Trứng nằm trong tử cung bao lâu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Duy Thảo – Trung tâm IVF Hồng Ngọc

Chắc hẳn có nhiều người tò mò về hành trình trứng và tinh trùng gặp nhau cũng như quá trình thụ thai diễn ra như thế nào và phải mất bao lâu để biết được kết quả đã thụ thai thành công. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc của mọi người.

Đối với phụ nữ vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt thì buồng trứng sẽ rụng khoảng từ 1 đến 3 quả trứng. Trung bình mỗi quả trứng chỉ có thể tồn tại trong vòng 24 giờ sau khi rụng. 

Sau khi rụng, trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để đến tử cung và đợi để gặp tinh trùng và nếu thụ tinh thành công thì người phụ nữ có thể sẽ mang thai.

Mặt khác, nếu quá trình thụ tinh không xảy ra thì trứng sẽ bị các đại thực bào tiêu hóa.

Theo ước tính, một người phụ nữ có thể phóng thích khoảng 400 trứng tính từ khi kỳ kinh đầu tiên cho đến khi mãn kinh.

Tinh trùng và trứng gặp nhau sau bao lâu khi quan hệ?

Khác với phụ nữ, khi mỗi kỳ kinh nguyệt chỉ rụng khoảng từ 1 quả trứng thì đàn ông lại luôn sản xuất tinh trùng thường xuyên. Các tinh trùng sẽ sống một vài tuần trong cơ thể đàn ông và thường phải mất 2-3 tháng cho chu kỳ tái tạo tinh trùng.

Mỗi khi xuất tinh, nam giới sẽ xuất ra khoảng 40-300 triệu tinh trùng và chỉ có duy nhất một tinh trùng có thể vượt qua “các chướng ngại vật” để tiến tới thụ tinh với trứng.

Sau khi xuất tinh thì tinh trùng sẽ qua âm đạo hướng về phía tử cung đi qua tử cung đến vòi trứng tìm gặp trứng. Tại đây, tinh trùng sẽ tiết ra chất làm mềm vỏ trứng để có thể chui vào được bên trong noãn. Và khi có một tinh trùng thành công chui vào noãn thì trứng sẽ ngay lập tức tiết ra chất làm cứng vỏ để không cho các tinh trùng khác có cơ hội xâm nhập. 

Quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong thời gian nhanh nhất khi tinh trùng gặp luôn được trứng tại đoạn đầu của vòi. Thời gian ước tính ngắn nhất mất khoảng 45 phút và chậm nhất là 12 tiếng. Tuy nhiên, nếu tinh trùng không gặp được trứng thì sẽ phải đợi trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày khi trứng rụng để có thể thụ tinh.

Một trong những yếu tố cũng ảnh hưởng đến thời gian tinh trùng gặp trứng chính là đặc điểm của tinh trùng. Theo đó, những tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thường khỏe hơn, di chuyển nhanh hơn nhưng thời gian sống lại tương đối ngắn. Ngược lại những tinh trùng mang nhiễm sắc thể X có tốc độ di chuyển chậm hơn nhưng lại tồn tại lâu hơn.

Bên cạnh đó có một số nguyên nhân có thể gây cản trở cho quá trình tinh trùng gặp trứng như:

Chất nhầy ở cổ tử cung: nếu vào những ngày rụng trứng thì chất nhầy sẽ lỏng hơn và giúp tinh trùng có thể dễ dàng chui qua. Nhưng đối với những ngày không phải rụng trứng thì chất nhầy sẽ đặc hơn và cản trở tinh trùng có thể tiến vào bên trong.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, chất nhầy cổ tử cung của người phụ nữ cũng có thể hình thành kháng thể để kháng tinh trùng của người chồng.

Tìm hiểu thêm về kháng thể kháng tinh trùng trong miễn dịch sinh sản tại đây.

Độ ph trong âm đạo: trong môi trường âm đạo thì độ ph có tính axit nên tinh trùng khó có thể tồn tại được.

Hệ miễn dịch:  tinh trùng có thể bị tiêu diệt ngay bởi các tế bào bạch cầu vì hệ miễn dịch của phụ nữ vốn vô cùng nhạy cảm.

Chỉ một tinh trùng khỏe nhất mới có thể tiếp cận được trứng

Quá trình thụ thai được tính từ lúc trứng bắt đầu thụ tinh cho tới khi phôi thai làm tổ trong tử cung. Sau khi thụ tinh thành công, khoảng 3-4 ngày sau trứng sẽ bắt đầu di chuyển để đi vào tử cung tìm nơi làm tổ. Trong quá trình di chuyển, hợp tử sẽ bắt đầu phân bào và hình thành nên phôi nang.

Phôi nang sẽ đi về phía tử cung và quá trình này có thể mất đến 3 ngày. Khi phôi nang bám vào thành tử cung sẽ dần dần hình thành nên phôi thai và nhau thai. Quá trình làm tổ thường mất khoảng 7 đến 10 ngày. Nếu tính khoảng thời điểm từ sau khi quan hệ đến khi thai nhi làm tổ trong tử cung sẽ mất khoảng thời gian từ 14 đến 17 ngày.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp phôi nang lại bám vào một nơi khác ngoài thành tử cung và thường nằm trong ống dẫn trứng, đây chính là hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho ống dẫn trứng. 

Ngoài ra cũng có những trường hợp kể cả khi thụ tinh thành công thì cũng không thể thụ thai vì trong quá trình phân bào, hợp tử gặp phải những bất thường về nhiễm sắc thể khiến cho phôi bị vỡ trước khi kịp làm tổ trong tử cung.

Mặt khác, giới tính của thai nhi được quyết định bởi nhiễm sắc thể của tinh trùng lọt vào bên trong trứng đầu tiên. Nếu trứng thụ tinh với tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thì đứa bé sẽ mang giới tính nữ. Còn nếu trứng thụ tinh với tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thì giới tính sẽ là nam.

Ngoài những phương pháp kiểm tra thụ thai thành công như dùng que thử hay chính xác nhất là xét nghiệm nồng độ HCG trong máu thì có một số biểu hiện bên ngoài giúp nhận biết dấu hiệu mang thai như:

Căng tức ngực, nhũ hoa dần sậm màu: hiện tượng này xảy ra khi tinh trùng và trứng thụ tinh thành công dẫn đến lượng hormone thay đổi đột ngột, làm cho lượng máu tuần hoàn đến ngực nhiều hơn gây ra sự căng tức ở ngực.

Trễ kinh: đây được coi là dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất và có độ chính xác cao. Khi trứng thụ tinh thành công thì kỳ kinh nguyệt sẽ không đến nữa trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh xong kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại.

Ra máu bất thường: nếu chưa đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo mà phụ nữ lại xảy ra hiện tượng ra máu thì có thể đó là dấu hiệu thụ thai vì khi trứng thụ tinh bám vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ thì một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong ra gây ra hiện tượng này.

Bên cạnh các dấu hiệu như trên thì một vài triệu chứng mà phụ nữ cũng thường có như cảm thấy mệt mỏi, thân nhiệt cao hơn bình thường, thường xuyên bị chuột rút hoặc đi tiểu thường xuyên,…

Trễ kinh là một trong những dấu hiệu thụ thai thành công

Để giúp cho quá trình thụ thai diễn ra suôn sẻ hơn thì có một số cách có thể hỗ trợ các cặp vợ chồng tăng tỷ lệ thành công như:

Hai vợ chồng cần đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất, hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… Ngoài ra tinh thần, giảm thiểu áp lực stress cũng là yếu tố quan trọng giúp việc thụ thai dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, thời điểm vàng quan hệ giúp dễ có thai nhất là 5 ngày trước rụng trứng và trong ngày rụng trứng. 

Tìm hiểu thêm về cách tính ngày rụng trứng tại đây.

Bên cạnh đó, sau khi quan hệ tình dục, người nữ không nên thụt rửa âm đạo mà thay vào đó hãy nằm ngửa tại chỗ và kê gối dưới mông trong khoảng 20 đến 30 phút để giúp tinh trùng di chuyển nhanh hơn. 

Fanpage Trung Tâm IVF Hồng Ngọc: //www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Xem thêm:

Quan hệ xong tinh trùng chảy ra ngoài có thai được không?

Số lượng tinh trùng trong một lần xuất tinh như thế nào là bình thường?

10 sự thật về quá trình thụ tinh mà bạn nên biết.

Trứng rụng sống được bao lâu là thông tin có tính quyết định đến cơ hội làm mẹ của bạn. Tuy nhiên, rất nhiều người không hề biết điều này. Liệu bạn đã hiểu hết về "cô nàng trứng" đỏng đảnh này?

Trứng rụng sống được bao lâu hay trứng rụng sống được mấy ngày để thụ thai là thông tin mà nhiều bạn nữ muốn tìm hiểu, vì đây là thời điểm tăng cơ hội có thai cho chị em. Hãy tìm hiểu bài viết ngay sau đây.

Trứng rụng sống được bao lâu?

Đội quân gồm 250 triệu tinh binh anh dũng sau khi được phóng thích sẽ tìm mọi cách hoàn thành sứ mệnh vinh quang của mình: Thụ tinh thành công với trứng. Tuy nhiên, sứ mệnh này không dễ chút nào.

Chỉ quãng đường từ âm đạo đến ống dẫn trứng có thể mất tới 10 giờ di chuyển của các tinh binh, và chỉ có 400 tinh binh thành công vượt qua quãng đường này. Sau cùng, duy nhất 1 tinh binh may mắn nhất có thể tiếp cận được nàng trứng.

Tuy nhiên, đến lúc này, mọi sự cố gắng đều vô ích nếu tinh trùng đến được ống dẫn trứng nhưng trứng lại không xuất hiện hoặc vừa kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình.

Chính vì vậy, ngoài thời gian rụng trứng, việc biết được trứng rụng sống được bao lâu cũng rất quan trọng, vì sẽ quyết định khả năng thụ thai thành công của vợ chồng bạn.

Bạn có thụ thai thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung

Trứng rụng sống được bao lâu? Thời gian sống của trứng

Trứng rụng sống được mấy ngày mẹ biết chưa? Ngay từ khi sinh ra, bạn đã sở hữu một lượng trứng nhất định, khoảng 400 – 500 trứng trong suốt cuộc đời. Gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể sẽ sản xuất hormone estrogen làm dày lớp lót tử cung cũng như tạo môi trường “thân thiện” với các tinh trùng.

Bên cạnh đó, nồng độ estrogen tăng cao cũng giúp gia tăng hormone LH, kích thích trứng chín và rụng trong vòng 24 – 36 giờ sau đó. Chu trình này lặp lại mỗi tháng và được gọi là quá trình rụng trứng. Thông thường, trứng cần khoảng 90 ngày để “trưởng thành” trước khi rời tổ.

Trứng sau khi rụng sống được bao lâu? Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh ngay trong vòng 24 giờ tiếp theo. Nếu không, trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng.

Buồng trứng sẽ ngưng tiết ra hormone, đồng thời lớp niêm mạc dày của tử cung sẽ bong tróc gây ra chảy máu. Trứng không thụ tinh sẽ theo máu ra ngoài. Đó là lúc bạn thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.

Trong hầu hết các trường hợp, khi chu kỳ xuất hiện đồng nghĩa với việc bạn đã không thụ thai. Chỉ một số ít có thai nhưng vẫn thấy kinh nguyệt. Với những trường hợp bị rối loạn hormone, dù rụng trứng không xảy ra nhưng có thể bạn vẫn sẽ thấy chu kỳ kinh.

Trứng cần khoảng 90 ngày để chuẩn bị cho giai đoạn “rời tổ”

Cách tính chu kỳ rụng trứng để thụ thai

Trứng sống được bao lâu sau khi rụng? Vì thời gian sống của trứng rất ngắn, chỉ khoảng 12 – 24 giờ sau khi được phóng thích nên nhiều người cho rằng, thời điểm quan hệ để thụ thai tốt nhất là ngày trứng rụng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ hội thụ thai của bạn sẽ cao hơn nếu quan hệ trước thời điểm rụng trứng 3-5 ngày. Vì tinh trùng có khả năng sống lâu hơn trứng, khoảng 3-5 ngày. Lúc trứng rụng, nếu có tinh trùng chờ sẵn, cơ hội thụ thai sẽ cao hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người thường kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 32 – 35 ngày. Với những người có chu kỳ 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ.

Tuy nhiên, thời gian này không cố định. Sự rụng trứng có thể diễn ra chậm hơn, giao động từ ngày thứ 14 đến 17 của chu kỳ.

Ngay cả với cùng một người, thời gian rụng trứng cũng có thể thay đổi theo từng tháng. Điều này giải thích vì sao phương pháp tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh nguyệt thường có rủi ro cao.

Phụ nữ có thể nhận thấy được những dấu hiệu của sự rụng trứng thông qua những biểu hiện của cơ thể như:

  • Thay đổi dịch tử cung: Dịch cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, ẩm ướt, co giãn, hoặc kéo sợi và có màu giống như lòng trắng trứng.
  • Thay đổi thân nhiệt: Một số chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được thân nhiệt của cơ thể tăng nhẹ. Một số khác sẽ thay đổi nhiệt độ sau khi quá trình rụng trứng đi qua 2 – 3 ngày.
  • Nhu cầu ‘chuyện ấy’ tăng lên: Lý do là vì trong khoảng thời gian này lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng lên làm chi phối tâm trạng, cảm xúc. Cảm xúc có thể được kéo dài trong khoảng 1 tuần.
  • Ngực hơi căng cứng: Cảm giác ngực hơi to và căng lên, đôi lúc lại thấy hơi đau nhức. Nguyên nhân là do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng lên trong quá trình trứng rụng để chuẩn bị cho việc mang thai.

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

[ngày]

Số ngày hành kinh

[ngày]

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng như di truyền, tuổi tác, tình trạng sức khỏe và thói quen sinh hoạt.

  • Tuổi tác: Chất lượng trứng của phụ nữ tỷ lệ ngược với tuổi tác của họ. Tuổi càng cao, chất lượng trứng càng giảm.
  • Bệnh phụ khoa: Tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo… đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nàng trứng.
  • Thói quen không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, ngăn không cho trứng rụng bình thường. Thói quen thức khuya và ăn uống không đủ chất cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hormone và chất lượng trứng.
  • Nạo, phá thai: Mỗi lần nạo phá thai sẽ làm khả năng thụ thai giảm từ 5 – 10%. Hơn nữa, một số trường hợp còn có thể gây viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng.
  • Yếu tố di truyền: Một số bệnh di truyền làm ảnh hưởng nhiễm sắc thể trong trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Để tăng cường chất lượng trứng, duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đồng thời “chia tay” những thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Như vậy bạn đã hiểu trứng rụng sống được bao lâu hay trứng sống được bao lâu sau khi rụng rồi phải không? Do thời gian sống ngắn nên tốt nhất bạn nên canh và quan hệ trước 2-3 ngày nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề