Trình bày sự hiểu biết của em về môn công nghệ 12

trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2018
Kích173.46 Kb.
#42818

2.3. MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 12.

2.3.1. Chuyên đề 1. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG [Bài 2, bài 3 SGK]

I. Tên chuyên đề: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG [ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM]

Thực hiện trong 3 tiết

* Lý do chọn chuyên đề

- Khắc phục sự rời rạc về nội dung lý thuyết và thực hành bài 2 và bài 3 SGK.

- Tăng cường sự vận dụng kiến thức vào thực tế, đọc và kiểm tra chất lượng các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

- Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

II. Tổ chức dạy học chuyên đề

1. Mục tiêu

a, Kiến thức

- Biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu và các số liệu kĩ thuật của các linh kiện thụ động.

- Hiểu được cách đọc trị số của các linh kiện.

b, Kĩ năng

- Nhận biết được các linh kiện điện tử thụ động.

- Đọc và đo được số liệu kỹ thuật của điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

- Xác định được chất lượng các linh kiện điện tử.

c, Thái độ

- Ý thức được vai trò của các linh kiện điện tử trong các mạch điện tử.

- Thực hiện đúng quy trình thực hành và quy định về an toàn lao động.

- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc khoa học.

- Có ý thức bảo vệ môi trường

d, Định hướng các năng lực hình thành

* Năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ.

- Năng lực hợp tác trong việc giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ICT

* Phẩm chất:Làm chủ bản thân

2. Chuẩn bị của GV và HS

2.1.Chuẩn bị của GV:

a. Chuẩn bị phương tiện dạy học:

GV cần chuẩn bị một hoặc các loại phương tiện sau:

- Tranh giáo khoa hoặc tranh vẽ trên khổ giấy lớn của bài 2,3 trong SKG CN12

- Một số các loại linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm có trên thực tế.

- Máy tính có nối mạng, máy chiếu...

- Đồng hồ vạn năng.

b. Phương pháp dạy học:

- Dạy học giải quyết vấn đề

- Dạy học hợp tác

- Dạy học thực hành

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.

2.2.Chuẩn bị của HS

- SGK CN 12

- Đọc trước các bài 2,3 SKG CN 12

- Tìm kiếm các thông tin, hình ảnh về các linh kiện trên các kênh thông tin khác nhau

- Quan sát những thiết bị điện tử dân dụng có sử dụng linh kiện điện tử trong gia đình

3. Nội dung của chuyên đề

a. Điện trở

- Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu

- Các số liệu kĩ thuật

b. Tụ điện

- Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu

- Các số liệu kĩ thuật

c. Cuộn cảm

- Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu

- Các số liệu kĩ thuật

d. Thực hành

- Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

- Đọc trị số và đo trị số bằng đồng hồ các điện trở màu.

- Xác định, nhận xét loại cuộn cảm về ký hiệu và vật liệu lõi.

- Đọc và giải thích số liệu kỹ thuật của 2 loại tụ điện có cực tính và không có cực tính.

4. Bảng mô tả các yêu cầu biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá.


Nội dung

Các mức độ và yêu cầu cần đạt

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1. Điện trở

- Trình bày được công dụng, phân loại và ký hiệu của điện trở.

- Mô tả được cấu tạo của điện trở.

- Nêu được các thông số kĩ thuật của điện trở.

Câu 1.1.1; 1.1.2; 1.1.3


- Giải thích được tính năng điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp của điện trở trong mạch điện.

- Giải thích được ý nghĩa các số liệu kỹ thuật của điện trở.

Câu 1.2.1; 1.2.2; 1.2.3; 1.2.4.


- Chỉ ra được một số loại điện trở thông dụng trong mạch t.tế.

2. Tụ điện

- Trình bày được công dụng, phân loại và kí hiệu của tụ điện.

- Mô tả được cấu tạo của tụ điện.

- Nêu được các thông số kĩ thuật của tụ điện.

Câu 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3; 2.1.4



- Giải thích được tại sao tụ chặn dòng một chiều, dẫn dòng xoay chiều.

- Giải thích được ý nghĩa số liệu kỹ thuật của tụ điện

Câu 2.2.1; 2.2.2; 2.2.3; 2.2.4; 2.2.5


- Chỉ ra được một số loại tụ thông dụng trong mạch điện t. tế.

3.Cuộn cảm

- Trình bày được công dụng, phân loại và kí hiệu của các loại cuộn cảm.

- Mô tả được cấu tạo của cuộn cảm.

- Nêu được các thông số kĩ thuật củacuộn cảm.

Câu 3.1.1; 3.1.2



- Giải thích được tại sao cuộn cảm dẫn dòng một chiều, chặn dòng cao tần.

- Giải thích được ý nghĩa số liệu kỹ thuật của cuộn cảm.

Câu 3.2.1; 3.2.2; 3.2.3; 3.2.4



- Chỉ ra được một số loại cuộn cảm thông dụng trong mạch điện t. tế.

- Giải thích vai trò của cuộn cảm trong các mạch lọc.


4.

Thực hành

- Trình bày được quy ước vòng màu trên thân điện trở.
- Đọc được trị số điện trở qua kí hiệu, qua các vạch màu và ngược lại.

- Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện trở.

Câu 4.3.1; 4.3.2; 4.3.3.


Sử dụng biến trở để lắp được một mạch điều khiển độ sáng tối của bóng đèn công suất nhỏ.

Câu 4.4.1


- Đọc được số liệu kỹ thuật, kiểm tra chất lượng của tụ điện.

Câu 4.3.4; 4.3.5



- Kiểm tra được chất lượng của cuộn cảm.

Câu 4.3.6


5. Câu hỏi và bài tập

a. Câu hỏi nhận biết:

Câu 1.1.1 Chọn đáp án đúng: Công dụng của điện trở là:

A, Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

B, Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

C, Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

D, Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.

Câu 1.1.2. Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?



B .Điện trở cố định.

C. Điện trở biến đổi theo điện áp.

D. Quang điện trở.

Câu 1.1.3: Một điện trở có thông số: 2K, 1W. Em hãy giải thích các thông số đó.

Đ/A: Kí hiệu 2K được hiểu là trị số điện trở 2 kilo ôm; 1W: Công suất định mức trên điện trở là 1oát.

Câu 2.1.1 Trình bày công dụng của tụ điện?

Đ/A: - Ngăn cách dòng một chiều và cho dòng xoay chiều đi qua.

- Lọc nguồn.

Câu 2.1.2 Dựa vào những dấu hiệu nào để phân loại tụ điện?

Đ/A:Căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực để phân loại và gọi tên các tụ điện

Phổ biến: Tụ giấy, Tụ mi ca, Tụ ni lông. Tụ dầu, Tụ hóa.

Câu 2.1.3 Ký hiệu là tụ thuộc loại nào?

a.Tụ biến đổi hoặc tụ xoay b.Tụ bán chỉnh

c.Tụ cố định d.Tụ hóa

Câu 2.1.4 Loại tụ điện cần mắc đúng cực là:

A. Tụ hoá B. Tụ giấy C. Tụ sứ D. Tụ dầu

Câu3.1.1 Trình bày cách phân loại cuộn cảm?

Đ/A: Tùy theo cấu tạo và phạm vi sử dụng có các loại cuộn cảm sau: Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

Câu 3.1.2 Nêu các thông số kĩ thuật của cuộn cảm?

