Truyện Hai đứa trẻ chủ yếu không nhàm tái hiện gợi tả thành công bức tranh nào

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng với tác phẩm “ Hai đứa trẻ”.

2. Thân bài:

2.1. Tác giả, tác phẩm:

– Thạch Lam có quan niệm văn chương tiến bộ: “ Đối với tôi, văn chương không phải là một cách mang đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.”

– “ Hai đứa trẻ”, nhà văn đã tái hiện lịch sử đời sống của cả một xã hội người trước năm 1945 qua nhân vật Liên.

2.2. Phân tích:

– Cảm nhận của Liên về cảnh thiên nhiên:

+ Buổi chiều: mang theo những thanh âm quen thuộc của làng quê là tiếng trống thu không, là tiếng ếch nhái kêu ran, là tiếng muỗi vo ve. Âm thanh tuy nhiều nhưng không gợi sự rộn rã mà mang đến cảm giác yên ả, bình lặng. Phía xa trên nền trời là phương Tây đỏ rực như lửa cháy, mây hồng như hòn than sắp tàn và dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời. Bức tranh chiều tà tuy đẹp, thơ mộng nhưng gợi lên một nỗi buồn man mác.

+ Đêm tối: phố huyện trở thành một màn đêm dày đặc, mịt mùng. Có ánh sáng nhưng nhỏ nhoi và yếu ớt. Bóng tối là cuộc sống nghèo nàn tăm tối đang bủa vây con người. Còn con người, con người như ánh sáng kia với những hi vọng, tương lai nhỏ bé, mong manh. Ánh sáng không đủ sức xua tan bóng tối nhưng đã giúp ta nhìn rõ bóng tối, cũng là nhìn rõ số phận mong manh, cuộc đời bế tắc của con người nơi đây.

+ Hình ảnh con người:

Chị Tí ngày mò cua bắt tép đêm dọn hàng nước nhưng chẳng biết để bán cho ai.

Bác Siêu với gánh phở – một thức quà xa xỉ rồi đến gia đình bác Xẩm trên mảnh chiêú rách với cái thau sắt trống không và đứa con đã chạm đến nghịch đất.

bà cụ Thi điên nghiện rượu uống cạn cút rượu ti rồi lại đi vào trong đêm tối…

=> Lấy điểm nhìn là nhân vật Liên, nhà văn tái hiện đời sống bế tắc không lối thoát của con người phố huyện. Đó là một cuộc sống quen nhàn, bế tắc, cứ phải chìm nghỉm trong cái áo đời phẳng lặng.

-Vẻ đẹp tâm hồn Liên

+ là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có trái tim biết yêu thương của một con người nhân ái.

Trong khoảnh khắc ngày tàn, Liên lắng nghe được cả những âm thanh rất nhỏ của buổi chiều làng quê và có cái nhìn bảo quát cả khung trời phía Tây rực rỡ trong ánh hoàng hôn trong lòng gợi lên một nỗi buồn man mác.

thuộc cả mùi cát bụi”, nhận ra “ một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”.

=> Phải thân thuộc, yêu quý mảnh đất này đến tột cùng, cô mới có thể nhận ra vẻ đẹp bình dị, nên thơ mà đượm buồn của quê hương…

Trái tim nhân ái của một con người biết yêu thương. Liên thương mẹ con chị Tí, ái ngại trước gia đình bác Xẩm, dành tình thương cho bà cụ Thi điên qua một cút rượu ti đầy,…

+ khao khát tương lai và hướng tới ánh sáng.

kiếm tìm từng ánh sáng nhỏ nhoi nơi phố huyện mịt mùng và hướng tới chúng.

tin ở tương lai qua khao khát của chị em Liên trong cảnh đợi tàu.

>> Xem thêm:  Bài văn tả con chó

=> chuyến tàu qua là một giải pháp tình thế thể hiện ước mơ thay đổi cuộc sống. “ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.

3. Kết bài:

Tác phẩm “ Hai đứa trẻ” đã tái hiện thành công hiện thực cuộc sống lay lắt, mù tối của những con người Việt Nam trước cách mạng bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, bằng cốt truyện nhẹ nhàng, truyện mà không có cốt truyện,… Qua đó, tạo nên sự đặc sắc, độc đáo và sức hấp dẫn người đọc cho tác phẩm. Nỗi lòng nhà văn đằng sau những trang văn ấy

Làm bài

“ Văn học là nhân học”. Văn chương chân chính là văn chương luôn hướng tới con người, vì con người mà lên tiếng. Để rồi qua mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật, nhà văn bộc lộ nỗi lòng, cách nhìn nhận của mình về thế giới, về con người cùng tài năng thiên bẩm của mình. Đã không ít nhà văn làm nên tên tuổi với những tác phẩm, những con người một thời như Nam Cao, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố,…và không thể không nhắc đến nhà văn Thạch Lam với tác phẩm nổi tiếng “ Hai đứa trẻ”.

Thạch Lam là người con của Tự lực văn đoàn nhưng không đưa ta đến những chân trời lãng mạn phiêu du, thoát li khỏi thực tại:

“ Để mê li trong thú ái ân vờ

Để trốn tránh những ngày giờ trống trải”

mà đưa ta vào cuộc đời ta đang sống với những khổ đau của con người, với trái tim trân trọng sự sống nơi trần thế. Cõi đời ấy là kiếp sống mòn mỏi, quẩn quanh trong bế tắc không lối thoát của những con người sống vô danh, vô nghĩa. Thạch Lam thường đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong con người với những khám phá tinh vi về suy nghĩ, tâm hồn. Ông có một quan niệm văn chương tiến bộ: “ Đối với tôi, văn chương không phải là một cách mang đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.”

Chính nhận thức đúng đắn đã giúp Thạch Lam có chân cảm và đi sâu vào khám phá nội tâm bên trong con người bên cạnh nỗi khổ cơm áo ghì sát đất. Qua tác phẩm “ Hai đứa trẻ”, nhà văn đã tái hiện lịch sử đời sống của cả một xã hội người trước năm 1945 với những đau khổ, bế tắc, phải sống mù tối trong đêm đen mênh mông của cuộc đời. Trong cách cảm nhận của nhân vật Liên, những con người trong phố huyện nghèo hiện lên nhỏ bé đang dần “ mốc lên, mòn ra, rỉ đi” [ Nam Cao]…

Buổi chiều đến mang theo những thanh âm quen thuộc của làng quê. Đó là tiếng trống thu không, là tiếng ếch nhái kêu ran, là tiếng muỗi vo ve. Âm thanh tuy nhiều nhưng không gợi sự rộn rã mà mang đến cảm giác yên ả, bình lặng. Phía xa trên nền trời là phương Tây đỏ rực như lửa cháy, mây hồng như hòn than sắp tàn và dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời. Bức tranh chiều tà tuy đẹp, thơ mộng nhưng gợi lên một nỗi buồn man mác.

Trong khoảnh khắc ngày tàn ấy, Liên ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen thấm thía một nỗi buồn man mác. Không gian chuyển động từ rộng đến hẹp, thời gian chuyển từ chiều sang đêm, phố huyện trở thành một màn đêm dày đặc, mịt mùng. “ Các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.” “ Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về bằng, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa.” Bóng tối mịt mùng như một con quái vật len lỏi từng ngóc ngách của phố huyện chỉ chừa ra một vài hột sáng, vài khe sáng, chấm lửa, quầng sáng,…thật nhỏ nhoi và yếu ớt. Bóng tối là cuộc sống nghèo nàn tăm tối đang bủa vây con người. Còn con người, con người như ánh sáng kia với những hi vọng, tương lai nhỏ bé, mong manh. Ánh sáng không đủ sức xua tan bóng tối nhưng đã giúp ta nhìn rõ bóng tối, cũng là nhìn rõ số phận mong manh, cuộc đời bế tắc của con người nơi đây.

>> Xem thêm:  Thiên nhiên và con người Huế trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trong cái mênh mông mịt mùng của bóng tối, con người vội đến rồi vội đi, lầm lũi, côi cút, bé nhỏ. Chị Tí cùng đứa con xuất hiện đầu tiên quanh năm lam lũ nhưng vẫn hoài đói nghèo. Ban ngày, chị mò cua bắt tép, ban đêm dọn hàng nước nhưng, chẳng biết “ Để bán cho ai?”. Bác Siêu với gánh phở – một thức quà xa xỉ rồi đến gia đình bác Xẩm trên mảnh chiêú rách với cái thau sắt trống không và đứa con đã chạm đến nghịch đất. Cuối cùng xuất hiện hình ảnh bà cụ Thi điên nghiện rượu uống cạn cút rượu ti rồi lại đi vào trong đêm tối… Chừng ấy con người lầm lũi, bế tắc, lặp đi lặp lại công việc trong sự nhàm chán, tuyệt vọng và quẩn quanh:

“ Quẩn quanh mãi với vài ba dáng điệu

Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người

Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười

Môi nhắc lại cũng ngần ấy chuyện.”

– Huy Cận –

Lấy điểm nhìn là nhân vật Liên, nhà văn tái hiện đời sống bế tắc không lối thoát của con người phố huyện. Viết riêng về người dân nghèo, bên cạnh nỗi khổ cơm áo ghì sát đất, với Thạch Lam, cái đáng sợ nhất là xói mòn về tinh thần. Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” đã chỉ ra bi kịch ấy. Không sôi nổi, trào phúng, bi kịch của con người là những đau khổ của một cuộc sống quen nhàn, bế tắc, cứ phải chìm nghỉm trong cái áo đời phẳng lặng, trong đêm đen mênh mông của cuộc đời. Mỗi ngày cứ trôi qua trong cái im lặng đến đáng sợ của bóng tối, trong sự lặng lẽ của gian hàng không có khách, trong tiếng cười của một con người tàn lẫn vào trong đêm tối… Qua con mắt ngây thơ của một cô gái mới lớn, một cô gái đã từng sống ở Hà Nội lấp lánh và rực sáng, Liên giúp nhà văn phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống đồng thời hoàn thành hành trình đi tìm con người bên trong con người của Thạch Lam.

Con người bên trong con người Liên trước tiên là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có trái tim biết yêu thương của một con người nhân ái. Trong khoảnh khắc ngày tàn, Liên lắng nghe được cả những âm thanh rất nhỏ của buổi chiều làng quê và có cái nhìn bảo quát cả khung trời phía Tây rực rỡ trong ánh hoàng hôn. Trước cảnh thiên nhiên thơ mộng ấy, Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen và trong lòng gợi lên một nỗi buồn man mác.

Liên cảm thấy gắn bó với mảnh đất này đến mức “ thuộc cả mùi cát bụi”. Một mùi âm ẩm của cát bụi bốc lên khiến chị em Liên nghĩ đây chính là mùi riêng mảnh đất, của quê hương này. Không chỉ thế, trong màn đêm mịt mùng nơi phố huyện, cô nhận ra “ một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. Phải thân thuộc, yêu quý mảnh đất này đến tột cùng, cô mới có thể nhận ra vẻ đẹp bình dị, nên thơ mà đượm buồn của quê hương…

>> Xem thêm:  MS265 – Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Với mỗi sự xuất hiện của con người, Liên lại dành cho họ một niềm, chân cảm xuất phát từ trái tim nhân ái của một con người biết yêu thương. Liên thương mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước nhưng bán được chẳng bao nhiêu. Liên ái ngại trước gia đình bác Xẩm lê lết trên mảnh chiếu rách với cái thau sắt trống không, đứa con đã chạm đến nghịch đất. Liên cũng dành tình thương cho bà cụ Thi điên qua một cút rượu ti đầy,… Cô thấu hiểu cuộc sống của họ đang dần chìm vào nhàm chán, bế tắc, tuyệt vọng.

Nhân vật Liên còn là một cô gái luôn khao khát tương lai và hướng tới ánh sáng. Nơi phố huyện mịt mùng, chị em Liên kiếm tìm từng ánh sáng nhỏ nhoi nơi phố huyện mịt mùng và hướng tới chúng. Đó là ánh sáng từ khe sáng, từ những hột sáng lấp ló trong các cửa tiệm đến ánh sáng của các vì sao lấp lánh trên bầu trời. Hướng tới ánh sáng như một hành động hướng tới một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Hi vọng là nghệ thuật sống. Đọc những trang văn Thạch Lam, người đọc cơ hồ vẫn nhận ra một niềm hi vọng được nhen nhóm từ những đau khổ mịt mùng của cuộc đời. Như một ánh bình minh còn xa mờ, văn Thạch Lam thể hiện một niềm tin ở tương lai qua khao khát của chị em Liên trong cảnh đợi tàu.

Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng Liên và em vẫn cố thức để đời tàu vì chuyến tàu là hoạt động cuối cùng của đêm khuya và mang theo nỗi niềm ưu tư của một cô gái mới lớn. Chuyến tàu qua mang đến ánh sáng, âm thanh và những con người trái ngược hoàn toàn với ánh sáng, âm thanh, con người của phố huyện tịch mịch bóng tối. Trong khi ánh sáng chuyến tàu là lấp lánh, sáng rực thì nơi phố huyện, ánh sáng là nhỏ nhoi, yếu ớt. Trong khi âm thanh chuyến tàu là nhộn nhịp, rộn ràng, tiếng rít mạnh vào ga, tiếng con người nói chuyện,…thì nơi đây, là một phố huyện yên tĩnh, tịch mịch trong bóng tối. Nếu chuyến tàu mang theo những con người mới, sang trọng, nói cười vui vẻ thì nơi đây, con người tẻ nhạt, quẩn quanh, bế tắc,…

Chuyến tàu đi qua trả lại sự yên tĩnh cho phố huyện và đêm đen mịt mùng lại bủa vây. Con người dần chìm vào giấc ngủ. Như vậy, chuyến tàu qua là một giải pháp tình thế thể hiện ước mơ thay đổi cuộc sống. “ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.

Tác phẩm “ Hai đứa trẻ” đã tái hiện thành công hiện thực cuộc sống lay lắt, mù tối của những con người Việt Nam trước cách mạng bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, bằng cốt truyện nhẹ nhàng, truyện mà không có cốt truyện,… Qua đó, tạo nên sự đặc sắc, độc đáo và sức hấp dẫn người đọc cho tác phẩm. Nỗi lòng nhà văn đằng sau những trang văn ấy

Bùi Thị Chung

Video liên quan

Chủ Đề