Trình bày các phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương

1. Phương pháp lịch sử

Mọi sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội đu có quá trình lịch sử của nó, tức là có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Đó là một quá trình vận động và biến đổi liên tục, hết sức cụ thể, đầy quanh co, phức tạp, bao gồm cả những cái ngẫu nhiên lẫn cái tất yếu, muôn hình, muôn vẻ, trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau và theo một trật tự thời gian nhất định.

Phương pháp lịch sửphương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong).

Nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra.

Ví dụ như khi nghiên cứu về phong trào Cần Vương, bằng phương pháp pháp lịch sử, nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm nguồn tư liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất có thể để mô tả quá trình hình thành mâu thuẫn, chuẩn bị lực lượng, bùng nổ và đến lúc thất bại hoàn toàn với đầy đủ các chi tiết cụ thể và phức tạp, gồm cả những sự kiện tất nhiên lẫn ngẫu nhiên, theo đúng thứ tự thời gian như nó đã từng diễn ra.

Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp lịch sử:

Thứ nhất, tính biên niên: nhà nghiên cứu phải trình bày quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự của nó như đã diễn ra trong thực tế để thấy được tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển của nó.

Thứ hai, tính toàn diện: khi phục dựng quá khứ, nhà nghiên cứu phải khôi phục đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các bước phát triển của sự vật, hiện tượng, tránh tình trạng qua loa, đơn giản thậm chí cắt xén thông tin. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tránh tình trạng liệt kê, chất đống tư liệu, phải biết lựa chọn các tư liệu tiêu biểu, điển hình về các sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.

Thứ ba, tính chi tiết: người nghiên cứu phải bám sát và phản ánh chi tiết quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, kể cả các bước phát triển quanh co, thụt lùi tạm thời của nó để đảm bảo tính trung thực và phản ánh đúng tiến trình vận động của sự vật, hiện tượng.

Thứ tư, tính cụ thể: các sự vật, hiện tượng tồn tại luôn gắn liền với không gian, thời gian và con người cụ thể. Do đó, người nghiên cứu cần chú ý nêu rõ địa điểm, thời gian xảy ra của sự vật, hiện tượng.

2. Phương pháp logic

Trong nghiên cứu khoa học, việc sử dụng phương pháp lịch sử chỉ giúp người nghiên cứu dừng lại ở việc phục dựng quá khứ của các sự vật, hiện tượng. Để tìm ra bản chất, quy luật vận động và phát triển của chúng, người nghiên cứu cần kết hợp vận dụng phương pháp logic và một số phương pháp khác.

Lịch sử phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật, hiện tượng luôn quanh co, phức tạp, bao gồm cả những yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên. Sự đa dạng, quanh co phức tạp đó đã làm cho bản chất, quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng bị “che khuất”. Việc loại bỏ đi những yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để thấy được những cái tất yếu, cơ bản và những cái được lặp đi lặp lại,… từ đó làm bộc lộ bản chất, quy luật phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng là mục tiêu quan trọng của công tác nghiên cứu.

Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiênphức tạp ấy.

Nhiệm vụ của phương pháp logic là: “đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các hiện tượng”; … “nắm lấy cái tất yếu, cái xương sống phát triển, tức nắm lấy quy luật của nó (sự vật, hiện tượng - TG)”; “nắm lấy những nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển hình và nắm qua những phạm trù, quy luật nhất định”, từ đó giúp nhà nghiên cứu thấy được những bài học và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp logic:

Thứ nhất, tránh máy móc và định kiến, áp đặt: sự vật hiện tượng vận động theo quy luật của nó, chính vì vậy, khi sử dụng phương pháp logic để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, đòi hỏi nhà khoa học phải đi tìm quy luật từ chính quá trình vận động phát triển phức tạp của chúng. Có như vậy, người nghiên cứu mới phát hiện được cả những quy luật phổ biến lẫn đặc thù (riêng), sự phong phú, đa dạng và phát triển đi lên của các sự vật, hiện tượng.

