Ví dụ thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Mục lục bài viết

  • 1. Đầu tư nước ngoài là gì ?
  • 2. Vai trò đầu tư nước ngoài đối với quốc gia nhận đầu tư
  • 2.1 Vốn, công nghệ và kỹ thuật quản lý (chuyển giao nguồn lực)
  • 2.2 Tăng năng suất, thu nhập quốc dân và thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế
  • 2.3 Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước
  • 2.4 Tiếp cận với thị trường nước ngoài
  • 2.5 Tạo sự chuyển, đổi cơ cấu kinh tế trong nước
  • 3. Vai trò đầu tư nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • 4. Ngành nghề, địa bàn đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam
  • 5. Vai trò đầu tư nước ngoài đối với quốc gia của nhà đầu tư

Trả lời:

1. Đầu tư nước ngoài là gì ?

Trước đây , theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1996), sửa đổi, bổ sung năm 2000 định nghĩa “đầu tư nước ngoài” là “việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” (khoản 1 Điều 2).

Như vậy, việc bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh theo các hình thức được Luật này cho phép, thực chất chỉ là các quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, trong khi nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài khác như các doanh nghiệp đặt chi nhánh hay văn phòng đại diện hoặc các hoạt động đầu tư gián tiếp thì đều không được pháp luật điều chỉnh. Cho đến khi Luật Đầu tư (năm 2005) được ban hành thì phạm vi điều chỉnh mối được mở rộng thành các hoạt động đầu tư chung, gồm cả việc thực hiện đầu tư ở trong nước và của nước ngoài. Luật đã đưa ra định nghĩa “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốh bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (khoản 1 Điều 3).

Đến Luật Đầu tư năm 2014, khái niệm đầu tư, đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp nước ngoài đã không còn xuất hiện nữa mà chỉ còn duy nhất một khái niệm đó là “Đầu tư kinh doanh”.

Theo Luật đầu tư năm 2014 này, hoạt động đầu tư chính là “việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốh góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” (khoản 5 Điều 3). Định nghĩa nhà đầu tư nước ngoài trong Luật Đầu tư năm 2014 là “cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” (khoản 14 Điều 3).

Ta có thể chia vai trò đầu tư nước ngoài thành các nhóm sau:

2. Vai trò đầu tư nước ngoài đối với quốc gia nhận đầu tư

Đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nhận đầu tư thông qua việc mang lại những lợi ích sau đây.

2.1 Vốn, công nghệ và kỹ thuật quản lý (chuyển giao nguồn lực)

Đối với một nước lạc hậu, trình độ sản xuất thấp kém, năng lực sản xuất chưa được phát huy kèm với cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn thì việc tiếp thu được một nguồn vốn lớn, công nghệ phù hợp để tăng năng suất và cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý là một điều hết sức cần thiết vì công nghệ là trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số quốc gia đang phát triển. Khi đầu tư trực tiếp diễn ra thì công nghệ mới được du nhập vào nước nhận đầu tư, trong đó có cả một số công nghệ bị cấm xuất khẩu theo con đường ngoại thương; chuyên gia cùng với các kỹ năng quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công nghệ này, từ đó công chức, viên chức nhà nước, người lao động, doanh nghiệp bản địa có thể học hỏi kinh nghiệm của họ.

Những hoạt động chuyển giao công nghệ (bao gồm cả năng lực quản lý và marketing) khó đo lường hơn so với các luồng chảy vào và phần lớn việc chuyển giao đã diễn ra ở công ty mẹ ở nước ngoài và các chi nhánh của chúng. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tầm quan trọng của hoạt động chuyển giao công nghệ trong nội bộ các công ty như thế tùy thuộc vào những chuyển giao từ các phía khác nhau.

2.2 Tăng năng suất, thu nhập quốc dân và thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế

Công nghệ và trình độ quản lý được cải thiện đối với các ngành sản xuất thì việc tăng năng suất lao động là điều tất yếu. Không những thế, công nghệ tiên tiến còn cho ra nhiều sản phẩm hơn, có chất lượng cao, tính năng đa dạng, bền hơn với những mẫu mã đa dạng và tất nhiên giá thành sẽ rẻ hơn so với trước. Đây chính là hoạt động tăng nguồn cung nhưng thực ra cung tăng lên để đáp ứng lại lượng cầu cũng tăng lên rất nhanh do quá trình đầu tư tác động vào. Tốc độ quay của vòng vốn nhanh hơn, do vậy sản phẩm cũng được sản xuất ra nhiều hơn và tiêu thụ cũng nhiều hơn. Do sự tiêu thụ được tăng lên mà các ngành sản xuất, dịch vụ được tiếp thêm một luồng sức sống mới, nhân lực, máy móc và các nguyên vật liệu được đem ngay vào sản xuất, từ đó sức đóng góp của các ngành này vào GDP cũng đã tăng lên.

Việc có được những công ty có hiệu quả với khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới có thể đưa lại một sự khai thông quan trọng, tiềm tàng cho việc chuyển giao các kỹ năng quản lý và công nghệ cho các nước chủ nhà. Điểu này có thể xảy ra ở bên trong một ngành công nghiệp riêng rẽ, trong đó có những người cung ứng các đầu vào cho các chi nhánh nước ngoài, những người tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm của chi nhánh này và những đối thủ cạnh tranh của chúng, tất cả đều muốn lựa chọn những phương pháp kỹ thuật có hiệu quả hơn. Nó cũng có thể diễn ra một cách rộng rãi hơn trong nội bộ nền kinh tế thông qua sự tăng cường có kết quả công tác đào tạo, kinh nghiệm của lực lượng lao động và thông qua sự khuyến khích có thể có đôì vối các ngành hỗ trợ tài chính và kỹ thuật có khả năng dẫn tới sự hạ thấp toàn bộ chi phí công nghiệp. Đầu tư nước ngoài cũng góp phần cải thiện cán cân thanh toán, đặc biệt khi doanh nghiệp tại quốc gia nhận đầu tư tăng thu lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu.

2.3 Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước

Khi đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các thị trường vốn hiện có mà các nhà đầu tư trong nước chiếm giữ phần lớn thị phần, tuy nhiên ưu thế này sẽ không kéo dài đối với nhà đầu tư trong nước khi nguồn lực, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài vượt trội hơn. Chính vì vậy, muốn tồn tại, các nhà đầu tư trong nước phải đổi mới cả quá trình sản xuất của mình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bằng việc cải tiến công nghệ và nâng cao trình độ, phương pháp quản lý để có thể trụ vững trên thị trường đó. Đây chính là một trong những thử thách tất yếu của nền kinh tế thị trường đôì vối các nhà sản xuất trong nước, vối quy luật là không có kẻ yếu nào có thể tồn tại nếu không tự làm mình mạnh lên để tồn tại, phát triển trong cơ chế đó.

2.4 Tiếp cận với thị trường nước ngoài

Nếu như là trước đây khi chưa có FDI, các doanh nghiệp trong nước chỉ biết đến có thị trường trong nước, nhưng khi có FDI thì họ được làm quen với các đối tác kinh tê mới từ nước ngoài. Họ chắc chắn sẽ nhận thấy rất nhiều nơi cần cái họ đang có và ngược lại họ cũng đang cần những cái ỏ nơi đối tác đang có. Điều này dẫn tới nhu cầu phải tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước mà hệ quả của nó là có nhiều sản phẩm của một quốc gia được xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho đất nước, đồng thời cũng cần phải nhập khẩu một số loại mặt hàng mà trong nước đang cần. Việc trao đổi thương mại này sẽ lại thúc đẩy các công cuộc đầu tư quốc tế giữa các nước vối nhau. Như vậy, quá trình đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế có quan hệ biện chứng, là một quá trình luôn luôn thúc đẩy nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

2.5 Tạo sự chuyển, đổi cơ cấu kinh tế trong nước

Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước sở tại theo chiều hướng tích cực hơn, thường tập trung vào những ngành công nghệ cao có sức cạnh tranh như công nghiệp hay thông tin. Nếu quốc gia nhận đầu tư là một nước nông nghiệp thì sau một thời gian mở cửa cho FDI, trong cơ cấu kinh tế các ngành đòi hỏi cao hơn như công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên về tỷ trọng và sức đóng góp cho ngân sách, GDP và cho xã hội nói chung. Ngoài ra về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư nước ngoài có tác dụng giải quyết một số mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo đói, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, đưa những tiềm năng chưa khai phá vào quá trình sản xuất và dịch vụ và làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác nhau cùng phát triển.

Bên cạnh những lợi ích như đã nêu trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đi kèm với một số bất cập, rủi ro như tác động tiêu cực đến sức cạnh tranh của các ngành kinh tế trong nước; thông qua đầu tư, nước ngoài có thể can thiệp vào các hoạt động chính trị nội bộ hoặc rủi ro an ninh khi đầu tư nước ngoài kiểm soát các ngành công nghiệp, doanh nghiệp chiến lược hoặc mang lại hệ quả không tốt cho quốc gia nhận đầu tư khi nhà đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ lạc hậu, không thích hợp, gây ô nhiễm môi trường, làm tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt hoặc lợi dụng đầu tư để rửa tiền, tác động có hại đến văn hóa bản địa, sức khỏe và an toàn của ngưòi dân.

Chính vì vậy, nhìn chung không có quốc gia nào tuyệt đối hóa rằng đầu tư nước ngoài chỉ có lợi mà không chứa đựng rủi ro, tác động tiêu cực. Đổ tối ưu hóa các ích lợi và giảm thiểu các tác hại, các quốc gia áp dụng những biện pháp chính sách khuyến khích và điều tiết ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế, trong cả nội luật và các điều ước quốc tế mà họ ký kết.

3. Vai trò đầu tư nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài

Mục tiêu căn bản nhất của nhà đầu tư nước ngoài là tối đa lợi nhuận và tránh các rủi ro phát sinh khi đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

Mục đích kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp cũng như của một quốc gia thường là lợi nhuận và lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Do đó, một khi thị trường trong nước hay các thị trường quen thuộc bị tràn ngập những sản phẩm của họ và sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì họ buộc phải đầu tư sang nước khác để tiêu thụ số sản phẩm đó nếu muốn tiếp tục phát triển hoặc không bị phá sản. Trong khi đầu tư ra nước ngoài, họ chắc chắn sẽ tìm thấy ở nước sở tại những lợi thế so sánh so với thị trường cũ như giá lao động rẻ hay tài nguyên chưa bị khai thác nhiều. Hơn nữa, hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài có khả năng táng uy tín và sức cạnh tranh. Ngoài ra, một trong những mục tiêu mà nhà đầu tư nước ngoài có thể hướng tới là bán máy móc và công nghệ cũ kỹ lạc hậu hay bị hao mòn vô hình do thời gian với giá cao nhưng lại là mới đôì với nước nhận đầu tư (khi nước đầu tư là nước đang hoặc chậm phát triển).

4. Ngành nghề, địa bàn đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam

- Cư sở pháp lý: Khoản 1 và 2 Điều 16 Luật Đầu tư năm 2014.

Theo pháp luật Việt Nam, các ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm:

- Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;

- Sản xuất vật liệu mói, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

- Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;

- Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

- Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;

- Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giông cây trồng, giông vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;

- Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;

- Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;

- Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghê' nghiệp;

- Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học vê' công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới;

- Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

- Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;

- Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

- Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sỏ kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sỏ ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Cũng theo Khoản 3 Điều 16 Luật Đầu tư năm 2014 của Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam, Chính phủ có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư.

Ngoài ra, theo các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư năm 2014 Luật này, các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư khác là dự án đầu tư có quy mô vốh từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.

Các quốc gia đều đưa ra những biện pháp khuyên khích đầu tư nước ngoài trong nội luật của mình và đó là các cam kết được chính họ bảo đảm thực thi. Nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực và dự án đầu tư quan trọng có thể góp phần thúc đẩy việc thông qua những chính sách, quy định có lợi cho họ. Những quyền, bảo đảm trong hợp đồng với cơ quan nhà nước cũng là một phương thức mà nhà đầu tư nước ngoài dựa vào để giảm rủi ro pháp lý ở nước nhận đầu tư. Điều ưóc quốc tế ghi nhận cam kết bảo hộ quốc tế của nưốc nhận đầu tư, nếu áp dụng với nhà đầu tư nưốc ngoài và các khoản đầu tư của họ là một phần quan trọng của khung pháp lý an toàn ở nước đó.

5. Vai trò đầu tư nước ngoài đối với quốc gia của nhà đầu tư

Hình thức đầu tư trực tiếp ra nưóc ngoài là cách thức để một quốc gia có thể mỏ rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đốì với các quốc gia khác mà công dân, doanh nghiệp của mình đến đầu tư kinh doanh. Việc này có thể mang lại một số lợi ích cho quốc gia của nhà đầu tư, như: Quan hệ kinh tế, chính trị với nước nhận đầu tư được tăng cường; quan hệ thương mại với nước nhận đầu tư cũng có thể gia tăng và nhà đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi thị trường trong nước của quốc gia có nhà đầu tư, sản phẩm đó đang thừa mà nước sở tại lại thiếu; khai thác được các nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ngoài, giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động vì khi đầu tư sang quốc gia khác thì nước đó phải cần đưa sang những người hướng dẫn kỹ thuật, người quản lý hay còn gọi là các chuyên gia trong lĩnh vực đang thực hiện đầu tư; đồng thời, tránh được việc phải khai thác quá mức các nguồn lực trong nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm môi trường; có nguồn lợi nhuận của nhà đầu tư ở nước ngoài chuyển về nước.

Tuy nhiên, quốc gia mà nhà đầu tư có quốc tịch có thể gặp một số bất lợi như dòng vốh chuyển ra nước ngoài đáng lẽ có thể sử dụng hiệu quả hơn ở trong nước, các tác động tiêu cực khi có ngành công nghiệp chuyển ra nước ngoài, nhà máy đóng cửa, nhân công bị mất việc làm, mất nguồn thu thuế từ các khoản đầu tư chuyển ra nước ngoài. Quan hệ đầu tư đôi khi gây phức tạp thêm quan hệ ngoại giao khi có xung đột phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư.

Do đó, mỗi quốc gia có chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài khác nhau nhằm tối đa lợi ích và giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc đó. Ký kết các điều ước quốc tế về đầu tư là một biện pháp nhằm khuyến khích và bảo đảm an toàn pháp lý cho hoạt động đầu tư kinh doanh của công dân, doanh nghiệp của một nước ở nước khác.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sưtư vấn pháp luật đầu tư nước ngoàitrực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọisố: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).