Trong mắt dế Mèn ngoại hình với chất hiện lên như thế nào

Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu căng, xốc nổi.

Hàng xóm có chàng Dế Choắt ốm yếu, gầy gò. Dế Mèn đã coi thường Dế Choắt, không giúp đỡ Dế Choắt, lại còn bày trò nghịch ranh trêu chị Cốc. Dế Choắt bị chết oan vì trò nghịch đó. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Mèn vô cùng ân hận và cảm kích, suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên đó.

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 : Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết :
a] Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào ?
b] Bài văn có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn ?

Trả lời :

Tóm tắt đoạn trích :

Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu căng, xốc nổi.

Hàng xóm có chàng Dế Choắt ốm yếu, gầy gò. Dế Mèn đã coi thường Dế Choắt, không giúp đỡ Dế Choắt, lại còn bày trò nghịch ranh trêu chị Cốc. Dế Choắt bị chết oan vì trò nghịch đó. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Mèn vô cùng ân hận và cảm kích, suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên đó.

a] Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn.

b] Bài văn có thể chia làm 2 đoạn :

- Đoạn 1 : Từ đầu đến không thể làm lại được : Dế Mèn tự giới thiệu và miêu tả về mình.

- Đoạn 2 : Còn lại : Dế Mèn kể việc ngỗ nghịch trêu chọc chị Cốc gây nên cái chết thảm thương cho Dế Choắt khiến chú ta ân hận suốt cuộc đời.

Câu 2 : Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi, sau đó :
a] Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.
b] Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả.
c] Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này.

Trả lời :

a] Các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn :

- Ngoại hình :

+ Đôi càng mẫm bóng

+ Những cái vuốt ... nhọn hoắt.

+ Đôi cánh ... xuống tận chấm đuôi.

+ Đầu ... rất bướng.

+ Hai cái răng ... máy làm việc.

+ Sợi râu ... rất đỗi hùng dũng.

- Hành động của Dế Mèn :

+ Muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.\

+ Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

+ Đi đứng oai vệ.

+ Cà khịa với tất cả mọi người trong xóm.

Cách miêu tả của tác giả là chọn lọc những chi tiết tiêu biểu làm nổi bật ngoại hình của một chú dế thanh niên cường tráng. Tác giả vừa miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành động để làm bộc lộ tính cách của Dế Mèn : kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng.

b] Những tính từ miêu tả hình dáng và tích cách của Dế Mèn trong đoạn trích : Cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, dài, giòn giã, nâu bóng, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng , khoan thai.

- Có thể thay:

+ “hủn hoẳn” bằng “ngắn tủn”.

+ “trịnh trọng” bằng “oai vệ”.

  Tuy nhiên các từ được thay không diễn tả được sinh động, gợi cảm về anh chàng Dế Mèn. Nhà văn đã lựa chọn từ ngữ một cách chính xác để miêu tả nhân vật Dế Mèn.

c] Tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn : Qua những tính từ chỉ tính cách và một số hành động của Dế Mèn, có thể nói Dế Mèn là chàng dế cường tráng, trẻ trung nhưng điệu đáng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, ngộ nhận về sức mạnh của mình.

 

Câu 3 : Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt [ biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu,…].

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt bộc lộ rõ tính cách của Dế Mèn 

- Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường, giễu cợt

+ Đặt tên cho người bạn đồng lứa là Choắt

+ Miêu tả Choắt rất xấu xí [người dài lêu nghêu, cánh ngắn ngủn,...]

- Nói năng với Choắt bằng giọng kẻ cả, trịnh thượng :

+ Gọi "chú mày" dù cùng tuổi

+ Lên mặt dạy đời : "Chú mày có lớn mà chẳng có khôn."

- Cư xử ích kỉ lỗ mãng :

+ Choắt muốn thông nghách thì Mèn mắng nhiếc.

+ Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Dế Choắt.

+ Bỏ ra về không chứt bận lòng.

 

Câu 4 : Nêu diễn biến tâm lí về thái độ của Dế Mèn trong việc true Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì ? 

