Trung Cận Đông là gì


Những tính toán của Israel

Sự thay đổi quan trọng nhất là ở Israel. Thủ tướng Naftali Bennett, người lên nắm quyền với một liên minh mong manh hồi tháng Sáu, tiếp tục phản đối việc khôi phục JCPOA. Tuy nhiên, không giống như Benjamin Netanyahu, người tiền nhiệm cực hữu của ông, Thủ tướng Israel hiện nay không có ý định can dự vào chiến dịch ầm ĩ chống lại thỏa thuận hạt nhân này, hay huy động giới vận động hành lang hùng mạnh ủng hộ Israel để giúp ông phá hoại JCPOA, như Netanyahu đã cố gắng làm.

Có một số lý do giải thích cho sự thay đổi lập trường này của Israel. Thứ nhất, phần lớn giới tinh hoa chính trị của Israel lo ngại sâu sắc về thực tế Netanyahu đã gắn Nhà nước Do Thái với vận may của đảng Cộng hòa ở Mỹ, và đặc biệt là với Donald Trump. Vì điều này đi ngược lại mục tiêu lịch sử của Israel là duy trì liên minh với Mỹ, vốn là một vấn đề nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng ở Washington. Những khó khăn mà Chính quyền Biden đã gặp phải vào đầu năm nay khi thông qua một khoản tài trợ cho việc phát triển thêm hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel vì sự phản đối của một số nghị sỹ Dân chủ trong Quốc hội là một lời cảnh báo cho Chính phủ Israel về những gì có thể xảy ra nếu họ liên kết với một đảng, và bởi vậy Thủ tướng Bennett quyết tâm tránh trở thành một trở ngại chính trị cho Tổng thống Biden.

Cũng có sự đồng tình ngày càng tăng trong dân chúng ở Israel rằng việc Trump rút Mỹ khỏi JCPOA là một thảm họa đối với Nhà nước Do Thái. Hay như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon phát biểu gần đây, việc Trump rút khỏi thỏa thuận với sự khuyến khích của Chính phủ Israel vào thời điểm đó là một sai lầm lớn trong thập kỷ qua trong chính sách đối với Iran. Người Israel vẫn không tin rằng JCPOA phục vụ bất kỳ mục đích nào. Tuy nhiên, họ đã thừa nhận rằng họ không có lựa chọn tốt hơn.

Bởi vậy, chiến lược của Israel không phải là trở ngại, và không đặt ra những câu hỏi khó, với hi vọng rằng khi Chính quyền Biden cuối cùng buộc phải thừa nhận và người Israel có thể dự đoán rằng JCPOA không thể được hồi sinh, Israel sẽ ở đó để tác động đến chiến lược tiếp theo của Mỹ đối với Iran.

Đương nhiên, Israel nhất định sẽ phải trả phí cho sự hợp tác của mình, dưới hình thức cung cấp thêm vũ khí, đặc biệt là các máy bay tiếp đầu để tiếp nhiên liệu trên không nhằm đem lại cho lực lượng không quân của Israel tầm hoạt động dài hơn, cũng như một số loại bom xuyên phá mới.

Trong khi đó, các quốc gia vùng Vịnh cũng thận trọng ủng hộ Mỹ ; quan điểm của họ là nếu vấn đề rẽ sang một hướng khác, giờ đây họ có thể công khai cùng với Israel gây dựng sự nghiệp chung chống Iran, và trong bất kỳ trường hợp nào có thể một cách riêng tư dựa vào người Israel để thúc đẩy những gì mà các chế độ quân chủ Arab mong muốn.

Trong các cuộc đàm phán này, Mỹ cũng có thể dựa vào sự hỗ trợ trung thành từ Anh, Pháp và Đức; cả ba quốc gia này đều có lợi ích sâu sắc trong việc cho thế giới thấy rằng họ có thể hợp tác chặt chẽ với nhau đối phó với các cuộc khủng hoảng quốc tế lớn, bất chấp việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu [EU].

Và điều đáng chú ý là cả Nga và Trung Quốc đều không cản trở việc khôi phục các cuộc đàm phán về JCPOA. Giả định là cả Moskva và Bắc Kinh sẽ không can thiệp mà sẽ tìm cách thu được gì đó từ Mỹ dưới hình thức một sự nhượng bộ chính trị khác không liên quan để đổi lấy sự ủng hộ bất kỳ thỏa thuận nào từ Vienna.

Những lợi ích của Iran

Dù thế nào thì lập trường của Mỹ hiện đã mạnh mẽ hơn nhiều. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là bản thân Iran, vì lập trường của nước này đang tiến triển theo hướng tiêu cực. Việc ông Ebrahim Raisi được bầu làm tổng thống mới của Iran là điều có ý nghĩa quan trọng: Raisi là người theo đường lối cứng rắn, thiển cận với Giáo chủ Ali Khamenei, Lãnh tụ tối cao của nước này. Về lý thuyết, tân Tổng thống Iran có nhiều không gian hành động hơn so với những người tiền nhiệm của ông vì nếu ông chấp nhận một thỏa thuận với người Mỹ, thì điều này được đảm bảo là sẽ được Giáo chủ Khamenei chấp thuận.

Tuy nhiên, có những nghi ngờ sâu sắc rằng liệu người Iran có thực sự muốn có một thỏa thuận hay không. Nền kinh tế của họ đang ở trong tình trạng hết sức tồi tệ, nhưng họ tự coi mình là bên hiện đang chiến thắng ở khu vực Trung Đông. Các lực lượng dân quân của Iran gần đây đã bị cự tuyệt ở nước Iraq láng giềng, tuy nhiên họ vẫn là công cụ ở đất nước đó. Trong khi đó, Iran là yếu tố then chốt cho sự tồn tại của chế độ ở Syria, và nắm giữ chìa khóa cho tương lai của Liban vốn đang nhanh chóng trở thành một nhà nước thất bại. Các lực lượng ủy nhiệm của Iran cũng có khả năng giành chiến thắng ở Yemen, nơi một cuộc chiến khác đang hoành hành. Vì vậy, ảnh hưởng của Iran đang lan rộng. Các kho tên lửa, máy bay không người lái, nguyên liệu phân hạch hạt nhân của Iran cũng ngày càng gia tăng. Điều đáng ngờ là người Iran khá hài lòng với tình hình hiện tại. Một tiến trình ngoại giao không buộc họ phải làm bất cứ điều gì và cho phép họ có thời gian để tiếp tục tiến trình hạt nhân của mình mà không phải đương đầu với một cuộc tấn công quân sự tiềm tàng của Mỹ vào các cơ sở của Iran.

Nếu đặc điểm này về lập trường của Iran là đúng, thì khi đó vấn đề chính mà các nhà đàm phán Mỹ hiện nay phải đối mặt không phải là đưa ra những nhượng bộ mới mà chắc chắn Iran sẽ bác bỏ, coi đó là chưa đủ, mà thay vào đó họ phải thuyết phục người Iran rằng thời gian đàm phán là ngắn ngủi và Mỹ không thể lúc nào cũng sẵn sàng đàm phán. Tổng thống Biden vẫn rất miễn cưỡng thực hiện động thái này. Nhưng nếu ông nghiêm túc về việc thực hiện lại lời cam kết mà ông đã đưa ra hồi tháng Sáu rằng Iran sẽ không bao giờ có được vũ khí hạt nhân trong tầm theo dõi của tôi, thì Tổng thống Mỹ sẽ phải chuyển sang suy tính về những lựa chọn quân sự đáng sợ hơn. Bi kịch như thế này có thể xảy ra: Lựa chọn mà thế giới đang phải đối mặt vẫn là giữa một Iran bị ném bom hay một Iran có được bom. Hoặc nếu Tổng thống Biden có một lựa chọn đầy thảm họa thì sẽ có cả hai kịch bản cùng một lúc.

Nguồn: TLTKĐB 08/12/2021


Theo bài viết trên báo The Straits Times ngày 30/11/21, cả Iran và Israel đều có nhà lãnh đạo mới, các đảng phái khác nhau đã và đang có những thay đổi. Tuy nhiên, Mỹ không thể hi vọng quay trở lại trạng thái trước thời kỳ Donald Trump.

Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đã được nối lại ở thủ đô Vienna của Áo. Đây là vòng họp thứ bảy giữa Mỹ, Iran, Anh, Đức, Pháp và Trung Quốc, mặc dù vòng đầu tiên diễn ra cách đây gần 6 tháng. Rất nhiều việc đã xảy ra trong nửa năm qua. Israel có thủ tướng mới, Iran có tổng thống mới, trong khi uy tín của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang giảm sút. Và đằng sau cánh gà, hầu như tết cả các bên liên quan đến triến trình ngoại giao này đã thay đổi một cách khéo léo lập trường của mình.

Tuy nhiên, như thường lệ ở Trung Đông, rất nhiều chuyển động không nhất thiết là tương đương với nhiều tiến bộ. Vì vậy, những cơ hội để thỏa thuận hạt nhân vốn ban đầu được hình thành vào năm 2015 có thể được hồi sinh là con số không. Vấn đề duy nhất là liệu có thể có một thỏa thuận tạm thời để ít nhất là giữ cho một lựa chọn ngoại giao tồn tại, hay liệu chúng ta có đang hướng tới một cuộc đối đầu tồi tệ hơn nhiều hay không?

Thỏa thuận hạt nhân 2015 đã luôn gây tranh cãi sâu sắc. Chính cái tên rườm rà của nó chính thức được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện [JCPOA] đã được phát minh vì nó không thể chính thức được gọi là một hiệp ước hạt nhân do Thượng viện Mỹ sẽ không bao giờ phê chuẩn. Quả thực, trong bất kỳ thời điểm nào, JCPOA, ngoại trừ được coi là một trong những thành tựu ngoại giao sáng giá nhất của Chính quyền Obama, đều không nhận được sự ủng hộ đa số ở Washington.

Người Israel thì căm thù thỏa thuận này vì nó chỉ hạn chế chứ không xóa bỏ được chương trình hạt nhân của Iran, và cũng chỉ hạn chế được trong một khoảng thời gian nhất định, chứ không phải vĩnh viễn. Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các quốc gia Arab cũng không thích JCPOA, vì thỏa thuận này không giải quyết được hành vi gây mất ổn định của Iran trên toàn khu vực Trung Đông, hay với kho vũ khí ngày càng tăng gồm các tên lửa tầm ngắn và tầm trung của nước này.

Người Nga và Trung Quốc ủng hộ JCPOA vì nó hứa hẹn hạn chế quy mô hành động của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Những bên duy nhất tin tưởng vào thỏa thuận này là Anh, Pháp và Đức. Họ được trải nghiệm hành động cùng nhau vì châu Âu và ngồi vào bàn với những ông lớn, và là những bên tiếp tục nhiệt thành tin rằng JCPOA là thỏa thuận tốt nhất có thể hình dung được.

Các biện pháp trừng phạt của Donald Trump

Sau đó, vào tháng 5/2018, chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố thay thế thỏa thuận này bằng một chiến dịch gây sức ép tối đa đối với Iran. Chiến dịch này đã được cho là sẽ giải quyết mọi vấn đề mà JCPOA không giải quyết được. Không cần phải nói, Tổng thống Trump đã không đạt được gì theo hình thức này. Nền kinh tế của Iran đã suy yếu do sức ép của các biện pháp trừng phạt được gia hạn của Mỹ. Tuy nhiên, được giải phóng khỏi những nghĩa vụ của JCPOA, Iran đã đẩy mạnh chương trình hạt nhân của mình, chính là điều mà những người chỉ trích Chính quyền Trump cảnh báo có thể xảy ra.

Kết luận rõ ràng duy nhất rút ra được từ việc Trump từ bỏ JCPOA là cách thức Mỹ có thể duy trì vị trí trung tâm đối với bất kỳ tiến trình nào của Trung Đông. Ba bên ban đầu của châu Âu tham gia thỏa thuận đã bắt tay với Nga và Trung Quốc tuyên bố rằng việc Mỹ từ bỏ hiệp định là sự vi phạm luật pháp quốc tế, và các bên ký kết khác vẫn có ý định tiếp tục duy trì thỏa thuận.

Người châu Âu thậm chí còn đi xa hơn bằng việc thiết lập một cơ chế cho việc bồi thường cho các công ty tiếp tục buôn bán với Iran bất chấp các biện pháp trừng phạt của Trump. Đây là động thái bất thường đối với một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Nhưng tất cả đều vô ích: Sức mạnh tài chính của Mỹ lớn đến mức không một công ty thương mại nào dám thách thức Mỹ.

Và Trung Quốc cũng vậy. Bắc Kinh đã mua một số lượng dầu nhất định với giá được chiết khấu của Iran, nhưng nhìn chung họ quyết định họ đã có đủ tranh chấp với Mỹ, nên không muốn mạo hiểm dấy lên một tranh chấp khác về vấn đề Iran. Nói tóm lại, Donald Trump đã chứng minh rằng bất chấp mọi lời bàn tán về sự suy giảm của Mỹ, không thể làm được gì nhiều ở Trung Đông nếu không có Mỹ.

Bởi vậy, lời hứa của Tổng thống mới đắc cử Joe Biden về việc đưa Mỹ quay trở lại JCPOA ngay lập tức, vốn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền của ông, đã khiến tất cả các bên tham gia chủ chốt thởi phào nhẹ nhõm. Tất cả dường như đều hài lòng. Các quan chức của ông nói về trái ngọt ngoại giao dưới thấp, được cho là có thể hái nhanh, đem lại cho êkip của Biden một thắng lợi tức thì về chính sách đối ngoại.

Joe Biden mong muốn điều gì?

Đề xuất của Joe Biden rất đơn giản: Mỹ sẽ quay trở lại JCPOA, Iran cũng sẽ làm như vậy, cả hai bên sẽ trở lại vị trí ban đầu trong trường hợp của Mỹ là hủy bỏ các biện pháp trừng phạt được áp đặt dưới thời Chính quyền Trump và trong trường hợp Iran là hủy bỏ tất cả các tiến bộ hạt nhân mà nước này đã đạt được trong vài năm qua và thời gian sẽ quay trở lại năm 2015 như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Đây được coi là kịch bản tuân thủ để tuân thủ vốn vẫn là nền tảng cho lập trường đàm phán của Mỹ.

Nhưng tất nhiên, đó là một sự ảo tưởng: Điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hóa ra lại khó đạt được. Người Iran tuyên bố với lý lẽ mang tính biện minh rằng việc Mỹ phá vỡ một thỏa thuận quốc tế và sau đó mong đợi quay trở lại thỏa thuận mà không phải chịu hình phạt nào là điều không thể chấp nhận được; nếu Mỹ muốn khôi phục JCPOA, thì trước hết họ phải thể hiện thiện chí bằng việc hủy bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt họ đã áp đặt mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào, đồng thời đưa ra cam kết công khai sẽ không bao giờ vi phạm thỏa thuận này nữa. Người Iran cũng từ chối thảo luận trực tiếp với Mỹ cho tới khi các điều kiện của họ được đáp ứng. Vì vậy, tất cả các cuộc đàm phán chính thức cho đến nay đều thông qua các bên trung gian.

Trong khi đó, tất cả các nhân vật chính khác đã quay trở lại lập trường truyền thống của họ: Người Arab phàn nàn rằng hiệp ước này không giải quyết được những mối lo ngại khu vực của họ, trong khi Israel tuyên bố JCPOA là không cần thiết. Và sau đó, cuộc bầu cử tổng thống Iran đã diễn ra, đóng băng tất cả mọi tiến bộ. Vì vậy, một tiến trình mà các phụ tá của Joe Biden ban đầu cho rằng sẽ mất vài tuần hoặc vài tháng, giờ đây đã mất gần một năm mà không có sự đột phá nào. Tuy nhiên, vòng đàm phán mới đây ở Vienna có ý nghĩa quan trọng, vì nó đánh giá một số sự thay đổi quan trọng gần đây về lập trường của tất cả các bên liên quan.

[còn tiếp]

Nguồn: TLTKĐB 08/12/2021


Các cuộc đàm phán cũng sẽ phải đối mặt với sự tách biệt căn bản giữa Israel và Palestine về ngôn ngữ chính trị và sự hiểu biết về các vấn đề quan trọng. An ninh là một vídụ điển hình. Quan điểm của người Palestine về an ninh mang nghĩa hẹp, cục bộ và mang tính chiến thuật; quan điểm của Israel bao quát, mang tính khu vực và chiến lược. Khi hai bên thảo luận về các vấn đề an ninh, họ nói về những đường hướng khác nhau; người Palestine tập trung vào các mối đe dọa đối với các cá nhân, trong khi Israel quan tâm đến các quốc gia và tổ chức hùng mạnh.

Abbas, được gọi là Abu Mazen, đã cố gắng giải quyết tình trạng tách biệt này nhưng không thành công. Ông là người cuối cùng trong số những nhà lãnh đạo sáng lập Palestine và cũng nhà lãnh đạo quốc gia Palestine quan trọng đầu tiên trong lịch sử hiện đại công khai và không chút do dự loại bỏ bạo lực, đồng thời cam kết sử dụng các biện pháp ngoại giao và hòa bình làm con đường duy nhất để giải quyết xung đột. Cho dù có những sai lầm, nhưng nếu không có sự quản lý kiên quyết của ông thì thỏa thuận Oslo sẽ không thể thực hiện được và tình hình cũng không thể tương đối yên ắng như trong suốt 15 năm qua. Israel và Mỹ đã không đánh giá một cách xứng đáng sự đóng góp của ông. Để người Palestine thay đổi lời nói và hành động, Abu Mazen đã lựa lời khôn khéo nhất, những lời hứa suông và những khoản tiền không đáng kể. Do không đạt được thỏa thuận với ông, Israel đã hy sinh lợi ích chiến lược trong dài hạn để đổi lấy những cân nhắc chiến thuật trong ngắn hạn.

Hiện tại, đa số người Palestine cũng đồng tình với Abu Mazen về việc kiên quyết phản đối bạo lực. Ngoài Hamas và tổ chức Hồi giáo Thánh chiến Palestine, hiện không có phep phái, phong trào quần chúng, hoặc người kế nhiệm tiềm năng nào của Palestine tán thành hoặc kêu gọi trở lại đấu tranh vũ trang. Abu Mazen đã xoay sở, mà hầu như không có sự trợ giúp và phải chống lại những khó khăn lớn, để loại bỏ những gì mà ông coi là niềm tin tiêu cực khỏi từ điển chính trị chính thống của người Palestine và khỏi hành vi chính thống của người Palestine. Trong trường hợp không có một giải pháp công bằng, di sản của Abu Mazen cóthể vẫn bị chính người dân của ông đặt nghi vấn và xem xét lại, và ảnh hưởng của nó có thể bị mai một theo thời gian.

Tuy nhiên, trong quá trình này, đối với nhiều người Palestine, PA giống như tổ chức phụ nhận thực hiện việc chiếm đóng của Israel, chịu trách nhiệm ngăn chặn sự chống đối quân sự đối với Israel tại các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của họ. Hình ảnh đó đã làm suy yếu uy tín và tính hợp pháp của PA và khiến người Palestine vỡ mộng về việc xây dựng nhà nước. Ban lãnh đạo PA hầu như không nỗ lực giải thích lý do đằng sau việc đồng ý phối hợp an ninh với Israel, và do đ1o cũng hầu như không nhận lại được bất cứ lợi ích gì. Sự hợp tác an ninh đó cũng xoa dịu cảm giác cấp bách của người Israel và giúp gạt ra ngoài các mối quan ngại cốt lõi của Palestine bằng cách dường như ưu tiên bảo vệ người Israel chống lại người Palestine. Kết quả là Israel đã khoan dung cho một mối đe dọa chiến lược để đổi lấy sự an toàn cá nhân ngay lập tức. Chừng nào Israel không phải gánh chịu những thương vong do hành động của Palestine gây ra, thì Israel có thể từ bỏ việc đáp ứng nhu cầu của người Palestine về một giải pháp lâu dài mà sẽ mang lại một cấu trúc an ninh ổn định và lành mạnh hơn cho cả hai bên.

Ngay cả khi điều chỉnh cách tiếp cận, vẫn còn nghi vấn về việc liệu quay lại đàm phán sẽ có chấm dứt xung đột hay không. Nếu không có sự thay đổi căn bản chưa từng thấy hoặc sự kiện đau thương mà buộc phải có một sự thỏa hiệp có thể khắc phục tình trạng cho đến nay là không thể kiểm soát, thì hầu như không có lý do để cho rằng các cuộc đàm phán trong tương lai sẽ thành công. Kết quả có khả năng nhất là hiện trạng sẽ kéo dài, với những hậu quả đầy yếu tố khó lường và gây bất ngờ: việc Isreal từng bước chậm chạp đưa người Palestine vào quỹ đạo chính trị của mình, bạo lực giữa các cộng đồng, những hợp tác và trao đổi mới qua Đường Xanh bị xóa mờ. Bất kỳ hoặc tất cả những điều này đều có thể thiết kế lại bản đồ và củng cố thực tế về một nhà nước không có sự tách biệt giữa người Arab và người Do Thái ở Đất Thánh. Đối với một số người Israel và Palestine, đây có thể là một nguồn an ủi; đối với những người khác, nó sẽ là một mối nguy hiểm hiện hữu.

Cuộc đấu tranh mới

Cuộc đấu tranh cho một nhà nước độc lập tập trung vào chủ quyền của người Palestine như là phương sách để giải thoát khỏi nhiều thập kỷ bị tước đoạt và chiếm đóng. Thế nhưng, triển vọg về đảm bảo chủ quyền cứng, dựa trên các quan niệm về quốc gia nhà nước của thế kỷ 19, với quyền kiểm soát toàn bộ và hoàn toàn đối với đất đai, biên giới và tài nguyên, là viễn cảnh rất xa vời. Không có dấu hiệu nào cho thấy Israel sẽ điều chỉnh những điều kiện của mình sao cho phù hợp với những kỳ vọng như vậy của người Palestine. Kết luận này có vẻ khắt khe, người Palestine có thể đang lựa chọn giữa việc bám vào ảo tưởng thất sách là chủ quyền cứng, do đó gây tổn hại đến bất kỳ cơ hội nào để thoát khỏi tình trạng khó khăn, và việc áp dụng các phiên bản mềm mỏng hơn, như trong trường hợp của các nước thành viên Liên minh châu Âu, mà có thể mang lại một lối thoát, mặc dù phải trả giá để có được thứ mà cho đến nay họ đã thiết lập như đặc quyền quốc gia. Theo chủ quyền mềm, các dàn xếp an ninh ở khu vực biên giới sẽ cần có sự tham gia của cả ba bên ở Bờ Tây là Jordan, Israel và Palestine và ở Gaza là Ai Cập, Israel và Palestine. Có thể điều chỉnh các điều kiện trao đổi, nhưng điều kiện tiên quyết là sự điều chỉnh trong sự luận bàn chính trị mà giới tinh hoa chính trị Palestine vẫn chưa chấp nhận.

Rõ ràng là người Palestine cần một cách tiếp cận mới một cách tiếp cận được xây dựng dựa trên tầm nhìn chiến lược đã được xem xét lại và những khát vọng đã được điều chỉnh lại. Cách tiếp cận mới này cần phải xem xét một hội đồng lập hiến mới, mà sẽ đại diện và thu hút nhiều người Palestine hơn, mang lại tiếng nói cho những người đã bị phớt lờ hoặc bị gạt ra bên lề, và ưu tiên phúc lợi cũng như an ninh của người Palestine. Nó phải sắp xếp lại các mối quan hệ giữa PA mới và PLO mới đồng thời giải quyết sự chia rẽ giữa Bờ Tây và Gaza. Nó cũng phải phát triển những ý tưởng mới về quyền cá nhân và tập thể, khuyến khích trnah luận và đối thoại nội bộ tự do, đồng thời khuyến khích văn hóa khoan dung. Nó cần nhận ra rằng ngay ở trong nước cũng có giải pháp cứu giúp trong khi xem xét lại quan hệ với Mỹ, tận dụng các tiến trình bình thường hóa quan hệ của các nước Arab theo hướng có loợi cho Palestine, và lôi kéo Ai Cập và Jordan tham gia bất kỳ cuộc đàm phán mới nào. Nó phải xác định lại khái niệm chủ quyền của người Palestine, xem xét lại quan điểm của người Palestine về an ninh, và không trốn tránh trách nhiệm hoặc tùy ý đặt ra các mối đe dọa không đáng tin cậy.

Khoảnh khắc này gợi nhớ về những ngày đầu thành lập PLO. Bối cảnh Palestine đã chín muồi để xóc lại tinh thần tự nhận thức và trao quyền, bản chất của nó vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, chừng nào người Palestine không được lập lại hòa bình cũng không được đáp ứng một cách công bằng, thì sự nghiệp của họ vẫn bùng cháy, và hòa bình, ổn định thực sự vẫn là viễn cảnh xa vời.

Nguồn: Foreign Affairs tháng 03 04/2021

CVĐQT số 3/2021


Xung đột giữa người Palestine với Israel không phải là một tranh chấp pháp lý. Luật pháp quốc tế đã không giúp giải quyết các xung đột ở Crimea, Cyprus, Kashmir, Kosovo hoặc Nagorny-Karabakh. Không phải là luật pháp quốc tế đã buộc Israel phải rút khỏi bán đảo Sinai, miền Nam Liban,hay Gaza; đó là sự kết hợp giữa chính trị quyền lực và ngoại giao. Tuy nhiên, nhiều người Palestine vẫn cứ hiểu sai một cách thiếu hiểu biết về hiệu lực của luật pháp quốc tế.

Người Palestine đã làm suy yếu hơn nữa vị thế của chính họ khi thực hiện một cách tiếp cận sai lầm đối với các cuộc đàm phán. Họ có lịch sử từ chối các lời đề nghị rồi sau đó quay lại với chúng trong những bối cảnh kém thuận lợi hơn và phải trả một cái giá lớn hơn. Các nhà lãnh đạo Palestine từ chối Kế hoạch phân vùng năm 1947 của Liên hợp quốc vì các điều khoản bất công của nó, nhưng sau đó chấp nhận phân vùng theo các điều kiện ít có lợi hơn đáng kể vào năm 1988. Họ bác bỏ đề xuất của Tổng thống Ai Cập Anwar al-Sadat về quyền tự trị của người Palestine vào năm 1977, nhưng sau đó đồng ý với một quyền lực tạm thời hạn chế hơn tại Oslo năm 1993.

Lập trường có nguyên tắc có thể đáng khen ngợi, nhưng việc quay lưng lại sau đó và vi phạm cũng những nguyên tắc đó dưới sự ép buộc là tồi tệ về mặt chính trị và làm phương hại đến tinh thần dân tộc. Thay vì tích lũy và tăng cường quản lý, người Palestine đã phung phí những tài sản hiện có mà không đảm bảo sẽ nhận lại được những lợi ích trong tương lai. Tình hình hiện tại có thể đòi hỏi người Palestine phải có tầm nhìn xa hơn việc từ chối thẳng thừng và tập trung vào việc đạt được những lợi ích tạm thời trong khi thăm dò những khả năng mới để thúc đẩy mục tiêu dài hạn về một nhà nước của riêng họ. Chẳng hạn, các thỏa thuận bình thường hóa giữa Isarel và các nước Arab có khả năng mang lại những cơ hội mà có thể được tận dụng để tạo lợi thế cho người Palestine như đặt điều kiện để Saudi Arabia bình thường hóa quan hệ với Israel trên cơ sở Israel phải chấm dứt việc sáp nhận trên thực tế Bờ Tây thông qua mở rộng khu định cư.

Một chiến thuật khác đã tỏ ra không hiệu quả là việc Palestine có xu hướng đe dọa Israel bằng những hành động mà họ không chủ đích theo đuổi và chỉ đang hù dọa để gây sức ép buộc Israel phải nhượng bộ; việc liên tục tuyên bố rằng PA sẽ chấm dứt hợp tác an ninh với Israel, hoặc sẵn sàng trao trả Bờ Tây cho Israel [bằng lòng trả giá về cả vật chất lẫn tinh thần] đã khiến Palestine mất hết uy tín với Israel cũng như người dân Palestine. Đe dọa sử dụng giải pháp một nhà nước dường như cũng ngớ ngẩn tương tự và có thêm bất lợi là khẳng định những lo ngại của Israel về cam kết của PLO đối với giải pháp hai nhà nước.

Những nguyên tắc đầu tiên

Ngay cả khi Chính quyền Biden lên cầm quyền, dường như cũng không thể có sự thúc đẩy mới thực sự kéo Israel và người Palestine ngồi vào bàn đàm phán trừ khi hai bên có thể cho thây rằng lần này sẽ khác. Thật không may, PA và PLO dường như tin rằng họ có thể quay trở lại công thức trước đây, lấy các nghị quyết của Liên hợp quốc và các ranh giới năm 1967 làm điều khoản tham chiếu, với sự bảo trợ và ủng hộ của một hội nghị quốc tế.

Nhưng các bên tham gia khác lại nhìn nhận các con đường đi tới khác nhau. Một quan điểm cho rằng việc gạt người Palestine sang bên lề đồng thời thúc đẩy Israel và các nước Arab bình thường hóa quan hệ sẽ buộc người Palestine cuối cùng phải thỏa hiệp với yêu cầu của những nước này vì lo sợ bị bỏ lại phía sau và bị chối bỏ những triển vọng chẳng còn lại mấy của họ. Một quan điểm khác hy vọng rằng ảnh hưởng kết hợp của những nước Arab bình thường hóa quan hệ với Israel có thể cho phép khởi động một tiến trình ngoại giao mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn liên quan đến người Palestine và mang lại cho họ một địa vị có trọng lượng hơn trên bàn đàm phán. Theo quan điểm này, một nhóm bao gồm các nước Arab vùng Vịnh, Ai Cập và Jordan cùng với người Palestine rõ ràng sẽ có tác động tới cả Israel lẫn Mỹ nhiều hơn so với người Palestine tự làm. Quan điểm đầu tiên cho rằng người Palestine vì tuyệt vọng nên sẽ tham gia các nỗ lực hòa bình đang xuất hiện ngày càng nhiều trong khu vực; còn quan điểm thứ hai cho rằng họ sẽ tham gia vì hy vọng có cơ hội mới.

Cả hai quan điểm có phần đúng tình hình thực tế. Tuy nhiên, bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai cũng đều sẽ cần phải tính đến một số nguyên tắc đầu tiên mà đã bị phớt lờ cho đến nay. Một trong những thất bại nghiêm trọng nhất của hiệp ước Oslo là coi cuộc xung đột này là vấn đề song phương thuần túy có thể được giải quyết bằng một thỏa thuận giữa người Israel và người Palestine. Không thể định đoạt được tương lai của Bờ Tây nếu như không tính đến Jordan và những lợi ích của nước này; lịch sử, chính trị, nhân khẩu học và địa lý cho thấy nghị trình Oslo về an ninh, biên giới người tị nạn và tình trạng Jerusalem là mối quan tâm trọng yếu đối với Jordan cũng như Israel và Palestine. Tương tự, Ai Cập là chính phủ lâm thời ở Gaza trong hai thập kỷ sau năm 1948, và không thể định đoạt số phận của Gaza xét tới lịch sử, vị trí địa lý và dân số nếu Cairo chưa cho phép.

Các vai trò mới của Ai Cập và Jordan có thể là những yếu tố bổ sung hiệu quả tại thời điểm khi mà tự người Palestine không thể bảo vệ đất đai của họ khỏi sự xâm chiếm của Israel. Jordan vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với Bờ Tây. Xu hướng người dân Bờ Tây ngày càng coi Amman là đô thị xã hội, chính trị và kinh tế của họ chỉ tăng lên khi phong trào dân tộc Palestine đang lụi tàn. Ai Cập vẫn có ảnh hưởng ở Gaza, được thể hiện rõ ở vai trò trung gian hòa giải giữa Israel và Hamas. Ai Cập tiến tục có lợi ích chiến lược và chính trị ở Gaza, đặc biệt là vì liên quan đến an ninh của Sinai.

Với việc người Palestine chiếm đa số ở Jordan, các khu vực bầu cử quan trọng ở đó coi những nỗ lực lôi kéo Amman vào tương lai của Bờ Tây là những nỗ lực nhằm phá hoại sự cai trị của Hashemite. Tuy nhiên, Jordan có một số lựa chọn rất hạn chế để đối phó với vết thương hở do cuộc xung đột vẫn chưa có hồi kết ở biên giới của mình, vốn là mối đe dọa đối với an ninh và sự ổn định của chính nước này. Sự hiện diện ngày càng mở rộng của Israel và tình trạng bạo lực thường xuyên giữa Israel và Palestine sẽ gây tốn kém hơn nếu Jordan lựa chọn đứng ngoài những nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp. Amman không thể xem nhẹ trách nhiệm an ninh của mình ở biên giới phía Đông của một nhà nước Palestine trong tương lai; nước này có thể sẵn sàng can dự hơn nếu việc làm như vậy có thể nhận được sự hậu thuẫn đáng kể về đạo đức, chính trị và tài chính từ các nước Arab đang bình thường hóa quan hệ với Israel.

Tương tự, Ai Cập có khả năng miễn cưỡng chịu trách nhiệm đối với hơn hai triệu người Palestine ở Gaza, nhiều người trong số họ là người Hồi giáo và có lịch sử tích cực và hoạt động và phản kháng. Tuy nhiên, vấn đề Hamas còn bỏ ngỏ và những mối quan ngại và an ninh ở Sinai có thể thuyết phục Ai Cập đồng ý đóng một vai trò cho phép nước này kiểm soát nhiều hơn các sự kiện ở Gaza. Giống như Jordan, Ai Cập không thể trốn tránh trách nhiệm an ninh của mình. Cairo luôn có lợi ích lịch sử trong sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các lãnh thổ Palestine, Jordan và Israel cũng như duy trì sự hiện diện đáng kể ở Levant. Gaza sẽ vẫn là một điểm để tiếp cận khu vực đó, mà Ai Cập không thể phớt lờ khi xét tới tham vọng của nước này về việc đóng một vai trò trong khu vực.

Sự phân chia Gaza và Bờ Tây là một trở ngại nữa đối với những tham vọng của người Palestine. Sự phân chia này đã thúc đẩy một phong trào xuyên quốc gia rộng lớn phát triển thành tình trạng ngày càng căng thẳng và kình địch ở Gaza do Hamas kiểm soát và Ramallah do PA quản lý. Những nỗ lực vô ích trong việc hòa giải giữa Hamas và PLO đã trở nên khó giải quyết như sự chia rẽ giữa Israel và Palestine. Nếu hai khu vực này không thực sự kết nối lại, cái vẫn cho là thực thể Palestine sẽ thu hẹp hơn nữa, và triển vọng kiềm chế Hamas sẽ ngày càng xa vời. Sự phân ly này làm suy yếu tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống chính trị Palestine, gây tổn hại nghiêm trọng đến tuyên bố rằng PLO là đại diện duy nhất của Palestine. Bất chấp những lời kêu gọi thường xuyên về việc tổ chức bầu cử và tán thành một chương trình quốc gia chung, cả Hamas lẫn Fatah, hai lực lượng thống trị Palestine, đều không đưa ra được câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chấm dứt tình trạng rạn nứt. Và ngay cả khi các cuộc bầu cử diễn ra, như Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã ra sắc lệnh gần đây, chúng sẽ chỉ phục vụ cho việc hợp pháp hóa một hệ thống chính trị vốn đã suy yếu, chứ không tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao quyền lực thực chất: không bên nào sẵn sàng chuyển giao quyền lực cho bên kia, tiến hành bầu cử chẳng khác gì hành động giả tạo.

[còn tiếp]

Nguồn: Foreign Affairs tháng 03 04/2021

CVĐQT số 3/2021


Kể từ khi được thành lập theo thỏa thuận Oslo năm 1993 giữa Israel và PLO để quản lý người Palestine ở Bờ Tây và Gaza, Chính quyền Palestine [PA] đã trở thành trung tâm chính trị thực sự, với việc PLO vẫn giữ trạng thái không nắm thực quyền trên lý thuyết, là cơ quan ra quyết định cao hơn, nhưng trên thực tế bị gạt ra ngoài lề. Việc xóa nhòa ranh giới giữa PA và PLO đồng thời cho phép PA tiếpquản hầu hết các chức năng của PLOlà những hành động đã làm suy yếu cả hai tổ chức. PA cần được giao đảm nhiệm vai trò hành chính thuần túy, không chịu những ràng buộc về chính trị cấp cao để quản lý cuộc sống của người Palestine dưới sự kiểm soát của mình đồng thời bảo vệ an ninh và lợi ích của người dân. Một tổ chức kế nhiệm PLO cần phải đóng vai trò là cơ quan đại diện và địa chỉ chính trị của người Palestine, không phải đảm nhận các trách nhiệm dân sự và được giao nhiệm vụ phát biểu và hành động nhân danh người Palestine ở mọi nơi. Đó là mô hình được hình dung trong các thỏa thuận Oslo nhưng chưa bao giờ được thực hiện. Căng thẳng giữa PA mới và PLO mới là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhưng lợi ích mà việc phân định rõ ràng trách nhiệm mang lại biện minh cho thách thức này.

Một điểm yếu khác của tiến trình Oslo là nó đã gạt sang bên lề những người Palestine sống tha hương; đối với họ, ngay cả viễn cảnh khó xảy ra về một nhà nước Palestine ở Bờ Tây và Gaza cũng không mang lại giải pháp khắc phục thực sự, vì nó không giải quyết được vấn đề an ninh và lợi ích hiện tại cũng như nguyện vọng của họ trong tương lai. Sự khởi đầu mới của người Palestine không thể chỉ dựa trên tầm nhìn phiến diện của thế giới quan lấy Ramallah làm trung tâm. Chương trình chính trị nên tạo ra không gian và tiếng nói rõ ràng cho những người bên ngoài Bờ Tây và Gaza bằng cách đảm bảo họ có đại diện công bằng trong các thể chế của Palestine và bằng cách xây dựng một nghị trình quốc gia mới, mà thừa nhận tình trạng khó khăn và phản ánh nhu cầu của họ. Nếu nghiêm túc nỗ lực chấm dứt xung đột, họ phải tính đến phần lớn người Palestine.

Tù nhân của sự luận bàn

Sự độc lập về ý chí thực sự phải bắt đầu với một lập trường rõ ràng về những gì có thể đạt được cũng như mong muốn một bản sửa đổi các ưu tiên và mục tiêu của Palestine vượt ra khỏi các khẩu hiệu cũ. Để hướng tới tương lai, cần phải điều chỉnh lại đáng kể nguyện vọng của người Palestine vượt ra khỏi các khẩu hiệu cũ. Để hướng tới tương lai, cần phải điều chỉnh lại đáng kể nguyện vọng của người Palestine. Giấc mơ về quyền tự quyết thông qua việc được công nhận là nhà nước sẽ bù đắp cho nỗi đau sống lưu vong và bị chiếm đóng thật xa vời. Người Palestine không thể cứ mãi vẫn là con tin của việc không có nhà nước, việc vĩnh viễn sống trong tình trạng bất định trong khi chờ đợi một sự cứu rỗi mà rõ ràng là ngày càng xa vời và có thể sẽ không bao giờ đến.

Dễ hiểu là phong trào quốc gia ưu tiên lợi ích tập thể, nhưng do đó, các quyền cơ bản của cá nhân tự do suy nghĩ, phát biểu, làm việc, sinh sống, di chuyển và thịnh vượng đã bị loại ra ngoài lề. Các nhà lãnh đạo Palestine phải cân nhắc nhiều hơn đến những vấn đề như vậy, đặc biệt là vì PA cho thấy không đưa ra một mô hình chính phủ tốt, mang lại cuộc sống tốt đẹp hoặc tự do hơn. Sự cai trị của Hamas ở Gaza [Hamas giành quyền kiểm soát sau các cuộc đối đầu bạo lực với PA vào tháng 6/2007] thậm chí còn ít hấp dẫn hơn, mang lại nhiều đau khổ và bần cùng hơn, đồng thời tiếp tục làm xói mòn chất lượng cuộc sống hàng ngày, đối với hơn 2 triệu người ở dải Gaza. Người Palestine phần lớn sông lưu vong rải rác ở Liban và Syria, cũng phải đối mặt với những điều kiện ngày càng khắc nghiệt. Dù Israel phải chịu trách nhiệm gì về hoàn cảnh khốn khó của người Palestine, thì ban lãnh đạo Palestine cũng phải chịu trách nhiệm về sự an toàn và phúc lợi của người dân của mình.

Việc xác định một hướng đi mới sẽ rất khó khăn. Đấu tranh vũ trang, được đề cao trong Hiến pháp năm 1968 của PLO như là phương tiện duy nhất để giành tự do, từ lâu đã bị né tránh mà chuyển sang sử dụng biện pháp ngoại giao và những hạn chế của việc sử dụng vũ lực ngày càng trở nên rõ ràng ngay cả đối với Hamas. PLO than thở rằng gần 3 thập kỷ các cuộc đàm phán tưởng chừng như bất tận đã không mang lại kết quả gì, tuy nhiên giải pháp duy nhất của họ là tìm cách quay trở lại bàn đàm phán trong hy vọng hão huyền rằng lần này có thể khác rằng một khuôn khổ mới nào đó và thời gian trôi qua sẽ khiến đạt được những mục tiêu bất thành trước đây. Hy vọng này khó lòng đạt được vì mỗi công thức mang lại hòa bình đáng tin cậy cuối cùng đều tỏ ra kém hiệu quả hơn. Mang lại ít lợi ích cho người Palestine hơn so với công thức từng được áp dụng.

Kể từ khi người Palestine đồng ý chấp nhận một nhà nước chỉ ở trên phần đất đai của họ, bi kịch mà các cuộc đàm phán của Palestine gây ra là hoàn toàn không thể phân biệt được luận điểm và lập trường thực sự của người Palestine: không thể phân biệt được giữa điều mà đại diện Palestine nói trước công chúng và những gì họ yêu cầu tại bàn đàm phán. Ngược lại, những người đồng cấp Israel của họ không bao giờ tiết lộ lập trường thực của mình, và hướng lái luận điểm của mình sao cho phù hợp với những hoàn cảnh thay đổi. Thất bại trong việc làm như vậy, người Palestine đã tự đặt mình vào tình thế không thể chấp nhận được điều gì khác ngoài việc đồng ý với tất cả các điều kiện của họ, mà khiến họ bị buộc tội thiếu linh hoạt và thiếu kiên định. Họ dường như thể hiện thái độ cứng rắn, vì mọi đề xuất mới mà họ đưa ra đều gần giống với đề xuất trước đó. Sau khi đưa ra những nhượng bộ quan trọng nhất để đạt được thỏa thuận cuối cùng, hầu như họ không còn món hời nào để đưa ra khi thương lượng. Do đó, người Palestine nhận thấy mình đang ở trong một cái bẫy không có lối thoát, khiến cho các cuộc đàm phán thực sự trở thành điều bất khả thi; họ là tù nhân của chính lối diễn đạt của mình, cứ mãi nhắc đi nhắc lại những quan điểm tương tự nhau.

PLO cũng đã nhiều lần tìm kiếm sự can thiệp của Mỹ, nhưng liên tục chỉ trích Mỹ thiên vị ngay cả khi họ cầu xin Mỹ gây sức ép đối với Israel. Các nhà lãnh đạo Palestine theo đuổi Mỹ nhưng không chấp nhận các chính sách của nước này, chờ đợi Mỹ cứu thoát trong khi từ chối mọi kế hoạch của Mỹ. Trông chờ vào các sáng kiến của châu Âu, với hy vọng rằng sức ép từ phía châu Âu sẽ khiến Mỹ thay đổi quan điểm, là việc làm lãng phí thời gian và nguồn lực ngoại giao quý giá. Vì vậy, người Palestine đã nhắc đi nhắc lại dự đoán về sự thay đổi tích cực từ chính quyền mới của Mỹ hoặc chính phủ mới của Israel. Bất cứ khi nào tổng thống Mỹ không đáp ứng được kỳ vọng của họ, người Palestine sẽ đóng cửa và chờ đợi với hy vọng rằng ông chủ Nhà Trắng tiếp theo sẽ thân thiện hơn. Người Palestine cũng có quan điểm tương tự về các nhà lãnh đạo Israel; một khi một thủ tướng Israel bị thử thách và thể hiện không đáp ứng được những kỳ vọng, thì người Palestine lại chờ đợi một nhà lãnh đạo mới của Israel. Kết quả là một chu kỳ lặp lại hy vọng cao rồi thất vọng cùng với sự trì hoãn và tê liệt.

Những ảo tưởng dai dẳng

Các nhà lãnh đạo Palestine đã hứa với người dân của mình rằng sẽ tìm ra một con đường dẫn đến tự do và trao quyền. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, họ đã phát triển một nền văn hóa phụ thuộc hơn là tài xoay sở, kỳ vọng vào bàn tay cứu rỗi bên ngoài thay vì tự lực cánh sinh. Điều này làm thui chột ý chí xây dựng và phát triển xã hội cũng như cản trở sự sẵn sàng khám phá tư duy mới của họ.

Người Palestine thuộc thế hệ hậu Oslo thiếu các phương tiện chính trị hợp lệ và khả thi, bị giằng xé giữa việc nhắc đi nhắc lại những khẩu hiệu cũ rích mà họ không còn tin tưởng và việc chờ đợi nhà hảo tâm nước ngoài chìa tay cứu thoát họ. Sự khẳng định vaà độc lập quốc gia đã nhường chỗ cho sự cằn nhằn, phàn nàn, hờn dỗi và ý thức về quyền được có, với việc các nhà lãnh đạo Palestine thường xuyên quay sang các cường quốc bên ngoài để tìm kiếm sự giúp đỡ. Tình trạng này đã làm suy yếu và phá hoại nền chính trị Palestine, làm thui chột hành động ủa người dân và khuyến khích sự thay đổi chính trị. Nó cũng khiến những người ủng hộ ở nước ngoài xa lánh, do tức giận với hành vi của người Palestine. Sự ủng hộ quốc tế đối với PA giờ đây không phải bắt nguồn từ sự tin tưởng nào vào năng lực của họ mà từ niềm tin rằng cơ quan quản lý này là cách tốt nhất để duy trì sự bình yên tương đối ở Đất Thánh.

Lập trường mặc định của PLO là cầu viện luật pháp quốc tế, hy vọng rằng cộng đồng quốc tế có thể hoặc sẽ hành động nhân danh họ. Sự cầu viện đó thể hiện một trong những ảo tưởng dai dẳng hơn của giới lãnh đạo Palestine, có từ khi cuộc đấu tranh để được quốc tế công nhận thay thế cho giả định rằng tính hợp pháp của cuộc cách mạng và ngoại giao sẽ thế chỗ cuộc đấu tranh vũ trang. Trên thực tế, luật pháp quốc tế không phải là người bạn đáng tin cậy đối với người Palestine [từ Tuyên bố Balfour năm 1917 đến Kế hoạch phân vùng của Liên hợp quốc năm 1947 đến Nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 1967, nền tảng của tiến trình hòa bình]. Mặc dù luật pháp quốc tế đã phần nào ủng hộ người Palestine bằng cách công nhận yêu sách của họ đối với các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến năm 1967 và quyền của họ được có nhà nước của riêng mình, và bằng cách đóng vai trò như một hàng rào ngày càng mong manh chống lại các chính sách định cư và sáp nhập của Israel, luật pháp quốc tế chỉ ra sự khác biệt khi các lực lượng bên ngoài có ý định duy trì nó đặc biệt là các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trên thực tế sẵn sàng làm vậy. Hiện không có nhiều bằng chứng cho thấy thực tế sẽ diễn ra như vậy, điển hình như việc Israel sáp nhập Đông Jerusalem, việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel ở Cao nguyên Golan và hiện nay trên thực tế đã sáp nhập phần lớn những vùng lãnh thổ còn lại của Palestine. Giá trị của luật pháp quốc tế cuối cùng phụ thuộc và môi trường chính trị đang thịnh hành và lập trường của các nhà bảo trợ chính của nó.

[còn tiếp]

Nguồn: Foreign Affairs tháng 03 04/2021

CVĐQT số 3/2021


Xung đột chính thức giữa các nước Arab và Israel đã kết thúc. Trong nhiều tháng qua, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất [UAE], Sudan và Morroco đã bình thường hóa quan hệ với Israel. Oman cũng sắp làm vậy, và Saudi Arabia đã thực hiện những bước đi chưa từng có theo huớong đó. Các chính phủ Arab khác vẫn duy trì các mối quan hệ quan trọng, mặc dù kín đáo, với Israel và không sớm thì muộn cũng sẽ có các động thái tiếp tục hướng tới việc bình thường hóa quan hệ. Ai Cập và Jordan đã hòa hoãn với Israel trong nhiều thập kỷ.

Các nước Arab từng kêu gọi lập một mặt trận thống nhất chống lại Israel từ Đại Tây Dương đến vịnh Arab hiện lại nhường đường cho bình thường hóa quan hệ khắp khu vực rộng lớn này. Tốc độ và quy mô của sự thay đổi đó đã làm suy yếu lập trường chung của các nước Arab như được phản ánh trong Sáng kiến hòa bình Arab 2002. Thay vì khăng khăng đổi đất đai lấy hòa bình và đề xuất các mối quan hệ được bình thường hóa để đổi lấy việc Israel rút toàn bộ quân khỏi giới tuyến 1967, các chính phủ Arab lại ưu tiên lợi ích của chính mình: đối với Morroco là việc Mỹ công nhận quyền kiểm soát của họ đối với Tây Sahara; đối với Sudan là việc Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt; đối với UAE là việc tiếp cận với vũ khí tiên tiến của Mỹ.

Tuy nhiên, nếu xung đột giữa các nước kết thúc thì xung đột của Israel với người Palestine vẫn chưa kết thúc. Việc xác định lại hòa bình sao cho phù hợp với nhu cầu của các chính phủ Arab không loại bỏ người Palestine hoặc giải quyết vấn đề Palestine của Israel. 13 triệu người Palestine đang sinh sống trên Đất Thánh và sống tha hương. Gần 7 triệu người trong số đó cư trú ở vùng đất giữa sông Jordan và Địa Trung Hải. Họ sẽ không rời bỏ nơi đó.

Lịch sử không ủng hộ luận điểm rằng việc Israel lập lại hòa bình với các nước Arab chắc chắn sẽ mở ra cánh cửa hòa bình đối với người Palestine, buộc họ phải phục tùng các điều kiện của Israel dưới sức ép của thực tế mới và việc bị cô lập. Phong trào dân tộc Palestine hiện tại nổi lên chính là do cảm giác bị đánh bại, đơn độc và bị các chính phủ Arab bỏ rơi sau năm 1948. Hoàn cảnh của Palestine hiện giờ có thể rất khốc liệt nhưng không có dấu hiệu họ sẽ đầu hàng.

Đối với Israel, làn sóng bình thường hóa quan hệ đồng nghĩa với việc hầu như không có động lực để lập lại hòa bình với người Palestine. Điều đó có khả năng sẽ dẫn đến việc củng cố nguyên trạng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, một bối cảnh mới đang hình thành, được định hình bởi các thỏa thuận chưa từng có giữa các nước Arab và Israel, sự thất vọng mạnh mẽ của người Palestine, và việc ngả về cánh hữu ở Israel, tất cả cuối cùng có thể mang lại động lực mới cho tình hình dường như đã không có một tiến triển nào. Mất đi chiều sâu chiến lược hiệu quả mà các nước Arab mang lại nghĩa là việc các quốc gia Arab sẵn sàng ủng hộ sự nghiệp của Palestine giờ đây người Palestine phải bỏ nhiều công sức hơn để nghĩ cách điều chỉnh lại cuộc đấu tranh của mình, cách giải quyết những gì đã đưa họ đến tình trạng này, và cách thay đổi nó.

Người Palestine từng ở vào tình trạng này trước đây. Khoảng 10 năm sau thảm họa năm 1948, một nhóm người Palestine quẫn trí vỡ mộng về sự thiếu nghiêm túc của các nước Arab trong việc tập hợp để ủng hộ sự nghiệp của mình đã quyết định tự giải quyết vấn đề. Năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palestine [PLO] ra đời và được Yasir Arafat tiếp quản vào năm 1969. Việc bắt đầu bằng các hoạt động vũ trang bị cô lập đã giúp hình thành phong trào dân tộc Palestine hiện đại. PLO đã thành công trong việc tập hợp người Palestine lại với nhau, khẳng định một bản sắc chính trị riêng của họ, đưa sự nghiệp của mình vào nghị trình quốc tế và mang trở lại quyền tự trị cho một số người Palestine. Tuy nhiên, phong trào đã thất bại trong việc chấm dứt cuộc xung đột Israel-Palestine, thành lập một quốc gia độc lập và có chủ quyền hoặc xây dựng một chế độ quản trị tốt cho người Palestine. Đã đến lúc cho một sự khởi đầu mới.

Sự thất bại của chính sách ngoại giao của Palestine

Ban lãnh đạo Palestine đã đưa ra phản ứng ban đầu trước những động thái bình thường hóa quan hệ gần đây của các nước Arab với Israel thể hiện qua sự tức giận của người dân và cáo buộc các nước Arab đã đâm sau lưng người Palestine. Tuy nhiên, những lời chỉ trích ban đầu đó đã giảm dần. Phản ứng như vậy khó mà tồn tại lâu vì chính PLO, với tư cách là đại diện cho người dân Palestine, đã công nhận Israel vào năm 1988 và bắt tay vào một tiến trình hòa bình với nước này 3 thập kỷ trước. Ban lãnh đạo Palestine cũng đã duy trì sự phối hợp an ninh với Israel, làm giảm khả năng phản đối của mình khi các nước khác thiết lập các mối quan hệ an ninh của họ. Người Palestine đồng thời cũng không thể khăng khăng rằng cảnh ngộ của họ là sự nghiệp chính của các nước Arab và rằng họ có quyền duy nhất giải quyết vấn đề đó khi họ thấy phù hợp. Bằng cách thường xuyên viện dẫn lợi ích quốc gia và sự độc lập về ý chí của họ, như nhiều lần được nêu rõ trong các tuyên bố chính trị của mình, người Palestine tự làm mất khả năng chống lại những nước đòi quyền đáp lại ý chí chủ quyền của chính họ và đi theo con đường riêng của họ.

Nói tóm lại, chính sách ngoại giao của Palestine là sự thất bại lớn. Phải có năng lực thật lớn mới có thể biến sự đồng thuận gần như hoàn toàn giữa người Arab và người Hồi giáo về tương lai của Palestine và Jerusalem thành một vấn đề khác trong nghị trình cả gói của Arab. Một phần hậu quả là do PLO đã mất hết uy tín với tư cách là cơ quan ra quyết định hoặc đại diện. Các nguyên tắc thành lập và hiến chương năm 1968 của họ đã lỗi thời, và chính các thông lệ chính thức của người Palestine đã vi phạm và phỉ báng những nguyên tắc đó. Chương trình chính trị của PLO, dựa trên giải pháp hai nhà nước, duy trì các trụ cột bị chính văn kiện sáng lập của mình lên án và chê bai, trong đó bác bỏ nguyên tắc phân chia Palestine trên cơ sở chính trị và đạo đức. Kể từ năm 1996 đến nay, Hiến chương vẫn chưa được chính thức sửa đổi hoặc cập nhật. Tinh thần của Hiến chương vẫn tồn tại lay lắt trong các điều luật bị đình chỉ của nó, không có sự kết nối với tình hình chính trị thực tế.

PLO ban đầu được thành lập như một diễn đàn đại diện cho các phe phái, nhưng các phe phái mà nó đại diện không còn phản ánh các lực lượng chính trị trong xã hội Palestine nữa. Hệ thống hạn ngạch của PLO, theo đó phân bổ ghế cho các phe khác nhau ở Palestine dựa trên quy mô, là phương tiện chia sẻ quyền lực, ra quyết định lỗi thời và bị bóp méo. Nhiều phe, như những phe từng nhận bảo trợ của các chế độ Arab, hiện giờ đã không còn tồn tại nhưng vẫn giữ được ghế của mình. Hamas, lực lượng cai trị hiệu quả Gaza, và các phe phái Hồi giáo khác không có đại diện. PLO có thể tìm cách đáp ứng mong muốn mạnh mẽ của người dân về sự thống nhất nhưng cách diễn đạt, cách thức và định hướng của họ phần lớn vẫn giống như trước đây. Người Palestine không thể bắt đầu sự khởi đầu mới bằng những diện mạo, niềm tin và cơ chế giống như những gì đã dẫn đến ngõ cụt hiện tại.

Tác dụng nhất thời của PLO à mang lại cho người Palestine tiếng nói, một địa chỉ và một diễn đàn cho tranh luận quốc gia thực chất. Khi tầm cỡ của PLO ngày càng lớn, họ đặt những chia rẽ của mình dưới một tiêu chí quốc gia trên danh nghĩa, với các phe che giấu những sự khác biệt của họ để đạt được sự thống nhất về các mục tiêu rộng lớn. Ban lãnh đạo của tổ chức thường xuyên bị chỉ trích, nhưng chưa bao giờ có ai chất vấn hoặc thách thức tính hợp pháp của họ. Tuy nhiên, PLO đã không điều chỉnh hình thức và nhiệm vụ của mình để đáp ứng mục tiêu là được công nhận địa vị nhà nước. Tổ chức này không thể nào cải cách về cả cấu trúc lẫn chức năng. Người Palestine cần có các công cụ đại diện và hành động chính trị mới phản ánh những thực trạng hiện tại và triển vọng trong tương lai. Điều đó có thể đòi hỏi một hội đồng lập hiến mới, với sứ mệnh, hiến chương và chương trình chính trị đại diện cho tất cả người dân Palestine và tránh sử dụng ngôn từ cũ rích của PLO trước đây, vốn thấm nhuần tinh thần của giữa thế kỷ XX nhưng không phổ biến trong thế kỷ XXI.

[còn tiếp]

Nguồn: Foreign Affairs tháng 03 04/2021

CVĐQT số 3/2021


Một động thái bổ sung của châu Âu sẽ làm dịu bầu không khí này và mang lại cho Chính quyền Biden nhiều thời gian nhiều thời gian hơn để theo đuổi con đường ngoại giao: E3 có thể khôi phục một sáng kiến do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất đầu tiên về việc mua trước dầu của Iran. Một hạn mức tín dụng 5 10 tỷ USD, được Washington bật đèn xanh, có thể mang lại cho Iran sự nới lỏng ngay lập tức và có không gian để hoạt động chính trị, đồng thời cho phép Chính quyền Biden tiếp tục từng bước gỡ nút thắt của mạng lưới các biện pháp trừng phạt mà Chính quyền Trump đã bủa vây xung quanh Iran. Về phần mình, Iran nên nhanh chóng giải quyết vấn đề về công dân Mỹ và châu Âu mà họ đã bỏ tù. Chính phủ Thụy Sĩ có thể đóng vai trò trung gian, giúp môi giới trao đổi tù nhân.

Thứ hai, đổi lại, Chính phủ Iran nên ngừng việc có thêm hành động vi phạm JCPOA mà họ có thể đang xem xét và đồng ý thảo luận với Mỹ và các nước ký kết JCPOA khác, tham vấn Ủy ban hỗn hợp của JCPOA và IAEA, về một thời gian biểu để tất cả các bên lợi ích liên quan trở lại tuân thủ đầy đủ. Vì không bên nào sẵn sàng đi trước, họ nên phối hợp các bước đi của mình. Một cách tiếp cận sẽ là đưa ra thời gian biểu kéo dài từ hai đến ba tháng, theo đó Mỹ sẽ phản ứng với từng động thái của Iran trong việc giảm bớt các hành động vi phạm hạt nhân bằng việc giảm bớt các biện pháp trừng phạt [ví dụ: ngừng đóng băng tài sản của Iran trong tài khoản ký quỹ ở nước ngoài hoặc cấp giấy phép mua máy bay dân dụng] tùy thuộc vào sự xác minh của IAEA. Các bước có thể không chắc chắn trong hai hoặc ba tuần. Các quan chức Iran và IAEA đều coi mốc thời gian này là khả thi về mặt kỹ thuật. Chính quyền Biden có thể liên lạc với Ủy ban hỗn hợp của JCPOA và IAEA để xác định xem liệu quá trình này có đòi hỏi Mỹ phải ban hành các miễn trừ trừng phạt hay không. Iran cũng nên hợp tác với IAEA để giải quyết nhanh chóng các vấn đề tồn đọng tại các địa điểm mà cơ quan này quan ngại.

Việc đưa ra biện pháp giảm nhẹ trừng phạt đối với Iran không dễ đạt được, nhưng việc bãi bỏ các hạn chế, ít nhất về mặt kỹ thuật, nằm trong tầm tay của cơ quan hành pháp. Iran khó có thể chấp nhận một quá trình giảm nhẹ trừng phạt kéo dài. Việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt hiệu quả sẽ đòi hỏi Chính quyền Biden phải đảm bảo rằng Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ có đủ năng lực để hành động nhanh chóng nhằm xoa dịu nỗi đau do chính sách trừng phạt mạnh tay của chính quyền tiềm nhiệm gây ra.

Về phần mình, châu Âu không nên khoanh tay ngồi nhìn khi Mỹ và Iran nối lại các cam kết JCPOA của họ. Ngay cả trong năm 2016, với việc Chính quyền Obama hoàn toàn ủng hộ thỏa thuận hạt nhân, việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt là chưa thỏa đáng. Xét tới kinh nghiệm về những sự đảo ngược của Mỹ và thị trường toàn cầu khó khăn hơn nhiều trong bối cảnh suy thoái do đại dịch COVID-19, lần này các chính phủ châu Âu nên đi xa hơn nữa trong việc đảm bảo rằng các công ty châu Âu tái can dự với Iran và người dân Iran được hưởng lợi từ việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Các chính phủ châu Âu có thể cần xem xét giảm thuế cho các công ty sẵn sàng đầu tư vào hoặc giao dịch với Iran. Họ cũng nên xem xét lại vấn đề về các khoản cho Iran vay thông qua Ngân hàng đầu tư châu Âu, mà ngân hàng này đã miễn cưỡng chấp nhận do có khả năng phải chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Về phần mình, Iran nên tự giải quyết vấn đề của mình bằng cách phê chuẩn các luật do FATF yêu cầu, đảm bảo lĩnh vực ngân hàng của mình phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn và an ninh cho các nhà đầu tư nước ngoài và tránh các hành động khiêu khích ở Trung Đông có thể làm chệch hướng ngoại giao.

Thứ ba, tất cả các bên nên duy trì quan điểm thực tế về kiểu tiến bộ có thể đạt được trong ngắn hạn. Ngoài việc khôi phục JCPOA và tiến hành hoán đổi tù nhân, lĩnh vực mà các bên có thể đạt được điều gì đó trước khi tổng thống mới của Iran nhậm chức vào tháng 8 là Yemen. Liên hợp quốc, thông qua đặc phái viên của Tổng thư ký phụ trách Yemen, có thể ở vào vị thế thuận lợi nhất để thuyết phục Iran dựa vào các đồng minh Houthi của mình để xuống thang xung đột, tiến tới ngừng bắn và có thể cho phép các chuyên gia của Liên hợp quốc trục vớt tàu chở dầu ở Biển Đỏ, hiện có nguy cơ gây ra thảm họa môi trường. Tehran cũng có thể gửi một tín hiệu quan trọng đến Saudi Arabia, nước coi Yemen là vấn đề đối nội chứ không phải vấn đề đối ngoại, bằng cách rút đại sứ của mình tại Yemen và cho phép chính phủ được quốc tế công nhận của Yemen cử đại sứ của mình đến Tehran. Để ngăn chặn nạn đói và để việc can dự ngoại giao với Houthi trở thành một khả năng thực sự, Mỹ cũng sẽ cần rút lại quyết định vào phút chót của Chính quyền Trump coi Houthi là một nhóm khủng bố.

Các bước đi này có thể được xây dựng dựa trên sáng kiến ngoại giao của một nhóm các quốc gia châu Âu cốt lõi, nhận được sự ủng hộ của Cao ủy EU và Tổng thư ký Liên hợp quốc, hướng tới đối thoại giữa Iran và các nước Arab ở vùng Vịnh. Các bên liên quan trong khu vực nên sẵn sàng làm chủ cuộc đối thoại như vậy để tối đa hóa cơ hội thành công. Nhóm nòng cốt này có thể khuyến khích các nước Arab ở vùng Vịnh có quan điểm tương đối trung lập như Kuwait và Oman giữ thể chủ động. Cho dù Chính quyền Biden sẽ cần thúc đẩy các nước Arab ở vùng Vịnh đàm phán với Iran, các chính phủ châu Âu có thể tổ chức các cuộc thảo luận bước đầu để vạch ra các lợi ích, mối quan ngại và nguyện vọng, cũng như đề nghị cung cấp địa điểm tiến hành cuộc đối thoại, có thể phối hợp với Mỹ. Họ cũng có thể triệu tập các cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật giữa các nước trong khu vực, mà nhận được sự hậu thuẫn của các cơ quan Liên hợp quốc có liên quan, để thúc đẩy hợp tác về các vấn đề cùng quan tâm, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, sức khỏe cộng đồng và an ninh hàng hải.

Thứ tư, một khi tổng thống mới của Iran đã ổn định và việc thực thi JCPOA đã khôi phục thể thức tin cậy lẫn nhau, P5+1 nên bắt đầu thảo luận về tính cần thiết của các thỏa thuận tiếp theo với Iran. Kinh nghiệm từ JCPOA đã chứng minh hai thực tế không mấy dễ chịu: 1] thỏa thuận không đáp ứng nhu cầu cốt lõi của cả hai bên, trong đó Iran tìm kiếm việc bình thường hóa kinh tế và P5+1 tìm kiếm sự đảm bảo lâu dài hơn rằng chương trình hạt nhân của Iran sẽ vẫn hoàn toàn là vì mục đích dân sự; và 2] thỏa thuận sẽ không ổn định chừng nào căng thẳng khu vực giữa một bên là Mỹ cùng các đối tác và bên kia là Iran cùng các đồng minh vẫn tồn tại ở trạng thái hiện tại. Trong những thực tế này, có cơ hội để đạt được một hoặc nhiều thỏa thuận điều chỉnh để đổi lấy điều tốt hơn mà các bên ký kết nên tìm cách đàm phán trước khi JCPOA tự động hết hiệu lực vào năm 2023 và chiến dịch tranh cử tổng thống tiếp theo của Mỹ, cũng sẽ bắt đầu vào năm đó.

Kết luận

Kỷ nguyên sức ép tối đa của Mỹ có thể sắp kết thúc. Tại thời điểm mấu chốt này, xuất hiện cả những triển vọng hứa hẹn cũng như những nguy cơ: việc Mỹ và Iran phục hồi sự can dự ngoại giao trên cơ sở ban đầu của JCPOA có thể khôi phục các lợi ích không phổ biến vũ khí hạt nhân đáng kể của thỏa thuận này, phục hồi các tiếp xúc đã dần biến mất dưới thời Chính quyền Trump, và ít nhất là mang lại triển vọng thảo luận về các vấn đề ngoài hồ sơ hạt nhân theo cách mang tính xây dựng thay vì đối nghịch. Đối với cả hai bên, việc khiến chính sách ngoại giao như vậy phải chịu đựng tình trạng giành lợi thế tập trung vào ảnh hưởng đòn bẩy và yêu cầu bổ sung sẽ là công thức dẫn đến tình thái bế tắc có thể dự đoán được cũng như có thể tránh được. Thay vào đó Iran nên quay lại tuân thủ đầy đủ các cam kết JCPOA của mình để đổi lấy việc Mỹ nhanh chóng tái tham gia thỏa thuận và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt từ thời Trump mà vi phạm hiệp định. Động thái hướng về phía trước có sự phối hợp như vậy hẳn sẽ chỉ dẫn hai bên hướng tới việc phục hồi toàn bộ khuôn khổ JCPOA hiện có.

Nhưng có những rủi ro: trong trường hợp của Iran, việc không can dự một cách hợp lý với Chính quyền Biden có thể làm mất dần sự thông cảm của quốc tế mà nước này đã có được như là bên bị hại sau khi Chính quyền Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận. Nếu Iran tiếp tục tiến hành thêm các hành động khiêu khích hạt nhân, thì không chỉ Mỹ mà cả E3 cũng coi việc đó là hành động vô lý. Đối với Wahsington và P4+1, với cuộc bầu cử tổng thống Iran đang tới gần, điều quan trọng là phải phân phối lợi nhuận tài chính mà Tehran, với một số lý do, coi là lợi nhuận chưa lấy lại được từ các cam kết hạt nhân và việc tuân thủ JCPOA của mình trước sức ép tối đa của Mỹ. Việc Rouhani hết nhiệm kỳ có thể không kết thúc con đường ngoại giao, nhưng không có lý do gì để không nắm bắt cơ hội từ giờ đến khi đó để đạt được nhiều tiến bộ nhất có thể.

Nguồn: Nhóm khủng hoảng quốc tế ICG

CVĐQT số 03/2021.


Israel/Palestine: Joe Biden sang trang Donald Trump?

Giới quan sát lưu ý, chuyến công du Cận Đông lần này của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tuy nói rằng là để sang trang chính sách chống Palestine của cựu Tổng thống Donald Trump, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chính quyền Joe Biden hiện nay sẽ phá vỡ hoàn toàn những gì chính phủ tiền nhiệm đã thực hiện.

Chính quyền Donald Trump đã đoạn tuyệt hoàn toàn với tiến trình Oslo khi đưa ra một kế hoạch hòa bình cho Cận Đông hồi tháng 1/2020. Theo đó, Washington thừa nhận chủ quyền của Israel tại 30% lãnh thổ thung lũng Jordani và tất cả các vùng dân cư chiếm đóng: Jerusalem là thủ đô duy nhất của Israel vốn dĩ phải chịu trách nhiệm về mọi điểm Thánh địa. Và cuối cùng, Israrel phải bảo đảm an ninh tuyệt đối cho vùng Tây Jordani.

Về phần Palestine, họ có thể thành lập một Nhà nước phi quân sự trên một vùng lãnh thổ bị đứt đoạn mà thủ đô bao gồm những vùng thị trấn ngoài thánh địa Jerusalem nhưng với điều kiện phải đáp ứng một số đòi hỏi như quản lý có hiệu quả, ngừng chính sách tuyên truyền thù nghịch Và họ sẽ được hưởng một kế hoạch Marshall để kích thích phát triển kinh tế.

Theo phân tích của Robert Malley, chuyên gia cố vấn ở Nhà Trắng, được nhà nghiên cứu Pierre Razoux trích dẫn trên The Diplomat [tháng 4-5/2021], tại vùng Trung Đông, mối bận tâm duy nhất của Mỹ chính là hồ sơ hạt nhân Iran. Chính quyền Biden cũng sẽ không xem xét lại những thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel với các nước Arab gần đây [Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrein và Morroco] mà Washington cho rằng có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.

Ngoài những yếu tố trên, tờ Le Monde ngày 22/5 trong một bài phân tích còn nhận định rằng sự bối rối và thái độ cứng rắn chậm trễ đối với đồng minh Israel còn cho thấy có một chiến lược tránh né của Tổng thống Joe Biden tại Trung Đông một khu vực mà Mỹ đã hao tốn biết bao tiền của nhưng chẳng thu hoạch được bao nhiêu trong nhiều thập niên qua.

Trung Đông không còn là một ưu tiên nữa theo như nhận xét của nhà chính trị học Charles Thépaut, tuộc Viện nghiên cứu chính sách Cận Đông tại Washington. Bởi vì, nỗi ám ảnh duy nhất hiện nay của Mỹ là cuộc đối đầu lớn với Trung Quốc, trên nhiều mặt trận, từ quân sự, kinh tế, thương mại, cho đến cả công nghệ cao.

Washington mong muốn sang trang Trung Đông mà mô hình chuyên chế mỗi lúc một lan rộng, có những chính sách đi ngược với những lợi ích và các giá trị của Mỹ để tập trung củng cố khối các nước đồng minh dân chủ nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến thế kỷ chống Trung Quốc.

Trung Quốc mối đe dọa toàn cầu với Mỹ

Trong cuộc đọ sức với Trung Quốc và trong một chừng mực nào đó là với Nga, chính quyền Joe Biden muốn khẳng định lại vai trò lãnh đạo hàng đầu của Mỹ trong một cơ chế đa phương. Một vị thế mà Joe Biden đã thể hiện rõ khi lần lượt bác bỏ các dự thảo tuyên bố chung về xung đột Israel/Palestine, kể cả từ đồng minh Pháp, tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Chỉ có điều thế giới này có nhiều thay đổi. Bối cảnh địa chính trị ngày nay khác xưa rất nhiều. Trung Quốc với thế mạnh kinh tế và nhu cầu ngày càng lớn về dầu mỏ; nước Nga của ông Vladimir Putin, với ưu thế quân sự, có tham vọng lấy lại ánh hào quang thuở xưa và trong một chừng mực nào đó, Thổ Nhĩ Kỳ, cũng mong muốn gây dựng lại đế chế Ottoman năm nào, ngày càng can dự nhiều hơn vào vùng Trung Đông.

Trong bối cảnh này, chiến sự bùng nổ giữa Israel và Hamas chẳng khác gì như một lời nhắc nhở Mỹ liệu có từ bỏ được Trung Cận Đông như bao lần dự định, khi mà có nhiều tác nhân mới can dự vào khu vực cũng đe dọa đến vị thế bá quyền. Và nhất là vào thời điểm chính sách đối ngoại của Mỹ bắt đầu vấp phải sự phản đối ngay từ trong lòng đảng Dân chủ.

Chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ, bà Annick Cizel, giáo sư sử học và văn minh Mỹ, tóm lược những thách thức lớn đối với chiến lược Trung Đông của chính quyền Biden như sau:

Tổng thống Mỹ phải tiến hành một thế cân đối cả trên bình diện khu vực lẫn quốc tế. Điều này buộc ông Joe Biden phải đáp ứng cùng lúc rất nhiều đòi hỏi ngoài cuộc xung đột Israel Palestine. Mỹ nhất thiết phải có những bảo đảm đối với Israel vào thời điểm họ tái thương lượng về hồ sơ Iran thông qua trung gian hòa giải Liên minh châu Âu [EU] sao cho cả Mỹ và Iran đều có thể trở lại với thỏa thuận hạt nhân 2015.

Cùng lúc này, tại Đông Địa Trung Hải, Israel, Hy Lạp, Cộng hòa Cyprus và cả Mỹ đang mở những cuộc đàm phán khác về an ninh nhằm ngăn chặn đà bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ. Do vậy, cần phải dàn xếp với Israel.

Tuy nhiên, tổng thống Mỹ không chỉ đối diện với những áp lực từ nội bộ đảng Dân chủ cụ thể là từ phe thiên tả chủ trương hậu thuẫn Palestine và đòi ngưng gói viện trợ 735 triệu USD vũ hí cho Israel mà cả từ trên trường quốc tế, vì còn có nhiều nước trung gian hòa giải khác có thể như Nga, Trung Quốc hay Pakistan.

Thế nên, trong cuộc chơi vai trò lãnh đạo ngoại giao này của Mỹ, diện mạo thế giới và diện mạo ngoại giao tại vùng Trung Đông ngày nay cũng đã thay đổi. Chúng vừa mang tính khu vực như giữa Ai Cập, Jordani, Qatar, vừa mang tính toàn cầu vì còn có cả Nga và Trung Quốc. Mỹ buộc phải phối hợp các nguồn hậu thuẫn của mình mà không thể nào gây xích mích với Israel. Cần phải đưa ra nhiều bảo đảm cho Israel nếu muốn đàm phán với Iran.

Tóm lại, trong toàn cảnh đó, nhà phân tích quân sự Michel Goya, cựu Đại tá thủy quân lục chiến, nhận định rằng thường dân Palestine có nguy cơ tiếp tục là nạn nhân lâu dài cho cuộc chơi tên lửa và lá chắn giữa Israel và Hamas.

Nguồn: TKNB 31/05/2021.


Theo đài RFI, sau 11 ngày khói lửa dữ dội, Israel và Hamas cùng tạm ngừng bắn kể từ đêm 20 rạng sáng 21/5. Thiếu một giải pháp chính trị, vấn đề người Palestine trên dải Gaza lại có nguy cơ bị rơi vào quên lãng như bao lần trước. Tuy nhiên, thái độ phản ứng chậm trễ, có phần thụ động của Mỹ trong suốt cuộc xung đột lần này cho thấy Trung Đông không còn là một ưu tiên của Mỹ, cuộc đọ sức với Trung Quốc mới là mối bận tâm chính.

Trung Đông lấn át Cận Đông

Chưa có lúc nào lệnh ngừng bắn lại mong manh như lần này. Cuộc xung đột vừa qua không giống như những cuộc chiến năm 2008 hay năm 2014. Tên lửa của Hamas có thể bắn tới các khu dân cư ở Tel Aviv, nằm sâu trong lãnh thổ Israel. Phương trình Palestine cũng đã thay đổi. Chính phủ Israel giờ phải đối phó với những cuộc bạo động và xung đột sắc tộc chưa từng có tại những thành phố có người Do Thái và Arab sống chung với nhau.

Trong bối cảnh này, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã có chuyến công du đầu tiên tại Cận Đông. Một mặt, Mỹ tái khẳng định sự hậu thuẫn không gì lay chuyển của Washington đối với Israel. Mặt khác, ông hối thúc Israel thông lối vào trên dải Gaza, bị phong tỏa từ 14 năm qua, cho cứu trợ khẩn cấp.

Ngoại trưởng Mỹ thông báo cho tái lập cầu nối với Ramallah của Palestine [AP]; mở lại tòa lãnh sự Mỹ ở Đông Jerusalem; và hỗ trợ tài chính cho Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine tại Cận Đông [UNRWA].

Những tuyên bố này cho thấy tham vọng hạn hẹp của Mỹ trong hồ sơ Cận Đông rất phức tạp. Chuyến công du của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đến Israel, khởi động tiến trình hòa bình cho một giải pháp hai nhà nước. Thời sự Palestine mỗi lúc trở nên mờ nhạt trong nhãn quan của Washington.