Đ/A: - Trị số điện cảm [L] : Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng từ trương khi có dòng điện chạy qua.

- Đơn vị : H, mH, µH.

- Hệ số phẩm chất [Q] : Đặc trưng cho sự tổn hao năng lượng của cuộn cảm và được đo bằng

Q =
b. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1.2.1 Trên một số thiết bị điện, bóng đèn báo có điện áp định mức 3V. Tại sao khi mắc vào nguồn điện 220V mà bóng đèn vẫn sáng bình thường.

Đ/A: Vì bóng đèn được mắc nối tiếp với một điện trở có trị số phù hợp

Câu 1.2.2 Tại sao các dụng cụ điện lại sử dụng các lớp bọc cách điện?

Đ/A: Làm tăng điện trở của mạch điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Câu 1.2.4 Ý nghĩa của trị số điện trở là:

A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.

B. Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở.

C. Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở.

D. Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện.

Câu 2.2.1 Dựa vào biểu thức điện trở dung kháng, giải thích vì sao tụ chặn dòng xoay chiều, dẫn dòng một chiều?

Đ/A: Xc = 1/2fC dòng 1 chiều: f = 0 Xc = ; dòng xoay chiều: f càng lớn, Xc càng nhỏ.

Câu 2.2.2Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào…

A. Vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện.

B. Vật liệu làm vỏ của tụ điện.

C. Vật liệu làm hai bản cực của tụ điện.

D. Vật liệu làm chân của tụ điện.

Câu 2.2.3 Trên một tụ điện có ghi 160V – 100F. Các thông số này cho ta biết điều gì?

A. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện.

B. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.

C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.

D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.

Câu 2.2.4 Cho dung kháng của tụ điện là XC [

], tần số của dòng điện qua tụ là f [Hz].Vậy điện dung của tụ điện được tính bằng công thức nào sau đây :

A. XC =

[
] B. C =
[F]

C. C =

[
] D. C =
[F]

Câu 2.2.5 Ý nghĩa của trị số điện dung là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện.

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.

Câu 3.2.1Các cuộn dây trong máy biến áp là loại cuộn cảm nào? Vì sao?

Đ/A: Là cuộn cảm âm tần, vì được dùng với dòng điện có tần số thấp.

Câu 3.2.2 Một cuộn cảm có cảm kháng là XL [

], tần số của dòng điện chạy qua là f[Hz].Vậy trị số điện cảm của cuộn dây là :

A. L =

[ Hz] B. L =
[ H]

C. XL = 2fL [

] D. L = 2
XC [Hz]

Câu 3.2.3 Trị số điện cảm của cuộn cảm có ý nghĩa:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm

C. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

D. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

Câu 3.2.4 Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì?

A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.

B. Cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều của cuộn cảm

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.

c. Câu hỏi vận dụng cấp độ thấp

Câu 4.3.1 Hãy đọc giá trị của điện trở màu sau [Phát điện trở màu cho học sinh].

Câu 4.3.2 Hãy sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra, đo trị số và so sánh với giá trị ghi trên điện trở sau [Phát đồng hồ vạn năng và điện trở màu cho học sinh].


Câu 4.3.3

a. Xác định giá trị các điện trở có các vạch màu sau:

a1. Nâu-Tím-Cam-Xanh lục

a2. Đen-Trắng-Nâu-Đỏ

b. Xác định các vạch màu của các điện trở có giá trị sau:

b1. R = 46 × 103 ±5% Ω

b2. R = 79 × 104 ±1% Ω
Đ/A: a. a1. R = 17 × 103 ± 0.5% Ω

a2. R = 09 × 101 ± 2% Ω

b. b1 Vàng – Lam – Cam – Nhũ vàng

b2 Tím –Trắng –Vàng – Nâu


Câu 4.3.4Trên một tụ gốm có ghi con số là: 503 vậy trị số điện dung của tụ gốm đó là bao nhiêu?

A. 503000

B. 503
C.50000pF D.5300

Câu 4.3.5 Hãy sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra tụ điện sau [Phát đồng hồ vạn năng và tụ hóa cho học sinh].

Câu 4.3.6 Mắc nối tiếp bóng đèn với một cuộn cảm, khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?

Đ/A: Do hiện tượng tự cảm trong cuốn dây nên khi bật công tắc đèn sáng từ từ tới mức sáng nhất. Khi ngắt mạch điện thì đèn tối dần rồi tắt hẳn.

d. Câu hỏi vận dụng cấp độ cao.

Câu 4.4.1Cho một acquy 12V- 5A; bóng đèn 12V- 1A. Chọn biến trở có trị số bằng bao nhiêu để điều chỉnh độ sáng tối của bóng đèn, vẽ sơ đồ mạch điện trên.

6. Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề

Tiến trình dạy học được thiết kế thành các hoạt động dạy học. Chuyên đề này có thể thiết kế các hoạt động dạy học như sau:

a, Hoạt động 1: Chuẩn bị của học sinh

Hoạt động này được tiến hành ở cuối tiết học trước khi dạy học chuyên đề này, GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu về các mạch điện tử thiết bị điện tử, tìm hiểu thêm thông tin trong sách báo, trên internet v.v...

GV có thể nêu một số nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể sau:

- Hãy kể tên những linh kiện tử thụ động mà em biết?

- Tìm hiểu chức năng và cấu tạo của chúng?

b, Hoạt động 2: Khởi động

- Kiểm tra bài cũ: HS trả lời những câu hỏi về nội dung bài cũ.

- Lớp chia thành các nhóm nhỏ.

GV cho HS quan sát một mạch điện tử, một số linh kiện thụ động thực tế và yêu cầu học sinh kể tên các linh kiện mà em biết có trên mạch điện tử. Sau đó các nhóm thảo luận thống nhất kết quả và đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm nhằm kiểm tra xem sự hiểu biết của các em về các linh kiện điện tử thụ động. Dẫn dắt HS vào bài mới.

c, Hoạt động 3: Hình thành kiến thức

[Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, toàn lớp]

Nội dung 1. ĐIỆN TRỞ [R]

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Tổ chức cho HS đọc mục I [Điện trở]- bài 2 [trang 8 - 9 - 10].

- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết từ nội dung đã đọc, suy nghĩ để điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Công dụng
Cấu tạo
Phân loại
Các số liệu KT

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Các thành viên trong nhóm bàn bạc, trao đổi để cùng nhau điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1. Các nhóm khác nghe, bổ sung và nhận xét.

- Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật, và các tình huống mà giáo viên đưa ra.

- Giáo viên nhận xét, kết luậnnội dung 1và dẫn dắt sang nội dung 2.[ Sử dụng PPDH: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại].


Nội dung 2. TỤ ĐIỆN [C]

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Tổ chức cho HS đọc mục II [Tụ điện] - bài 2 [trang 10 - 11 - 12] SGK Công nghệ 12.

- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết từ nội dung đã đọc, suy nghĩ để điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Công dụng
Cấu tạo
Phân loại
Các số liệu KT

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Các thành viên trong nhóm bàn bạc, trao đổi để cùng nhau điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 2. Các nhóm khác nghe, bổ sung và nhận xét.

- Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật, và các tình huống mà giáo viên đưa ra.

- Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung 2và dẫn dắt sang nội dung 3.[ Sử dụng PPDH: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại].

Nội dung 3. CUỘN CẢM [L]

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Tổ chức cho HS đọc mục III [Cuộn cảm]- bài 2 [trang 12 - 13 - 14] SGK Công nghệ 12.

- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết từ nội dung đã đọc, suy nghĩ để điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập số 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Công dụng
Cấu tạo
Phân loại
Các số liệu KT

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Các thành viên trong nhóm bàn bạc, trao đổi để cùng nhau điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 3. Các nhóm khác nghe, bổ sung và nhận xét.

- Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật, và các tình huống mà giáo viên đưa ra.

- Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung 3 và dẫn dắt sang HĐ4.[ Sử dụng PPDH: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại].

d, Hoạt động 4: Thực hành vận dụng

[Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm]

- Hình thành kiến thức và kỹ năng về: Điện trở

* Giao nhiệm vụ thực hành:

- GV nêu rõ mục mục tiêu, nội dung quy trình thực hành.

- Tổ chức hình thức hoạt động: có thể làm cá nhân, cặp đôi hay nhóm 3, đảm bảo mỗi cá nhân hay nhóm đều có linh kiện điện trở.

- GV phát đồng hồ vạn năng và một số loại điện trở cho các nhóm hs.

- GV giới thiệu về đồng hồ vạn năng, và phát cho mỗi nhóm 1 đồng hồ vạn năng.

Yêu cầu HS đọc nội dung phần b: Quy ước về màu để ghi và đọc trị số điện trở trang 15 SGK, xác định nhiệm vụ.

- Hoạt động cá nhân:

+ Đọc nội dung yêu cầu, xác định nhiệm vụ phải thực hiện:

+ Quan sát và nhận biết điện trở.

- Hoạt động nhóm:

+ Chọn ra 5 điện trở màu. Lần lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo trị số bằng đồng hồ, sau đó điền vào phiếu học tập số 4 sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

STT Tên điện trở Số liệu kĩ thuật, màu Giải thích số liệu Kết quả KT
1
2
3
4
5

* Thực hành:

a. GV hướng dẫn HS làm mẫu.


+ Nghiên cứu bảng vòng màu SGK.

+ Xác định thứ tự vạch màu trên thân điện trở.

+ Quy ước cách đọc giá trị điện trở.

- GV hướng dẫn cách đo và kiểm tra điện trở.

b. HS tự làm bài tập.

- GV phát cho học sinh một số điện trở màu để HS tự làm theo các bước đã hướng dẫn

- HS vận dụng kiến thức đã đọc, hướng dẫn của GV và trình tự các bước để hoàn thành vào phiếu học tập số 4.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 2


- Hình thành kiến thức và kỹ năng về: Tụ điện

* Giao nhiệm vụ thực hành:

- GV nêu rõ mục mục tiêu, nội dung quy trình thực hành.

- Tổ chức hình thức hoạt động: có thể làm cá nhân, cặp đôi hay nhóm 3, đảm bảo mỗi cá nhân hay nhóm đều có linh kiện tụ điện.

- GV phát đồng hồ vạn năng và một số loại tụ điện cho các nhóm hs.

Yêu cầu HS đọc nội dung phần c - SGK trang 17: Cách đọc số liệu kỹ thuật ghi trên tụ, xác định nhiệm vụ.

- Hoạt động cá nhân:

+ Đọc nội dung yêu cầu, xác định nhiệm vụ phải thực hiện:

+ Quan sát và nhận biết và phân loại tụ điện.

- Hoạt động nhóm:

+ Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính để ghi các số liệu kỹ thuật của từng tụ điện, sau đó điền vào phiếu học tập số 5.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

STT Loại tụ điện Số liệu kĩ thuật ghi trên tụ Giải thích số liệu
1 Tụ không có cực tính
2 Tụ có cực tính

* Thực hành:

a. GV hướng dẫn HS.

- GV phát cho học sinh đồng hồ vạn năng và một số tụ điện.

- GV hướng dẫn cách đọc và kiểm tra tụ điện.

- GV hướng dẫn HS cách đọc trị số điện dung qua số ghi trên thân tụ.

- Phân biệt giữa các loại tụ thường và tụ hóa.

- Một số lưu ý khi sử dụng tụ hóa.

b. HS tự làm bài tập.

- HS vận dụng kiến thức đã đọc, hướng dẫn của GV và trình tự các bước để hoàn thành vào phiếu học tập số 5.

- Hình thành kiến thức và kỹ năng về: Cuộn cảm

* Giao nhiệm vụ thực hành:

- GV nêu rõ mục mục tiêu, nội dung quy trình thực hành.

- Tổ chức hình thức hoạt động: có thể làm cá nhân, cặp đôi hay nhóm 3, đảm bảo mỗi cá nhân hay nhóm đều có linh kiện cuộn cảm.

- GV phát đồng hồ vạn năng và một số loại cuộn cảm cho các nhóm HS.

- Hoạt động cá nhân:

+ Đọc nội dung yêu cầu [mục II - bước3], xác định nhiệm vụ phải thực hiện:

+ Quan sát và nhận biết và phân loại cuộn cảm.

- Hoạt động nhóm:

+ Chọn ra 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào phiếu học tập số 6.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

STT Loại cuộn cảm Kí hiệu và vật liệu lõi Nhận xét
1 Cuộn cảm cao tần
2 Cuộn cảm trung tần
3 Cuộn cảm âm tần

* Thực hành:

a. Giáo viên:

- GV phát đồng hồ vạn năng và một số loại cuộn cảm cho các nhóm hs.

- GV hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra cuộn cảm.

- Phân biệt giữa các loại cuộn cảm.

- Cách điều chỉnh độ tự cảm của cuộn cảm biến đổi.

- Cho học sinh kiểm tra và đọc một số cuộn cảm thực tế.

b. HS tự làm bài tập.

- HS tự làm theo các bước đã hướng dẫn.

- HS vận dụng kiến thức đã đọc để hoàn thành vào phiếu học tập số 6.

e, Hoạt động 5. Vận dụng kiến thức

GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kỹ thuật hoặc những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng những thiết bị điện tử có liên quan đến các linh kiện điện tử đã học.

f, Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà và tìm hiểu nội dung bài mới

Sau mỗi tiết học, GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu thông tin liên quan đến các linh kiện điện tử trong các mạch điện tử liên quan đến thiết bị điện tử trong gia đình và cuộc sống thực tiễn. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, những người có chuyên ngành điện tử để có thêm thông tin về những linh kiện này.


2.3.2. Chuyên đề 2. MẠCH NGUỒN MỘT CHIỀU[Bài 7,9,10,11] SGK

I. Tên chuyên đề:MẠCH NGUỒN MỘT CHIỀU

Thực hiện trong 4 tiết

* Lý do chọn chuyên đề

Theo chương trình Công nghệ 12, nội dung kiến thức về mạch nguồn một chiều được đề cập đến ở các bài: 7,9,10,11 một cách rời rạc. Chuyên đề nhằm khắc phục sự rời rạc về nội dung lý thuyết và thực hành giữa bài 7,9 và bài 10,11; Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế, đo và kiểm tra chất lượng các linh kiện trong mạch điện một chiều, thiết kế và tự lắp ráp được mạch điện một chiều cụ thể; đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

II. Tổ chức dạy học chuyên đề

1. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Biết được chức năng, nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp; sơ đồ nguyên lý một số mạch chỉnh lưu và ưu nhược điểm của ba mạch chỉnh lưu.

- Biết được sơ đồ khối chức năng mạch nguồn một chiều.

- Biết được nguyên tắc chung và các bước thiết kế mạch điện tử.

- Biết thiết kế, tính toán và chọn được các linh kiện cho mạch nguồn một chiều cụ thể.

- Thiết kế được mạch nguồn một chiều dùng ổn áp kiểu bù.

b. Kĩ năng

- Đọc và vẽ được sơ đồ nguyên lý các mạch chỉnh lưu, sơ đồ mạch nguồn một chiều.

- Nhận dạng được các linh kiện và vẽ được sơ đồ nguyên lý từ mạch nguồn thực tế.

- Vẽ được sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều.

- Lựa chọn được sơ đồ thiết kế, tính toán và chọn được các linh kiện trong mạch.

- Thiết kế mạch lắp ráp mạch nguồn một chiều cụ thể.

- Lắp được mạch nguồn một chiều đã thiết kế trên bo mạch thử.

- Giải thích được nguyên lý làm việc của mạch điện tử qua thực hành.

- Lắp được mạch nguồn một chiều dùng ổn áp kiểu bù.

c. Thái độ

- Thực hiện đúng quy trình thực hành và quy định về an toàn lao động.

- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc khoa học.

- Có ý thức tìm hiểu các mạch điện tử để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

d. Định hướng các năng lực và phẩm chất hình thành

* Năng lực:

- Năng lực tự học, sáng tạo.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật.

- Năng lực tính toán

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực sử dụng ICT

* Phẩm chất:

- Làm chủ bản thân.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

a. Chuẩn bị của GV.

* Phương tiện dạy học:

- Tranh giáo khoa hoặc tranh vẽ trên khổ giấy lớn các hình 7-2; 7-3;7-4; 7-5; 7-6;7-7 cuả bài 7; hình 9-1 của bài 9 SGK công nghệ 12.

- Vật mẫu: Mạch nguồn điện một chiều thực tế như hình 7-7 trong SGK.

- Một bảng mạch điện tử đã lắp sẵn.

- Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm HS như bài 10 [SGK trang 49] và bài 11 SGK trang 51 Công nghệ 12

- Máy tính có nối mạng, máy chiếu...

* Phương pháp dạy học:

- Trực quan

- Dạy học thực hành

- Dạyhọc nhóm

- Dạy học theo dự án

b. Chuẩn bị của HS:

- SGK Công nghệ 12 và các tài liệu liên quan.

- Đọc trước các bài 7,9,10 và 11 SGK Công nghệ 12.

- Tìm kiếm các thông tin, hình ảnh về các thiết bị điện tử có nguồn một chiều trong thực tế.

- Tham gia sưu tầm một số mạch chỉnh lưu, mạch điện một chiều.

3. Nội dung chuyên đề

a. Mạch chỉnh lưu

- Mạch chỉnh lưu nửa chu kì.

- Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì.

b. Sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều

c. Thiết kế mạch nguồn một chiều

- Nguyên tắc chung và các bước thiết kế mạch điện tử

- Thiết kế mạch nguyên lý một mạch nguồn một chiều cụ thể

d. Thực hành: Mạch nguồn một chiều

- Thiết kế mạch lắp ráp của một mạch nguồn cụ thể

- Quan sát tìm hiểu các linh kiện trên mạch thực tế.

- Cấp điện cho mạch làm việc, dùng đồng hồ vạn năng đo các thông số theo yêu cầu; phân tích nhận xét, rút ra kết luận.

- Lựa chọn linh kiện, kiểm tra chất lượng các linh kiện.

- Bố trí các linh kiện trên bo mạch thử theo sơ đồ nguyên lý mạch chỉnh lưu cầu có 1 tụ lọc.

- Đóng điện, đo điện áp một chiều khi có tụ lọc và khi không có tụ lọc; phân tích nhận xét, rút ra kết luận.

- Cấp điện cho mạch điện vừa lắp ráp, nối với máy thu thanh; nhận xét chất lượng của máy thu thanh khi có tụ lọc và khi không có.

4. Bảng mô tả các yêu cầu biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá.


Nội dung

Các mức độ và yêu cầu cần đạt

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

I. Mạch chỉnh lưu

- Nêu được chức năng của mạch chỉnh lưu.

- Biết được các linh kiện trong các mạch điện.

Câu I.1.1; I.1.2; I.1.3



- Hiểu được chức năng của mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch ổn áp.

- Vẽ được sơ đồ nguyên lý của ba mạch chỉnh lưu.

- So sánh được ưu, nhược điểm của ba mạch chỉnh lưu.

- Giải thích được hiện tượng bất thường xảy ra trong mạch

Câu I.2.1 ; I.2.2 ; I.2.3 ; I.2.4 ; 1.2.5


Lắp ráp được 3 mạch chỉnh lưu trên bo mạch thử. Lắp đặt được mạch chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc.

Câu I.4.1



II. Sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều

- Kể tên được các khối và chức năng từng khối của mạch nguồn một chiều.

- Vẽ được sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều

Câu II.1.1; II.1.2; II.1.3; II.1.4



- Chỉ ra được các khối trên sơ đồ nguyên lý trên mạch nguồn thực tế.

-Vẽ được sơ đồ nguyên lý từ mạch nguồn thực tế.

Câu II.2.1; II.2.2; II.2.3


- Chỉ ra được các khối trên mạch nguồn thực tế.

CâuII.3.1;II.3.2

Câu II.3.3


- Vận dụng kiến thức đã học xác định một số hư hỏng thông thường trong mạch nguồn một chiều thực tế.

Câu II.4.1



III. Thiết kế bộ nguồn một chiều
  • Nêu được nguyên tắc chung và các bước thiết kế mạch điện tử [mạch nguyên lý và mạch lắp ráp đơn giản].

Câu III.1.1; III.1.2

,

- Đọc được sơ đồ mạch điện tử đơn giản.
  • - Giải thích được một số hiện tượng bất thường trong mạch.
- Tính toán và chọn được các linh kiện mạch nguồn một chiều cụ thể.

Câu III.2.1;III.2.2;III.2.3


  • Lắp ráp được mạch nguồn một chiều thực tế

  • Câu III.3.1;

III.3.2;

III.3.3

-Thiết kế được mạch nguồn một chiều dùng ổn áp kiểu bù.

IV. Thực hành: Mạch nguồn một chiều
- Nhận dạng được các linh kiện trên các mạch nguyên lý và mạch thực tế.
- Phân tích, giải thích được nguyên lý làm việc của mạch điện qua thực hành.

- Tính toán trên lý thuyết thông số của các linh kiện trong mạch.

- Thiết kế được mạch lắp ráp mạch nguồn một chiều cụ thể.

- Vẽ được sơ đồ nguyên lý từ mạch nguồn thực tế.

- Đo và kiểm tra được chất lượng các linh kiện.

- Cho mạch hoạt động và đo được mức điện áp một chiều ở từng từng vị trí trên mạch điện.

Câu IV.2.1; IV.2.2


  • - Lựa chọn linh kiện, lắp ráp được mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp và tụ lọc trên bo mạch thử.

Câu IV.3.1; IV.3.2; IV 3.3
- Lắp được mạch nguồn một chiều dùng ổn áp kiểu bù.

Câu IV.4.1; IV 4.2


5. Câu hỏi và bài tập

a. Câu hỏi nhận biết:

Câu I.1.1: Nêu chức năng của mạch chỉnh lưu?

Đ/A: Mạch chỉnh lưu dùng điốt để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Câu I.1.2: Mạch chỉnh lưu dùng để

A. Biến đổi dòng điện xoay chiều về một chiều.

B. Biến đổi dòng điện một chiều về xoay chiều.

C. Ổn định điện áp xoay chiều. D. Ổn định dòng điện và điện áp một chiều

Câu I.1.3 Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điôt?

A. Một điôt B. Hai điôt C. Ba điôt D. Bốn điôt

Câu II.1.1: Hãy nối cột A với cột B để tạo thành một câu đúng


Cột A

Cột B
1. Biến áp nguồn a. lọc và san bằng độ gợn sóng, giữ cho điện áp một chiều ra trên tải được bằng phẳng.
2. Mạch chỉnh lưu b. giữ cho điện áp một chiều ra trên tải luôn luôn ổn định.
3. Mạch lọc nguồn c. dùng để biến đổi điện xoay chiều 220V về điện áp phù hợp.
4.Mạch ổn áp d. đổi điện xoay chiều về một chiều.

Đ/A: 1- c; 2- d; 3 – a; 4 – b.

Câu II.1.2: Vẽ sơ đồ khối chức năng của bộ nguồn một chiều và nêu chức năng từng khối?

Đ/A:

- Sơ đồ


Tải tiêu thụ

5

4

3

2

1

U~

- Chức năng:

- Khối 1 là biến áp nguồn: dùng để đổi điện xoay chiều thành các mức điện áp cao hay thấp tùy theo yêu cầu của tải

- Khối 2 là mạch chỉnh lưu: để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều

- Khối 3 là mạch lọc nguồn: để lọc san bằng độ gợn sóng, giữ cho điện áp một chiều ra trên tải được bằng phẳng

- Khối 4 là mạch ổn định điện áp một chiều: để giữ cho mức điện áp một chiều ra trên tải luôn luôn ổn định

Câu II.1.3Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, ta có thể bỏ bớt những khối nào mà vẫn đảm bảo mạch điện còn hoạt động được?

A. Khối 4 và khối 5. B. Khối 2 và khối 4.

C. Khối 1 và khối 2. D. Khối 2 và khối 5.

Câu II.1.4Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều có bao nhiêu khối?

A. 3 khối B. 4 khối C. 5 khối D. 6 khối

Câu III.1.1: Em hãy nêu nguyên tắc chung thiết kế mạch điện tử?

Đápán: Nguyên tắc chung là

+ Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế

+ Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy

+ Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa

+ Hoạt động ổn định và chính xác

+ Linh kiện có sẵn trên thị trường

Câu III.1.2: Khi thiết kế mạch điện tử cần thực hiện theo các bước nào?

Đ/A: Theo 2 bước

a. Thiết kế mạch nguyên lý:

- Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế.

- Đưa ra một số phương án để thực hiện.

- Chọn phương án hợp lý nhất.

- Tính toán chọn các linh kiện hợp lý.

b. Thiết kế mạch lắp ráp:

* Mạch lắp ráp thiết kế phải tuân thủ nguyên tắc:

- Bố trí các linh kiện trên bảng mạch điện khoa học và hợp lý.

- Vẽ ra đường dây dẫn điện để nối các linh kiện với nhau theo sơ đồ nguyên lý.

- Dây dẫn không chồng chéo lên nhau và ngắn nhất.

b. Câu hỏi thông hiểu

Câu I.2.1: Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch chỉnh lưu cầu?


Đ1

Rt

Câu I.2.2: Em hãy phát hiện lỗi sai và hoàn thiện sơ đồ sau? [Vẽ sơ đồ mạch có một điôt mắc ngược]

Câu I.2.3: So sánh ưu, nhược điểm của mạch chỉnh lưu cầu với mạch chỉnh lưu 2 điôt?

Câu I.2.4: Tại sao mạch chỉnh lưu cầu lại được sử dụng phổ biến trong thực tế?

Câu I.2.5 Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A.Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.

B. Dòng điện sẽ chạy qua tải tiêu thụ theo chiều ngược lại.

C. Biến áp nguồn vẫn hoạt động tốt, nhưng không có dòng điện chạy qua tải tiêu thụ.

D. Không có dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.

Câu II.2.1: Cho sơ đồ nguyên lý bộ nguồn một chiều thực tế sau [Hình 7.7sgk -không có ghi chú các khối]. Em hãy chỉ ra các khối thuộc bộ nguồn?

Câu II.2.2: Khi quan sát sơ đồ nguyên lý một bộ nguồn thực tế [hình 7.7 sgk], An và Hà tranh luận:

An cho rằng: Bộ nguồn trên có đủ năm khối.

Hà cho rằng: Bộ nguồn một chiều có 4 khối.

Ý kiến của em như thế nào? Hãy giải thích?

Đ/A: Bộ nguồn một chiều trên hình 7-7 trên có 4 khối. Vì không có khối 5 [Mạch bảo vê].

Câu II.2.3: Bộ nguồn một chiều đơn giản nhất gồm những khối nào? Tại sao?

Đ/A: Gồm khối 1 và 2

Vì sau khi qua 2 khối này có được điện áp một chiều và mạch đơn giản; khối 1 có nhiệm vụ biến đổi điện xoay chiều điện áp cao thành điện xoay chiều điện áp thấp; khối 2 có nhiệm vụ biến đổi điện xoay chiều điện áp thấp thành điện một chiều điện áp thấp.

Câu III.2.1 Trong mạch nguồn một chiều thực tế, nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.

B. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều.

C. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ.

D. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào.

Câu III.2.2:Nếu thiết kế một bộ nguồn một chiều với điện áp tải [Utải] 4,5V; dòng điện [Itải] 0,2A; sụt áp trên mỗi điôt [UĐ] bằng 0,8 V; U1= 220 V; kU=1,8 thì điện áp ra UN có giá trị:

A. 11.465 V B. 2,546 C. 6,37 V D.8.107 V

CâuIII.2.3.Em hãy thiết kế mạch nguồn một chiều có các thông số sau: Điện áp vào 220V, 50Hz; điện áp ra 8V; dòng điện tải 1A; sụt áp trên mỗi điốt là 1V; hệ số dòng điện ki=10; hệ số điện áp ku=1,8.

Đápán

a. Biến áp nguồn

- Công suất biến áp:

P = Kp. Utải.Itải = 1,3. 8. 1 = 10,4 [V] [chon Kp= 1,3]

- Điện áp vào:

U1 = 220 V, f = 50 Hz



U2 = [Utải + ∆Ud + ∆ UBA]/ = [ 8+ 2 + 0,06.8]= 7,4 [V]

b. Điot:

- Dòng điện diot:

ID = [Ki. Itải]/2 =10.1/2 = 5 [A]



UN= Ku.U2 = 1,8. 7,4. = 18,8 [V]

  • Chọn điot có UN = 100V, IĐM = 5A, ∆UĐ = 1V

c. Chọn tụ

- Chọn tụ có C = 1000µF, UĐM = 25V


Câu IV.2.1: Hãy thiết kế bộ nguồn một chiều chỉnh lưu cầu với điện áp tải 4,5V, dòng điện 0,2 A, sụt áp trên mỗi điốt bằng 0,8 V, U1 = 220V.

