Trình bày chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét giai đoạn trong cơ thể người

Lịch sử của bệnh sốt rét vốn xoay quanh chu trình lây nhiễm giữa người và giống muỗi cái Anopheles. Trong cơ thể người, ký sinh trùng đầu tiên sẽ tăng trưởng và nhân bản trong tế bào gan và rồi sau đó là đến các tế bào hồng cầu. Trong máu, số nhân bản của loại ký sinh trùng này phát triển trong hồng cầu và phá hủy chúng, qua đó giải phóng các các mảnh trùng [ gọi là “merozoites”] tiếp tục xâm nhập vào các hồng cầu khác.

Giai đoạn máu của giống ký sinh trùng này gây ra các triệu chứng của bệnh sốt rét. Khi các thể giao tử của ký sinh trùng này trong giai đoạn máu [ giao tử – gametocytes, có hai thể là giao tử đực và giao tử cái ] mà bị muỗi cái anopheles hấp thụ lúc hút máu người, các giao tử này sẽ giao hợp trong ruột của muỗi, bắt đầu giai đoạn tăng trưởng và sinh sôi trong cơ thể muỗi. Sau khoảng 10-18 ngày, một hình thể mới của ký sinh trùng gọi là thoa trùng [ sporozoite ] sẽ đi đến và sống tại tuyến nước bọt của muỗi. Khi muỗi Anopheles hút máu một người khác, chất kháng đông trong nước bọt, cùng với các thoa trùng, sẽ đi vào máu người, đến gan, và từ đó bắt đầu một chu kỳ mới.

Một con muỗi mang mầm bệnh lây truyền bệnh từ người này sang người khác [ được gọi là vector lây bệnh ]. Dù người mang mầm bệnh có đưa ký sinh trùng vào cơ thể muỗi, khác với vật chủ người, vector muỗi không phải chịu các triệu chứng do sự hiện diện của ký sinh trùng.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT TRONG CƠ THỂ KÝ CHỦ:

Mô hình phát triển của ký sinh trùng sốt rét qua các giai đoạn

*Chú thích:

  • Ký sinh trùng sốt rét có vòng đời liên quan đến hai ký chủ. Khi hút máu, muỗi cái Anopheles mang mầm bệnh sẽ truyền thoa trùng vào ký chủ người [1].

  • Thoa trùng xâm nhập vào tế bào gan [2] và phát triển thành thể phân liệt [schizonts] [3],sau đó thể phân liệt vỡ ra và giải phóng các mảnh trùng [merozoites][4].

  • Ở một số loài ký sinh trùng sốt rét như Plasmodium.vivax và Plasmodium ovale, có tồn tại một giai đoạn gọi là thể ngủ [hypnozoites]. Thể này tồn tại lâu dài trong gan [ nếu không được điều trị] và sẽ tái phát bằng cách xâm nhập vào dòng máu sau nhiều tuần, thậm chí nhiều năm sau đó.

  • Sau giai đoạn nhân lên đầu tiên tại gan [ gọi là chu trình liệt sinh ngoài hồng cầu – exo-erythrocytic schizogony ]

    A] ký sinh trùng sẽ tiếp tục quá trình nhân lên vô tính trong hồng cầu [ chu trình liệt sinh trong hồng cầu ] [B].

  • Mảnh trùng xâm nhập hồng cầu [5] .

  • Thể tư dưỡng dạng vòng [ring stage trophozoites] phát triển thành thể phân liệt, rồi sau đó vỡ ra giải phóng các mảnh trùng [5] .

  • Một số ký sinh trùng sẽ phát triển thành giao tử [ gametocytes ] khi vẫn còn trong giai đoạn hồng cầu [7].

  • Giai đoạn máu là lúc mà ký sinh trùng sốt rét gây ra các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Giao tử đực [microgametocytes] và cái [macrogametocytes], sau đó đi vào cơ thể muỗi Anopheles khi muỗi hút máu người [8].

  • Giai đoạn mà ký sinh trùng nhân lên trong cơ thể muỗi được gọi là chu kỳ bào tử sinh [ the sporogonic cycle ] [C]. Trong ruột của muỗi, giao tử đực sẽ xâm nhập vào giao tử cái tạo thành hợp tử [zygote] [9].

  • Hợp tử sau đó biến đổi, dài ra và có khả năng di chuyển [10], xâm nhập vào thành ruột giữa của muỗi, nơi đó hợp tử phát triển thành thể trứng nang [11] .

  • Thể trứng nang tăng trưởng, vỡ ra và giải phóng các thoa trùng [12], chúng di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi.

  • Sự xâm nhập của các thoa trùng  vào cơ thể vật chủ người mới bắt đầu lại vòng đời của ký sinh trùng sốt rét [1].

Biên dịch: Nguyễn Hiếu Nghĩa-SV Y -ĐHYD TPHCM

Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi

Hình ảnh: Lê Phương Mai

Nguồn:

Center of Disease Control and Prevention; November 14, 2018; About Malaria - //www.cdc.gov/malaria/about/biology/index.html

Video liên quan

Chủ Đề