Cần tránh tình trạng áp đặt những định kiến, những quy luật chung có sẵn để làm khuôn mẫu cho việc nhận thức, đánh giá về những đặc điểm, quy luật của các sự kiện hiện tượng khác nhau.

Thứ hai, không tách rời khỏi lịch sử: việc nghiên cứu để tìm ra cái phổ biến, bản chất, quy luật… của sự vật, hiện tượng phải được tiến hành trên cơ sở khái quát hóa và rút ra từ hiện thực. Nghĩa là phải sử dụng phương pháp logic gắn liền với phương pháp lịch sử, nếu tách rời phương pháp lịch sử thì nhà khoa học sẽ rơi vào tình trạng suy luận trừu tượng thiếu cơ sở, nhận xét chung chung, thậm chí kết luận sai lầm. Đồng thời cũng tránh trường hợp chỉ dựa vào vài dữ kiện ít ỏi để khái quát hóa thành quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng.

3. Mối quan hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu khoa học. Giải thích tính thống nhất giữa hai phương pháp, Ăng-ghen viết:

Về bản chất, phương pháp logic không phải là cái gì khác là phương pháp lịch sử, chỉ có điều là nó thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên pha trộn.

Lịch sử bắt đầu từ đâu, quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó. Và sự vận động tiếp tục thêm nữa của nó chẳng qua chỉ là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới một hình thức trìu tượng và nhất quán về mặt lý luận. Nó là phản ánh đã được uốn nắn lại, nhưng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử thực tế đã cung cấp, hơn nữa có thể xem xét mỗi một nhân tố ở cái điểm phát triển mà ở đó quá trình đạt tới chỗ hoàn toàn thành thục và đạt đến hình thức điển hình.

Hai phương pháp này giúp nhà khoa học mô tả lịch sử của các sự vật, hiện tượng, từ đó đi đến vạch ra bản chất, quy luật phát triển của chúng. Nếu phương pháp lịch sử có nhiệm vụ khôi phục bức tranh quá khứ sinh động và phong phú của hiện thực thì phương pháp logic sẽ có nhiệm vụ đi tìm cái logic, cái tất yếu bên trong “bức tranh quá khứ” đó để vạch ra bản chất, quy luật vận động, phát triển khách quan của hiện thực.


Page 2

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

*****

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG CÀ MAU

Cơ quan chủ trì :       Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau

Cơ quan chủ quản :   Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cà Mau

Những người thực hiện :

· Thạc sĩ    Thái Văn Long – Chủ nhiệm

· Cử nhân  Nguyễn Hữu Thành

· Cử nhân  Bùi Sơn Hải

· Cử nhân  Lê Văn Luận

· Cử nhân  Nguyễn Minh Đáng

· Cử nhân  Trần Quang Thịnh

CÀ MAU – NĂM 2000

___________________________________


LỜI NÓI ĐẦU

       “Nghiên cứu tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp dạy môn Lịch sử, Địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau” là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, nhằm mục đích thực hiện chương trình dạy và học Lịch sử, Địa lý địa phương cho học sinh phổ thông tỉnh Cà Mau theo qui định của Bộ Giáo dục-Đào tạo và đáp ứng yêu cầu cấp bách của địa phương.

       Nội dung đề tài được cấu trúc theo 2 phần chính: Lịch sử địa phương và Địa lý địa phương tỉnh Cà Mau. Mỗi phần có các nội dung cụ thể bao gồm :

       Mục đích yêu cầu, cấu trúc nội dung chương trình và phương pháp dạy- học Lịch sử hoặc Địa lý địa phương.

       - Các bài học cụ thể theo yêu cầu nội dung của chương trình và được trình bày khá chi tiết nhằm đảm bảo được yêu cầu thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung bài học.

