Vay 1 tỷ trong 25 năm mỗi tháng trả bao nhiêu

Lãi suất vay ngân hàng là khoản chi phí ngân hàng yêu cầu khách hàng phải trả khi đi vay vốn tại ngân hàng.

Dựa theo hình thức vay [vay thế chấp, vay tín chấp, vay trả góp,…] mà lãi suất vay ngân hàng sẽ khác nhau.

Có 2 cách tính lãi suất vay phổ biến: tính theo số dư nợ gốc và tính theo số dư giảm dần.

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng theo số dư nợ gốc

Với cách tính này, tiền lãi của mỗi kỳ trong xuyên suốt quá trình vay sẽ bằng nhau và được tính dựa vào khoản tiền gốc ban đầu.

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng trong trường hợp này như sau:

Tiền lãi = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời hạn vay

Ví dụ: A vay 120.000.000 đồng trong 12 tháng, với mức lãi suất là 10%/năm

Số tiền gốc phải trả hàng tháng là: 120.000.000 / 12 = 10.000.000 đồng

Số tiền lãi phải trả hàng tháng: [120.000.000 x 10%] / 12 = 1.000.000 đồng

Số tiền phải trả hàng tháng [cả gốc và lãi] là 11.000.000 đồng/tháng.

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng theo số dư nợ giảm dần

Trường hợp tính lãi suất vay ngân hàng theo số dư nợ giảm dần thì dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó.

Do số dư nợ giảm dần nên tiền lãi vay ngân hàng mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất vay ngân hàng trong trường hợp này như sau:

- Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay

- Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng

- Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ: B vay 120.000.000 đồng, với thời hạn là 12 tháng và mức lãi suất là 10%/năm

Tiền gốc trả hàng tháng = 120.000.000/12 = 10.000.000 đồng

Tiền lãi tháng đầu = [120.000.000 x 10%] / 12 = 1.000.000 đồng

Tiền lãi tháng thứ 2 = [120.000.000 - 10.000.000] x 10% / 12 = 916.667 đồng

Tiền lãi tháng thứ 3 = [120.000.000 - 10.000.000 - 10.000.000] x 10% / 12 = 833.333 đồng

Các tháng tiếp theo tính tương tự như cách tính tiền lãi vay ngân hàng nêu trên cho đến khi trả hết nợ.

Mức lãi suất vay ngân hàng năm 2022

Theo Khoản 2, Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

- Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

Hiện hành, theo Quyết định 1730/QĐ-NHNN năm 2020, mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với các trường hợp nêu trên như sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô] áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm.

- Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.

Ngoài trường hợp nên trên, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.

Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm [một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày] tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Vay một số tiền lớn là một điều không phải ai vay cũng được. Để có thể vay một khoản tiền lớn, người vay phải có cơ sở kinh tế, có tài sản thế chấp và đảm bảo có thể thanh toán được khoản thời gian nhất định theo quy định.

Vậy vay 1 tỷ trong 20 năm cần đáp ứng điều kiện gì? Lãi suất được tính như thế nào? Vay ở ngân hàng nào có lãi suất tốt nhất? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thẻ Tín Dụng Citi PremierMiles Visa Signature

  • Miễn lãi suất

    45%

  • Hoàn tiền [Cashback]

    8%

  • Hạn mức

    900,000,000 đ

  • Phí thường niên

    2,700,000

Xem chi tiết

Mục lục nội dung chính

  • Điều kiện để vay 1 tỷ trong 20 năm
  • Hồ sơ, thủ tục cần thết vay 1 tỷ trong 20 năm
  • Cách tính lãi suất mỗi tháng khi vay 1 tỷ
    • Tính lãi theo dư nợ giảm dần
    • Lãi suất tính theo dư nợ ban đầu
  • 5 Ngân hàng cho vay 1 tỷ trong 20 năm tốt nhất 2022
    • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank
    • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV
    • Ngân hàng Việt Nam Thương Tín – VietBank
    • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
    • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank
  • So sánh top ngân hàng cho vay thế chấp có lãi suất thấp
  • Một số câu hỏi thường gặp

Điều kiện để vay 1 tỷ trong 20 năm

Theo các chuyên gia về tài chính cá nhân, để vay được số tiền lớn tại ngân hàng ở hạn mức từ 1 tỷ đồng, thì người vay cần đảm bảo và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Là công dân Việt nam có độ tuổi từ 18 và không quá 70 tuổi [tính đến khi đáo hạn khoản vay].
  • Có hộ khẩu sinh sống, làm việc gần các chi nhánh ngân hàng mà bạn vay.
  • Có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán nợ trong thời gian nhất định theo quy định từ ngân hàng.
  • Có tài sản thế chấp với hạn mức lên đến 75% giá trị.
  • Không có nợ xấu tại bất cứ ngân hàng hay tổ chức tài chính tín dụng nào.
  • Phải chứng minh được mục đích vay phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Lưu ý: Bên cạnh những điều kiện chung, tùy vào mỗi ngân hàng có thể yêu cầu thêm các điều kiện khác [nếu có].

Vay 1 tỷ tại ngân hàng người vay cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định

Hồ sơ, thủ tục cần thết vay 1 tỷ trong 20 năm

Để vay 1 tỷ tại ngân hàng, người vay cần chuẩn bị các giấy tờ hợp pháp sau đây. Cụ thể:

  • CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thị lực và hộ khẩu.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập.
  • Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn: Hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận sở hữu bất động sản/Giấy đăng ký ô tô [chính chủ].

Cách tính lãi suất mỗi tháng khi vay 1 tỷ

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thường sử dụng phương thức tính lãi suất áp dụng trên dư nợ giảm dần và theo dư nợ ban đầu. Và lãi suất được tính như sau:

Lãi suất theo dư nợ giảm dần giảm gánh nặng thanh toán cho người vay

Tính lãi theo dư nợ giảm dần

Tính lãi suất trên dư nợ giảm dần là tính lãi suất trên số tiền thực tế còn nợ và không tính đến số tiền gốc mà người vay đã thanh toán trước đó. Tính như sau:

Lãi vay tháng thứ n = [Dư nợ thực tế tháng thứ n x Lãi suất vay]/12 tháng

Nợ phải trả hàng tháng = Nợ gốc + Nợ lãi

Ví dụ: Nợ gốc 1.000.000.000 thời hạn vay 10 năm và lãi suất cố định 1%/tháng, được tính:

Tháng đầu tiên phải trả:

  • Tiền lãi tháng đầu = 1.000.000.000 * 1% = 10.000.000 đồng.
  • Tiền gốc = 1.000.000.000 ÷ 120 tháng = 8.340.000 đồng.

Tổng lãi + gốc tháng đầu = 10.000.000 + 8.340.000 = 18.340.000 đồng.

Tháng thứ hai phải trả:

  • Tiền lãi tháng thứ 2 = [1.000.000.000 – 8.340.000] * 1% = 9.916.600 đồng.
  • Tiền gốc = 1.000.000.000 ÷ 120 tháng = 8.340.000 đồng.

Tổng lãi + gốc = 9.916.600 + 8.340.000 = 18.256.600 đồng

Người vay cũng dựa vào cách tính của tháng thứ 2 để tính đối với tháng thứ 3 cho đến tháng 120.

Lãi suất tính theo dư nợ ban đầu

Với cách tính lãi theo dư nợ gốc, người vay sẽ phải thanh toán tiền lãi được tính trên số tiền vay ban đầu trong suốt thời hạn vay. Được tính:

Lãi vay tháng thứ n = [Dư nợ vay ban đầu x Lãi suất vay]/12 tháng

Nợ phải trả hàng tháng = Nợ gốc + Nợ lãi

Ví dụ: Số tiền vay 1 tỷ trong 120 tháng với lãi suất cố định là 1%/tháng, cụ thể mỗi tháng sẽ thanh toán:

  • Tiền lãi hàng tháng = 1.000.000.000 * 1% = 10.000.000 đồng.
  • Tiền gốc thanh toán = 1.000.000.000 ÷ 120 tháng = 8.340.000 đồng.

Tổng nợ phải trả hàng tháng = 8.340.000 +10.000.000 = 18.340.000 đồng.

5 Ngân hàng cho vay 1 tỷ trong 20 năm tốt nhất 2022

Dưới đây là top 5 ngân hàng cho vay thế chấp tài sản với lãi suất ưu đãi, gồm:

#1

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank

Lãi suất thấp

Editor's Rating
4.5

Xem thêm

Review nhanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank

Ngân hàng Agribank áp dụng chính sách lãi suất khá đa dạng, và ưu đãi nhất thị trường hiện nay. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của khách hàng và mục đích vay vốn của khách hàng

Hạn mức cho vay thế chấp phụ thuộc chủ yếu vào tài sản thế chấp, người vay có thể được cho vay tiền tới 85% giá trị của tài sản.

Hạn mức75% giá trị tài sảnLãi suất6%/nămKỳ hạn20 năm

So sánh

#2

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV

Kỳ hạn dài

Editor's Rating
4.2

Xem thêm

Review nhanh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV

BIDV là ngân hàng thuộc nhóm 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam, với tiềm lực về vốn và giá trị thương hiệu sẽ hỗ trợ tốt nhất nhu cầu tài chính.

Hạn mức vay cao tối đa lên đến 80% giá trị tài sản. Áp dụng mức lãi suất cạnh tranh trên dư nợ giảm dần, hình thức thanh toán nợ gốc linh động theo tháng/quý/năm. Thẩm định và giải ngân từ 3 – 5 ngày.

Hạn mức80% giá trị tài sảnLãi suất7.1%/nămKỳ hạn25 năm

So sánh

#3

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín – VietBank

Hạn mức cao

Editor's Rating
4.3

Xem thêm

Review nhanh Ngân hàng Việt Nam Thương Tín – VietBank

VietinBank mang đến nhiều sản phẩm vay thế chấp, đáp ứng được mọi nhu cầu cần nguồn vốn của khách hàng. Hỗ trợ hạn mức vay tối đa 90% giá trị tài sản.

Hỗ trợ nhiều loại tài sản đảm bảo khác nhau như sổ đỏ, sổ hồng, tài sản có giá trị cao,… Vietinbank áp dụng công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần.

Hạn mức90% giá trị tài sảnLãi suất7.5%/nămKỳ hạn20 năm

So sánh

#4

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank

Lãi suất linh động

Editor's Rating
4.2

Xem thêm

Review nhanh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank

Vietcombank cho vay với hạn mức và thời hạn hợp lý, dịch vụ vay thế chấp cho phép người vay khoảng 85% so với giá trị tài sản thế chấp trong thời gian kéo dài tối đa đến 25 năm.

Ngoài ra, Vietcombank còn áp dụng bảng lãi suất vay thế chấp ngắn hạn và trung dài hạn cho hai đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Hạn mức85% giá trị tài sảnLãi suất7,8%/nămKỳ hạn25 năm

So sánh

#5

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank

Đáo hạn khoản vay linh hoạt

Editor's Rating
4.0

Xem thêm

Review nhanh Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank

VPBank hỗ trợ đa dạng các gói sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với hạn mức vay cao, có thể lên tới 100% nhu cầu vay vốn.

Quy trình chấm điểm tín dụng và xét duyệt hạn mức cho vay khá dễ dàng, giúp khách hàng tiếp cận vốn vay nhanh chóng. Áp dụng chính sách tất toán, đáo hạn khoản vay linh hoạt.

Hạn mức80% giá trị tài sảnLãi suất7.9%/nămKỳ hạn25 năm

So sánh

So sánh top ngân hàng cho vay thế chấp có lãi suất thấp

Hình ảnh

1

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank

2

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV

3

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín – VietBank

4

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank

5

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank

Nhận địnhLãi suất thấpKỳ hạn dàiHạn mức caoLãi suất linh độngĐáo hạn khoản vay linh hoạtXếp hạng

4.5

4.2

4.3

4.2

4.0

Hạn mức75% giá trị tài sản80% giá trị tài sản90% giá trị tài sản85% giá trị tài sản80% giá trị tài sảnLãi suất6%/năm7.1%/năm7.5%/năm7,8%/năm7.9%/nămKỳ hạn20 năm25 năm20 năm25 năm25 nămChi tiếtXem thêmXem thêmXem thêmXem thêmXem thêm

Một số câu hỏi thường gặp

1. Sổ đỏ vay ngân hàng được bao nhiêu?

Tùy theo vào từng ngân hàng hay trên kết quả định giá mà hạn mức cho vay được ngân hàng xét duyệt tối đa có thể đến 70 – 80% giá trị tài sản cầm cố của người vay.

2. Bị nợ xấu ngân hàng thì tôi có thể vay thế chấp 1 tỷ được không?

Trong trường hợp khách hàng bị nợ xấu nhóm 2 thì sẽ còn có cơ hội được vay vốn thế chấp 1 tỷ tại ngân hàng, với điều kiện khách hàng không được đóng chậm quá 3 lần trong 12 tháng, hoặc trả chậm 2 lần liên tiếp trong năm.

3. Khách hàng vay thế chấp tài sản có phải mất chi phí gì không ?

Có, khách hàng vay sẽ phải đóng một số chi phí như: phí thẩm định giá tài sản, phí công chứng và lệ phí đăng ký thế chấp, các loại lệ phí này có biên lai đầy đủ, rõ ràng, các phí trên đều do nhà nước, công chứng quy định, trừ chi phí thẩm định giá nhà đất là do ngân hàng khách hàng đang vay sẽ quy định.

Chủ Đề