Uống thuốc nên uống nước nóng hay lạnh

Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong cơ thể. Do vậy nhu cầu bổ sung nước của cơ thể cần đảm bảo 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. Vậy uống nước lạnh hay uống nước nóng tốt cho sức khỏe là điều không ít người thắc mắc.

Mũi bị nghẹt chủ yếu là do dịch mủ viêm đọng lại đông đặc. Nhờ sức ấm của nước, dịch mũi loãng ra, đồng thời mềm hơn và dễ dàng được loại bỏ khiến dịu cơn đau và hô hấp bình thường.

Theo một số người cao tuổi chia sẻ, họ thường uống trà ấm để hạn chế các bệnh tai mũi họng. Khi bạn có một đồ uống ấm và đồ uống lạnh, đồ ấm sẽ tác dụng tốt nếu nhiệt độ phòng khi đó hạ thấp.

Khi bạn uống nước ấm mỗi sáng, nước sẽ qua dạ dày rồi tới ruột của bạn. Khi ấy thực phẩm bạn nạp vào đã chuyển hóa và khả năng loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể cũng có hiệu quả hơn. Theo lý thuyết, uống nước giúp thực phẩm mềm hơn nên dễ dàng tiêu hóa hơn.

Một số khác lại nghiên cứu để chứng minh uống nước ấm giúp ruột hoạt động tốt và tống khí ra ngoài sau khi trải qua phẫu thuật. Do vậy, bạn có thể uống nước để kích thích tiêu hóa hoặc chỉ đơn giản là cung cấp nước cho cơ thể.

Uống nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc và hoạt động tốt hơn. Trong số đó, có thể nhắc đến hệ thần kinh trung ương - bộ phận xử lý thông tin mà cơ thể cung cấp. Dù là uống nước nóng hay lạnh thì công dụng này đều mang lại miễn là bạn đang uống đủ nước theo lời khuyên của các chuyên gia.

Nếu đảm bảo uống nước đủ, bạn sẽ hạn chế được những cảm xúc tiêu cực mà não bộ phát ra. Đồng thời não sẽ tỉnh táo minh mẫn giúp bạn làm việc và học tập đạt hiệu quả cao hơn.

Nước là một phân tử hóa học có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của con người. Khi cơ thể mất nước sẽ bị khô da nứt nẻ nặng hơn là mắc phải táo bón. Vì vậy bạn nên tạo thói quen uống nước khoa học để giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Uống nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc và hoạt động tốt hơn

Mặc dù có một số nghiên cứu khuyến khích uống nước mát để bù nước nhưng bạn vẫn nên sử dụng nước nóng vừa để tránh sốc nhiệt trong mùa lạnh. Theo các nghiên cứu y khoa, phụ nữ cần 2,3 lít nước trong khi đó nam giới cần 3,3 lít. Con số này được hiểu là tổng lượng phân tử nước cung cấp trong cả ngày chứ không đơn giản chỉ là nước chúng ta uống.

Phụ nữ trong thai kỳ và cho con bú sẽ có nhu cầu nước khá cao. Đối tượng này nên uống nước ấm để tránh cơ thể nhiễm lạnh đồng thời để bù nước kịp thời. Đặt biệt là cho con bú cần bổ sung nhiều nước để tránh cơ thể mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tạo sữa của người mẹ.

Khi nhiệt lượng cơ thể thấp, một số xuất hiện biểu hiện run không kiểm soát. Điều đó không có gì nguy hiểm cơ thể chúng ta chỉ đang phản ứng chống lại cái lạnh thôi. Lúc đó, bạn hãy uống một cốc nước ấm để điều hòa lại nhiệt độ cơ thể về mức ổn định dần dần sẽ không còn run nữa.

Do cơ thể chúng ta cần vận động để tăng nhiệt khi mùa lạnh đến nên uống nước nóng sẽ giúp tăng thân nhiệt nhanh hơn. Đây là một cách hữu hiệu để duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức tốt nhất.

Tắc nghẽn mạch máu rồi xơ vữa thành mạch hay tổn thương động mạch luôn là vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Chính vì thế, uống nước ấm là giải pháp tốt để tăng khả năng lưu thông khí huyết và ổn định đường huyết cho cơ thể. Hơn thế nước một cốc nước ấm sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Vì uống nước là một giải pháp tích cực cho nâng cao chức năng hệ thần kinh trung ương nên bạn có thể uống nước ấm để hạn chế cảm xúc tiêu cực diễn ra. Tuy nhiên, không thể uống dồn và 1 lần mà nên chia nhỏ uống để cơ thể có thời gian thẩm thấu. Việc uống nước sẽ khiến bạn bớt dần các cảm giác tích cực và sau một thời gian sức khỏe sẽ được cải thiện tốt hơn.

Mặc dù các chuyên gia của chúng ta chưa thực sự đưa ra những thông tin chính xác nhất nhưng cơ thể được bổ sung nước là việc vô hại. Với lượng nước thích hợp các chất cặn chất thải trong thận sẽ được trung hòa làm loãng và đơn giản hơn cho quá trình bài tiết. Đồng thời, một lượng nước ngấm vào máu cũng giúp hòa tan những chất thải trong máu để đưa ra bên ngoài.

Không dừng lại ở thải độc cơ thể, uống nước nóng còn giúp chống viêm, tạo ra chất nhầy để các khớp xương dễ vận động và tránh đau nhức do khô khớp cứng khớp gây nên. Đặc biệt hơn đây là một cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

Achalasia là một tình trạng tạo nên sự cản trở khiến thức ăn khó di chuyển đến dạ dày và tiêu hóa. Chúng ta có thể hiểu đây là chứng khó nuốt vì thực phẩm ăn vào bị mắc lại không thể di chuyển xuống dạ dày. Theo nghiên cứu, uống nước nóng sẽ làm mềm đồ ăn đồng thời hỗ trợ lưu thông thức ăn từ thực quản đến dạ dày tốt hơn và người mắc chứng này sẽ thấy thoải mái hơn.

Không dừng lại ở thải độc cơ thể, uống nước nóng còn giúp chống viêm, tạo ra chất nhầy để các khớp xương dễ vận động

Uống nước nóng tuy có tác dụng cho sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích tích cực cho con người, nhưng không thể bỏ qua vấn đề nhiệt độ thích hợp của nước.

Việc sử dụng nước nhiệt độ quá cao sẽ gây nên bỏng rát và tổn thương lớn đến vòm họng và thực quản. Do vậy, bạn cần căn chỉnh nhiệt độ đến mức hợp lý với bản thân trước khi sử dụng.

Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu và nắm được uống nước nóng có tác dụng gì. Hãy tập và rèn thói quen uống nước khoa học để nâng cao sức khỏe và phòng chống nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Nên uống nóng, uống ấm hay uống lạnh?

Thường khi sắc thuốc xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả vì rất hợp sinh lý. 

Nhưng với những bệnh nhân bị chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh... muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc thì phải uống nóng. 

Uống thuốc sắc nóng, ấm hay lạnh phụ thuộc vào từng loại bệnh

Ngược lại, với những bệnh nhân bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu. 

Các vị thuốc cần phải uống ấm thường có dược tính tương đối ôn hòa lấy công dụng tư bổ điều lý làm trọng, khi sắc hay dùng lửa nhỏ [văn hỏa]. 

Các vị thuốc cần phải uống nóng thường có dược tính ôn nhiệt, khi sắc phải dùng lửa to [vũ hỏa], sắc nhanh. 

Đối với các vị thuốc cần phải uống lạnh thường có dược tính hàn lương, khi sắc thời gian kéo dài hơn một chút.

Nên uống vào lúc nào?

Thuốc có hiệu quả hay không ngoài việc dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không. 

Để hấp thu tốt và phát huy tác dụng cao nhất, các thuốc tư bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng.

Các thuốc có công dụng kiện tỳ, tả hạ [tẩy xổ], khu trùng [trừ giun] nên uống khi bụng đói, trước khi ăn; các thuốc tiêu thực và có phản ứng kích thích dạ dày, ruột nên uống sau bữa ăn; các thuốc thăng đề [đưa lên trên] và ôn lương bổ khí nên uống vào khoảng thời gian từ sáng sớm đến trước giữa trưa; các thuốc tư âm dương huyết, thuốc thanh tả phục hỏa ở âm phận nên uống vào buổi tối; các thuốc trừ tà ở khí phận và dương phận nên uống vào sáng sớm...

Làm gì để hạn chế cảm giác buồn nôn khi uống thuốc?

Những người uống thuốc sắc Đông y lần đầu thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí có thể nôn ngay lập tức, đặc biệt là khi uống các thuốc thanh nhiệt giải độc có vị đắng. 

Để hạn chế tình trạng này, trước tiên phải hết sức bình tĩnh, thư giãn thần kinh, không nóng vội, chú ý độ ấm của thuốc và cách uống trước hay sau bữa ăn rồi uống một ngụm nhỏ, ngậm trong miệng một lát để tạo cảm giác thích ứng, sau đó từ từ nuốt xuống họng. 

Khi uống hết, nên dùng một chút nước ấm tráng miệng. Ngoài ra, hòa thêm vào bát thuốc một ít nước gừng tươi cũng có thể đem lại hiệu quả chống nôn và buồn nôn ở một mức độ nhất định.

Có nên uống đông dược và tân dược cùng một lúc?

Tốt nhất là nên uống cách xa nhau vì nhiều loại thuốc tây và thuốc ta không thể cùng uống một lúc. 

Ví như các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitriglycoside thì không nên uống cùng các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp và rối loạn chức năng gan.

Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh, vì có thể gây rối loạn nhịp tim. 

Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai... vì có thể gây nên sỏi đường tiết niệu và chứng đái ra máu. 

Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng một lúc với các vị thuốc có chứa nhiều canxi, magiê và nhộm nhôm như thạch cao, mẫu lệ... vì sẽ làm giảm hiệu lực của tetracyclin, hình thành các hợp chất kim loại bền vững ở đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn.

Nên kiêng cữ ăn uống như thế nào?

Kiêng cữ về ăn uống khi dùng thuốc đông y là một điều rất cần thiết. Bởi lẽ, theo quan niệm của y học cổ truyền, thức ăn cũng là những vị thuốc, cho nên nếu ăn uống không hợp lý thì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu lực của đơn thuốc và sức khỏe của người bệnh. 

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, nhiều thầy thuốc bắt bệnh nhân kiêng quá nhiều thứ như tôm, cua, ốc, thịt gà, rau muống... một cách cứng nhắc. 

Trên thực tế, việc kiêng cữ về ăn uống phải tùy thuộc vào 2 yếu tố: một là các món ăn kỵ với các vị thuốc đang dùng, ví dụ bạch linh kỵ giấm, miết giáp kỵ thịt gà....

Hai là các thức ăn chống lại tác dụng của thuốc, ví dụ đang uống thuốc trị chứng hàn thì phải kiêng các thức ăn mát lạnh... 

Như vậy, về vấn đề này, việc tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc có chuyên khoa là hết sức quan trọng
 

Võ sư - Thầy thuốc Nguyễn Thanh Tùng
Nguồn: vietnamnet.vn

Video liên quan

Chủ Đề