Trung tâm đào tạo và phát triển công nghệ FLAI

Ông Phạm Duy Việt, giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển công nghệ Flai, đã có công văn gửi Tuổi Trẻ cho rằng ngày 6-8 Trung tâm Flai không có bất kỳ một hoạt động gì ở TP.HCM. Công văn nêu: "Trước đây Trung tâm Flai có một số lần tổ chức thi chứng chỉ tin học, ngoại ngữ tại TP.HCM cho học viên. Từ tháng 6-2005 đến nay Trung tâm Flai không có bất cứ hoạt động gì trên địa bàn TP.HCM, kể cả hợp đồng liên kết và tất nhiên Trung tâm Flai không có một điểm thi nào trên địa bàn TP.HCM".

Trao đổi qua điện thoại, ông Phạm Tài - phó giám đốc - cho rằng những người tổ chức thi đã lợi dụng tên tuổi trung tâm để tổ chức thi. Ông nói: "Gần hai năm rưỡi nay chúng tôi không còn cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT nữa mà chỉ cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp của trung tâm cho học viên". Trước đó, một trong những "cò” của đường dây tổ chức buổi thi ngày 8-6 tại Học viện Thanh thiếu niên miền Nam cho rằng: "do có "biến" nên đổi tên". Trong khi đó UIA cũng đã có thư giải trình Bộ GD-ĐT về vấn đề này. UIA [có trụ sở tại Hưng Yên] cũng cho biết không có bất kỳ hoạt động gì ở TP.HCM trong thời gian qua.

QUANG PHƯƠNG

Từ đầu năm 2011- 2012, Trung tâm đào tạo và phát triển công nghệ FLAI [gọi tắt là Trung tâm FLAI, trụ sở ở Hà Nội] tiến hành mở các lớp đào tạo tiếng Anh và cấp chứng chỉ cho các học viên đang theo học tại tỉnh Khánh Hòa. 

Theo phản ánh, lớp đào tạo tiếng Anh do Trung tâm Đào tạo và phát triển công nghệ FLAI [Flaiedu Hà Nội] mở tại Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa, sau khi học viên hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được FLAI cấp chứng chỉ. Ngoài Trung tâm FLAI đặt tại trường Chính trị tỉnh thì ở các huyện như Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa, TP Nha Trang, Trung tâm này cũng mở các lớp học tương tự và tiến hành cấp chứng chỉ cho học viên, mỗi học viên theo học phải đóng lệ phí từ 1 - 1,2 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa vào cuộc làm rõ việc dạy học và tiến hành cấp chứng chỉ của Trung tâm FLAI thì mới biết trung tâm này hoạt động không đúng quy định. Cụ thể là trung tâm đã tiến hành đào tạo và cấp chứng chỉ tiếng Anh khi chưa được phép của Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, điều này đồng nghĩa với chứng chỉ của học viên sau khi được Trung tâm FLAI cấp sẽ không có giá trị sử dụng.

Liên quan đến vụ việc này, ông Nguyễn Văn Minh - Phó trưởng khoa Dân vận Trường Chính trị tỉnh đã bị cảnh cáo về mặt Đảng, tạm đình chỉ công tác giảng dạy do tự ý “liên kết” đào tạo với Trung tâm FLAI khi chưa được sự đồng ý của các Sở ban ngành liên quan. Ngoài ra, theo nguồn tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, ngoài ông Minh còn có một cán bộ nữa liên quan đến việc đào tạo trái phép của Trung tâm FLAI, tuy nhiên danh tính thì chưa thể xác định được.

Trao đổi với PV Dân trí về việc sinh viên [SV] được Trung tâm FLAI đào tạo và cấp chứng chỉ, ông Phạm Hữu Khá - phó Trưởng Phòng Đào tạo, Trường CĐ Sư phạm Nha Trang cho biết, trong đợt xét tốt nghiệp giữa năm 2012, một số SV của trường đã nộp chứng chỉ do Trung tâm FLAI [trụ sở ở Hà Nội] cấp, tuy nhiên, khi lần theo hồ sơ chứng chỉ thì nhà trường không tìm ra được cơ sở mà Trung tâm FLAI đang tọa lạc.