       - Cuối mỗi bài học có các câu hỏi đặt ra nhằm giúp giáo viên hoặc học sinh củng cố trọng tâm bài học. Ngoài ra còn có nhiều bài đọc thêm nhằm cập nhật thông tin và giúp giáo viên, học sinh tham khảo bổ sung kiến thức cho các nội dung chính của bài học.

       *Đề tài do nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện, gồm:

• Nhà giáo ưu tú, Thạc sĩ Thái Văn Long – Phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau.

• Cử nhân Nguyễn Hữu Thành – Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau.

• Nhà giáo ưu tú, Cử nhân Bùi Sơn Hải – Trưởng phòng THPT Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu.

• Cử nhân Nguyễn Minh Đáng – Chủ tịch Công đoàn Ngành giáo dục tỉnh Cà Mau.

• Cử nhân Lê Văn Luận – Chủ nhiệm Khoa Địa lý trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Bạc Liêu.

• Cử nhân Trần Quang Thịnh –  Chủ tịch Công đoàn trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển.

        Để thực hiện nội dung đề tài trên nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo và sử dụng nhiều tài liệu được công bố trên các sách, báo, tạp chí ở trong và ngoài tỉnh; các báo cáo, dự án và nhiều tài liệu, văn bản có giá trị khoa học và pháp lý khác của các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thể các cấp trong tỉnh. Chúng tôi xin được phép sử dụng và cảm ơn tất cả các cơ quan, đơn vị, trường học, các tác giả và tập thể tác giả là chủ sở hữu của các tài liệu trên.

       Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này chúng tôi cũng đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý kiến và tạo nhiều điều kiện thuận lợi khác của:

       - Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh Cà Maụ

       - Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện (Thành Phố) trong tỉnh.

       - Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cà Mau là cơ quan chủ quản.

       - Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau là cơ quan chủ trì.

       - Các cơ quan Ban, Ngành, Đoàn thể các cấp trong tỉnh.

       - Các cơ quan quản lý giáo dục, trường học và cơ sở giáo dục khác trong tỉnh.

       - Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; cán bộ, công chức các Ban, Ngành có liên quan trong tỉnh.

       - Các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và các em học sinh phổ thông trong tỉnh.

       - Đặc biệt là sự góp ý kiến của giáo viên đang giảng dạy môn Lịch sử, Địa lý bậc trung học phổ thông (cấp THCS, THPT) trong tỉnh.

       Đến nay đề tài đã hoàn thành, nhân dịp này chúng tôi xin chân thành cảm  ơn tất cả tập thể, cá nhân nêu trên và rất mong được sự đóng góp tiếp để nội dung đề tài ngày càng hoàn thiện.

Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

NHÓM NGHIÊN CỨU

________________________________________________________

PHẦN MỞ ĐẦU

      I- MỤC ĐÍCH VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

      1- Cà Mau là mảnh đất cực Nam của Tổ quốc, là một trong hai biểu tượng của Tổ quốc Việt Nam ta “Từ Lạng Sơn đến Cà Mau”. Từ trước đến nay, nhiều người hiểu về Cà Mau như là nơi thiên nhiên đặc biệt ưu đãi nên hết sức giàu có. Nếu hiểu như vậy là chúng ta chưa hiểu hết về Cà Mau. Vì trên vùng rừng vàng biển bạc, ruộng đồng thẳng cánh cò bay này từ bao đời nay người dân Cà Mau đã luôn luôn đứng trước đầu sóng ngọn gió, đấu tranh chống lại thiên nhiên, chống lại kẻ thù giành quyền làm chủ mảnh đất do chính bàn tay lao động của mình tạo ra, đồng thời cũng vững vàng trước mọi thử thách gian truân của lịch sử, đã kế tục nhau dùng máu của mình để viết lên những trang sử chói lọi của tinh thần anh hùng bất khuất chống địa chủ, thực dân, phong kiến và đế quốc. Máu của nhiều thế hệ người Việt nam anh hùng từ khắp nơi trên đất nước ta đã đổ xuống mảnh đất thân yêu này  để bảo vệ nền độc lập thống nhất và toàn vẹn của Tổ quốc. Máu của anh hùng, liệt sỹ Phan Ngọc Hiển và các vị tiền bối cách mạng khác đã đổ trong thời kỳ chống Pháp; máu của  các anh hùng, liệt sỹ Nguyễn Việt Khái, Lý Văn Lâm, Hồ Thị Kỷ, Dương Thị Cẩm Vân... đã đổ xuống trong thời kỳ chống Mỹ. Và biết bao tấm gương sáng ngời của những anh hùng liệt sỹ khác thuộc các lực lượng vũ trang, thanh niên, phụ nữ, nông dân, trí thức...dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đã tạo nên những sự kiện lịch sử kế thừa đậm đà truyền thống tốt đẹp trong dựng nước, giữ nước của dân tộc và của địa phương. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lịch sử tỉnh nhà nêu trên phải được giáo dục cho học sinh thông qua bộ môn Lịch sử và Địa lý địa phương.

      2- Tại Cà mau qua thực tế khảo sát của nhóm nghiên cứu chúng tôi trong nhiều năm về sự hiểu biết của học sinh phổ thông với những nội dung hết sức cơ bản về lịch sử, địa lý địa phương Cà Mau thì đa số các em còn rất mơ hồ, nhiều học sinh không nắm được. Rõ ràng là vấn đề nêu trên đặt ra cho ngành GD-ĐT Cà Mau nói riêng và tỉnh nhà nói chung một yêu cầu giảng dạy lịch sử, địa lý điạ phương cho học sinh phổ thông trong nhà trường theo qui định của Bộ GD-ĐT là hết sức cần thiết.

      3- Lịch sử, địa lý địa phương theo qui định của Bộ GD-ĐT được coi như một nội dung của môn lịch sử, địa lý trong trường phổ thông. Việc tổ chức dạy và thi cử đều phải thực hiện theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT ban hành. Tuy nhiên ở tỉnh Cà Mau việc giảng dạy và học tập lịch sử, địa lý địa phương chưa được coi trọng đúng mức. Tình trạng đó có nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là việc thiếu tài liệu với tư cách như là bộ giáo trình (Sách giáo khoa) về lịch sử địa phương, địa lý địa phương dùng cho giáo viên và học sinh.

      Để nhằm mục đích khắc phục tất cả tình trạng hạn chế trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài khoa học cấp Tỉnh với tên đề tài là:

“Nghiên cứu tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn Lịch sử, Địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau”.

      - Đề tài được Sở Giáo dục – Đào tạo Cà Mau là cơ quan chủ trì thực hiện.

      - Sở Khoa học Công nghệ – Môi trường Cà Mau là cơ quan chủ quản.

      II-NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:

      1- Tổng hợp, xây dựng nội dung chương trình giảng dạy lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau.

      2- Trình bày phương pháp nghiên cứu giảng dạy, học tập lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau.

      III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

      1- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu đề tài là Nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau.

      2- Phạm vi nghiên cứu:

      “Tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau” có phạm vi rộng lớn cả về không gian, thời gian, nội dung và phương pháp, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên do thời gian, kinh phí, nguồn tư liệu và khả năng của nhóm nghiên cứu, trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu:

      - Xây dựng nội dung phương pháp giảng dạy lịch sử, địa lý địa phương.

      - Cho đối tượng học sinh trung học (THCS, THPT) trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

      IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

      - Vận dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử, địa lý trong việc tổng hợp xây dựng nội dung lịch sử, địa lý địa phương.

      - Vận dụng các phương pháp lý luận dạy học thông qua nghiên cứu các lý luận về giáo dục học và quá trình giáo dục, quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông.

      - Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra quan sát khảo sát, tổng hợp thông qua các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

      - Ngoài ra còn vận dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tâm lý học, xã hội học trong việc xây dựng các nội dung và phương pháp giảng dạy.

___________________________________________________

Xem tiếp:

Trình bày các phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương
Phần Lịch sử

Trình bày các phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương
Phần Địa lý