Tỷ lệ funding là gì

Funding Rate thường xuất hiện trong hợp đồng tương lai [Futures]. Nó là một khoản phí được thanh toán khi bạn mở lệnh trong hợp đồng tương lai. Một cách dễ hiểu hơn: Khi giá ở Futures cao hơn giá Spot thì Funding Rate là số dương, lúc này bên vào lệnh buy/long sẽ phải trả tiền cho bên vào lệnh sell/short và ngược lại nếu giá ở Futures thấp hơn giá Spot thì Funding Rate là số âm, lúc này bên vào lệnh sell/short sẽ phải trả tiền cho bên vào lệnh buy/long.

Funding Rate là gì

Nếu bạn để ý thì giá của Spot và Futures sẽ không bằng nhau. Do đó, Funding Rate được tạo ra để cân bằng giá của 2 thị trường này. 

Funding Rate hoạt động như thế nào?

Giá trị này thể hiện phần trăm số tiền bạn sẽ phải trả hoặc nhận. Nó giống như một khoản phí nhưng tùy thuộc vào việc bạn ủng hộ hay chống lại xu hướng. 

Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn có 100 đô la đầu tư vào một vị thế mua và sử dụng đòn bẩy gấp 5 lần. Funding Rate của sàn giao dịch là 0,1% hàng ngày được tính sau mỗi 8 giờ [0,033% mỗi nến]. Nếu bạn muốn duy trì vị thế của mình trong một ngày, bạn sẽ phải trả 0,5% cho Funding Rate. Và nếu hính hằng năm thì sẽ được 183%. Hãy nhớ rằng, đòn bẩy nhân với tỷ lệ phần trăm sẽ được Funding Rate.

Cách tính phí Funding

Phí Funding là một loại phí thường xuất hiện trong hợp động tương lai để cân bằng giá của Spot và Futures.

Phí Funding = Funding Rate x Khối lượng mở lệnh

Phí Funding thường hiển thị trên các cặp giao dịch ở các sàn, bạn không cần nhớ công thức chỉ cần biết cách xem Phí Funding ở đâu trên giao diện sàn giao dịch.

Phí Funding trên sàn Binance

Dưới đây là 2 tác động của mạnh mẽ Funding Rate ảnh hưởng đến trader và thị trường.

Tác động của Funding Rate đến trader

Funding Rate rất quan trọng với các nhà đầu tư trong thị trường tương lai vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Phí Funding được tính dựa trên mức đòn bẩy mà các nhà đầu tư lựa chọn. Do đó, nếu sử dụng đòn bẩy lớn thì phí sẽ càng cao, trong vài trường hợp thì phí funding sẽ “ăn” hết phần lợi nhuận mà bạn có được và kết quả của cuộc giao dịch này là bằng 0. Ngược lại, bạn có thể lợi dụng funding để ăn phí funding. Khi mà Spot và Futures chênh lệch quá lớn sẽ dẫn đến phí funding cao, nếu bạn chọn ngược lại thì bạn sẽ nhận được phí funding từ những người chịu phí funding. 

Tác động của Funding Rate đến thị trường

Các nhà phân tích chuyên nghiệp cũng thường xem Funding Rate là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Thông thường thì nếu bên buy/long đông hơn thì phí Funding sẽ cho bên buy/long trả và ngược lại nếu bên selll/short đông hơn thì phí Funding sẽ do bên sell/short trả. Từ đó, ta có thể biết đường bên nào đang chiếm ưu thế và xác định được xu hướng hiện tại là tăng hay giảm. Funding Rate càng cao thì xu hướng đó càng mạnh.

So sánh Funding Rate trên các sàn giao dịch

Phí Funding Rate ở các sàn thường ổn định ở mức 0,015% và phí này sẽ thay đổi theo từng sàn khi có sự chênh lệch giá và lãi suất xảy ra.

Ngoài ra có một số sàn sử dụng cơ chế tạo giữ Funding Rate ở mức thấp ổn định, nghĩa là giá của Spot và Futures gần bằng nhau trừ khi việc flash pump và dump xảy ra.

Kết luận

Funding Rate là một trong những dữ liệu bạn cần biết khi tham gia thị trường Futures. Nếu bạn hiểu rõ về Funding Rate thì bạn có thể xem nó là một chỉ báo để dự đoán xu hướng. Nếu anh em cảm thấy bài viết này hữu ích hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở phía dưới để thảo luận cùng ICOViet nhé! Anh em lưu ý đây không phải là lời khuyên đầu tư, nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định.

Đối với nhiều Trader khi giao dịch hợp đồng tương lai Futures, thì thường thắc mắc không biết Funding Rate là gì? Tại sao phần phí này lại cao đến như vậy? Nhằm làm rõ khúc cho các Trader, bài viết này dautu.io sẽ cũng bạn đi tìm hiểu cách tính Funding Rate khi giao dịch Futures cho người mới nhé.

Nội dung

  • 1 Funding Rate khi giao dịch Futures
    • 1.1 Funding Rate là gì?
    • 1.2 Ý nghĩa của Funding Rate
    • 1.3 Cách tính phí Funding Rate ở Futures
    • 1.4 Phí Funding Fee tác động lên Trader như thế nào?
    • 1.5 Đánh giá thị trường bằng Funding Rate

Funding Rate khi giao dịch Futures

Funding Rate là gì?

Funding Rate là gì? Hiểu đơn giản, đây là phí chênh lệch giá giữa thị trường Spot và thị trường Futures. Trong trường hợp, giá của thị trường Futures cao hơn giá của thị trường Spot, thì chỉ số Funding Rate sẽ là số dương, điều này đồng nghĩa với việc các vị thế LONG sẽ phải trả tiền cho vị thế SHORT. Ngược lại, khi giá Spot cao hơn Futures thì Funding Rate sẽ là số âm, người đặt lệnh SHORT sẽ phải trả tiền cho lệnh LONG. Với cách tính Funding Rate này có nhiệm vụ đảm bảo sự bình ổn giá giữa 2 thị trường Spot và Futures không bị chênh lệch nhau quá lớn.

Tìm hiểu về Funding Rate

Có rất nhiều Trader nhầm lẫn rằng, thị trường Spot và thị trường Futures giống nhau, nhưng thực tế 2 thị trường này có sự khác biệt lớn và Futures được biết đến là thị trường phái sinh. Trong khi đó, thị trường Margin cũng sử dụng đòn bẩy giống Futures, nhưng bản chất lại giống với bên Spot.

Ý nghĩa của Funding Rate

Trước tiên bạn cần phải hiểu, giao dịch Futures là giao dịch kỳ hạn tương lai, nghĩa là cho phép các Trader có thể mua một loại tài sản bất kỳ và chọn hệ số đòn bẩy trong khoảng cho phép [Thường từ 1x – 125x]. Hợp đồng giao dịch tương lai có thời gian 1 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm, nghĩa là nếu bạn giao dịch Futures trong khoảng thời gian này, khi hết thời hạn vị thế của bạn sẽ buộc phải thanh lý, cho dù là đang lỗ hay lãi.

Funding Rate rất cần thiết trong thị trường Futures

Còn hợp đồng tương lai vĩnh cửu, thì bạn có thể giữ lệnh bao lâu cũng được, miễn là đảm giá trị tài sản không được thấp hơn giá trị cho phép [thường là lỗ trên 80%, vị thế sẽ bị gọi thanh lý]. Chính vì thế mà biến động ở thị trường Futures vĩnh cửu, sẽ khác với biến động thực tế trên thị trường Spot và thời gian càng lâu, độ chênh lệch càng lớn. Do đó mà Funding Rate ra đời nhằm thúc đẩy, cũng như điều chỉnh giá thị trường Futures sao cho sát nhất với thị trường Spot và đảm bảo lợi ích cho các Trader.

Cách tính phí Funding Rate ở Futures

Tính phí Funding Rate như thế nào? Được biết, sau khoảng 8 tiếng hệ thống sàn giao dịch sẽ tự động tính Funding Fee, tùy vào vị thế mà bạn đang chọn, cũng như biến động của thị trường Futures và Spot mà quyết định bạn nhận được tiền hay mất tiền. Bởi nếu nếu giá biến động của Futures cao hơn Spot [Ra con số dương] thì vị thế LONG sẽ mất tiền, còn SHORT được nhận tiền và ngược lại.

Công thức tính giá Funding Fee = [Giá vị thế đang mở] X Funding Rate

Ví dụ: Bạn có $100 và chơi Futures với hệ số đòn bẩy 10x, như vậy vị thế của bạn là $1.000. Trường hợp nếu Funding Rate -0.035% thì Funding Fee sẽ là: $1.000 * [-0,035%] = -$0,35. Điều này có nghĩa là vị thế LONG nhận được $0,35 từ SHORT.