Câu IV.2.2 Em hãy giải thích tại sao trong một số thiết bị điện, bóng Led có thể sử dụng được điện áp xoay chiều 220V?

Đ/A: Led là dạng điốt phát quang dùng điện áp một chiều [mức thấp]. Để phù hợp với điện áp xoay chiều 220V ta phải dùng bộ nguồn một chiều để hạ điện áp xoay chiều 220V xuống điện áp một chiều phù hợp với Led

c. Câu hỏi vận dụng cấp độ thấp

Câu II.3.1: [Giáo viên chuẩn bị một số bộ nguồn một chiều radio, tivi] Em hãy chỉ ra các khối của bộ nguồn một chiều

Câu II.3.2: [Giáo viên chuẩn bị một số bộ nguồn một chiều radio, tivi] Em hãy kể tên các linh kiện của khối mạch lọc, khối mạch ổn áp?

Câu III.3.1.Lựa chọn linh kiện cho mạch nguồn một chiều cho điện áp vào 220V, f = 50Hz, điện áp ra 8V.

CâuIII.3.2.Trong mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ dùng 2 điốt, nếu một điốt bị đứt thì....


  • mạch hoạt động bình thường.
  • mạch ngừng hoạt động.

  • mạch trở thành mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ.
  • cuộn thứ cấp của biến áp bị cháy.

CâuIII.3.3Nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng [hình 7.7 SGK] thì xảy ra hiện tượng gì?

Đ/A: Mạch điện bị ngắn mạch nên cầu chì bảo vệ phải đứt, nếu không sẽ bị cháy nguồn.

Câu IV.3.1: Hãy lắp ráp trên bo mạch thử bộ nguồn một chiều chỉnh lưu cầu với điện áp tải 4,5V, dòng điện 0,2 A, sụt áp trên mỗi điốt bằng 0,8 V, U1 = 220V.

Câu IV.3.2: Em hãy vẽ dạng tín hiệu sau các khối của bộ nguồn một chiều đã lắp ở câu IV.3.1.

Câu IV.3.3.Trong mạch điện nguồn một chiều, điện áp vào 220V, điện áp ra một chiều 12V, dòng điện tải 1A thì chọn tụ có trị số điện áp định mức là:

A. 25V B. 12V C. 9V D. 6V



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Page 3

trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2018
Kích173.46 Kb.
#42818

d. Câu hỏi vận dụng cấp độ cao

CâuI.4.1 Em hãy lắp đặt mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc. Nhận xét, dự đoán sự ảnh hưởng của điện áp một chiều ra khi có tụ lọc và khi không có tụ lọc? Giải thích?

Câu II.4.1. Cho mạch nguồn một chiều thực tế [như hình 7-7].Khi cho mạch hoạt động, không thấy điện áp một chiều đầu ra. Em hãy dự đoán các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên?

CâuIV.4.1Tính toánvà lắp đặt bộ nguồn một chiều chỉnh lưu cầu;biết điện áp vào là 220V, 50Hz; điện áp tải 12 V; dòng điện tải 1A; sụt áp trên mỗi điốt là 1V; ku=1,8; ki=10; sụt áp bên trong biến áp nguồn khi có tải bằng 6%Utải.

Câu IV.4.2: Hãy thiết kế và lắp bộ nguồn một chiều dùng ổn áp kiểu bù?

6. Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề

Tiến trình dạy học được thiết kế thành các hoạt động dạy học. Chuyên đề này có thể thiết kế các hoạt động dạy học như sau:

a, Hoạt động 1: Khởi động[Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, toàn lớp ]

- GV có thể cho HS chơi một trò chơi liên quan đến nội dung chuyên đề [ví dụ như trò chơi đố chữ giống như game show Chiếc nón kỳ diệu]

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm để HS thể hiện những kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm của bản thân về thiết bị điện tử có sử dụng nguồn một chiều trong gia đình và trong đời sống.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

Nêu vấn đề để HS suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân:


1. Hãy kể tên 3 thiết bị điện tử sử dụng nguồn một chiều?

2. Khi các thiết bị điện tử trên hết điện, ta cần phải cung cấp điện cho các thiết bị đó bằng cách nào?

3. Ứng dụng của nguồn một chiều trong thực tế?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4-6. HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời trước, sau đó chia sẻ, trình bày trong nhóm. Không nhất thiết mỗi HS đều phải trả lời đủ các câu hỏi trên.

Ngoài cách tổ chức như trên, GV có thể sử dụng kỹ thuật “tia chớp” để HS đưa ra các câu trả lời nhanh, ngắn gọn cho từng câu hỏi trên.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một số nhóm HS trình bày ý kiến của nhóm mình. Có thể cho HS thảo luận trong lớp.

b, Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

[Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm cặp đôi, toàn lớp]

Nội dung 1. Mạch chỉnh lưu.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Tổ chức cho HS đọc mục 1- phần II SGK công nghệ 12 trang 37, 38 và 39.

- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết từ nội dung đã đọc, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


1. Có mấy mạch chỉnh lưu? Kể tên các mạch chỉnh lưu đó?

2. Liệt kê các linh kiện điện tử trong mỗi mạch chỉnh lưu trên?

3. So sánh ưu, nhược điểm về các mạch chỉnh lưu trên?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS hoạt động nhóm cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 1.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Đại diện một nhóm cặp đôi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1. Các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung.

GV nhận xét, giải thích [những nội dung HS chưa hiểu rõ] và kết luận nội dung 1.

Nội dung 2. Sơ đồ khối chức năng của bộ nguồn một chiều

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Tổ chức, hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2, SGK trang [40,41], Công nghệ 12.

- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS 2 nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1:Từ nội dung đã đọc trong SGK, em hãy điền nội dung thích hợp vào các khối trong sơ đồ sau:

Hình 1. Sơ đồ khối của mạch nguồn một chiều

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập số 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
TT Tên các khối Chức năng của các khối Nhận xét

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân

HS dựa vào kiến thức đã đọc hoàn thiện sơ đồ ở nhiệm vụ 1.

Hoạt động nhóm

HS hoạt động nhóm cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 2

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV gọi một HS lên bảng trình bày nội dung đã điền vào sơ đồ ở nhiệm vụ 1.

Cả lớp theo dõi và nhận xét.

  • Đại diện một nhóm cặp đôi báo cáo kết quảthực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 2. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
  • GV nhận xét, chốt kiến thức.
  • Các nhóm ghi bổ sung, hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.

Nội dung 3. Thiết kế bộ nguồn một chiều

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ


  • Hướng dẫn HS đọc nội dung bài 9, SGK Công nghệ 12 trang 46- 47-48.
  • Yêu cầu HS vận dụng thông tin vừa đọc kết hợp với kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân về mạch điện tử để thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 3

1, Em hãy nêu nguyên tắc và các bước thiết kế mạch điện tử đơn giản?

