Vì sao cảng rốt-téc-đam là cảnh lớn nhất

Cảng Rotterdam là một trong những cảng biển lâu đời và lớn nhất ở châu Âu. Tuy đã đi qua thời hoàng kim với vị trí cảng sầm uất nhất thế giới giai đoạn 1962-1986 nhưng cảng Rotterdam vẫn được coi là một điểm phân phối hàng hóa quan trọng tại châu Âu do nằm giữa trung tâm dân cư và công nghiệp của châu Âu như vùng Ruhr, Paris và London.

Cảng Rotterdam hình thành từ năm 1283. Khởi nguồn từ một làng đánh cá nhỏ ở cửa sông Rotte, cảng đã trở thành một cảng biển lớn vào năm 1360 sau khi xây dựng một tuyến kênh nối tới Schie. Từ cảng ngày người ta dễ dàng tới các thành phố lớn ở phía bắc giúp các thành phố này phát triển hơn và tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá giữa Anh và Đức.

Ngày nay, cảng Rotterdam và khu công nghiệp thuộc cảng được quản lý và điều hành bởi Công ty quản lý cảng Rotterdam [PoRA]. Công ty này do nhà nước đóng góp 25% cổ phần, 75% còn lại do thành phố Rotterdam đóng góp.

Hiện tại, cảng Rotterdam nằm trên diện tích 10.500 ha, các khu công nghiệp thuộc cảng có diện tích 5.300 ha. Toàn bộ cảng trải dài trên 40 km, tổng chiều dài các cầu cảng là 89km. Trong cảngcòn có hệ thống đường ống dài 1.500 km. Bên cạnh đó là một tuyến đường sắt chạy qua sông Meuse kết nối phía nam Hà Lan với cảng Rotterdam.

Cảng Rotterdam buổi đêm

Tại cảng Rotterdam hệ thống kho chứa chất lỏng có dung tích 30 triệu m3, kho chứa dầu thô có thể chứa đến 12 triệu m3 cùng 6,7 triệu m3 dầu thành phẩm. Ngoài ra còn có các kho chứa độc lập các sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm hóa chất, và các loại dầu thực vật và chất béo.

Cảng cũng được trang bị 122 cầu cảng và 23 khu neo đậu, và có sáu tàu hoa tiêu và 29 tàu kéo. Hiện cảng có hơn 90 bến tàu trong đó 35 bến dành cho hàng hoá lỏng, 15 cho hàng rời khô và 17 bến đa năng.

Để xử lý hàng hóa container cảng Rotterdam sử dụng chín cảng bốc xếp. Các cảng này dành cho cả các tuyến nội địa, tuyến đường biển ngắn và cả cảng nước sâu. Ngoài ra còn 7 bến xếp dỡ hàng RORO cũng như các bến chuyên dụng khác.

Hệ thống cần trục tại cảng Rotterdam bao gồm 12 cần cẩu container, 22cần trục lớn, 25 cần cẩu nổi, 103 giàn cẩu container, và 162 cần cẩu đa năng.

Ngoài những cơ sở hạ tầng cũ, cảng cũng có kế hoạch xây dựng các bến mới. Năm 2008 kế hoạch xây dựng bến cảng Maasvlakte 2 đã được khởi động. Dự kiến chuyến tàu đầu tiên có thể cập bến vào năm 2013, đến năm 2014 thì chính thức hoàn thành.

Do là một hải cảng lớn nên tại cảng áp dụng ba cấp an ninh đáp ứng các tiêu chuẩn về Mã an ninh tàu và cảng biển quốc tế [ISPS].

Trung tâm điều hành và điều khiển cảng Rotterdam được trang bị những màn hình lớn để theo dõi và phân tích các hoạt động tại cảng.

Cảng còn trang bị một hệ thống X-ray kiểm tra hàng hóa trong các container với khả năng kiểm tra gần 150 container / giờ.

Trong tương lai, PoRA cũng có kế hoạch đầu tư khoảng 25 triệu € để mở rộng bến Botlek Tank. Khoảng 600.000 m³ cát sẽ lấp đầy góc phía tây nam của dock Botlek để tạo mặt bằng. Dự kiến công trình sẽ được khởi công vào năm 2011 và sẽ hoàn thành vào năm 2013.

Theo Maritime magazine

Cảng Rotterdam

Hà Lan nằm ở phía Tây Bắc châu Âu, phía Bắc và phía Tây giáp biển Bắc, phía Đông giáp nước Đức và phía Nam giáp Bỉ. Hà Lan hiện là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với mực nước biển trên thế giới. Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển. Điểm cao nhất của Hà Lan là Vaalserberg nằm ở phía Đông Nam, cao hơn Amsterdam 322,50m, đây cũng là góc giáp ranh của 3 nước là Hà Lan, Đức và Bỉ. Với vị trí tiếp giáp với biển, điểm nối giữa châu Âu và Vương quốc Anh, Hà Lan đóng vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hóa đường hàng hải giữa các nước trong khu vực châu Âu và các châu lục khác. Hiện tại, logistics chiếm tới 4,4% GDP và 12,5% tổng chi tiêu của quốc gia này.

Bên cạnh vị trí thuận lợi cho việc phát triển vận chuyển hàng hóa đường biển, chính sách kinh tế mở, ít can thiệp của Chính phủ Hà Lan cũng góp phần khiến cho các cảng biển của quốc gia dưới mực nước biển này trở thành điểm trung chuyển hàng hóa đầy hấp dẫn. Từ những năm 1980, Chính phủ đã rút lại các can thiệp về kinh tế của Nhà nước. Công nghiệp hóa, công nghiệp thực phẩm, lọc dầu và sản xuất thiết bị điện thống lĩnh trong lĩnh vực sản xuất. Từ thế kỷ XVI, Hà Lan đã hoạt động theo nền kinh tế thị trường, tự do hóa nền kinh tế – thương mại, có đội thương thuyền mạnh nhất thế giới. Thế kỷ XVII, Hà Lan là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới.

Tính đến thời điểm hiện nay, 51% tổng số các trung tâm phân phối tại châu Âu đều thuộc về quốc gia này, cao hơn rất nhiều so với các quốc gia cùng khu vực như Đức [11%] và Bỉ [18%]. Ngoài ra, trong số hơn 9.000 trung tâm phân phối của Hà Lan, có đến 2.000 trung tâm được đặt tại các quốc gia thuộc khu vực châu Âu. Hà Lan xếp thứ hai thế giới trong Chỉ số Hiệu quả Logistics toàn cầu của Ngân hàng Thế giới năm 2015 [dựa trên mức độ hiệu quả của các điều luật hải quan, chất lượng của phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng hiện đại, có áp dụng công nghệ cho các dịch vụ logistics và khả năng thanh toán nhanh chóng]. Ngoài ra, đội tàu vận tải của Hà Lan gồm có 7.000 chiếc, sở hữu quy mô lớn nhất và hiện đại nhất châu Âu. 79% container vận chuyển hàng hóa trong khối EU đều đi qua lãnh thổ Hà Lan.

Hệ thống giao thông phát triển cũng là một trong những điều kiện tiên quyết giúp Hà Lan trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường biển và logistics. Lượng hàng hóa đi vào châu Âu thông qua các cảng biển ở Hà Lan hiện đã lên tới 45%. Bên cạnh đó, Hà Lan cũng kiểm soát tới 90% lượng giao thông đường thủy trên sông Rhine – tuyến đường vận chuyển hàng hóa đường thủy lớn nhất châu Âu. Ngoài ra, số lượng tài xế xe tải mang quốc tịch Hà Lan cũng chiếm tới 1/3 tổng số tài xế xe tải toàn châu Âu.

Hà Lan hiện cũng đang sở hữu cảng Rotterdam – cảng tổng hợp lớn nhất thế giới. Hiện cảng chiếm tới 36% tổng lượng hàng hóa lưu thông bằng đường hàng hải vào châu Âu. Năm 2009, cảng Rotterdam được đánh giá là cảng container lớn thứ 10 của thế giới với lượng container lưu thông lên tới 10,8 triệu TEU, lượng hàng hóa lưu thông cũng đạt tới mức 430 triệu tấn trong năm 2010, đưa tổng doanh thu hàng năm của cảng lên tới 525 triệu Euro. Từ cảng biển Rotterdam, hàng hóa có thể đến với các trung tâm công nghiệp – kinh tế lớn ở Tây Âu trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Với vị trí đặc thù nằm trên diện tích 105km2. Cảng Rotterdam hiện trải dài trên một khoảng cách 40km [25 dặm]. Cảng Rotterdam được coi là trung tâm ELC của châu Âu [European Logistics Centre – Trung tâm cung cấp chuỗi cung ứng châu Âu]. Ngoài ra, Rotterdam cũng là điểm kết nối với các trung tâm công nghiệp lớn của toàn châu Âu như các khu công nghiệp luyện kim, hóa đầu, chế tạo thiết bị công nghệ cao… thông qua các hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy xuyên suốt toàn khu vực châu Âu. Việc tiếp giáp với các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như Đức, Pháp, Bỉ… khiến cảng tổng hợp Rotterdam là địa điểm đầy hấp dẫn cho các tập đoàn lớn chọn làm trung tâm trung chuyển hàng hóa và nguyên liệu sản xuất.

Cảng Rotterdam luôn dành mặt bằng ưu đãi và tạo ra nhiều công đoạn giá trị gia tăng logistics để thu hút các chủ hàng ngoại, các đơn vị kinh doanh logistics trong nước [như cung cấp thiết bị hiện đại, phương tiện, lao động tay nghề cao để sơ chế, lắp ráp, làm nhãn mác mới, đóng gói, phân loại, tái xuất…], đặc biệt ở các Distripark có nhiều doanh nghiệp chuyên về kho, bãi, phân phối hàng hóa khắp châu Âu và thế giới.

Để đạt được những thàng công như vậy, dựa trên nguyên tắc mang lại hiệu quả cao nhất cho quốc gia, Chính phủ Hà Lan đã vận dụng chính sách cung cấp toàn bộ cơ sở vật chất và hạ tầng cho các đơn vị tư nhân có nhu cầu sử dụng khai thác cảng biển. Đáp lại, các tập đoàn tư nhân hoàn toàn được toàn quyền khai thác dựa trên luật định quốc tế.

Các điểm tập kết và trung chuyển [Distripark] của các cảng logistics ở Hà Lan hoạt động dựa trên nguyên tắc là khu thương mại tự do đặc thù, trong đó các đơn vị kinh doanh có toàn quyền quyết định về phương pháp khai thác, trong đó có sử dụng, quản lý lực lượng lao động, bố trí quy trình công nghệ điều phối sản xuất sao cho phù hợp với luật pháp Hà Lan và quốc tế, đáp ứng đầy đủ quy định của hải quan.

Cảng biển Rôt-tec-đam là một hải cảng lớn của thế giới nằm ở quốc gia nào?

A. Liên Bang Nga

B. Hà Lan

C. I-ta-li-a

D. Anh

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Video liên quan

Chủ Đề