Ngoài cách tính Funding Rate khi giao dịch Futures thì bạn cũng nên chú ý đến chỉ số đếm ngược thời gian Countdown [Thường chỉ số này sẽ nằm cạnh chỉ số Funding], để biết được thời gian sắp tính Funding Fee tiếp theo.

Ví dụ trên sàn Binance: Chỉ số Funding Rate cơ bản là 0,01% và chỉ số tối đa là 0,5%. Bất kể sự chênh lệch giữa Futures với Spot có cao thấp như nào, phí Funding Rate cũng chỉ nằm trong khoảng này.

Một ngày, Trader sẽ phải trả tới 3 lần phí Funding Fee, bởi sau 8 tiếng, hệ thống sẽ tính lại một lần.

Funding Rate càng cao, khi biến động thị trường càng mạnh

Phí Funding Fee tác động lên Trader như thế nào?

Đối với nhiều Trader có vẻ không thích phí Funding Fee, bởi những thời điểm thị trường biến động mạnh, có thể khiến các Trader phải chịu mức phí khá cao. Tuy nhiên, sự ra đời của Funding Fee là cần thiết để đảm bảo sự bình ổn giá giữa Futures và Spot không bị chênh lệch nhau quá nhiều, điều này tạo thuận lợi cho các Trader có thể dự đoán xu hướng lên/ xuống sát nhất với thị trường Spot hiện tại. Do đó, khi giao dịch ở thị trường Futures các Trader nên thực hiện cách tính Funding Rate thật kỹ, để có được chiến lược đầu tư chuẩn nhất, hạn chế tối đa Funding Fee.

Cách tính phí Funding Rate

Đánh giá thị trường bằng Funding Rate

Có thể nói, phí Funding Rate có liên quan mật thiết với tâm lý của thị trường.

Bởi khi thị trường hưng phấn, chỉ số Funding Rate sẽ là số dương. Còn khi chỉ số Funding Rate âm, có nghĩa là thị trường đang có xu hướng giảm

Tuy nhiên, đây chỉ là chỉ số để tham khảo khi nắm bắt tâm lý thị trường thôi nhé, bởi biến động còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là tin tức thị trường. Vậy nên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi mở bất cứ vị thế nào trên thị trường Futures.

Bên cạnh Fee giao dịch, Funding Rate cũng cần được đặc biệt quan tâm khi trade Futures. Vì thế hiểu được bản chất và cách tính Funding Rate khi giao dịch Futures sẽ giúp bạn có được chiến lược đầu tư phù hợp, giảm thiểu được phí phát sinh hiệu quả.

Việc kiểm soát cả fee [phí giao dịch] và phí funding sẽ giúp bạn có chiến thắng khi giao dịch lâu dài. Nó thực sự là con số rất đáng kể. Funding rate tương tự như phí swap bên Forex, nhưng Forex tính 1 lần/ ngày.

Funding rate âm nghĩa là gì?

Khi funding rate là số dương, giá của hợp đồng không kỳ hạn sẽ cao hơn giá đánh dấu, do vậy nhà đầu tư đang long sẽ trả tiền cho bên short. Ngược lại, funding rate âm nghĩa là giá hợp đồng tương lai đang thấp hơn giá đánh dấu, và short phải trả tiền cho long. Funding rate được trả ngang hàng giữa các trader.

Vì funding là vị gì?

Số dư Ví Funding là tổng số dư tiền mã hoá của người dùng từ các lệnh mua/bán P2P, Binance Payment, Thẻ Binance Card và các kênh giao dịch khác. Sau khi P2P hiện tại bị ngưng hoạt động, các chức năng của giao dịch P2P sẽ do ví Funding hỗ trợ.

Tài khoản funding Binance là gì?

Thân gửi Cộng đồng Binance, Để mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn, Ví Funding đã được kích hoạt tính năng nạp và rút tiền mã hoá, từ lúc 15:00 ngày 03/11/2021 [Giờ VN].

Vì giao ngay là gì?

Trước hết bạn cần phải chắc chắn rằng để bán Bitcoin [hay các đồng coin khác] thì bạn sẽ cần có Bitcoin ở trong Fiat. Trên ứng dụng Binance bạn sẽ có 2 loại : Ví giao ngay: Là ví bạn có thể mua bán, giao dịch các đồng coin với sàn. Fiat: Là ví bạn dùng để mua bán, giao dịch qua P2P.

Chủ Đề