Vì sao chúng ta phải dùng bịch nilong

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, túi nilon hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng như sữa đậu nóng, nước ngô, nước canh, cơm… ở 78-80 độ C hoặc màng bọc nilon bị nóng chảy sau khi làm nóng thức trong lò vi sóng sẽ dễ dàng thôi nhiễm chất DOP [dioctin phatalat] vào thức ăn. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm. Qua tìm hiểu, những người bỏ mối túi nilon tại một số khu chợ lớn ở Hà Nội cho biết, mỗi ngày họ bán được khoảng 30-40kg túi, giá từ 2.300 - 4.500 đồng/lạng”. Những người thương lái cho biết: "Túi nilon đựng rau, thịt... ở chợ được sản xuất từ nhựa tái chế. Chỉ cần nhìn qua có thể nhận ra túi nào tốt, túi nào xấu, thậm chí sản xuất ở đâu”.

Túi nilon hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng như sữa đậu nóng, nước ngô, nước canh, cơm… ở 78-80oC hoặc màng bọc nilon bị nóng chảy sau khi làm nóng thức trong lò vi sóng sẽ dễ dàng thôi nhiễm chất DOP [dioctin phatalat] vào thức ăn.

Những người lấy túi nilon buôn này cho biết, họ thường lấy túi ở ngay trong Hà Nội như: Trung Văn, Từ Liêm, La Phù, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội và lấy ở các tỉnh lân cận Hà Nội như: Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng… Tuy nhiên, khi được hỏi chất lượng của các loại túi, những người kinh doanh này cho rằng, bản thân chị và không ít người tiêu dùng không quan tâm đến chất lượng của túi. Đây chính là nguy hiểm tiềm ẩn hủy hoại sức khỏe người tiêu dùng.

Nhiễm kim loại nặng cadimi, chì do sử dụng túi nilon

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phần lớn túi nilon tái chế gây nhiều nguy cơ nhiễm chì, cadimi cho người sử dụng. Túi nilon có 2 loại: Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người. Loại thứ hai [là loại chúng ta đang dùng phổ biến] chính là túi nilon tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng. Trong đó, thậm chí có cả hộp thùng sơn, lọ tẩy bồn cầu... Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì... [là những chất dẫn đến bệnh ung thư].

Nếu ăn thức ăn bị nhiễm lâu dài chất DOP [dioctin phatalat] từ nilong bị nóng chảy, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.

Theo PGS Thịnh, quá trình thôi nhiễm chất độc từ túi nilon diễn ra mạnh hơn khi chịu tác động lớn của nhiệt. Túi nilon hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng như sữa đậu nóng, nước ngô, nước canh, cơm ở 78-80oC sẽ khiến các chất phụ gia làm mềm, dẻo, dai túi nilon, gây phản ứng phụ và dễ dàng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn. Một trong những chất đó là chất DOP [dioctin phatalat] giống như hormon nữ, vì thế rất có hại cho nam giới và trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm. PGS Thịnh đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm nilon lên bề mặt thức ăn để hâm nóng trong lò vi sóng. Sau khi bị quay nóng trong lò vi sóng tới 300-500oC, các màng bọc nilon này bị chảy nhẽo và chất dẻo sẽ dính vào thức ăn.

Tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm nilon lên bề mặt thức ăn để hâm nóng trong lò vi sóng. Sau khi bị quay nóng trong lò vi sóng tới 300 - 500 độ C, các màng bọc nilon này bị chảy nhẽo và chất dẻo sẽ dính vào thức ăn

Chính vì thế, để sử dụng túi nilon an toàn, người dân nên chọn các loại túi không màu, có độ trong, bóng cao, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng, chua, cay...

PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đang nghiên cứu để tạo ra chất dẻo làm túi phối trộn giữa 60% nhựa thông thường với 30% lượng tinh bột [thường là bột mỳ]. Loại túi này chỉ mất 3-5 năm sẽ phân hủy được, không phải mất tới 500 năm như túi nilon tái chế đang dùng. Dự kiến, sản phẩm này sẽ có giá cao hơn túi nilon và sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.

Các loại bao nilon tiện dụng nhưng mang đến nhiều nguy hiểm, là vấn nạn môi trường nhức nhối của cả thế giới và Việt Nam. Ai cũng biết rằng cần phải loại bỏ chúng, nhưng đâu là giải pháp thay thế túi nilon thì không phải ai cũng biết? Hãy theo dõi bài viết sau để tìm được sản phẩm phù hợp, cùng chung tay bảo vệ môi trường ngay hôm nay!

Với ưu điểm mỏng, nhẹ và giá thành rẻ nên túi nilon [ni lông] được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, dùng đựng thực phẩm [rau, thịt cá…] lúc đi chợ hoặc đựng các sản phẩm khác khi đi mua hàng. Chúng có mặt từ các khu chợ, cửa hàng nhỏ đến các siêu thị, trung tâm thương mại lớn.

Mặc dù mang lại nhiều tiện ích, thế nhưng nhiều chuyên gia lại khuyến cáo không nên sử dụng túi ni lông bởi chúng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như môi trường. Cụ thể như:

Túi nilon [ni lông] chủ yếu được làm từ các hạt nhựa tổng hợp, nhựa tái sinh hay còn gọi là nhựa tái chế và một số phụ gia khác. Trong nhựa này có chứa các hóa chất như chất hóa dẻo, phẩm màu, cadimi, chì… Khi đựng thực phẩm, những chất này sẽ thôi nhiễm vào thức ăn gây hại tới sức khỏe con người.

Điều đáng nói là nhiều người còn sử dụng bao nilon để đựng các thực phẩm dạng nóng, nhiều dầu mỡ. Thói quen này cực kì nguy hiểm, bởi ở nhiệt độ cao, nilon sẽ giải phóng chất độc và nhiễm vào thực phẩm, gây ung thư, dị tật bẩm sinh và nhiều hệ luỵ khác cho con người.

Bên cạnh đó, việc xử lí các loại rác thải nhựa từ túi nilon theo hình thức đốt còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả cộng đồng. Bởi vì, ni lông khi đốt sẽ thải ra nhiều khí độc, trong đó có chất dioxin, furan… gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, gây bệnh ung thư.

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà các loại bao bì nilon còn được ví là “thảm họa” gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng trăm, hàng triệu chiếc bao nilon được thải ra ngoài môi trường, gần 1/3 trong số rác thải này không được thu gom và xử lí.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cho biết túi nilon phải mất từ 500 – 1000 năm mới bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Và hậu quả dẫn đến chính là lượng rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi gây ô nhiễm nặng nề, tạo điều kiện để cho các loại dịch bệnh sinh sôi và phát triển.

Chưa kể, sự tồn tại của túi nilon còn làm thay đổi tính chất vật lí của đất, gây xói mòn, mất dinh dưỡng khiến cây trồng khó phát triển. Bao nilon nếu vứt xuống môi trường nước còn làm tắc nghẽn, gây ứ đọng nước thải và ngập úng, ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới nước.

Với những tác hại nghiêm trọng của túi ni lông đối với sức khỏe và môi trường, con người đang hướng tới loại bỏ chúng hoàn toàn. Bắt đầu từ việc loại bỏ thói quen dùng bao nilon, thay vào đó chỉ sử dụng các sản phẩm làm từ chất liệu thân thiện như giấy, tre, nứa, vải…

Nếu bạn chưa biết lựa chọn đồ dùng nào để thay thế bao nilon, hãy note ngay những sản phẩm tiêu biểu nhất dưới đây:

Có thể nói, dùng các loại túi giấy là giải pháp thay thế túi nilon hiệu quả nhất. Các loại túi này được làm từ bột giấy tự nhiên, thường là giấy kraft. Người ta sử dụng chúng làm túi mua sắm, bao bì sản phẩm, túi đựng thực phẩm [bánh mì, thức ăn nhanh…].

So với bao bì ni lông thì các loại túi bằng giấy an toàn với sức khỏe hơn. Nhờ thành phần chính là bột giấy, không chứa chất độc hại, có thể tái chế. Túi phân hủy trong môi trường đất chỉ 2 – 3 tháng, thân thiện với hệ sinh thái.

Đặc biệt, với các thực phẩm nóng, nhiều dầu mỡ thì sử dụng túi giấy sẽ đảm bảo an toàn so với các túi nilon. Thế nhưng, một nhược điểm nhỏ ở túi giấy chính là dễ thấm nước, dễ rách và chịu trọng lượng kém.

Mặc dù cũng là nhựa nhưng các loại hộp nhựa lại được xem là sự thay thế cho các túi ni lông kém an toàn. Các loại hộp đựng này được làm từ nhựa định hình, sở hữu nhiều ưu điểm khác biệt về độ an toàn để làm bao bì đóng gói sản phẩm tốt nhất.

Hộp tròn đựng cháo

Những chiếc hộp được thiết kế với đủ mẫu mã, kiểu dáng, phục vụ cho nhiều nhu cầu như đựng thực phẩm, đồ ăn chế biến sẵn, đựng bánh kẹo, hoặc các sản phẩm khác [giày, dép]. Kết hợp chiếc nắp đóng kín, cho khả năng bảo quản tối ưu.

Bên cạnh đó, nhựa này có ưu điểm trong suốt, độ bóng nhẵn cao nên tăng giá trị cho sản phẩm đựng bên trong. Khách hàng sẽ cảm thấy an toàn, vệ sinh hơn khi mua hàng được đóng gói trong những chiếc hộp nhựa này.

Đặc biệt, nhựa định hình có thể sử dụng lại, cũng như tái chế thành các đồ dùng khác một cách hiệu quả. Chính vì vậy, sẽ góp phần hạn chế tình trạng rác thải nhựa như túi nilon, khắc phục các vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Túi bằng vải bố đang ngày càng được ưa chuộng vì những tính năng ưu việt mà chúng mang lại. Do vậy, túi vải bố được làm túi xách thay thế cho túi nilon truyền thống để đựng đồ khi đi chợ, đi học hay đi làm.

Không chỉ mềm nhẹ, bền chắc mà những chiếc túi vải bố còn được làm từ nguyên liệu là sợi thiên nhiên, cực an toàn với sức khỏe và môi trường sống. Túi có độ bền cao, chịu lực tốt, dễ dàng gấp gọn bảo quản khi không sử dụng.

Một ưu điểm nữa khó lòng bỏ qua chính là thời gian tiêu hủy ngắn [ 2 – 3 năm], dễ dàng phân hủy trong đất kể cả khi đốt cháy, túi vải bố được xem là giải pháp thay thế túi nilon để bảo vệ môi trường.

Từ rất lâu, ông cha ta đã biết sử dụng tre, nứa để làm các sản phẩm mỹ nghệ dùng trong sinh hoạt. Bởi vì các sản phẩm làm từ tre, nứa vừa gần gũi, tự nhiên, vừa thân thiện với môi trường. Vậy nên, ngày nay, mọi người đã chuyển sang các vật dụng làm từ chất liệu này để thay thế túi ni lông.

Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm thay thế cho các bao nilon để đi chợ, đựng các vật dụng khác thì các loại giỏ đan từ tre, nứa là một gợi ý tuyệt vời. Thiết kế quai xách tiện lợi, dễ dàng cầm xách mang đi.

Xu hướng bao bì đang ưu tiên cho những sản phẩm có chất liệu từ thiên nhiên. Trong đó, chất liệu cói đang được ưa thích với các sản phẩm điển hình như làn cói, túi cói, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng.

Các loại làn, túi được làm từ dây cói có trọng lượng rất nhẹ. Hơn nữa, dây cói cũng rất dễ đan lát, tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, chất liệu cói có tính thoáng khí, hút ẩm cực tốt. Bạn có thể sử dụng làn cói để đi chợ, đựng các đồ đạc, vật dụng khác.

Các loại túi hút chân không được làm từ nhựa nguyên sinh, có thể tái sử dụng nên thân thiện cho môi trường hơn bao nilon. Vậy nên, chúng được sử dụng nhiều tại các gia đình, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm.

Loại túi này được thiết kế với van hút khí một chiều, dễ dàng rút sạch không khí bên trong túi. Từ đó, giảm thiểu tình trạng vi khuẩn, nấm mốc phát triển làm hư hỏng sản phẩm. Đồng thời tăng thời gian bảo quản thực phẩm dài gấp 3 – 5 lần mà vẫn giữ nguyên độ tươi ngon.

Hẳn là bài viết trên đã cho bạn nhận ra được những tác hại của bao bì ni lông cũng như tìm kiếm được giải pháp thay thế túi nilon hiệu quả. Ngay từ bây giờ, hãy vì một môi trường xanh sạch đẹp mà loại bỏ thói quen dùng túi ni lông nhé!

4.3 4 votes

Article Rating

Video liên quan

Chủ Đề