2,Thiết kế mạch nguồn một chiều hoàn thành bài tập sau trên khổ giấy A0:

Biết điện áp vào là 220V, 50Hz; điện áp tải 12 V; dòng điện tải 1A; sụt áp trên mỗi điốt là 1V; ku=1,8; ki=10; sụt áp bên trong biến áp nguồn khi có tải bằng 6%Utải.

Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ

GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4-6. HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi 1, sau đó các nhóm thảo luận hoàn thành câu hỏi 2 trong phiếu học tập số 3.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện trong phiếu học tập số 3. Các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung.

GV nhận xét, giải thích [những nội dung HS chưa hiểu rõ] và kết luận nội dung 3.

c, Hoạt động thực hành: Lắp mạch nguồn một chiều

[Hình thức dạy học: Nhóm, toàn lớp]

Chuẩn bị:

Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh

+ Mạch nguồn cấp điện một chiều đã lắp sẵn trên bảng mạch bao gồm biến áp nguồn, chỉnh lưu cầu, lọc hình , ổn áp dùng IC 7812: 1 chiếc

+ Đồng hồ vạn năng [2 chiếc]: 1 chiếc đồng hồ chỉ thị kim, 1 chiếc đồng hồ chỉ thị số; bo mạch thử: 1 chiếc; Kìm, kẹp, dao gọt dây, dây dẫn điện có vỏ bọc: 2m; máy thu thanh bán dẫn chạy nguồn 12V.

Hoạt động nhóm


  • Các nhóm nhận dụng cụ, vật liệu.
  • Tìm hiểu, nhận dạng các linh kiện.
  • Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch nguồn một chiều.
  • Dùng đồng hồ vạn năng đo các điện áp vào phiếu học tập số 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Điện áp sơ cấp biến áp U1[V]

Điện áp thứ cấp biến áp U2[V]

Điện áp sau mạch lọc U3[V]

Điện áp sau mạch ổn áp U4[V]

  • Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra loại tốt, xấu và phân biệt điện cực của 4 điốt tiếp mặt.
- Bố trí các linh kiện trên bo mạch thử theo sơ đồ nguyên lý.
  • Kiểm tra mạch lắp ráp.
  • Các nhóm tiến hành cắm điện và đo điện áp một chiều khi có tụ lọc và khi không có tụ lọc ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
  • Các nhóm cấp nguồn cho máy thu thanh và rút ra nhận xét, kết luận

Hoạt động cả lớp

Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, tính toán, so sánh kết quả đo được với thực tế. Có thể đề xuất những nội dung chưa hiểu rõ, đề nghị GV hướng dẫn.


d, Hoạt động ứng dụng

Em hãy tìm hiểu về bộ nguồn một chiều trong bếp khò, đèn pin sạc điện và so sánh với sơ đồ khối chức năng của nguồn một chiều đã học?

e, Hoạt động mở rộng

Giáo viên giao dự án theo nhóm: Tìm hiểu và đề xuất được bộ nguồn một chiều sử dụng ổn áp kiểu bù. Yêu cầu dự án hoàn thành trong 2 tuần.

2.3.3. Chuyên đề 3:MÁY ĐIỆN BA PHA[Bài 25, 26, 27 SGK]

I. Tên chuyên đề: MÁY ĐIỆN BA PHA[Bài 25, 26, 27 SGK CN 12]

Thực hiện trong 4 tiết

* Lý do chọn chuyên đề

- Khắc phục sự rời rạc về nội dung lý thuyết và thực hành bài số 25,26 và bài số 27 SGK.

- Tăng cường sự vận dụng kiến thức thực tế về các loại máy điện xoay chiều 3 pha đơn giản mà các em có thể thường gặp trong đời sống.

- Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.


II. Tổ chức dạy học chuyên đề

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

- Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.

- Biết được công dụng, cấu tạo, cách đấu dây và nguyên lý làm việc của máy biến áp ba pha.

- Biết được khái niệm, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha.

b. Kĩ năng:

- Đọc và giải thích được ý nghĩa các kí hiệu trên nhãn động cơ không đồng bộ ba pha [chủ yếu là số liệu kỹ thuật].

- Phân biệt [chủ yếu nhận dạng về hình dạng, cấu tạo chung] được các bộ phận chính của động cơ không đồng bộ ba pha trên máy thật [phần rôto, stato, dây quấn, vỏ máy và hộp đấu dây; đo, đếm được các bộ phận của động cơ].

c. Thái độ:

- Có ý thức học tập nghiêm túc, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản quốc gia, tiết kiệm điện năng.

- Thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn lao động.

d. Định hướng các năng lực được hình thành

* Phẩm chất

- Làm chủ bản thân:

- Thực hiện nghĩa vụ học sinh

* Năng lực

- Phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực tính toán

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật

2. Chuẩn bị của GV và HS:

2.1. Chuẩn bị của GV:

*Chuẩn bị về nội dung:

- Nghiên cứu bài 25, 26, 27 SGK.

- Tham khảo các tài liệu có liên quan.

* Chuẩn bị phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ các hình 25.1; 25.1; 25.3 Từ hình 26–1đến hình 26 –6 SGK.

- Vật mẫu: Các lá thép KTĐ: E,U,I. Dây đồng.

- Động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc tháo rời sắp xếp có thức tự

- Động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc còn nguyên vẹn

- Thước cặp, thước lá

- Thiết bị trình chiếu nếu có thể

* Phương pháp dạy học

- Dạy học giải quyết vấn đề

- Đàm thoại nêu vấn đề

- Hợp tác theo nhóm nhỏ

- Dạy học thực hành

2.2. Chuẩn bị của HS

- SGK CN 12

- Đọc trước bài 25,26,27 SGK CN 12

- Tìm kiếm các thông tin, hình ảnh về máy điện 3 pha trong thực tế

3. Nội dung của chuyên đề

a, Máy điện xoay chiều ba pha – máy biến áp ba pha


  • Khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện

+ Khái niệm

+ Phân loại và công dụng

- Máy biến áp ba pha

+ Khái niệm và công dụng

+ Cấu tạo

+ Nguyên lý làm việc

b, Động cơ không đồng bộ 3 pha


  • Khái niệm và công dụng
  • Cấu tạo
  • Nguyên lý làm việc

c, Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha
  • Quan sát hình dạng, đọc và hiểu các ký hiệu, số liệu trên nhãn động cơ.
  • Mô tả cấu tạo các bộ phận của động cơ.

4. Bảng mô tả các yêu cầu biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá.



Nội dung

Các mức độ và yêu cầu cần đạt

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1.aMáy điện xoay chiều ba pha - máy biến áp ba pha

- Nêu được khái niệm, phân loại và công dụng máy điện xoay chiều ba pha.

- Trình bày được khái niệm, công dụng máy biến áp ba pha; phân biệt được máy biến áp ba pha tăng áp, giảm áp.

- Biết được cấu tạo của MBA 3 pha.

- Biết được các cách đấu dây máy biến áp ba pha theo yêu cầu điện áp ra.

- Biết được công thức tính hệ số biến áp của MBA ba pha

Câu I.1.1 ; I.1.2 ;

I.1.3 ; I.1.4 ; I.1.5 ;I.1.6 ; I.1.7 ;


- Giải thích được cấu tạo máy biến áp 3 pha, cách đấu dây máy biến áp ba pha theo yêu cầu điện áp ra.

Câu I.2.1; I.2.2; I.2.3; I.2.4;


- Vẽ được các cách đấu dây máy biến áp ba pha theo yêu cầu điện áp ra.

- Tính toán được hệ số biến áp và các điện áp pha, dây của MBA ba pha khi biết các thông số.

Câu I.3.1; I.3.2;


- Đánh giá được các cách đấu dây máy biến áp ba pha theo yêu cầu điện áp ra trên mô hình

2.Động cơ không đồng bộ 3 pha


- Nêu được khái niệm, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha.

- Biết được ứng dụng rộng rãi của động cơ KĐB.

- Mô tả được cấu tạo, ký hiệu của động cơ không đồng bộ ba pha.
-Nêu được nguyên lý làm việc, số liệu kỹ thuật của động cơ KĐB 3 pha.

- Biết được cách đấu dây động cơ KĐB 3 pha

- Biết được ứng dụng của động cơ KĐB 3 pha trong đời sống và sản xuất.

Câu II.1.1; II.1.2; II.1.3;II.1.4; II.1.5;


- Giải thích được khái niệm, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha.

- Giải thích được nguyên lý làm việc, số liệu kỹ thuật của động cơ KĐB 3 pha

- Hiểu được cách đấu dây động cơ KĐB 3 pha


Câu II.2.1; II.2.2; II.2.3;

- Xác định được hư hỏng thường gặp động cơ KĐB trong thực tế.

- Đánh giá được việc ứng dụng rộng rãi của động cơ KĐB trong thực tế.

- Vẽ được các cách đấu dây động cơ KĐB 3 pha.

Câu II.3.1;II.3.2; II.3.3


Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cách sử dụng và ứng dụng động cơ KĐB trong thực tế.

Câu II.4.1



3.Thực hành 

-Nhận dạng được hình dáng bên ngoài của động cơ.

-Biết được vị trí, tên các bộ phận của động cơ, phân biệt được [chủ yếu về hình dạng, cấu tạo chung] các bộ phận chính của động cơ trên máy thật.


- Ghi, mô tả và nhận xét được các bộ phận chính của động cơ trên máy thật so với lý thuyết đã học.

- Đọc và hiểu ý nghĩa các ký hiệu trên nhãn động cơ thật.

- Quan sát, đo, đếm các bộ phận của động cơ thật.

Câu III.3.1

  • Xác định được một số hư hỏng thường gặp của động cơ thật.

5.Câu hỏi và bài tập

a. Câu hỏi nhận biết :

Câu I.1.1 Máy biến áp là:

A . Máy biến đổi điện áp và tần số

B. Máy biến đổi tần số nhưng giữ nguyên điện áp

C . Máy biến đổi điện áp nhưng giữ nguyên tần số

D.Cả ba phương án trên.

Câu I.1.2 Máy biến áp hoạt động dựa trên:


  • Hiện tượng cảm ứng điện từ

B- Từ trường quay

C- Hiện tượng cảm ứng điện từ và lực điện từ.


  • D- Hiện tượng lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và dòng điện cảm ứng

Câu I.1.3 Điểm giống nhau chủ yếu của máy biến áp 3 pha và các máy điện xoay chiều 3 pha khác là ở chổ:

A. Làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

B. Cùng là máy điện xoay chiều

C. Cũng có lõi thép và dây quấn.

D. Cả 3 phương án trên

Câu I.1.4 Điểm giống nhau chủ yếu của máy biến áp và máy phát điện là:

A. Cùng là máy điện xoay chiều có lõi thép và dây quấn.

B. Cùng là máy điện động.

C. Cùng là máy điện tĩnh

D. Khi hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và lực điện từ.

Câu I.1.5 Một máy biến áp 3 pha đấu Y/Yo, Kp và Kd có quan hệ như thế nào:

A. Kd = KpB. Kd = Kp C. Kd = 3 Kp D. Kd = Kp

Câu I.1.6 Góc lệch pha giữa các suất điện động trong các dây quấn máy phát ba pha là:

A.

B.
C.

Câu I.1.7 Khi nối tam giác thì:

A.x nối y, z nối C, B nối A B. X nối z, y nối C, B nối A

C. x nối B, y nối Z, Z nối A D. X nối B, y nối C, z nối A


Câu II.1.1 Động cơ không đồng bộ ba pha là loại động cơ mà khi làm việc:

A – Tốc độ quay của roto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường

B – Tốc độ quay của roto lớn hơn tốc độ quay của từ trường

C – Tốc độ quay của roto bằng tốc độ quay của từ trường

D – Tốc độ quay của roto không liên quan đến tốc độ quay của từ trường

Câu II.1.2 Sở dĩ gọi động cơ không đồng bộ vì tốc độ:

A. n = n1B. N> nC. N< nD. Tất cả đều sai


Câu II.1.3 Thứ tự sắp xếp các đầu cuối của 3 cuộn dây stato động cơ khồng đồng bộ 3 pha trong hộp đầu dây là:

A. X – Y – Z B. Y – X - Z C. Z – X – Y D. Tất cả đều sai


Câu II.1.4 Trên nhãn động cơ không đồng bộ ba pha có ghi /Y; 220V/380V; 3000 vòng/phút; cos = 1,2 đại lượng nào ghi sai:

A. Hệ số công suất B. Điện áp định mức

C. Tốc độ quay của rôto D. Không có đại lượng nào ghi sai

Câu II.1.5 Hệ số trượt trong động cơ không đồng bộ ba pha được xác định theo biểu thức nào sau đây:

A.s = B. S =

C.s = D.S =

b. Câu hỏi thông hiểu

Câu I.2.1 Các lá thép kĩ thuật điện của lõi thép máy biến áp cần phải được phủ lớp cách điện ở hai mặt trước khi ghép lại với nhau nhằm mục đích:

A. Đảm bảo độ bền cho các lá thép

B. Chống rò điện từ lõi ra vỏ máy

C. Giảm dòng phu-cô trong lõi thép

D. Cả ba phương án

Câu I.2.2 Cách nối dây của biến áp ba pha nào làm cho hệ số biến áp dây lớn nhất:

A. Nối Y/ B. Nối Y/Y C. Nối /Y D. Nối /

Câu I.2.3 Một máy biến áp 3 pha đấu Yo /∆, Kp và Kd có quan hệ như thế nào:

A. Kd = Kp B. Kd = 3 Kp

C. Kd = Kp D. Kd = Kp

Câu I.2.4 Hăy giải thích vì sao nguồn điện ba pha thường được nối h́ình sao có dây trung tính ?

A. Tạo ra hai cấp điện áp khác nhau.

B. Thuận tiện cho việc sử dụng các thiết bị điện.

C. Giữ cho điện áp trên các pha của tải ổn định.

D. Cả ba phương án trên.


CâuII.2.1 Trong động cơ không đồng bộ ba pha, tốc độ quay của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay là vì:

A – Có sự tổn hao điện năng trong dây quấn rôto

B – Có sự tổn hao điện năng trong dây quấn stato

C– Để tạo sự biến thiên của từ trường quay trên dây quấn của rôto

D – Để tạo sự biến thiên của từ trường quay trên dây quấn của stato

Câu II.2.2 Hộp đấu dây trên vỏ động cơ điện xoay chiều ba pha có 6 cọc đấu dây nhằm thuận tiện cho việc:



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

    Quê hương

Video liên quan

Chủ Đề