Từ Bình minh trong câu Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non có nghĩa là gì

Đề kiểm tra CHKII [Quang]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [168.98 KB, 6 trang ]

TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHỐI 5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: TIẾNG VIỆT
A. Phần đọc:
I. Đọc thành tiếng:
- Cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một trong các bài tập đọc
sau [theo yêu cầu của GV]:
+ Một vụ đắm tàu
+ Con gái
+ Thuần phục sư tử
+ Tà áo dài Việt Nam
+ Công việc đầu tiên
+ Bầm ơi
*. Trả lời 1 đến 2 câu hỏi liên quan đến nội dung vừa đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập.
1. Đọc thầm bài sau:
HOA HỌC TRÒ
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả
một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử
của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến
hàng, đến những tán lớn xòe ra, trên đậu khít nhau muôn vàn con bướm
thắm.
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me
non. Lá ban đầu xếp lại còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu
học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên
màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin
thắm: mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn
trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?
Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại
càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi


hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi!
Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Sớm mai thức dậy, cậu học trò đã vào trong mùa hoa phượng.
XUÂN DIỆU
2. Dựa vào bài đọc, hãy đánh dấu X vào  trước ý trả lời đúng.
1. Những từ nào cho thấy số lượng của hoa phượng rất lớn?
 Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời.
 Rất nhiều, nhiều vô kể
 Cả hai ý trên đều đúng.
2. Tác giả so sánh hoa phượng với gì?
 Với những đốm lửa nhỏ
 Với hình ảnh mặt trời
 Với hình ảnh muôn ngàn con bướm thắm
3. Tác giả dùng những từ ngữ nào để tả vẻ đẹp của lá phượng?
 Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
 Lá ban đầu xếp lại, còn e: dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.
 Cả hai ý trên đều đúng
4. Hình ảnh “những cành cây báo ra một tin thắm” nói lên điều gì?
 Lá phượng xanh thắm.
 Hoa phượng đầu mùa đã nở và đây là điều bất ngờ đối với các cô
cậu học sinh.
 Cả hai ý trên đều đúng
5. Các vế trong câu ghép “Phượng không phải là một đóa, không phải
vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời
đỏ rực” được nối theo cách nào?
 Nối trực tiếp [không dùng từ nối].
 Nối bằng các từ có tác dụng nối.
 Nối bằng cả hai cách trên.
6. Dấu phẩy trong câu Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn
non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu có ý nghĩa như thế nào?

 Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
 Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
7. Dấu hai chấm trong câu “Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây
báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu” có ý nghĩa như thế
nào?
 Liệt kê các sự việc trong câu
 Ngăn cách hai vế của một câu ghép.
 Chuẩn bị mở đầu một mẩu đối thoại.
8. Từ bình minh trong câu “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn
non” và từ bình minh trong câu “Đây là nơi đón bình minh sớm nhất của
nước ta” có quan hệ như thế nào?
 Đó là một từ nhiều nghĩa
 Đó là một từ đồng nghĩa
 Đó là một từ đồng âm
9. Câu nào dưới đây là câu ghép?
 Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà
bất ngờ dữ vậy?
 Sớm mai thức dậy, cậu học trò đã vào trong mùa hoa phượng.
 Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá
phượng.
10. Trong chuỗi câu “Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.
Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến
rồi!”, câu đứng sau liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
 Dùng từ ngữ nối.
 Lặp lại từ ngữ.
 Thay thế từ ngữ.
B. Phần Viết:
I. Chính tả [Nghe – viết]: [Thời gian: 15 – 20 phút]
Đọc cho HS viết bài sau:

TIẾNG HÓT CHIM HỌA MI
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay
đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi
trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi.
Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một
điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như
làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống có cây.
Theo NGọc Dao
2.Tập làm văn: [Thời gian: 35 phút]
Đề bài: Em hãy miêu tả cô giáo [hoặc thầy giáo] của em trong một
giờ học mà em nhớ nhất.
*. Lưu ý : Với HS lớp 5A
3
, thời gian có thể nhiều hơn 35 phút nhưng
không quá 40 phút.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN ĐỌC. [10 Điểm]
I. Đọc thành tiếng. [5 điểm]
Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của học sinh.
- GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS. Cụ thể:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
[Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm]
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
[Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi
không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm]
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
[Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc
không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm]
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm

[Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm]
Với HS người dân tộc [Bana], đọc quá 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2,5
phút: 0 điểm
+ Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm
[Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai
hoặc không trả lời được: 0 điểm]
II. Đọc thầm và làm bài tập. [5 điểm] Khoanh đúng mỗi đáp án được
0,5 điểm.
Kết quả: Câu 1. A; Câu 2. C; Câu 3. C; Câu 4. B; Câu 5. A ; Câu 6. A;
Câu 7. B; Câu 8. B; Câu 9. A; Câu 10. A.
B. PHẦN VIẾT. [10 điểm]
I. Chính tả. [5 điểm]
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả:
5 điểm
+ Mỗi lỗi chính tả trong bài viết [sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa
đúng quy định]: trừ 0,5 điểm
+ Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày
bẩn, : trừ 1 điểm toàn bài
*. Lưu ý : Đối với HS là người dân tộc [Ba na], mỗi lỗi về dấu thanh trừ 0,25 điểm
[với các tiếng giống nhau chỉ trừ điểm một lần]
II. Tập làm văn. [5 điểm]
- Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài
đúng theo yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, có thể cho các mức điểm từ:
4,5 – 4 - 1 – 0,5.

Đak Pơ, ngày 20 tháng 4 năm 2010

Duyệt của Chuyên môn Tổ trưởng
Nguyễn Văn Quang
Họ và tên HS: ………………………………… …
………………………………………………………….…
Lớp: 5A
……
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CHKII
NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: Tiếng Việt
[Phần: Đọc]
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I. Đọc thành tiếng:
- Cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một trong các bài tập đọc
sau [theo yêu cầu của GV]:
+ Một vụ đắm tàu
+ Con gái
+ Thuần phục sư tử
+ Tà áo dài Việt Nam
+ Công việc đầu tiên
+ Bầm ơi
*. Trả lời 1 đến 2 câu hỏi liên quan đến nội dung vừa đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập.
1. Đọc thầm bài sau:
HOA HỌC TRÒ
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả
một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử
của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến
hàng, đến những tán lớn xòe ra, trên đậu khít nhau muôn vàn con bướm
thắm.

Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me
non. Lá ban đầu xếp lại còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu
học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên
màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin
thắm: mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn
trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?
Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại
càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi
hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi!
Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Sớm mai thức dậy, cậu học trò đã vào trong mùa hoa phượng.
XUÂN DIỆU
2. Dựa vào bài đọc, hãy đánh dấu X vào  trước ý trả lời đúng.
1. Những từ nào cho thấy số lượng của hoa phượng rất lớn?
 Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời.
 Rất nhiều, nhiều vô kể
 Cả hai ý trên đều đúng.
2. Tác giả so sánh hoa phượng với gì?
 Với những đốm lửa nhỏ
 Với hình ảnh mặt trời
 Với hình ảnh muôn ngàn con bướm thắm
3. Tác giả dùng những từ ngữ nào để tả vẻ đẹp của lá phượng?
 Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
 Lá ban đầu xếp lại, còn e: dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.
 Cả hai ý trên đều đúng
4. Hình ảnh “những cành cây báo ra một tin thắm” nói lên điều gì?
 Lá phượng xanh thắm.
 Hoa phượng đầu mùa đã nở và đây là điều bất ngờ đối với các cô
cậu học sinh.
 Cả hai ý trên đều đúng

