Ưu nhược điểm hợp đồng theo đơn giá cố định

Hợp đồng theo đơn giá cố định [tiếng Anh: Contract Based on Fixed Unit Price] là một hình thức hợp đồng được sử dụng cho các gói thầu dịch vụ phi tư vấn.

14-10-2019 Hợp đồng theo tỉ lệ phần trăm [Percentage Rate Contract] trong đấu thầu là gì?

14-10-2019 Kế hoạch đấu thầu [Bidding Plan] là gì? Vai trò của kế hoạch đấu thầu

14-10-2019 Hợp đồng theo thời gian [Time-based Contract] của gói thầu là gì?

Tag: Don Giaá Hợp Đồng Tiếng Anh Là Gì

Hợp đồng theo đơn giá cố định [Contract Based on Fixed Unit Price] [Nguồn: MIT Sloan]

Hợp đồng theo đơn giá cố định [Contract Based on Fixed Unit Price]

Hợp đồng theo đơn giá cố định - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Contract Based on Fixed Unit Price.

Hợp đồng theo đơn giá là hình thức hợp đồng được sử dụng cho các gói thầu không phải là dịch vụ tư vấn, nghĩa là các gói thầu dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp và hỗn hợp. Tùy thuộc vào qui mô của gói thầu và thời gian thực hiện mà hình thức hợp đồng này được chia thành hai loại: Hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.

Hợp đồng theo đơn giá cố định là hình thức hợp đồng theo đơn giá được áp dụng khi khối lượng công việc và số lượng sản phẩm chưa đủ cơ sở xác định chính xác, và thời gian thực hiện hợp đồng không dài [thường là khoảng 1 năm].

Theo đó, đơn giá cho một loại công việc hoặc cho một sản phẩm được giữ cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Việc thanh toán căn cứ vào thực tế thực hiện được các bên liên quan xác nhận [bao gồm chủ đầu tư, nhà thuầ và tư vấn giám sát nếu có].

Giá trị thanh toán được tính bằng khối lượng, số lượng công việc thực tế được nghiệm thu nhân với đơn giá cố định nêu trong hợp đồng. Do vậy, giá trị thanh toán theo hợp đồng thường không trùng với giá hợp đồng đã kí.

Ưu điểm và hạn chế của hợp đồng theo đơn giá cố định

Ưu điểm

Hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định có thuận lợi là hai bên không cần xác định rõ số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc [và cũng không đủ cơ sở xác định] mà chỉ dựa vào kết quả thực hiện được nghiệm thu.

Hạn chế

Tuy nhiên, nhà thầu phải tính toán kĩ về đơn giá vì nó không được điều chỉnh trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. 

Thực hiện hợp đồng theo đơn giá cố định thường xảy ra hiện tượng nhà thầu luôn tìm cách thuyết phục chủ đầu tư chấp nhận cho những khối lượng được gọi là phát sinh, mà thực ra đối với nhiều trường hợp lại là không cần thiết, dẫn đến giá trị thanh toán tăng lên gây thiệt hại cho chủ đầu tư. [Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân]

Khai Hoan Chu

Biết được hợp đồng lump sum là gì, còn được gọi là hợp đồng trọn gói, là điều quan trọng đối với nhà thầu. Hợp đồng trọn gói là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu đồng ý hoàn thành công trình với mức giá đã định trước.

Theo thỏa thuận trọn gói, còn được gọi là “số tiền quy định”, nhà thầu sẽ đưa ra tổng giá dự án thay vì đấu thầu từng hạng mục riêng lẻ. Vì tính đơn giản, hợp đồng trọn gói là một trong 5 loại hợp đồng xây dựng phổ biến nhất.

“Hợp đồng trọn gói thường được sử dụng trong ngành xây dựng để giảm chi phí thiết kế và quản lý hợp đồng.”

Ưu điểm của hợp đồng trọn gói

Sự đơn giản của hợp đồng trọn gói mang lại lợi ích cho cả chủ sở hữu và nhà thầu.

Thuận lợi cho chủ dự án

Khả năng dự đoán của các hợp đồng trọn gói là lợi ích chính của chủ dự án. Dự án có thể được hoàn thành trong ngân sách và nhà thầu có thể tối đa hóa nguồn lực và tiết kiệm chi phí lao động. Hợp đồng trọn gói cũng ít gây rủi ro tài chính cho chủ dự án vì nhà thầu chịu trách nhiệm về bất kỳ khoản chi phí phát sinh nào.

Những yếu tố này giúp chủ dự án dễ dàng vay được tiền hơn vì người cho vay thích tài trợ cho các dự án xác định với chi phí được phân định rõ ràng.

Hơn nữa, với các hợp đồng trọn gói, chủ dự án không cần phải giám sát quá nhiều vì không cần theo dõi chi phí. Ngoài ra, cơ cấu thanh toán của hợp đồng trọn gói thường bao gồm các khoản thanh toán thường xuyên tại các lần lặp lại cụ thể hoặc theo tỷ lệ phần trăm của công việc đã hoàn thành, từ đó đơn giản hóa quy trình các khoản phải trả.

Thuận lợi cho nhà thầu

Mặc dù rủi ro tài chính của hợp đồng trọn gói tăng lên so với một số loại thỏa thuận khác, các nhà thầu vẫn nhận được nhiều lợi ích.

Theo thỏa thuận trọn gói, chủ dự án phải cung cấp cho nhà thầu các kế hoạch đã hoàn thiện và tài liệu kỹ lưỡng, giúp các nhiệm vụ trở nên cụ thể hơn. Các hợp đồng trọn gói cũng yêu cầu ít thủ tục giấy tờ, quản lý và kế toán hơn, giảm chi phí hành chính.

