Trình bày quy trình chế biến một món An cụ thể từ cá

Một nghiên cứu của Đại học Cordon Bleu, Australia, chỉ ra rằng hơn 18% thực khách cảm thấy hài lòng hơn khi món ăn được trình bày đẹp mắt so với đồ ăn cùng loại. Phục vụ những món ăn được trình bày đẹp mắt, kỹ lưỡng là một trong những yếu tố nâng cao trải nghiệm của thực khách khi kinh doanh nhà hàng.

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống tăng cao, chúng ta không chỉ ăn bằng miệng mà còn ăn bằng mắt. Món ăn ngoài việc ngon, vừa vị mà còn phải đẹp mắt về hình thức, hấp dẫn về mùi vị. Điều này đòi hỏi người đầu bếp phải tìm tòi, học hỏi bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng trình bày món ăn để đem lại sự hài lòng cho thực khách. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng iPOS.vn khám phá cách trình bày món ăn hấp dẫn như đầu bếp chuyên nghiệp.

Không ai biết chính xác thời gian nghệ thuật trình bày món ăn bắt đầu xuất hiện, nhưng theo một số thông tin từ Nhật Bản, Hy Lạp và một số nền văn minh lâu đời khác. Trong thế kỷ 18, nghệ thuật trang trí món ăn dần trở nên phổ biến và phát triển theo xu hướng văn hóa kiểu Pháp. Người Trung Quốc được xem là góp công lớn trong việc quảng bá nghệ thuật trình bày món ăn đến thế giới qua phim ảnh và các hoạt động về văn hóa. Việc trình bày món ăn được đánh giá là một nét nghệ thuật của ẩm thực hiện đại, khơi gợi những nguồn cảm hứng mới cho việc thưởng thức và cả việc nấu nướng. 

Trình bày món ăn được đánh giá là một nét nghệ thuật của ẩm thực hiện đại

Nghệ thuật trình bày món ăn được hiểu là sự sắp đặt các nguyên liệu của món ăn theo ý đồ của đầu bếp, mục đích để tạo nên sự liên kết để thực khách có thể hiểu và cảm nhận được. Đáp ứng nhu cầu “3 ngon” của thực khách: ngon mắt – ngon mũi – ngon miệng.

Với các đầu bếp, việc trình bày món ăn trở thành một kỹ năng quan trọng trong quá trình chế biến. Mọi nguyên liệu chế biến đều được sử dụng để trang trí và làm nổi bật cho món ăn. Các đầu bếp sẽ phân loại các nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ sao cho hài hòa, cân bằng giúp món ăn nhìn bắt mắt và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tại nhiều nhà hàng cao cấp, một món ăn sẽ không bao giờ được dọn lên bàn ăn khi chưa được trang trí đẹp mắt.

Trình bày món ăn là nghệ thuật đòi hỏi đầu bếp phải có sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Họ có thể biến một món ăn đơn điệu thành một tác phẩm, một bức tranh ẩm thực sống động, góp phần “nâng tầm” và kích thích khẩu vị thực khách.

Trước đây, việc trang trí món ăn thường gắn liền với ẩm thực Âu thì đến nay chúng được áp dụng trong hầu hết các món ăn của các nền ẩm thực khác nhau.

Chúng ta thường bỏ qua tầm quan trọng của việc trang trí món ăn mà không biết rằng việc trang trí món ăn thực sự có nhiều ảnh hưởng đến vị giác và cảm giác khi ăn. Việc trang trí, trình bày một cách khéo léo giúp các món ăn từ đơn giản, vô hồn trở nên sinh động và đầy tinh tế. Từ đó, thực khách sẽ bị hấp dẫn, lôi cuốn và khơi gợi sự tò mò ngay từ cái nhìn đầu tiên, kích thích nhu cầu muốn khám phá về món ăn hơn. Đặc biệt, với đối tượng trẻ nhỏ, trình bày món ăn giúp kích thích trẻ thèm ăn và ăn ngon hơn. Đối với ngành kinh doanh ẩm thực thì đây là yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng, giúp giữ chân khách hàng và quảng bá thương hiệu của mình.

Trang trí món ăn thực sự có nhiều ảnh hưởng đến vị giác và cảm giác khi ăn

Không chỉ vậy, trang trí món ăn còn giúp bàn tiệc bớt đi phần trống trải, giúp gạt bỏ được lượng chén đĩa không cần thiết phải sử dụng trong bữa ăn. Chẳng hạn như, thay vì sử dụng một bát gia vị nhỏ để đựng món sốt, có thể dùng sốt để vẽ trực tiếp trên đĩa thức ăn, vừa để trang trí cho đĩa thức ăn, vừa mang đến sự thuận tiện cho thực khách. Thông qua việc trình bày món ăn, người đầu bếp có thể xây dựng “bộ nhận diện thương hiệu” của chính mình. Mỗi đầu bếp sẽ thể hiện tâm tư, tính cách qua từng cách trang trí món ăn, kích thích sự sáng tạo trong tư duy và trong các món ăn mới.

Có rất nhiều cách để trang trí và trình bày món ăn hấp dẫn. Chỉ bằng những chi tiết nhỏ sẽ tạo nên sự khác biệt và nổi bật cho chính món ăn. Dưới đây là một vài bí quyết trình bày món ăn đẹp mắt, kích thích vị giác mà bạn có thể tham khảo. 

Trang trí món ăn theo mô hình nhà hàng

Tùy theo đối tượng, ý nghĩa và mục đích sử dụng mà người đầu bếp sẽ tạo hình nguyên liệu và trang trí món ăn theo các phong cách khác nhau. Chẳng hạn như, bạn đang kinh doanh mô hình nhà hàng ẩm thực truyền thống, hãy trang trí những món ăn dân dã, đơn giản theo phong cách truyền thống, có thể bằng những loại rau củ sẵn có. Tránh “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, trình bày món ăn theo kiểu Âu, khiến thực khách cảm thấy khó hiểu.

Xem thêm: Thủ thuật tâm lý “rút hầu bao” của thực khách trong nhà hàng

Sử dụng bát đĩa phù hợp

Màu sắc và kích thước của bát đĩa là điều vô cùng quan trọng. Cách tốt nhất để làm các món ăn nổi bật là sử dụng bát đĩa không có hoạt tiết, có màu trắng, màu kem hoặc xám nhạt. Lưu ý, không sử dụng bát đĩa bị sứt mẻ hoặc nứt. Bát đĩa trong nhà hàng cũng nên đồng nhất về chủng loại, màu sắc và không nên dùng nhiều loại khác nhau. Cụ thể:

  • Đĩa tròn: Là loại đĩa được sử dụng phổ biến nhất và cách trình bày cũng đơn giản và đa dạng nhất. Bạn có thể trang trí tập trung tại một góc hoặc xung quanh đĩa để tạo cảm giác đĩa sâu hơn và làm nổi bật món chính ở chính giữa.
  • Đĩa bầu dục: Thông thường, đĩa bầu dục thường được dùng để trình bày các món ăn từ cá. Cá được đặt dọc theo thân đĩa, tập trung chủ yếu trong lòng đĩa. Vành đĩa bên ngoài và phía đầu cá sẽ có khoảng trống, vì vậy nên việc trang trí nên tập trung ở đó, vừa che lấp khoảng trống, vừa không làm mất giá trị của món ăn.
  • Đĩa vuông hoặc đĩa chữ nhật: Với loại đĩa này, bạn không nên sử dụng rau, củ quả trang trí theo hình tròn hoặc hình vòng cung vì sẽ tạo ra các góc trống, mang đến cảm giác món ăn không được đầy đặn. Thay vào đó, nên trang trí dọc theo lòng đĩa hoặc theo các đường viền xung quanh.
  • Đĩa lá: Loại đĩa này phù hợp với các món chiên, rán và bạn chỉ nên trang trí ở một góc đĩa, tập trung ở phần cuống.
Những chi tiết nhỏ sẽ tạo nên sự khác biệt và nổi bật cho chính món ăn

Nguyên liệu trang trí phải đảm bảo sạch – tươi – ngon

Thông thường, rau củ là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong nghệ thuật trình bày món ăn. Một trái cà chua được tỉa hoa hồng xinh xắn, cà rốt, dưa chuột, ớt tỉa hoa,… vừa dùng để trang trí, vừa là món ăn kèm với món chính. Bởi vậy, các nguyên liệu này cần phải đảm bảo tươi, sạch, không bị dập, héo để tránh ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.

Những nguyên liệu để trang trí trên bề mặt như hành, ngò, hành tây, rau xà lách,… không chỉ tạo cảm giác tươi mới mà còn phải phù hợp với món ăn. Ví dụ, trong tô bún bò, phở, mì quảng thì bạn có thể trang trí bằng hành chẻ ba, chẻ tư,…, với món hành hấp thì để nguyên phần củ của hành lá.

Với món Tây hoặc đồ ăn nhanh, bạn có thể trang trí bằng cách dùng sốt hoặc nước sốt có màu như tương ớt, tương cà, sốt cà chua, sốt phomai,… để rưới lên đồ ăn. Ngoài ra, bạn có thể trang trí bằng cách nhỏ sốt tạo thành hình vòng cung ở xung quanh đĩa và đặt món ăn ở chính giữa hoặc sáng tạo bằng những nốt chấm ở một bên đĩa. Lưu ý, với những loại nước sốt này cần nhẹ nhàng.

Việc trang trí món ăn bằng những nguyên liệu có thớ cũng là một ý tưởng không tồi. Bạn có thể cắt tỉa những nguyên liệu để khoe thớ, khiến chúng trở nên tươi ngon và bắt mắt hơn. Việc thái những miếng cá phi lê hoặc thịt bò theo đường chéo sẽ thể hiện được chất lượng của thực phẩm và độ chín của món ăn. Trình bày bố cục rõ ràng, gọn gàng để thức ăn nhìn sạch sẽ, ngon mắt nhất có thể.

Các họa tiết trang trí phải được phối hợp hài hòa với món ăn về cả màu sắc lẫn hình thức

Phối hợp hài hòa về họa tiết, màu sắc

Các họa tiết trang trí phải được phối hợp hài hòa với món ăn về cả màu sắc lẫn hình thức. Đảm bảo tôn lên được thực phẩm chính và không tạo cảm giác rối mắt cho thực khách. Tránh bày quá nhiều màu trên đĩa thức ăn, nên sử dụng những màu nhạt, mát như màu xanh của dưa chuột, màu đỏ của cà chua,… vừa dễ trang trí, vừa mang lại hiệu quả cao. Hãy cẩn thận trong việc sử dụng màu sắc để trang trí, không nên sử dụng những màu nhân tạo hoặc các màu lạ như hồng, tím, xanh lam,… sẽ khiến thực khách cảm thấy món ăn không được sử dụng nguyên liệu tự nhiên. Mức độ trang trí nên dừng ở mức vừa phải.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật tạo lớp cho thực phẩm, bằng cách xếp thức ăn để tạo thêm không gian để trang trí trong đĩa. Nguyên tắc chung khi trang trí đĩa thức ăn là có 3 loại thức ăn được xếp theo thứ tự cơm, thịt, rau,…

Xem thêm: Cách đo lường và tối đa giá trị vòng đời khách hàng trong ngành F&B

Tạo sự khác biệt

Sẽ không có một khuôn khổ nào cho sự sáng tạo, trình bày món ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp là một nghệ sĩ. Đây là cơ hội để các đầu bếp thỏa sức sáng tạo và tạo sự khác biệt. 

Bạn hoàn toàn có thể thử những ý tưởng kết hợp mới như mỳ Ý với kem đánh, trà sữa với bánh mochi hoặc thử đựng nước chấm trong một cái vòi thay vì đựng trong chai. Chính phản ứng của thực khách sẽ là câu trả lời cho việc sự kết hợp đó có thú vị hay không.

Việc trình bày món ăn không chỉ đơn thuần để làm dịu mắt mà còn tạo thiện cảm với người thưởng thức từ những chi tiết nhỏ nhất. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi trải nghiệm dùng bữa tại nhà hàng của bạn. Việc trình bày món ăn đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ của người đầu bếp, tuy mất thời gian nhưng nhà hàng không nên bỏ qua khâu này. Hy vọng rằng, với bài viết dưới đây các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc trang trí món ăn hấp dẫn, thu hút hơn.

Video liên quan

Chủ Đề