Vi khuẩn uốn ván là gì

Thuốc được sử dụng để kiểm soát co thắt.

Benzodiazepine là điều trị cơ bản để kiểm soát co cứng và co thắt. Chúng ngăn chặn sự tái hấp thu của một chất ức chế dẫn truyền thần kinh nội sinh, axit gamma-aminobutyric [GABA], ở thụ thể GABAA.

Diazepam có thể giúp kiểm soát cơn co giật, giảm co cứng và gây ngủ. Liều dùng thay đổi và đòi hỏi phải tính toản chuẩn một cách tỉ mỉ và quan sát chặt chẽ. Các trường hợp nặng nhất có thể cần 10 đến 20 mg tĩnh mạch mỗi 3 giờ [không quá 5 mg/kg]. Các trường hợp ít nghiêm trọng hơn có thể kiểm soát được với diazepam uống 5 đến 10 mg mỗi 2 đến 4 h. Liều dùng thay đổi theo tuổi:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: 5 đến 10 mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 3 đến 4 giờ

  • Thanh thiếu niên: 5 mg tiêm tĩnh mạch, lặp lại mỗi 2 đến 6 giờ nếu cần [liều cao có thể được yêu cầu]

  • Người lớn: 5 đến 10 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 4 đến 6 h, khi cần thiết tăng lên đến 40 mg/giờ tĩnh mạch chậm

Diazepam được sử dụng rộng rãi nhất, nhưng midazolam [người lớn, 0,1 đến 0,3 mg/kg/giờ tiêm truyền tĩnh mạch, trẻ em 0,06 đến 0,15 mg/kg/h tiêm truyền tĩnh mạch] hòa tan trong nước và được ưu tiên trong điều trị kéo dài. Midazolam giảm nguy cơ nhiễm toan lactic do dung môi propylene glycol, cần thiết cho diazepam và lorazepam, và làm giảm nguy cơ tích tụ các chất chuyển hóa dài có hoạt tính có khả năng gây hôn mê.

Benzodiazepine có thể không ngăn ngừa được phản xạ co thắt và hô hấp có hiệu quả có thể cần đến việc khóa thần kinh cơ bằng vecuronium 0,1 mg/kg tiêm truyền tĩnh mạch hoặc các thuốc gây tê khác và thông khí cơ học. Pancuronium đã được sử dụng nhưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật Vecuronium không có tác dụng phụ đối với tim mạch nhưng lại có tác dụng ngắn. Thuốc có tác dụng lâu hơn [ví dụ như pipecuronium, rocuronium] cũng có hiệu quả, nhưng không có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nào được thực hiện.

Baclofen nội bào [a GABAA agonist] có hiệu quả nhưng không có lợi thế rõ ràng so với các thuốc benzodiazepine. Thuốc được tiêm tĩnh mạch liên tục; liều lượng hiệu quả dao động từ 20 đến 2000 mcg/ngày. Một liều thử nghiệm là 50 mcg được cho trước tiên; nếu đáp ứng không đủ, 75 mcg có thể được cho 24 giờ sau đó, và 100 mcg 24 giờ tiếp theo. Bệnh nhân không đáp ứng với 100 mcg không nên dùng truyền kéo dài. Hôn mê và ức chế hô hấp cần hỗ trợ bằng thở máy là những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Dantrolene [liều nạp 1,0 đến 1,5 mg/kg tiêm tĩnh mạch tiếp theo là truyền 0,5 đến 1,0 mg/kg mỗi 4 đến 6 giờ trong thời gian 25 ngày] làm giảm co thắt cơ. Dantrolene dùng bằng đường uống có thể được sử dụng thay cho liệu pháp truyền dịch trong vòng 60 ngày. Nhiễm độc gan và chi phí cao làm cho việc sử dụng thuốc còn hạn chế.

Gánh nặng bệnh tật do uốn ván gây nên vẫn đang hiện hữu từng ngày. Nhiều trường hợp bị uốn ván nguy kịch chỉ từ vết thương nhỏ như gà mổ, gai đâm, vỡ hạt tophi… và hầu hết người bệnh đều không nghĩ mình sẽ mắc uốn ván nên chủ quan trong điều trị, không đi tiêm phòng kịp thời và phải nhập viện khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng.


Đầu tháng 5 năm 2020, Khoa Cấp Cứu- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân nam Đỗ Xuân C., 62 tuổi, tiền sử gout mạn tính 20 năm. Trước vào viện 2 tuần, nhiều hạt tophi hai bàn chân bị vỡ tiếp xúc với bùn đất khi đi bừa ruộng. Nghĩ vết thương không nghiêm trọng, bệnh nhân ở nhà không điều trị gì. Bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu sau một tuần trong tình trạng: cứng hàm, đau vùng cơ căn hai bên, nói khó, nuốt khó tăng dần, thỉnh thoảng có cơn co giật căng cứng lưng, thời gian rất ngắn, vã mồ hôi, sốt cao liên tục 38-39 độ. Sau khi được khám và chẩn đoán, bệnh nhân được chuyển vào điều trị tại khoa Hồi sức truyền nhiễm. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, ra viện.

  Tranh vẽ nạn nhân uốn ván [ do hoạ sĩ Charles Bell vẽ năm 1809]

Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani phát triển tại vết thương gây ra. Thông thường trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ… Một số trường hợp phẫu thuật hay nạo phá thai trong điều kiện trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Trẻ em sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh, gọi là uốn ván sơ sinh.

Các triệu chứng của bệnh uốn ván được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân mình như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Co các cơ thắt lưng tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng. Co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp. Việc co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.

Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3- 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao. Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Gãy xương: thông thường sẽ bị co thắt cơ hoặc co giật những trường hợp nặng có thể bị gãy xương do những cơn co cứng gồng mình.

Co thắt thanh quản: gây khó thở, ngạt thở, suy hô hấp.

Động kinh: nếu nhiễm trùng lan đến não, cũng có thể gặp tình trạng như động kinh.

Viêm phổi: do hít vào dịch tiết của dạ dày, dẫn đến viêm phổi.

Thuyên tắc phổi.

Suy thận.

Để tránh bị uốn ván, sau khi bị vết thương nên đến cấc cơ sở y tế để tiêm phòng uốn ván kịp thời. Các thủ thuật, phẫu thuật phải được tiến hành ở các cơ sở đủ điều kiện vô trùng.

Bs. Lê Khánh Ninh - Khoa Cấp cứu

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp có tính nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh. Ai cũng có nguy cơ mắc uốn ván nên cần tìm hiểu về căn bệnh này để phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả nếu gặp phải.

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, có tỷ lệ tử vong cao do độc tốc mạnh của trực khuẩn uốn ván gây ra. Trực khuẩn này có tên gọi là Clostridium tetani. Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố protein mạnh là tetanospasmin do trực khuẩn Clostridium tetani tiết ra sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tổn thương não, hệ thần kinh trung ương, dãn đến cứng cơ và có thể gây tử vong nhanh.

Uốn ván là bệnh do trực khuẩn Clostridium tetanus gây nên

Tỷ lệ tử vong khi mắc uốn ván là rất cao, 25 – 90%, nhất là uốn ván ở trẻ sơ sinh, con số này lên tới 95%. Bệnh phân bố khắp các tỉnh thành trong cả nước, ai cũng có thể mắc và có thể gặp ở bất cứ mùa nào trong năm. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, nhất là khi không tham gia chương trình Tiêm chủng mở rộng thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao.

Thông thường các nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương, các vết rách, vết bỏng, do nhiễm bẩn hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn. Những cuộc phẫu thuật, thẩm mỹ, nạo phá thai được thực hiện trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh cũng có nguy cơ nhiễm uốn ván. Hoặc cả những trường hợp hoại tử bị nhiễm khuẩn cũng gây ra bệnh này.

Với trẻ sơ sinh, quy trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh khiến cho nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Những trường hợp này thường gặp ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, trong trường hợp đẻ rơi, đẻ rớt không kịp tới bệnh viện hoặc do chăm sóc trẻ sau sinh không đảm bảo.

Tuy nguy hiểm và dễ mắc nhưng thật may vì uốn ván không lây trường từ người sang người.

Nguyên nhân trực tiếp gây uốn vàn là sự xâm nhập của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani thông qua các vết thương, vết trầy xước… Trực khuẩn này thường có trong đất cát, phân gia cầm, phân trâu bò, dụng cũ phẫu thuật không được khử khuẩn kỹ… Chúng xâm nhập vào các vết thương, phát triển thành ổ nhiễm trùng và gây nên bệnh uốn ván rất nguy hiểm.

Ai cũng có nguy cơ bị uốn ván nhưng những đối tượng dưới đây dễ mắc hơn cả vì tiếp xúc thường xuyên với môi trường chứa trực khuẩn uốn ván:

  • Người làm việc trong các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • Người làm vườn.
  • Công nhân xây dựng.
  • Người dọn vệ sinh.
  • Bộ đội, thanh niên xung phong.

Cứng cơ hàm là biểu hiện đầu tiên của bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván không biểu hiện ngay mà thời gian ủ bệnh khá lâu. Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn là: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Mỗi giai đoạn bệnh lại có những biểu hiện khác nhau, giúp người bệnh có thể nắm bắt được tình trạng bệnh lý của mình.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ này được tính từ lúc có vết thương đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, có thể từ 3 – 21 ngày, với biểu hiện đầu tiên là cứng hàm. Có khoảng 15% trường hợp khởi phát bệnh trong 3 ngày từ khi bị thương, 10% trong 14 ngày. Trung bình thì bị thương 7 ngày sẽ có triệu chứng đầu. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.

Thời kỳ khởi phát

Giai đoạn này tính từ khi có biểu hiện đầu tiên là cứng hàm cho đến khi có cơn co giật đầu tiên hoặc có cơn co thắt hầu họng, thanh quản. Thời gian xuất hiện những biểu hiện này thường từ 1 – 7 ngày, nếu thởi gian khởi phát càng ngắn, dưới 48h thì bệnh càng nặng.

Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: mỏi hàm, khói nuốt, khó nhai, khó há miệng. Sau đó, sự co cứng này còn lan ra các cơ quan khác như co cơ mặt khiến nếp nhăn trán rõ hơn, hai chân mày cau lại; co cứng cơ gáy khiến cổ bị cứng và ngửa dần; co cứng cơ lưng; co cứng cơ bụng sờ vào có thể thấy rõ; co cứng cơ chi trên khiến tay luôn ở tư thế gập…

Những cơn co cứng này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó vận động. Ngoài ra, còn một vài biểu hiện khác nữa là sốt cao, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh…

Thời kỳ toàn phát

Đây là giai đoạn nặng của bệnh với nhiều triệu chứng rõ ràng, được tính từ khi có cơn co giật toàn thân, co thắt hầu họng, thanh quản đầu tiên đến khi bắt đầu lui bệnh. Thường thì giai đoạn này kéo dài 1 – 3 tuần với các biểu hiện như co cứng toàn thân, khó thở, tím tái, co cắt cơ vòng gây bí tiểu, bí đại tiện…

Những trường hợp nặng còn bị rối loạn thần kinh thực vật với những biểu hiện như da xanh tái, sốt cao 39 – 40 độ hoặc hơn, đờm dãi tiết nhiều, vã mồ hôi, tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp tim hoặc có thể ngừng tim.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất

Thời kỳ lui bệnh

Lúc này, các cơn co giật cũng như những biệu hiện khác đã bắt đầu thưa dần, nhẹ hơn, miệng đã có thể há rộng, phản xạ nuốt trở lại. Giai đoạn này thường kéo dài vài tuần hoặc hàng tháng tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào, lại rất dễ nhiễm nên việc phòng ngừa là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình.

Hiện nay, tiêm vắc xin được xem là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa uốn ván. Có nhiều loại vắc xin cho từng đối tượng, cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên ai cũng có thể và nên tiêm để ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm này.

Video liên quan

Chủ Đề