Một ưu điểm khác của hợp đồng trọn gói là chúng không yêu cầu nhà thầu tiết lộ cách họ tính toán chi phí vật liệu hoặc nhân công, cho phép họ cung cấp ước tính đầy đủ để tránh vượt quá ngân sách. Nếu dự án dưới ngân sách, nhà thầu sẽ tăng thêm lợi nhuận.

Nhược điểm của hợp đồng trọn gói

Hợp đồng trọn gói cũng có thể có những mặt trái đối với chủ sở hữu và nhà thầu. Vậy nhược điểm của hợp đồng lump sum là gì?

Bất lợi cho chủ dự án

Chủ sở hữu phải đệ trình và tuân thủ các thiết kế đã hoàn thành và các kế hoạch đã hoàn thiện, làm cho dự án trở nên không linh hoạt. Nếu cần thay đổi, các hợp đồng trọn gói quy định việc sử dụng quy trình thay đổi chính thức và một lượng giấy tờ đáng kể.

Ngoài ra còn có nguy cơ bị tính một số tiền cao hơn để trang trải chi phí nhà thầu cho các tình huống không lường trước được. Tương tự, các nhà thầu có thể sử dụng vật liệu kém hơn hoặc cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận của họ từ giá cố định. Đó là lý do tại sao chủ sở hữu cần thận trọng chỉ định vật liệu trước khi xây dựng mà họ cung cấp cho nhà thầu.

Bất lợi cho nhà thầu

Các nhà thầu phải chịu chi phí vượt quá ngân sách, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Họ cũng tốn nhiều thời gian hơn nếu hợp đồng cần sửa đổi.

Sự khác nhau giữa hợp đồng trọn gói và hợp đồng cộng chi phí

Nếu bạn đang bắt tay vào một dự án mà không có phạm vi công việc rõ ràng, bạn có thể cân nhắc một hợp đồng cộng chi phí. Với hình thức này, nhà thầu nhận được khoản hoàn trả cho chi phí của công việc, cộng với một khoản phí cố định.

Những chi phí này bao gồm chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu và nhân công, cũng như chi phí gián tiếp như quản lý và huy động. Lợi nhuận của nhà thầu tính theo tỷ lệ phần trăm của các chi phí đó, được xác định trước trong hợp đồng.

So với hợp đồng trọn gói, chi phí cộng thêm nặng nề hơn nhiều về thủ tục giấy tờ và quản lý. Các nhà thầu phải ghi lại mọi chi phí và cung cấp hóa đơn chi tiết. Mức độ chi tiết này làm cho dự án rất minh bạch nhưng làm phức tạp quá trình thanh toán.

Lợi ích của hợp đồng cộng chi phí đối với nhà thầu là họ sẽ nhận được khoản hoàn trả cho bất kỳ và tất cả các chi phí trong công việc. Những thay đổi gần như không ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ giống như những thay đổi đối với hợp đồng trọn gói.

Với hợp đồng cộng chi phí, không có động cơ cho việc hoàn thành sớm dự án. Nhân công là chi phí trực tiếp, vì vậy dự án càng nhiều giờ công thì lợi nhuận càng cao. Với hợp đồng trọn gói, nhà thầu có lợi khi hoàn thành sớm và chuyển sang dự án tiếp theo.

Hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá

Hợp đồng theo đơn giá thực chất là một loạt các hợp đồng trọn gói trong toàn bộ dự án. Dự án được chia thành các giai đoạn và một nhà thầu sẽ cung cấp một mức giá cố định để hoàn thành từng giai đoạn.

Không giống như hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá giải quyết các thay đổi khá tốt. Nếu một vấn đề lớn phát sinh, nhà thầu có thể xử lý nó như một đơn vị bổ sung và cung cấp một mức giá để hoàn thành nó. Điều này cho phép chủ dự án thực hiện các thay đổi theo ý muốn và làm việc với nhà thầu để tạo ra một dự án tốt hơn.

Sau khi hiểu được hợp đồng lump sum là gì, bạn có thể thấy đây là hình thức hợp đồng có thể rất công bằng và có lợi cho cả nhà thầu và chủ dự án.

Trâm Nguyễn

a] Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;

Lưu ý hợp đồng trọn gói cũng là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng khác [hợp đồng theo đơn cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh], người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói.
 

Hợp đồng theo đơn giá cố định là gì?

Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.
Đồng thời:
Đơn giá cố định là đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng


Phạm vi áp dụng hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định

Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói [Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng]. Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc.

Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc. Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.


Những nhược điểm khi áp dụng hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định trong đấu thầu

Do hợp đồng trọn gói là bắt buộc áp dụng cho gói thầu có quy mô nhỏ điều đó dẫn đến có những gói thầu mặc dù giá trị không lớn [quy mô nhỏ] nhưng tính chất phức tạp và các yếu tố rủi ro về khối lượng là không lường hết được [ví dụ: ép cọc, làm nền, phá đá nổ mìn...] do đó Luật đấu thầu 2013 khiên cưỡng bắt áp dụng là điều chưa hợp lý. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định cũng gặp không ít vấn đề, đặc biệt là vấn đề biến động giá nguyên vật liệu trong thời gian vừa qua, các yếu tố ảnh hưởng bất ngờ như dịch Covid-19, khủng hoảng Nga - Ucraina ... điều đó dẫn đến không ít hợp đồng đơn giá đã trở thành lạc hậu, nhà thầu chịu rất nhiều rủi ro về mặt kinh tế khi phải áp dụng đơn giá cố định này.


Trên đây là bài viết của DauThau.Net về vấn đề áp dụng hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định. Trong trường hợp cần hỗ trợ hãy liên lạc ngay với chúng tôi:

  • 0904634288 [Hotline]

  • [email protected]

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề