Vai trò của rừng đầu nguồn là gì

  • " title="Chia sẻ bài viết lên Linkedin">
  • Trở lại Khoa học

  • Khoa học

Thứ ba, 19/6/2012, 19:55 [GMT+7]

Rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, là lá chắn ngăn chặn lũ quét, lũ ống… Tuy nhiên, những giá trị sinh thái của rừng đầu nguồn đã bị đánh mất bởi giá trị kinh tế to lớn của nó.
> Nhận bài dự thi "Bảo vệ môi trường"

Nước là nguồn tài nguyên quan trọng, nguồn năng lượng duy trì sự sống của sinh vật, trong đó có con người. Trong tự nhiên, nước là sản phẩm của các phản ứng hóa học. Nước được điều hòa nhờ rừng đầu nguồn.

Những tài nguyên trong các hệ sinh thái rừng đầu nguồn dần mất đi do nhu cầu về gỗ và lâm sản của con người. Con người không hình dung được trong một hệ sinh thái như vậy còn biết bao loài có giá trị sinh học, giá trị bảo tồn khác đáng giá hơn những giá trị kinh tế hiện hữu.

Bảo vệ rừng và nguồn nước cho thế hệ mai sau. Ảnh do tác giả cung cấp

Diện tích rừng đầu nguồn đã mất đi thay thế vào đó là những mảnh đất trống, trơ sỏi đá bạc màu như đang thầm trách con người. Rừng có vài trò duy trì, điều hòa nguồn nước mang lại cuộc sống cho con người, nhưng con người đã quên đi điều đó. Chúng ta đã chà đạp lên những cánh rừng mà chính nó đang bảo vệ, che chở cho cuộc sống và tương lai của mình. Hậu quả con người đã và đang gánh chịu là nguồn nước ô nhiễm, sạt lở, lũ quét…

Chính vì vậy, chúng ta cần bảo vệ rừng đầu nguồn và hãy hành động để: “Bảo vệ rừng đầu nguồn như chính là bảo vệ nguồn sống của chúng ta”.

Từ ngày 27/2 đến 27/8, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Bảo vệ môi trường" dưới dạng bài viết, bài ảnh, video mô tả thực trạng môi trường ô nhiễm không khí, nước...; đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với bài dự thi là ảnh, độc giả gửi tối thiểu là 5 bức và tối đa 10 bức. Các bức ảnh cần có chú thích rõ ràng, dễ hiểu, có chú thích về địa danh, bối cảnh chụp. Chiều ngang của ảnh là 480 px. Dung lượng mỗi ảnh không vượt quá 10 MB. Đối với bài dự thi là clip, video, thời lượng tối thiểu 90 giây, thời lượng tối đa 3 phút, dung lượng dưới 100 MB.

Bài viết được thể hiện trên Word có độ dài không quá 1.500 từ, ảnh minh họa cho bài viết được gửi riêng, không “dán” vào Word và phải có chú thích rõ ràng cho ảnh.

Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây.

Gửi bài dự thi tại đây

 Trần Thị Hằng

×

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là gì?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về vai trò của rừng đầu nguồn là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Bạn đang xem: Vai trò chính của rừng đầu nguồn là

Trắc nghiệm: Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là gì?

 A. Tạo sự đa dạng sinh học.

 B. Điều hoà nguồn nước của các sông.

 C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão.

 D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý.

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. Điều hoà nguồn nước của các sông.

Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là: Điều hoà nguồn nước của các sông.

Kiến thức tham khảo về rừng đầu nguồn

1. Rừng đầu nguồn là gì?

- Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo và là bộ phận quan họng của môi trường sinh thái. Hệ sinh thái rừng chiếm khoảng 40% diện tích mặt đất, tương đương với 53 triệu km2 và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, tuỳ theo điêu kiện khí hậu, đất đai cũng như cách thức sử dụng, biến cải của con người. Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái rừng tương đối đa dạng, phong phú. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu và đặc đỉểm sinh thái, hệ sinh thái rừng Việt Nam được phân thành ba loại. Đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

- Rừng đầu nguồn là nơi khởi nguồn cho cánh rừng của một khu vực nào đó,nơi đó vị trí đất cao, khi mưa nước sẽ chảy thành dòng xuống vùng rừng thấp,xuống đồng bằng sông ngòi rồi mới chảy ra biển lớn .Cũng có khi khi rừng đó ít khai thác lâm sản và động thực vật quý hiếm nên người ta còn gọi là rừng già

2. Bảo vệ rừng đầu nguồn

- Nước là nguồn tài nguyên quan trọng, nguồn năng lượng duy trì sự sống của sinh vật, trong đó có con người. Trong tự nhiên, nước là sản phẩm của các phản ứng hóa học. Nước được điều hòa nhờ rừng đầu nguồn.