Vì sao như vậy? Alain Dieckoff, nhà nghiên cứu của tạp chí Questions Internationales số ra tháng 9 12/2020 cho rằng cuộc xung đột giữa Israel và Palestine từ hơn hai thập niên nay đã trở thành một cuộc xung đột ngoại vi có tính chất khu vực, không còn mang tầm cỡ địa chính trị nữa. Tâm điểm thời sự dần dịch chuyển sang Trung Đông, cụ thể là vùng Vịnh từ cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, bởi hai xu hướng cơ bản:

Thứ nhất, cuộc chiến do Mỹ khởi xướng chống chế độ Saddam Hussein [2003] và chương trình làm giàu chất uranium mà Iran che giấu hiện đang là mối bận tâm lớn của Mỹ, Israel và nhiều nước lân cận trong khu vực.

Thứ hai, sự trỗi dậy mạnh mẽ của những phe nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan như Al Qaeda, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo đe dọa an ninh nhiều nước phương Tây, cũng như nhiều quốc gia Arab.

Giải pháp hai nhà nước giấc mơ xa vời

Hồ sơ Israel-Palestine còn trở nên lu mờ hơn bao giờ hết trước cuộc nổi dậy của những phong trào mùa Xuân Arab chống chế độ độc tài. Hy vọng một nền dân chủ nhanh chóng bị dập tắt, nhiều quốc gia vẫn bị đắm chìm trong cảnh huynh đệ tương tàn [như Ai Cập, Libya, Yemen và nhất là Syria].

Dù vậy, cộng đồng quốc tế nhìn nhận rằng cơ may duy nhất cho nền hòa bình lâu dài tại vùng Cận Đông là giải pháp hai nhà nước Israel-Palestine cùng tồn tại song song, dựa trên nền tảng thỏa thuận Oslo đạt được năm 1993 và được Hội nghị vì hòa bình Paris năm 2017 tái khẳng định.

Chỉ có điều, những điều kiện để hình thành một Nhà nước Palestine mỗi lúc một xa vời doo những chính sách sự đã rồi của nhà nước Do Thái. Chính quyền Israel tăng tốc xây dựng các khu định cư tại những vùng đất bị chiếm đóng, lập chốt kiểm soát, rào chắn hay tường chắn Số cư dân Do Thái không ngừng tăng lên từ 1200 dân [1972] lên 410.000 người ngày nay, khép lại mọi dự án xây dựng của Palestine.

Trong toàn cảnh này, France Culture ngày 18/5 đăng nhận định của nhà địa chính trị học Frédéric Encel, giảng viên trường Đại học Khoa học Chính trị Sciences Po, cho rằng nếu như cuộc xung đột 11 ngày gần đây giữa Israel và Hamas trên dải Gaza đã khuấy động trở lại chính trường quốc tế, rủi thay, chúng ta lại đối mặt với một hồ sơ mà trong lĩnh vực địa chính trị người ta gọi là một chiến dài nhưng có cường độ thấp. Nghĩa là, thi thoảng cứ khoảng 2 năm, 5 năm, hay 10 năm một lần, người ta lại chứng kiến một đợt tấn công chấn động và nhiều đòn đáp trả, nhưng bản thân cuộc xung đột sẽ tiếp tục không được giải quyết.

[còn tiếp]

Nguồn: TKNB 31/05/2021.


Một cạm bẫy khác của cách tiếp cận tạm ngừng đổi lấy tạm ngừng hoặc giảm bớt đổi lấy giảm bớt là năm 2021 không phải là năm 2013. Trong năm 2013, ảnh hưởng đòn bẩy của cả hai bên đã đạt đỉnh; các cuộc đàm phán không chính thức thầm lặng đã xây dựng được phần nào niềm tin; và không bên nào có lý do cụ thể để nghi ngờ độ tin cậy của bên kia với tư cách là đối tác đàm phán. Còn hiện tại, sự ngờ vực giữa Iran và Mỹ đã ăn sâu vào gốc rễ và không bên nào có độc quyền về các biện pháp để củng cố ảnh hưởng của mình thêm vào đó, đã có một thỏa thuận mà tất cả các bên đã chấp nhận để được thực hiện. Bất kỳ nỗ lực nào của Chính quyền Biden nhằm tận dụng các vi phạm của Trump đều có nguy cơ thừa nhận sự nghi ngờ của Iran là Mỹ không thể tin tin tưởng được, do đó sẽ đóng lại cánh cửa đạt được một thỏa thuận tạm thời. Việc pháp luật Iran cho phép tăng tỷ lệ làm giàu urani vào tháng 12/2020 và đe dọa leo thang hơn nữa nếu các biện pháp trừng phạt không được dỡ bỏ vào ngày 21/02/2021 cho thấy thái độ thách thức ở Tehran và những mối nguy hiểm vốn có khi hai bên phải tìm cách buộc đối phương phải đưa ra thêm nhiều nhượng bộ hơn. Hơn nữa, đàm phán về các biện pháp giảm bớt để đổi lấy giảm bớt có thể dẫn đến sự gay gắt có thể làm phát sinh các yêu cầu bổ sung của cả hai bên mà dẫn đến tình thế bế tắc hơn là một giải pháp.

Điều quan trọng không kém đối với Tehran là phải đưa ra một đánh giá tỉnh táo về cách Washington nhìn nhận sự can dự ngoại giao thành công. Iran có thể tin rằng Chính quyền Biden, ngay từ đầu đã phải đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng trong nước và các ưu tiên chính sách đối ngoại, sẽ mong muốn khôi phục thỏa thuận hạt nhân và đánh dấu đây là một chiến thắng ban đầu. Do đó, họ có thể cho rằng các nhà đàm phán Iran có cơ hội để đưa ra yêu cầu ví dụ, bằng cách đòi bồi thường cho nhiều năm không được giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt; bằng cách yêu cầu Mỹ trước hết dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trước khi Iran làm bất cứ điều gì để tái tuân thủ hiệp định; bằng cách nhấn mạnh rằng điều khoảng đảo ngược của JCPOA sẽ được bãi bỏ hoặc sửa đổi; hoặc rằng Mỹ dỡ bỏ rất cả các biện pháp trừng phạt do Chính quyền Trump áp đặt, bao gồm cả những biện pháp trừng phạt được biện minh do hợp pháp dựa trên lý do phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, việc gây thêm sức ép thông qua chính sách bên miệng hố chiến tranh về hạt nhân, hành động khiêu khích trong khu vực hoặc các yêu cầu phi thực tế có thể dễ dàng phản tác dụng, và điều hợp lý là cho rằng nếu cần, Chính quyền Biden sẽ giữ lại lựa chọn duy trì các công cụ ép buộc hiện tại hoặc áp đặt các công cụ mới.

Chính quyền Biden có thể tin rằng tình hình chính trị nội bộ của Iran trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6/2021 sẽ cản trở tiến bộ ngoại giao. Nhiều khả năng điều đó không xảy ra. Đúng là các đối thủ của Rouhani không tin tưởng ông sẽ dẫn đầu một sáng kiến ngoại giao khác với phương Tây. Họ cũng không muốn phe của ông gặt hái được lợi ích chính trị nhờ đảm bảo một khoản bồi thường kinh tế. Tuy nhiên, giới lãnh đạo cấp cao của Iran dường như rất muốn thấy các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ càng sớm càng tốt. Cả Rouhani, không thể tái tranh cử, và Ayatollah Khamenei đều nói rằng không nên chờ đợi được giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt thêm một giây nào nữa. Có khả năng nhà lãnh đạo tối cao sẽ kiềm chế những người theo chủ nghĩa cứng rắn, như ông đã làm vào năm 2015. Ayatollah Khamenei có thể vẫn chịu trách nhiệm về việc buộc Mỹ quay trở lại JCPOA thông qua ảnh hưởng đòn bẩy đạt được nhờ luật mới của họ và một lần nữa đổ lỗi cho các chính trị gia ôn hòa về việc cắt giảm chương trình hạt nhân của Iran. Nhưng Ayatollah Khamenei có thể sẽ không cho phép các nhà ngoại giao Iran và Mỹ tiếp xúc với nhau nếu Mỹ không có các bước đi chính trị để đảo ngược các chính sách của Trump ngay cả khi việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt sắp được thực hiện.

Iran và Mỹ đều có một đòi hỏi chiến lược là không phục JCPOA như một thỏa thuận đầy đủ chức năng có thể làm nền tảng cho việc thảo luận các vấn đề ngoài hồ sơ hạt nhân. Mỹ nênnhanh chóng tái tham gia thỏa thuận và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đã áp dụng đối với Iran từ thời Trump, và Iran nên hồi đáp bằng cách quay trở lại tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ hạt nhân của mình. Hai bên nên hành động song song, nhanh chóng và trong một loạt các bước được phối hợp và lập kế hoạch cẩn thận, phù hợp với các điều khoản ban đầu của JCPOA. Các bước này bao gồm.

Thứ nhất, Mỹ, bên đẩy JCPOA vào tình thế khó khăn, nên đưa ra tuyên bố mạnh mẽ và không thể nhầm lẫn về ý định tích cực. Sau khi nhậm chức, Chính quyền Biden nên ban hành lệnh hành pháp thu hồi lệnhhành pháp ngày 8/5/2018 của Trump, mà đã rút Mỹ khỏi JCPOA và bắt đầu quá trình hủy bỏ các biện pháp trừng phạt tạm thời Trump. Việc bắt đầu quá trình hủy bỏ nên bao gồm các biện pháp trừng phạt, mà trong khi có vẻ tách biệt với các cuộc thảo luận về JCPOA, được nhằm làm phức tạp thêm việc Mỹ tái tham gia thỏa thuận. Mệnh lệnh này cần ủy quyền cho các bộ trưởng ngoại giao và tài chính bắt đầu quá trình dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt theo một thời gian biểu đã định mà đạt được sự thống nhất với các bên khác tham gia JCPOA, với việc nới lỏng thực tế có hiệu lực song song với việc IAEA xác minh Iran trở lại tuân thủ. Một thông báo như vậy có thể là một phần của kế hoạch Mỹ tái cam kết với một số khuôn khổ và thể chế đa phương, như Hiệp định Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu và Tổ chức y tế thế giới.

Các biện pháp thiện chí bổ sung từ phía Mỹ có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc khôi phục JCPOA và xóa nhòa sự ngờ vực giữa Tehran và Washington:

+ Mỹ và các đồng minh châu Âu nên ủng hộ yêu cầu của Iran về IMF cho vay một khoản tiền mà có thể được chuyển đến Iran qua Thỏa thuận thương mại nhân đạo Thụy Sĩ dưới dạng tín dụng để Iran mua vaccine COVID-19 thông qua COVAX [chính thức được gọi là cơ chế tiếp cận vaccine COVID-19 toàn cầu, một liên minh toàn cầu phân phối vaccine], thiết bị y tế và hàng hóa nhân đạo khác. Mỹ nên đảm bảo rằng thương mại nhân đạo hợppháp với Iran không bị cản trở;

+ Chính quyền Biden nên hủy bỏ các hạn chế mà người tiền nhiệm áp đặt đối với việc công dân Iran và 12 nước khác chủ yếu là người Hồi giáo đến Mỹ;

+ Mỹ nên loại những người đối thoại của Iran như Ngoại trưởng Javad Zarif khỏi danh sách chịu các biện pháp trừng phạt và loại bỏ các hạn chế đối với việc di chuyển của phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc ở New York; và

+ Nước này nên theo đuổi một kênh giảm xung đột quân sự mà có thể tăng cường các đường dây liên lạc và ngăn chặn các cuộc đối đầu bất ngờ trên biển.

[còn tiếp]

Nguồn: Nhóm khủng hoảng quốc tế ICG

CVĐQT số 03/2021.

Video liên quan

Chủ Đề