Vài trò của tổ chức Trung Quốc đồng minh Hội đối với cách mạng Trung Quốc

I. Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược

- Từ thế kỉ XVIII đến đầu XIX, các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.  Khi đó, Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ đang suy yếu nên trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.

- Các đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, cắt đất.

- Anh thực hiện “Chiến tranh thuốc phiện” [từ tháng 6/1840 đến tháng 8/1842], buộc chính quyền nhà Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh Năm 1842, chấp nhận các điều khoản thiệt thòi [bồi thường chiến phí, nhượng Hồng Kông, mở 5 cửa biển…].

- Sau Anh, các nước khác đua nhau xâu xé Trung Quốc: Đức chiếm Sơn Đông; Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.

II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

1. Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc

- Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền [Quảng Tây] dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn, sau đó lan rộng khắp cả nước, cuộc khởi nghĩa kéo dài 14 năm [từ 1851 đến 1864]. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất lịch sử Trung Quốc, nghĩa quân đã xây dựng chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh [Nam Kinh] và thi hành nhiều chính sách tiến bộ như bình quân ruộng đất, bình đẳng nam nữ…

- Ngày 19/7/1864, được sự giúp đỡ của các nước đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã tấn công Thiên Kinh, đàn áp phong trào khiến khởi nghĩa thất bại.

2. Phong trào Duy Tân 1898

- Năm 1898, diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo với sự ủng hội của quan lại, sĩ phu tiến bộ và vua Quang Tự.

- Đây là cuộc cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc nhưng chỉ tồn tại 100 ngày.

3. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn

- Diễn ra năm 1899, phong trào bùng nổ ở Sơn Đông và lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.

- Phong trào bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại.

III. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911

- Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội, chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

- Cương lĩnh chính trị theo chủ nghĩa Tam Dân. Mục tiêu lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất…  bình quân địa quyền. Lực lượng tham gia gồm trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.

- Cách mạng Tân Hợi 1911:

+ Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến, nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.

+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương vào ngày 10/10/1911, sau đó lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.

+ Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội [gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng] họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc do Tôn Trung Sơn làm Đại tổng thống.

+ Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, ép vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.

+ Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Văn học thời lê sơn thể hiện nội dung gì [Lịch sử - Lớp 7]

2 trả lời

Vạn Xuân đổi tên vào năm nào [Lịch sử - Lớp 6]

3 trả lời

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là [Lịch sử - Lớp 7]

2 trả lời

- Hội chủ trương xây dựng cơ sở và phát động khởi nghĩa vũ trang lật đổ vương triều nhà Thanh, kiến lập chính thể Cộng hòa

- Hội phát triển mạnh tại Trung Quốc và cả ở các cộng đồng người Hoa ở hải ngoại

- Mâu thuẫn ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của những thất bại trong các cuộc khởi nghĩa vũ trang

- Sau Cách mạng Tân Hợi, Tôn Văn cùng với các đồng chí đã cải tổ lại Đồng minh Hội, thành lập Quốc dân Đảng, tổ chức tiền thân của Trung Hoa Cách mệnh Đảng  Trung Quốc Quốc dân Đảng

#Xin hay nhất + 5sa0 + 1 tym

#Rinn

Trung Quốc Đồng minh Hội, hay còn gọi là Trung Quốc Cách mạng Đồng minh Hội [phồn thể: 中國革命同盟會], hay gọi ngắn gọn là Đồng minh Hội hoặc Tongmenghui trong tiếng Anh, là một tổ chức chính trị - xã hội chống nhà Thanh đầu thế kỷ XX.[1][2] Tổ chức này là một trong những tổ chức tiền thân của chính đảng sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc: Trung Quốc Quốc dân Đảng.

Trung Quốc Đồng minh Hội

Ủy nhiệm thư của Đồng minh hội.

Hội được thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1905 tại Tokyo, Nhật Bản, hình thành từ cuộc vận động hợp nhất các tổ chức hội kín cách mạng trong phong trào kháng Thanh, với các tổ chức nòng cốt là Hưng Trung Hội, Hoa hưng Hội và Quang phục Hội. Hội chủ trương xây dựng cơ sở và phát động khởi nghĩa vũ trang lật đổ vương triều nhà Thanh, kiến lập chính thể Cộng hòa. Các lãnh đạo chủ chốt của Hội gồm Tôn Trung Sơn, Tống Giáo Nhân, Hoàng Hưng, Hoàng Nguyên Tú, Chương Thái Viêm. Hội phát triển mạnh tại Trung Quốc và cả ở các cộng đồng người Hoa ở hải ngoại.

Tuy nhiên, chỉ một năm sau, nội bộ lãnh đạo của Hội phát sinh nhiều bất đồng cả về lý luận cũng như phương lược cách mạng, đặc biệt mâu thuẫn ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của những thất bại trong các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Sau Cách mạng Tân Hợi, Tôn Văn cùng với các đồng chí đã cải tổ lại Đồng minh Hội, thành lập Quốc dân Đảng, tổ chức tiền thân của Trung Hoa Cách mệnh Đảng và Trung Quốc Quốc dân Đảng.[3]

Xem thêmSửa đổi

  • Hưng Trung Hội
  • Ca lão Hội
  • Hoa hưng Hội
  • Quang phục Hội
  • Trung Quốc Quốc dân Đảng
  • Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “The Manchu Qing Dynasty [1644-1911], Internal Threats”. Countries Quest. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2011.
  2. ^ 計秋楓; 朱慶葆 [2001]. 中國近代史. 1. Chinese University Press. tr.468. ISBN9789622019874. |script-title= không hợp lệ: missing prefix [trợ giúp]
  3. ^ “中國同盟會” [bằng tiếng Trung]. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2022.,《中華百科全書》典藏版

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trung Quốc Đồng minh Hội.
  • Tongmenhui activities in the US Lưu trữ 2006-05-14 tại Wayback Machine

Video liên quan

Chủ Đề