Đến đầu tháng 4/2013, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa có văn bản chính thức không công nhận chứng chỉ của Trung tâm FLAI cấp với lý do Trung tâm này tự ý đào tạo khi chưa được sự cho phép của Sở GD-ĐT tỉnh. Ngay sau đó, trường đã thông báo rộng rãi đến các SV trong trường để SV có biện pháp khắc phục và chọn đúng trung tâm đào tạo để học. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ thì cũng có đến hơn chục SV dù biết chứng chỉ của Trung tâm FLAI không được công nhận nhưng vẫn nộp về Phòng Đào tạo để xét tốt nghiệp.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chánh văn phòng Sở GD- ĐT tỉnh Khánh Hòa thì việc trung tâm đào tạo và phát triển công nghệ FLAI [gọi tắt là Trung tâm FLAI, trụ sở ở Hà Nội] tự ý đào tạo khi chưa được sự đồng ý của Sở là sai nguyên tắc, còn số lượng học viên theo học tại Trung tâm này bao nhiêu thì Sở chưa có thông báo cụ thể, tuy nhiên ước lượng cũng có đến hơn cả trăm học viên.

Cũng theo tìm hiểu của PV, hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có nhiều trung tâm đào tạo và cấp chứng chỉ tiếng Anh, Tin học, tuy nhiên có một số trung tâm hoạt động với tính chất không bình thường. Cụ thể, trong thời gian vừa qua Trường CĐ Sư Phạm Nha Trang đã phát hiện 2 chứng chỉ tiếng Anh giả của Trường CĐ Văn hóa Nghệ Thuật Nha Trang và Trường ĐH Nha Trang.

Nguyễn Dũng

1. Trung Tâm Đào Tạo & Phát Triển Công Nghệ FlaiĐường Kim Giang 320, Hà Nội, Hà Nội, 11718

Coordinate: 20.97719, 105.82418


2. Trung Tâm Tin Học FLAIPhố Minh Khai 249, Hà Nội, Hà Nội, 11622

Coordinate: 20.99671, 105.86339


3. Trung Tâm Anh Ngữ Jolo EnglishNgõ 19 Phố Trần Đại Nghĩa 27, Hà Nội, Hà Nội, 11615

Coordinate: 21.00714, 105.84452


[www.jolo.edu.vn]

4. Jolo EducationNgõ 8 phố Nguyễn Thị Định 16, Hà Nội, Hà Nội, 11313

Coordinate: 21.0097, 105.8044


Phone: +84 24 3555 8271 [www.jolo.edu.vn]

5. Jolo EnglishNgõ 128 B8, Hà Nội, Hà Nội, 11212

Coordinate: 21.043, 105.82515


6. Trường Dạy Nghề Ẩm Thực NetspaceNgách 172/ 1 đường Nguyễn Tuân, Hà Nội, Hà Nội, 11415

Coordinate: 20.99989, 105.80271


Phone: +84 24 7306 6678

Như tin đã đưa, qua công tác trinh sát nắm tình hình, Công an quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng vừa phát hiện một nhóm đối tượng câu kết làm giả và bán các loại chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ nghề… với số lượng cực lớn thông qua các diễn đàn, trang web rao vặt trực tuyến, đăng tin cung cấp các loại chứng chỉ nói trên cho người có nhu cầu mà không phải học và thi.

Trước đó, vào hồi 16h30 ngày 30/6, các trinh sát, điều tra viên của Đội CSĐT tội phạm kinh tế thuộc Công an quận đã bắt quả tang Nguyễn Trung Kiên, 26 tuổi, HKTT tại phường Văn Đẩu, quận Kiến An, Hải Phòng, đang có hành vi mua bán bằng cấp giả tại nhà số 1, đường Lý Thường Kiệt, quận Hồng Bàng. Qua đấu tranh mở rộng, Ban chuyên án phát hiện thêm đồng bọn thân cận của Kiên là Nguyễn Đức Cảnh, 27 tuổi, HKTT tại phường Bắc Sơn, cùng quận Kiến An. Chỉ sau 2 giờ, hồi 18h30 cùng ngày, Cảnh đã đến Công an quận Hồng Bàng đầu thú.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy: Từ đầu năm 2013 đến nay, hai đối tượng Kiên và Cảnh đã nhiều lần đăng tin rao vặt trên mạng Internet. Với nội dung rao bán các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cùng chứng chỉ nghề… của “Trung tâm đào tạo và phát triển công nghệ FLAI” [Trung tâm FLAI] và “Bộ Giáo dục - Đào tạo”. Người có nhu cầu không phải học, không phải thi, chỉ cần liên lạc trước qua điện thoại rồi gửi ảnh 3x4cm, bản sao CMND qua địa chỉ email, đồng thời trả tiền vào tài khoản của chúng ở ngân hàng là nhận được “hàng” qua hệ thống chuyển phát nhanh. Với các loại chứng chỉ ngoại ngữ, tin học phôi của Trung tâm FLAI, Kiên thu của khách 250.000đ/chiếc còn chứng chỉ phôi của Bộ Giáo dục – Đào tạo là Kiên thu của khách 700.000đ/chiếc.

Đi sâu điều tra, Ban chuyên án làm rõ Kiên và Cảnh không phải là kẻ trực tiếp sản xuất các văn bằng, chứng chỉ giả, mà thông qua Ngô Xuân Bách, 24 tuổi, HKTT tại xóm Đoàn Kết 3, phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Tên này lại thuê Phạm Thị Diến, 24 tuổi, trú tại xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Diến tiếp tục thông qua Tiến Hồng Hà, 28 tuổi, trú tại phố Tựu Liệt, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Còn Hà lại thuê Phạm Duy, 33 tuổi, trú tại số 45, đường hồ Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội với giá 20.000đ - 30.000đ/chiếc bằng phôi Trung tâm FLAI và 200.000đ - 250.000đ/chiếc bằng phôi của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Cũng theo tài liệu điều tra, Phạm Duy đã lập danh sách và ảnh đưa cho người chú của y là Phạm Duy Tài, 47 tuổi, HKTT tại phòng 201, A12, quận Thanh Xuân Bắc, Hà Nội [Chánh văn phòng Trung tâm FLAI] và bố đẻ là Phạm Duy Việt, 59 tuổi, trú tại số 45, đường hồ Mễ Trì, Hà Nội [Giám đốc Trung tâm FLAI] để ký và “cấp” những chứng chỉ này. Cứ mỗi đầu mối như vậy, các đối tượng trong đường dây hưởng lợi từ vài chục đến trăm nghìn đồng một chứng chỉ.

Bên cạnh đó, Ngô Xuân Bách còn mua các chứng chỉ giả từ phôi Trung tâm FLAI qua Lê Thị Thu Hương, 29 tuổi, HKTT tại xóm 6B, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội, với giá 40.000đ - 90.000đ/chiếc. Còn Hương do quen biết Phạm Duy Việt, nên khi khách có nhu cầu, Hương trực tiếp đưa danh sách và ảnh để Việt ký, “cấp” các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ của Trung tâm FLAI với giá 15.000đ - 30.000đ/chứng chỉ.

Nghiêm trọng hơn, Phạm Duy Việt còn mở 15 cơ sở trực thuộc Trung tâm FLAI và ký hợp đồng 17 cơ sở liên kết đào tạo với các trung tâm tin học, ngoại ngữ khác ở Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương…, nhưng thực chất các cơ sở này không tổ chức tuyển sinh, thi tuyển mà chỉ bán chứng chỉ cho khách có nhu cầu. Lợi dụng chức danh là Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Phát triển công nghệ FLAI có quyền tuyển sinh, đào tạo và cấp các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nên Phạm Duy Việt đã “cấp” trung bình một tháng 2.000 chứng chỉ, cao điểm lên tới 5.000.

Ước tính, từ 2008 đến nay, Việt đã rải ra hàng trăm nghìn chứng chỉ giả các loại, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. Khám xét khẩn cấp đối với Phạm Duy Việt và Phạm Duy Tài, Công an quận Hồng Bàng đã thu giữ: 1 máy tính xách tay, 1 con dấu cùng hàng nghìn tài liệu liên quan đến việc sản xuất, bán các loại chứng chỉ giả cho rất nhiều đối tượng khác nhau tại 64 tỉnh, thành phố cả nước.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan CSĐT Công an quận Hồng Bàng, Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố bị can về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 267- BLHS đối với 7 đối tượng gồm: Phạm Duy Việt, Phạm Duy Tài, Phạm Duy, Tiến Hồng Hà, Phạm Thị Diến, Ngô Xuân Bách, Nguyễn Trung Kiên và tiếp tục điều tra, mở rộng, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hàng chục đối tượng liên quan khác trong đường dây. Cơ quan điều tra đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng các chứng chỉ giả do Trung tâm FLAI cấp [gồm cả phôi của Bộ Giáo dục Đào tạo và Trung tâm FLAI] trong thời điểm  từ 2008 đến 6/2013, phải nộp lại cho cơ quan CSĐT Công an quận Hồng Bàng để phục vụ công tác điều tra

Q.Phòng - V.Thịnh

Video liên quan

Chủ Đề