Truyện song chet mac bay

Truyện song chet mac bay

Show

…………….

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tả. Nước sông Nhị Hà lên lên to quá, khúc đê làng…thuộc phủ… xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thầm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột .Tình cảnh trông thật thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả, ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tả trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại dược với thế nước! Lo thay ! nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ấy lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ,đem thân yếu hèn mà chống với mưa to gió lớn, để bảo thủ lấy tính mạng, gia tài, thế thời quan cha mệ ở đâu?
Thưa rằng: dang ở trong triều đình kia, Cách đó chừng bốn năm trăm thước. Ðình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nào cũng không việc gì.

Trong đình đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mơi kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi chêm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duổi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lê đứng bên, cầm cái quạt lông chốc chốc lại phe phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay chực hầu điếu đóm.Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rể tía , hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào chuôi dao ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bổng trông mà thích mắt.chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu gian,thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất,thầy thông nhì sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tống ở tại cũng ngồi hầu bài.

Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu mọi người không dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thỏang nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Ðiếu mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! ăn”. Người kia “thất văn”!….”Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

***

Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi xong bát yến vừa xong, ngồi kểnh vuốt râu rung đùi, mắt đang mãi trông đĩa nọc, bỗng nge ngoài xa tiếng kêu vang dậy trời đất. mọi người đều giặt nảy mình, quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chờ người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ, Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

– Bẩm, dễ có khi đê vỡ?

Ngài cau mặt, gắt rằng:

– Mặc kệ!

Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:

Có ăn không thì bốc chứ?

Thầy đè vội vàng :

Dạ, bẩm bốc.

Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rỉ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ồn òa nhưthác chảy xiết, rồi lại có tiếng gà,chó, trâu,bò kêu vang tứ phía.
Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướtdđẫm, tất cả chạy xông vào, thở không ra hơi.

– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mắt rồi!

– Ðê vỡ rồi!… Ðê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày. Có biét không… Lính đâu? Sao bay dám để cho nóchạy xồng xộcvào đây như vậy? không còn phép tắc gì nữa à?

– Dạ, bẩm…

– Ðuổi nó ra!

Ngoảnh mặt vào hỏi thầy đề:

Thầy bốc quân gì thế?

-Dạ, bẩm con chưa bốc

– Thì, bốc đi chứ!

Thầy đề tay run cầm cập, thò tay vào đĩa nọc, rút một con bài.lật ngữa xướng rằng:

– Chi chi!

Quan lớn vỗ tay xuống sập, kêu to:

– Ðây rồi! Thế chứ lại.

Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

– ù! thông tôm chi chi nảy!

– Ðiếu, mày!…

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước trào lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!.

[Nam phong số 18- 1918]
[Phạm Duy Tốn]

1.381

Bình luận

TÌM HIỂU CHUNG

Tác giả


Phạm Duy Tốn (1881 - 1924)

Vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn:

  • Phạm Duy Tốn (1881 - 1924), nguyên quán làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội); sinh quán thôn Đông Thọ (nay phố Hàng Dầu, Hà Nội).
  • Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An.
  • Là một trong những cây bút tiên phong và xuất sắc của khuynh hướng hiện thực ở những năm đầu thế kỉ XX.
  • Truyện ngắn của ông chuyên về hiện thực xã hội. Ngòi bút Phạm Duy Tốn "khôi hài nhưng nghiêm túc, trang trọng mà thiết tha" (Hoàng Công Sơn).
  • Tác phẩm được coi là thành công nhất của ông là "Sống chết mặc bay".

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

  • Truyện ngắn được sáng tác năm 1918. Đây là thời kì nhân dân phải chịu cảnh đô hộ của thực dân Pháp; chế độ phong kiến đang suy yếu, bộ máy cai trị quan liêu trở thành bù nhìn, quan lại chỉ vui chơi hưởng lạc. Đời sống của nhân dân rơi vào cảnh lầm than bởi sự bóc lột, bởi cảnh thiên tai đói khổ,...
  • Truyện lấy bối cảnh của nông thôn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được lấy bối cảnh trong một đêm khuya, một khúc đê bên sông Nhị Hà (tức sông Hồng) đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình quan phụ mẫu vẫn ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác, không quan tâm đến đê điều.

Xuất xứ

Truyện được đăng trên tạp chí Nam Phong, số 18 tháng 12 năm 1918.

Đề tài

Xã hội phong kiến thực dân và nỗi khổ của nhân dân lao động

Chủ đề

Phê phán, lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân.

Ngôi kể

Truyện được kể theo ngôi thứ ba - tác giả kể.

Tình huống truyện

  • Truyện kể về cảnh tượng người dân làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ để hộ đê vào lúc gần một giờ đêm. Trong khi đó, quan phụ mẫu - người có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê lại chễm chệ trong đình chơi tổ tôm cùng bọn nha lại. Đê vỡ, quan ù ván bài lớn, quan hạnh phúc nhưng dân chúng rơi vào cảnh thảm sầu.
  • Truyện xây dựng một tình huống truyện độc đáo, được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh nguy khốn của nhân dân; một bên là sự nhàn nhã, vô trách nhiệm của quan phụ mẫu.
  • Tình huống truyện chứa đựng tình cảm, tư tưởng của tác giả. Tác giả bày tỏ niềm cảm thương sâu sâu sắc trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền; đồng thời, tác giả lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" nói riêng và bộ máy cai trị mục nát nói chung.

Bố cục

Tác phẩm có thể chia làm ba phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến "...khúc đê này hỏng mất"): Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân
  • Phần 2 (tiếp đến "... Điếu mày!"): Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi "đi hộ đê"
  • Phần 3 (còn lại): Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu

NỘI DUNG

1. Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân

  • Cảnh hộ đê diễn ra:

       - Thời gian: gần một giờ đêm. Đây là thời điểm khuya khoắt càng tăng thêm sự khó khăn.

        - Địa điểm: khúc đê làng X, phủ X. Cách gọi tên phiếm chỉ như thế này nhằm phơi bày hiện thực ở nhiều làng, nhiều phủ nói chung.

  • Sự tương phản, tăng cấp của cảnh tượng trời đất và người dân cảnh hộ đê

Cảnh tượng người dân

Cảnh tượng trời đất – khúc đê

- Công việc, dụng cụ:

+ Kẻ thuổng, người cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ.

+ Hàng trăm nghìn con người hết sức giữ gìn.

- Âm thanh: Trống đánh liên thành, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau, tiếng mưa trút, tiếng nước dâng xoáy.

- Hình ảnh người dân: bì bõm lội dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.

-> Cảnh hộ đê nhốn nháo, vất vả, căng thẳng, ai cũng mệt lả.

- Nước sông Nhị Hà lên to quá, hai ba đoạn đã thẩm lậu, không khéo vỡ mất.

- Trời mưa tầm tã trút xuống, dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên.

-> Sức người ngày càng yếu

-> Sức trời, sức nước ngày càng tăng

-> Nguy cơ đê vỡ càng lúc càng cao.

=> Nghệ thuật tương phản, tăng cấp nhằm tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu thế của thế đê trước thế nước. Qua đó, tác giả bày tỏ thái độ cảm thông, thương xót.

Tiểu kết: Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe dọa cuộc sống của người dân.

2. Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi hộ đê

Điểm tương phản giữa cuộc sống của người dân phải chống đỡ đê với cảnh quan phủ và nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm trong đình:

Các điểm cần so sánh

Dân

Quan

Địa điểm

- Đang ở ngoài đê

- Nhà dân có nguy cơ bị ngập lụt, bị cuốn trôi tất cả nếu đê vỡ.

- Trong đình

- Đình trên mặt đê nhưng cao, vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không việc gì.

Không khí

- Trời mưa tầm tã như trút nước, dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên, đê có khả năng bị vỡ.

- Nháo nhác, rối rít, vất vả, căng thẳng, lo sợ chống đỡ đê.

- Đèn thắp sáng trưng, nha lệ, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng.

- Nghiêm trang, tĩnh mịch; chỉ một mình quan lớn được lên tiếng.

Cảnh hộ đê

Tư thế

 Vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.

Ung dung, chễm chện ngồi, nhàn nhã, đường bệ…

Đồ dùng

Thuổng, cuốc, xẻng, cừ,…

Bát yến, tráp đồi mồi, cau đậu, rễ tía,…

Công việc

Đội đất, vác tre, đắp, bì bõm dưới bùn lầy, lướt thướt như chuột lột…

Say mê đánh tổ tôm; lúc mau lúc khoan khi cười nói vui vẻ, khi dịu dàng êm ái,…

-> Cuộc sống vất vả lầm than phải chống đỡ với đê vỡ, chống đỡ với trời đất.

-> Cuộc sống xa hoa, vương giả, vô trách nhiệm.

Cảnh đê vỡ

Khi lính chạy vào báo đê vỡ

- Tiếng kêu vang trời dậy đất

- Tiếng người kêu rầm rĩ

- Tiếng ào ào như thác chảy xiết

- Tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

- Mọi người giật nảy mình

- Quan:

+ Vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ vì ngài sắp ù to.

+ Nghe tin đê vỡ: Ngài cau mặt, gắt rằng “Mặc kệ!”.

Khi một người dân xông vào báo đê vỡ

- Người nhà quê vào bẩm báo đê vỡ:

+ Mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời.

-> Cảnh lo sợ, nhốn nháo của mọi người khi đê vỡ.

- Người trong đình nôn nao sợ hãi.

- Thầy đề run cầm cập

- Quan:

+ Đỏ mặt tía tai quay ra quát “Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho chúng nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không phép tắc gì nữa à?”.

+ Thản nhiên quay vào chơi tổ tôm tiếp.

+ Vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói vì thắng lớn.

-> Sự thản nhiên, vô trách nhiệm của quan phụ mẫu, mặc kệ nỗi khổ của người dân.

-> Đê từ lúc có thể chống đỡ thì đã bị vỡ, tràn nước xoáy ào ào như thác.

-> Âm thanh hộ đê đến tiếng mọi người hô hoán khi đê vỡ ngày càng ầm ĩ, hoảng loạn

-> Sự say mê tổ tôm quá lớn, sự vô trách nhiệm, vô lương tâm ngày càng tăng.

=> Phép tăng cấp, tương phản trong nghệ thuật ở phần này có tác dụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách xấu xa của nhân vật.

Tiểu kết

      - Bằng bút pháp kể chuyện độc đáo, Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công nhân vật quan phụ mẫu. Đó là một kẻ vô trách nhiệm, chỉ biết đến thú vui nhàn nhã mà bỏ mặc con dân. Qua nhân vật và cảnh tượng trong đình, người đọc cũng hình dung được phần nào về đời sống, sinh hoạt của quan nha thời phong kiến mục nát.

      - Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản, tăng cấp nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập: quan thì vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ ham mê bài bạc mỗi lúc một tăng; mặc kệ sự sống chế của người dân, đổ trách nhiệm cho cấp dưới vì dám cho dân vào đình. Còn những người dân phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thủy thần một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước dâng cao khiến đê vỡ.

3. Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu

Tình cảnh của người dân

Thái độ của quan lại

- Nước tràn lênh láng, xoáy thành  vực sâu

- Nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết

- Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ  vơ

-> Tình cảnh thê thảm, thương tâm

- Điềm nhiên chơi bài với các hành động như: vỗ tay, xòe bài, cười…

- Quan lớn ù ván bài to sung sướng.

-> Độc ác, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi

=> Nghệ thuật tăng cấp, tương phản càng làm nổi bật tình cảnh thảm sầu, khổ sở cùng cực của nhân dân, nhưng quan lại vui mừng sung sướng vì thắng lớn là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Qua bút pháp này để khắc họa rõ nét tính cách nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói.

Tiểu kết: Tác giả kết truyện chỉ với một câu văn sử dụng phép liệt kê, đưa đến cảnh tượng sầu thảm nhất: muôn dân chìm trong biển nước. Dân lầm than trong nước lũ do thói thờ ơ, vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của quan cha mẹ. Đây là một kết truyện bi thảm thường thấy trong các truyện ngắn hiện thực phê phán sau này.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT

  • Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp
  • Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ khá sinh động, ngôn ngữ phần nào thể hiện được tính cách nhân vật
  • Sử dụng nghệ thuật kể, miêu tả chân thực, cụ thể; kết hợp với bút pháp so sánh để thấy sự tương phản