- Những tài nguyên trong các hệ sinh thái rừng đầu nguồn dần mất đi do nhu cầu về gỗ và lâm sản của con người. Con người không hình dung được trong một hệ sinh thái như vậy còn biết bao loài có giá trị sinh học, giá trị bảo tồn khác đáng giá hơn những giá trị kinh tế hiện hữu.

- Diện tích rừng đầu nguồn đã mất đi thay thế vào đó là những mảnh đất trống, trơ sỏi đá bạc màu như đang thầm trách con người. Rừng có vài trò duy trì, điều hòa nguồn nước mang lại cuộc sống cho con người, nhưng con người đã quên đi điều đó. Chúng ta đã chà đạp lên những cánh rừng mà chính nó đang bảo vệ, che chở cho cuộc sống và tương lai của mình. Hậu quả con người đã và đang gánh chịu là nguồn nước ô nhiễm, sạt lở, lũ quét…

- Chính vì vậy, chúng ta cần bảo vệ rừng đầu nguồn và hãy hành động để: “Bảo vệ rừng đầu nguồn như chính là bảo vệ nguồn sống của chúng ta”.

3. Rừng phòng hộ đầu nguồn bị đốn để trồng keo

- Ở khu vực rừng suối Dĩ cách đó khoảng 3km, mức độ tàn phá rừng diễn ra kinh hoàng hơn khi có khoảng rừng rộng hàng hecta tiếp giáp với các rừng keo lai khoảng 2 năm tuổi đã bị cưa hạ, đốt dọn "sạch sẽ". Vết tích của rừng chỉ còn là những gốc cây lớn 20 - 70cm, có nơi còn nguyên thân cây dài hàng chục mét chưa được chở đi. Thay cho những cây rừng tự nhiên bị hạ là cả rừng keo non vừa được trồng vài ba ngày.

- Để vào được khu vực rừng bị tàn phá này, chúng tôi được người dân dẫn băng qua các rừng keo bạt ngàn mà đất bên dưới chúng còn nhiều gốc cây lớn nhỏ đã bị chặt phá, đốt dọn, rải rác vẫn có những gốc cây to cả người ôm không xuể đã bắt đầu mục. Người dẫn đường cho hay 2 năm trước, đây cũng là rừng tự nhiên nhưng cũng bị chặt phá, phát dọn trái phép rồi trồng lên rừng keo mà không thấy ai xử lý.

- Những khu rừng suối Sổ, suối Cheo Reo cũng thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn sông Trà Bương ở xã Sơn Hội và cũng đang bị tàn phá dữ dội từ đầu năm đến nay. Rừng phá đến đâu, keo được trồng đến đó.

- Cơ quan quản lý không hay biết gì. Làm việc với phóng viên vào chiều 30-8, ông Đặng Việt Dũng - phó giám đốc phụ trách Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Hòa - cho biết đơn vị này quản lý lâm phần 14.372ha rừng thuộc 5 xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Sơn Hội và Phước Tân, trong đó có 9.860ha rừng phòng hộ, phần lớn tập trung ở hai xã Phước Tân, Sơn Hội.

- Khi được hỏi từ đầu năm đến nay có phát hiện vụ phá, lấn chiếm rừng phòng hộ nào ở xã Sơn Hội hay không, ông Dũng nói ngay: "5 - 6 năm nay chưa phát hiện phá rừng hay lấn chiếm rừng ở đó". Ông Dũng nói nhờ giai đoạn 2016 - 2020 giao rừng cho các tổ nhận khoán, bảo vệ rừng theo nghị định 75 của Chính phủ, các tổ này phối hợp với lực lượng của Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Hòa đi tuần tra, kiểm tra thường xuyên nên không có việc phá rừng hay lấn chiếm rừng phòng hộ.

- Lời của ông lãnh đạo phụ trách quản lý rừng thật khác xa với những gì chúng tôi đã chứng kiến. Trao đổi với Tuổi Trẻ vào trưa 31-8, ông Lê Văn Bé - chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Phú Yên - cho hay sẽ kiểm tra lại thông tin rừng đầu nguồn sông Trà Bương thuộc xã Sơn Hội bị phá và sẽ thông tin lại cho báo chí sau.

Chủ Đề