 4.300 trẻ em tử vong do viêm phổi mỗi ngày, cứ mỗi 20 giây sẽ lại có một trẻ tử vong do viêm phổi, 90% số này là ở các nước đang phát triển. Nhưng nếu được chăm sóc tốt, hầu hết trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sẽ tự khỏi trong khoảng 10 - 14 ngày.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em được chia thành 2 loại:

- Viêm hô hấp trên, là viêm nhiễm vùng tai - mũi - họng, thường do virus, nếu được chăm sóc tốt thì đa số trẻ sẽ tự khỏi.

- Viêm hô hấp dưới, là nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính bao gồm viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Trong đó, viêm phổi chính là nguyên nhân gây nhập viện và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Do đó, trẻ cần được phát hiện sớm bệnh viêm phổi để điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

Thời tiết lạnh khiến trẻ nhỏ dễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Ảnh minh hoạ.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ

Dấu hiệu thường thấy nhất của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ là ho, có thể kèm theo sốt hoặc không. Ngoài ra, trẻ còn có thể mắc kèm các triệu chứng khác như đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè...

Đặc biệt, viêm phổi có triệu chứng sớm có thể phát hiện ở trẻ là thở nhanh.

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi nhận biết thở nhanh là khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
  • Nếu trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.
  • Nếu trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.

Khi thấy trẻ thở nhanh, phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được điều trị sớm, bởi đây là triệu chứng sớm nhất báo hiệu trẻ bị viêm phổi.

Khi viêm phổi nặng, triệu chứng điển hình là trẻ khó thở, rút lõm lồng ngực, nghĩa là lúc trẻ hít vào, phần dưới lồng ngực sẽ bị lõm vào thay vì nở ra như bình thường. Cần cho trẻ nhập viện ngay vì đây là triệu chứng cảnh báo nguy hiểm, viêm phổi nặng cần điều trị tích cực để tránh biến chứng và tử vong.

Trường hợp trẻ xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm sau cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay, vì tính mạng trẻ đang bị đe dọa nghiêm trọng:

  • Tím tái;
  • Co giật;
  • Bỏ bú hoặc bú kém [trẻ dưới 2 tháng tuổi], không uống được [trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi];
  • Thở có tiếng rít;
  • Ngủ li bì, khó đánh thức;
  • Suy dinh dưỡng nặng.

Nếu trẻ dưới 2 tháng thì dấu hiệu sốt hoặc hạ nhiệt độ [trẻ lạnh], thở khò khè... cũng cần đưa trẻ đi khám ngay.

Khoảng 20 - 25% trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sẽ diễn tiến thành viêm phổi. Ảnh minh hoạ.

Cần làm gì khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại nhà?

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của đường thở nghĩa là từ tai, mũi, họng, thường có biểu hiện ho không quá 30 ngày. Nếu được chăm sóc tốt, đa số trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 10 - 14 ngày. Tuy nhiên, khoảng 20 - 25% trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sẽ diễn tiến thành viêm phổi, cần điều trị kháng sinh thích hợp để tránh biến chứng và tử vong.

Khi trẻ bị ho, cảm lạnh, cha mẹ chăm sóc trẻ tại nhà tiếp tục cho trẻ ăn hoặc bú nhiều lần hơn; Cho trẻ uống đủ nước; Giảm ho; Dùng thuốc trị sốt, ho, khò khè... cho trẻ theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Không lạm dụng dùng thuốc kháng sinh, vì với trường hợp này thuốc không hiệu quả, gây tốn kém và có thể gây tác dụng phụ hoặc làm vi trùng kháng thuốc; Làm thông thoáng mũi giúp trẻ dễ thở, dễ bú hơn.

Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý theo dõi, phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm phổi, cũng như các dấu hiệu nguy hiểm khác để đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay.

Nhịp tim thường giảm khi trẻ lớn lên, vì vậy trẻ sơ sinh có nhịp tim cao nhất và dần chậm lại khi đến tuổi trưởng thành. Vậy nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn.

Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường nhanh hơn trẻ lớn và người trưởng thành

Cần theo dõi nhịp thở của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thở nhanh không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng có một số điều cần chú ý. Khi bạn đã hiểu được cách thở bình thường của trẻ sơ sinh, hãy theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu thay đổi.

Trẻ sinh non thường có phổi kém phát triển và gặp một số vấn đề về hô hấp. Trẻ sinh đủ tháng được sinh bằng phương pháp mổ lấy thai có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp khác ngay sau khi sinh. Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ nhi khoa của con bạn để tìm hiểu những dấu hiệu cần theo dõi và can thiệp.

Các vấn đề về hô hấp ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Ho sâu, có thể là dấu hiệu của chất nhầy hoặc nhiễm trùng trong phổi;
  • Tiếng thở của trẻ kèm tiếng ngáy, có thể cần hút chất nhầy từ mũi;
  • Tiếng thở kèm tiếng kêu khàn khàn;
  • Trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh, có thể có chất lỏng trong đường thở do viêm phổi hoặc thở nhanh thoáng qua
  • Thở khò khè có thể xuất phát từ bệnh hen suyễn hoặc viêm tiểu phế quản;
  • Ho khan dai dẳng có thể báo hiệu dị ứng

Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh thở nhanh

Khi thấy trẻ sơ sinh thở nhanh, cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ như:

  • Đảm bảo cho trẻ uống đủ sữa, có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức;
  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để giúp làm sạch chất nhầy;
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm;
  • Cho bé nghe nhạc êm dịu;
  • Massage ở vị trí yêu thích của chúng như lưng, bàn chân, cổ;
  • Đảm bảo em bé ngủ đủ giấc;

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để hỗ trợ hô hấp tốt nhất. Có thể khó để trẻ sơ sinh thở nhanh nằm ngửa được, nhưng đó vẫn là tư thế ngủ an toàn nhất.

Quan sát các biểu hiện bất thường của con để xử trí kịp thời

Trẻ sơ sinh thở nhanh khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ hoặc đưa trẻ dến cơ sở y tế gần nhất khi gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây:

  • Trẻ khó ngủ hoặc khó ăn uống;
  • Trẻ có vẻ cực kỳ khó chịu;
  • Ho sâu;
  • Sốt trên 38 độ C [cần đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu con dưới 3 tháng];
  • Trẻ khóc nhiều;
  • Khó thở;
  • Thở nhanh hơn 60 lần mỗi phút;
  • Nhìn trẻ nhợt nhạt môi, móng tay và da…

Trẻ sơ sinh thở nhanh thường là triệu chứng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, trẻ thường xuyên thở nhanh kèm tím tái người, khó thở, nôn ói, quấy khóc nhiều thì ba mẹ nên đưa con đi khám.

Thở nhanh liên tục cũng có thể là dấu hiệu bất thường của tim mạch, vì vậy, hãy cho con đi khám tim mạch từ sớm để đảm bảo em bé luôn khỏe mạnh.

Đăng lý khám cùng chuyên gia Tim mạch Bệnh viện Hồng Ngọc tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chủ Đề