- Dế Mèn là kẻ tinh ranh. Lúc đầu thì huyeneh hoang : "Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Giương mắt ra xem tao trêu mụ Cốc đây này !".

- Hát trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình.

- Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì.

- Khi chị Cốc bay đi rồi, Dế Mèn mới "mon men bò lên". Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp, Dế Mèn mới thấy hối hận vâ nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Dế Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn :

"Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy !".

 

Câu 5 : Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gắn cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này ?

- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện ngắn rất giống với chúng trong thực tế. Dế Mèn và Dế Choắt, mỗi con một vẻ. Một bên cường tráng, khỏe mạnh, một bên bệnh tật, ốm yếu. 

- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gắn cho chúng những đặc điểm của con người.

- Những câu chuyện như Ếch ngồi đáy giếng ; Đeo nhạc cho mèo ; Con hổ có nghĩa ... đều dúng lối nhân hóa để viết về loài vật.

II. Luyện tập

Câu 1 : Ở đoạn cuối truyện, sau khi chon cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.

Trả lời :

Có thể tham khảo đoạn văn sau :

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành một nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về người bạn hàng xóm xấu số bị chết trong một cái hang nông choèn. Phải chi cái hôm nọ đến chơi và dạy cho Dế Choắt phải làm hang thế này, thế nọ, mình chỉ cần cho Choắt đào một đoạn hầm sang nhà mình là đủ cho cậu ta thoát hiểm. Phải chi mình không chọc giận chị Cốc to lớn lênh khênh. Chao ôi, cứ nghĩ đến cái mỏ khổng lồ của chị Cốc bổ xuống những cú như trời giáng ! Dế Choắt chắc là kiệt sức nhảy né tránh để rồi tuyệt vọng nhận cái mổ oan nghiệt...

Tôi đã không cầm nổi nước mắt khi đắp những viên đất cuối cùng cho người dưới mộ lúc ánh hoàng hôn rưới máu xuống những ngọn cỏ so le vàng. Tôi òa lên nức nở : Dế Choắt ơi ! cậu sống khôn thác thiêng, cậu đừng trách móc gì mình nữa. Kể từ nay mình sẽ sống tất cả vì mọi người. Mình sẽ đi khắp bốn phương trời để kết nghĩa huynh đệ với tất cả, mong làm điều thiện diệt trừ cái ác... Mình sẽ hi sinh cá nhân để chuộc cái lỗi hôm nay.

Tôi thất thểu bò vào nhà mình. Tất cả tối om, trống trải. Ngày mai tôi quyết định đi thực hiện lời hứa với người bạn đã khuất của mình.

 

Câu 2 : Chia mỗi nhóm ba học sinh theo vai Dế Mèn, Dế Choắt, Cốc. Đọc phân vai đoạn Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt.
Học sinh tự thực hiện.

- Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người [gọi là nhân cách hóa]. - Khi đọc truyện đồng thoại:

Truyện kể về sự việc gì? Đâu là những sự việc chính? Trả lời:

+ Truyện kể về những sự việc:

- Ngoại hình cường tráng, tính cách hống hách của Dế Mèn; - Giới thiệu về Dế Choắt yếu đuối – hàng xóm Dế Mèn; - Dế Mèn lên mặt dạy đời Dế Choắt về chuyện nhà cửa. - Dế Mèn trêu chị Cốc; - Hậu quả của việc trêu chị Cốc.

+ Sự việc chính: Dế Mèn trêu chị Cốc và hậu quả sau đó.

Nhân vật trong truyện là những loài vật nào? Ai là nhân vật chính?


Trả lời:
Nhân vật trong truyện
gồm loài dế [Dế Mèn, Dế Choắt] và chim cốc. Dế Mèn là nhân vật chính.

Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào? Trả lời:

Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ:


Dế Mèn
- Đặc điểm giống loài vật: Đôi càng mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt. Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn giờ thành dài kín đuôi. Thân màu nâu bóng mỡ.  Đầu to từng tảng, rất bướng. Hai răng đen nhánh lúc nào cũng nhai. Sợi râu dài, uốn cong, chốc chốc đưa hai chân lên vuốt râu.

- Đặc điểm giống con người:

Chàng dế thanh niên cường tráng. Cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Đi đứng oai vệ. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Quát chị Cào Cào, ngứa chân đá anh Gọng Vó. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ. Hung hăng, hống hách, tự đắc, nghịch ranh

Dế Choắt


- Đặc điểm giống loài vật: Gầy gò, dài lêu nghêu Cánh ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn Đôi càng bè bè, nặng nề, xấu Râu ria cụt một mẩu

- Đặc điểm giống con người:

Giống một gã nghiện thuốc phiện. Như người cởi trần mặc áo gi-lê Mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết ăn xổi ở thì.

Chị Cốc 


- Đặc điểm giống loài vật:  Đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.  Béo xù, mỏ như dùi sắt.

- Đặc điểm giống con người: Trợn tròn mắt, giương cánh lên như sắp đánh nhau.

Truyện muốn nhắn gửi đến người đọc bài học gì? Bài học ấy có ý nghĩa với em không?


Trả lời:
Ý nghĩa truyện muốn gửi gắm: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, ích kỷ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. Bài học ấy rất có ý nghĩa cho tất cả chúng ta. Đọc trước văn bản Bài học đường đời đầu tiên; tìm hiểu thêm về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

Trả lời:


- Tác giả: + Tô Hoài [1920-2014] tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ra tại Hà Nội. + Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp + Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Tô Hoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá. + Ông có hang trăm đầu sách về nhiều thể loại đặc biệt là sách viết cho thiếu nhi.

- Tác phẩm: “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

Em đã từng chơi với một chú dế bao giờ chưa? Em biết gì về loài động vật này?
Trả lời:

- Mỗi dịp hè về quê, em thường chơi chọi dế cùng với các bạn. - Về loài dế: + Dế được con người dùng để nuôi hoặc đá nhau như cá chọi hay gà chọi, đem lại tính giải trí. + Dế có rất nhiều loài, loài phổ biến là dế than, và một số loài khác như dế dũi, dế lửa, dế mèn và dế cơm... + Trong một vài nhà hàng nó thường là một món ăn thơm ngon và bồi bổ, hiện nay bạn có thể đến một số trại dế để có thể mua dế, thức ăn cho dế sẽ là vài đám cỏ đơn giản nên chúng được nuôi rất nhiều.

a. Trong khi đọc
Câu 1 - Trang 5 [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]: Hãy chú ý các chi tiết miêu tả Dế Mèn.

Trả lời: 

Các chi tiết miêu tả Dế Mèn: - Đôi càng mẫm bóng. - Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt. - Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn giờ thành dài kín đuôi. - Thân màu nâu bóng mỡ. - Đầu to từng tảng, rất bướng. - Hai răng đen nhánh lúc nào cũng nhai. - Sợi râu dài, uốn cong, chốc chốc đưa hai chân lên vuốt râu.

Câu 2 - Trang 6: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Qua lời kể của Dế Mèn, em hình dung thế nào về Dế Choắt?

Trả lời: 

Qua lời kể của Dế Mèn, em hãy hình dung về Dế Choắt: - Trạc tuổi Dế Mèn - Tính cách hiền lành, thật thà, yếu đuối, nhút nhát - Người gầy gò, cánh ngắn củn, càng bè bè, râu cụt => Dế Choắt là người xấu xí, yếu đuối, nhút nhát, trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn.

Câu 3 - Trang 7: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt mà em hình dung ở phần 3 có điểm tương đồng nào với Dế Mèn và Dế Choắt trong bức tranh bên dưới?
Trả lời:  - Trong tranh là hình ảnh kẻ cả, trịch thượng của Dế Mèn. - Hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt mà em hình dung ở phần 3 có điểm tương đồng ở ngoại hình và tính cách hống hách bắt nạt của Dế Mèn và yếu thế của Dế Choắt khi ta nhìn bức tranh.

Câu 4 - Trang 8: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Dế Mèn đã “nghịch ranh” như thế nào?

Trả lời:  

Dế Mèn đã “nghịch ranh”: - Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. - Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. - Quát chị Cào Cào, khiến họ phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. - Thỉnh thoảng ngứa chân đá anh Gọng Vó. - Tôi tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

Câu 4 - Trang 9: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Tai họa mà Dế Mèn kể ở đây là gì? Xảy ra với ai?

Trả lời: 

Tai họa mà Dế Mèn kể ở đây là do Dế Mèn trêu chị Cốc khiến chị tưởng lầm và mổ chết Dế Choắt.

Câu 5 - Trang 9: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Em hãy tưởng tượng nét mặt của Dế Mèn lúc này.

Trả lời: 

Nét mặt Dế Mèn lúc này đầy ăn năn, dằn vặt. Hai hàng nước mắt lặng lẽ chảy dài, Dế Mèn lặng lẽ cúi gằm mặt tạ tội với Choắt và ân hận vì những gì đã xảy ra.

Câu 10 - Trang 10: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Tranh minh họa nhân vật nào và về sự việc gì trong truyện?
Trả lời:   Tranh minh họa về sự việc Dế Mèn đem xác Dế Choắt đi chôn, đắp thành nấm mộ to, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Câu 1 - Trang 10: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều] Câu chuyện trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy chỉ ra các nhân vật tham gia vào câu chuyện.

Trả lời: 

- Câu chuyện trên được kể bằng lời của Dế Mèn. - Nhân vật tham gia vào câu chuyện: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc.

Câu 2 - Trang 10: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Dế Mèn đã ân hận về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc đó trong khoảng 3 dòng.

Trả lời: 

- Dế Mèn đã ân hận về việc trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. - Tóm tắt: Đoạn trích miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.

Câu 3 - Trang 10: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời: 

- Thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt: Hốt hoảng quỳ xuống nâng đầu Choắt → Hối hận vì tội ngông cuồng dại dột → Thương Dế Choắt, ăn năn tội mình. - Có sự thay đổi ấy vì Dế Mèn bắt đầu nhận ra hành động sai lầm của bản thân, gây ra một cái chết thương tâm.

Câu 4 - Trang 10: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Từ các chi tiết “tự hoạ” về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Trả lời: 

Tính cách Dế Mèn: + Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời, có lối sống khoa học, cơ thể khỏe mạnh và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. => Dế Mèn tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi, coi thường người khác qua cách gọi Dế Choắt là chú mày và tình huống trêu ghẹo chị Cốc.

Câu 5 - Trang 10: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Theo em, đó là bài học gì?

Trả lời: 

Dế Mèn đã rút ra bài học lối cư xử ngạo mạn, thói quen hay bắt nạt kẻ yếu, lối sống ích kỉ; trở nên biết quan tâm đến mọi người hơn, cử xử đúng đắn có chừng mực,…

Câu 6 - Trang 10: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: “Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hoá trên cơ sở đảm bảo không thoát li sinh hoạt có thật của loài vật.”. Dựa vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm “có thật” như thế trong văn bản, đồng thời, phát hiện những chỉ tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”.

Trả lời: 

*Đặc điểm giống loài vật của Dế Mèn: - Đôi càng mẫm bóng. - Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt. - Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn giờ thành dài kín đuôi. - Thân màu nâu bóng mỡ. - Đầu to từng tảng, rất bướng. - Hai răng đen nhánh lúc nào cũng nhai. - Sợi râu dài, uốn cong, chốc chốc đưa hai chân lên vuốt râu.

*Đặc điểm giống con người của Dế Mèn:

- Chàng dế thanh niên cường tráng. - Cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. - Đi đứng oai vệ. - Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. - Quát chị Cào Cào, ngứa chân đá anh Gọng Vó. - Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.

- Hung hăng, hống hách, tự đắc, nghịch ranh.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề