Vì sao bị viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp là biểu hiện viêm tại tuyến giáp mà trước đây là lành tính.

Viêm tuyến giáp gồm: viêm giáp cấp, viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm tuyến giáp xơ hóa Riedel.

+ Nguyên nhân do vi trùng xâm nhập từ vùng lân cận: viêm hầu họng, nhiễm trùng vùng đầu cổ, qua đường máu. Ở Việt Nam: vi trùng xâm nhập trực tiếp qua vùng cổ. Một số trường hợp viêm nhiễm hiếm có thể đưa đến áp xe lạnh như: giang mai, lao, nấm.

+ Bệnh nhân có các biểu hiện:

  • Sốt, lạnh run, đổ mồ hôi
  • Triệu chứng nhiễm trùng
  • Đau vùng tuyến giáp, khó nói, khó nuốt
  • Tổ chức viêm tại nơi vi trùng xâm nhập, áp xe hóa một bên hoặc cả hai bên, da trên bướu phù nề, ấm, hạch bạch huyết vùng cổ sưng to

+ Điều trị viêm tuyến giáp cấp bằng: kháng sinh nên chọn kháng sinh thế hệ III, giảm đau nonsteroid, chích rạch tháo mủ, bổ sung các vitamin cần thiết. Một số trường hợp điều trị các bệnh phối hợp nếu có hoặc bệnh thường khỏi không để lại di chứng.

Viêm tuyến giáp bán cấp còn được coi là viêm giáp do virus, thường xảy ra sau nhiễm virus vài tuần lễ. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân nữ ở độ tuổi khoảng 40-50 tuổi, xuất hiện H/C cúm, mệt đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng. Triệu chứng chung mà người bệnh hay gặp là: mệt, sút cân, đau mỏi cơ, sốt nhẹ. Bệnh đôi khi tự khỏi nên điều trị chủ yếu triệu chứng và tùy vào tình trạng bệnh có các phác đồ điều trị phù hợp.

  • Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto

Còn có tên là viêm giáp tự miễn, là bệnh tự miễn dịch, có thể suy giáp. Bệnh thường gặp ở nữ có tiền sử gia đình có bướu cổ, suy giáp, bệnh Basedow, Hashimoto, suy tuyến thượng thận mạn nguyên phát, ĐTĐ typ 1, viêm khớp dạng thấp, viêm vòi trứng tự miễn, bệnh tự miễn khác.

Bướu giáp có thể được phát hiện tình cờ:

  • To đều, cứng chắc, gồ ghề.
  • Kích thước không đều.
  • Không đau, di động khi nuốt, có thể có hạch ngoại vi nhưng ít gặp.

Bướu lớn có thể có dấu hiệu chèn ép và làm khán tiếng.

Bệnh được điều trị phụ thuộc vào cường độ suy giáp:

  • Tuyến giáp bé không có triệu chứng không cần điều trị
  • Tuyến giáp to, triệu chứng suy giáp rõ, điều trị giống suy giáp
  • Viêm tuyến giáp mạn tính xơ hóa Riedel

Bệnh được mô tả năm 1896, bệnh hiếm gặp, không có biểu hiện viêm, cũng không có biểu hiện tự miễn, có sự xâm nhập xơ toàn bộ tuyến giáp.

Bệnh thường gặp ở nữ từ 30 – 60 tuổi, tuyến giáp cứng do sự xâm lấn xơ. Xơ có thể xâm lấn vào phía trước cổ và cơ quan lân cận vận động cổ khó, hoặc xuất hiện chèn ép, khó thở, khó nuốt, không có triệu chứng sốt và hạch to. Có thể kết hợp hội chứng xơ hóa cơ quan khác: sau phúc mạc, trung thất, sau nhãn cầu.

Nếu không điều trị sẽ dẫn đến suy giáp khi xơ phát triển toàn bộ tuyến giáp, trường hợp nặng có thể chết vì biến chứng tại chỗ.

Người bệnh được điều trị bằng hormon thay thế, phẫu thuật cắt bỏ eo tuyến giáp giải phóng khí quản, cắt rộng thường nguy hiểm vì mô xơ xâm lấn vào các cơ quan lân cận.

1. Viêm tuyến giáp là gì

2. Triệu chứng của bệnh viêm tuyến giáp

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ

3. Tác hại của bệnh viêm tuyến giáp

4. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến giáp

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm tuyến giáp

5. Điều trị bệnh viêm tuyến giáp

6. Phòng chống bệnh viêm tuyến giáp

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

1. Bệnh viêm tuyến giáp là gì?

Viêm tuyến giáp là bệnh tổn thương tuyến giáp do nhiễm vi khuẩn, virus, thuốc hoặc miễn dịch… Bệnh có thể gây ra tình trạng suy giáp, cường giáp [nhiễm độc giáp] hoặc cả hai trường hợp. 

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh viêm tuyến giáp

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà viêm tuyến giáp có triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng phổ biến ở giai đoạn sớm là tuyến giáp sưng to ra, đôi khi đau và cảm giác bị căng, khô mắt và khô miệng. Tuy nhiên có loại viêm giáp không đau.

Các triệu chứng của viêm giáp cũng có thể khá giống với triệu chứng của bệnh cường giáp, bao gồm sụt cân, thèm ăn, tiêu chảy, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, nhịp tim nhanh, lo âu, nhạy cảm với cái nóng và run.

Bên cạnh đó, ở một giai đoạn của viêm giáp sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh suy giáp. Triệu chứng có thể là tăng cân nhưng cũng có thể thể chán ăn, táo bón, mệt mỏi, trầm cảm, nhạy cảm với lạnh, và yếu mệt.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bệnh viêm tuyến giáp nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể được ngăn chặn việc bệnh trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến nhiều hậu quả xấu, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. 

3. Tác hại của bệnh viêm tuyến giáp

Bệnh viêm tuyến giáp nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiệm trọng. Đầu tiên, bệnh gây ra việc tuyến giáp bị sưng to khiến cho người bệnh không chỉ bị mất thẩm mỹ mà còn có các hiện tượng khác như khó nuốt, khó thở,...

Ngoài ra, viêm tuyến giáp còn có nhiều triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh khiến cho họ trở nên mệt mỏi, không tập trung vào được mọi việc trong cuộc sống cũng như công việc. 

Viêm tuyến giáp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm tuyến giáp là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào tuyến giáp.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến giáp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến giáp. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào tuyến giáp. Đến nay y học vẫn chưa lý giải được tại sao hệ miễn dịch lại tấn công tuyến giáp. Một số nhà khoa học cho rằng vi khuẩn hoặc virus có thể kích hoạt đáp ứng này, trong khi số khác tin rằng có thể liên quan đến khiếm khuyết gen. Kết quả có thể dẫn đến lượng hormone tăng cao [cường giáp], theo sau là đợt sụt giảm hormone [suy giáp].

>>>Để hiểu rõ hơn về tình trạng hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, bạn có thể xem thông tin TẠI ĐÂY.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến giáp

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm tuyến giáp

  • Giới tính: nữ dễ bị viêm giáp Hashimoto hơn.
  • Tuổi tác: bệnh Hashimoto có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường nhất ở độ tuổi trung niên.
  • Di truyền: nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có người bị bệnh lý tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn khác.
  • Bệnh tự miễn khác: viêm khớp dạng thấp, tiểu đường tuýp 1, lupus ban đỏ toàn thân.

5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm tuyến giáp

Chẩn đoán

Để chuẩn đoán bệnh viêm tuyến giáp, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Hỏi bệnh và khám thực thể
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
  • Quét hạt nhân tuyến giáp và hormone kích thích tuyến giáp
  • Trong một số trường hợp có thể bổ sung: xét nghiệm kháng thể tuyến giáp, sinh thiết tuyến giáp.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi viêm tuyến giáp

Điều trị

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Những người được điều trị bằng hormone giáp có thể sẽ cần phải điều trị suốt đời.

Viêm giáp thầm lặng và viêm giáp bán cấp có thể biến mất mà không cần điều trị hoặc có thể cần thuốc kháng viêm. Còn đối với những người mắc bệnh Hashimoto sẽ một loại hormone giáp để thay thế nội tiết tố bị thiếu. Loại hormone này sẽ tổng hợp thay thế hormone tuyến giáp bị thiếu.

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tuyến giáp

Viêm giáp có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Khám tuyến giáp định kỳ: Viêm giáp thay đổi theo thời gian và bạn thường thay đổi từ trạng thái cường giáp sang suy giáp. Việc khám tuyến giáp định kỳ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Tìm hiểu về loại viêm giáp bạn mắc phải: Tìm hiểu xem bạn đang bị cường giáp hay suy giáp.
  • Uống thuốc theo quy định.

Khi thấy mình có các biểu hiện của bệnh viêm tuyến giáp, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, xác định bệnh và có hướng điều trị sớm. Hello Doctor cầu chúc khỏe mạnh đến với mọi người. Để đặt khám với các chuyên gia vui lòng gọi: 19001246 hoặc 0962 16.16.44.

Video liên quan

Chủ Đề