5. Các vế trong câu ghép “Phượng không phải là một đóa, không phải
vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời
đỏ rực” được nối theo cách nào?
 Nối trực tiếp [không dùng từ nối].
 Nối bằng các từ có tác dụng nối.
 Nối bằng cả hai cách trên.
6. Dấu phẩy trong câu Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn
non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu có ý nghĩa như thế nào?
 Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
 Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
7. Dấu hai chấm trong câu “Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây
báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu” có ý nghĩa như thế
nào?
 Liệt kê các sự việc trong câu
 Ngăn cách hai vế của một câu ghép.
 Chuẩn bị mở đầu một mẩu đối thoại.
8. Từ bình minh trong câu “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn
non” và từ bình minh trong câu “Đây là nơi đón bình minh sớm nhất của
nước ta” có quan hệ như thế nào?
 Đó là một từ nhiều nghĩa
 Đó là một từ đồng nghĩa
 Đó là một từ đồng âm
9. Câu nào dưới đây là câu ghép?
 Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà
bất ngờ dữ vậy?
 Sớm mai thức dậy, cậu học trò đã vào trong mùa hoa phượng.
 Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá
phượng.
10. Trong chuỗi câu “Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.

Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến
rồi!”, câu đứng sau liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
 Dùng từ ngữ nối.
 Lặp lại từ ngữ.
 Thay thế từ ngữ.
Q

Soạn bài: Hoa học trò trang 43 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Nội dung

Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng - một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò.

Câu 1

Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ đoạn văn thứ 2 trong bài.

Lời giải chi tiết:

Vì hoa phượng gắn với tuổi thơ - tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc. Hoa phượng nở là mùa thi đến, hoa phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè sắp đến, kết thúc một năm học. Và cây phượng là loại cây thường trồng nhiều nhất ở các sân trường. Nó gắn với đời của người đi học

Câu 2

Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp của hoa phượng theo Xuân Diệu rất đặc biệt. Vì phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Vẻ đẹp đặc biệt của phượng ở chỗ "mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tàn hoa lén xòe ra, như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau".

Câu 3

Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ ba.

Lời giải chi tiết:

Xuân Diệu cho biết màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: cuối xuân sang hè. Hoa phượng đầu mùa, tác giả gọi là "bình minh của hoa phượng"; sắc phượng lúc ấy là "màu đỏ còn non", sắc phượng trong mưa "lại càng tươi dịu".

Cuối xuân, số hoa phượng tăng, "màu cũng đậm dần". Khi hè đến rồi "màu phượng mạnh mẽ kêu vang" hòa nhịp với mặt trời chói lọi.Thành phố vào hè, khắp phố phường "bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ".

Xuân Diệu với tâm hồn thi sĩ tài hoa và đa tình đã miêu tả màu sắc hoa phượng biến đổi theo thời gian một cách tinh tế, gợi cảm.

Bài đọc

Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

TheoXUÂN DIỆU

Loigiaihay.com

  • Chính tả [Nghe - viết]: Chợ Tết trang trang 44 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải câu 1, 2 Chính tả [Nghe - viết]: Chợ Tết trang trang 44 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây

  • Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải bài tập Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua

  • Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc chiến tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.

  • Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 48 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 48 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Tìm các hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con

  • Tập làm văn:Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 50 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Tập làm văn:Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 50 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích

  • Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào? trang 23 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải bài tập Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào? trang 23 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Kể về các bạn trong tổ em, trong đó có các câu kể "Ai thế nào?"

  • Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải bài tập Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Đặt 3 câu kể "Ai thế nào?". Mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.

  • Soạn bài: Bè xuôi sông La trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải câu 1, 2 ,3, 4, 5 bài Bè xuôi sông La trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Sông La đẹp như thế nào? Câu 2. Chiếc bè gỗ được ví với cái gì?

  • Soạn bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa trang 21 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa trang 21 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Nêu những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

Video liên quan

Chủ Đề