Vì sao indonesia thay đổi thủ đô

Thủ đô mới của Indonesia nằm ở phía đông đảo Kalimantan sẽ được đặt tên là Nusantara, giới chức nước này tiết lộ hôm 17/1.

  • COVID-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới khả năng vận động của người trên 50 tuổi

  • Nga-Mỹ ‘hụt hơi’ trong nỗ lực giải quyết căng thẳng Ukraine bằng giải pháp ngoại giao

  • Bệnh nhân COVID-19 bị tổn thương não nghiêm trọng hơn người mắc Alzheimer

Quang cảnh khu vực xung quanh Kutai Kartanegara, địa điểm được chính phủ đề xuất cho thủ đô mới của Indonesia. Ảnh: AFP

Theo kênh CNA, Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Suharso Monoarfa cho biết tên gọi Nusantara trong tiếng Indonesia có nghĩa là “quần đảo” và Tổng thống Joko Widodo là người là chỉ đạo đặt tên này cho thủ đô mới.

“Tôi vừa nhận được xác nhận và chỉ đạo trực tiếp từ tổng thống, cụ thể là vào hôm 14/1. Ông ấy nói thủ đô mới sẽ tênlà Nusantara. Lý do là vì Nusantara đã được biết đến từ lâu, mang tính biểu tượng quốc tế, đơn giản và có thể mô tảquần đảo của chúng tôi, Cộng hòa Indonesia. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đồng ý với cái tên Nusantara”, ông Monoarfa phát biểu trong cuộc họp với ủy ban đặc biệt về việc thành lập thủ đô mới.

Song một số thành viên của ủy ban này cho biết tên Nusantara có thể gây nhầm lẫn vì nó là một từ dùng để mô tả cả đất nước. Có một số người đề nghị gọi thủ đô mới là Cơ quan hành chính đặc biệt Nusantara để tránh nhầm lẫn.

Ông Monoarfa tiết lộ giới chức đã tham khảo ý kiến của các nhà ngôn ngữ học và sử học. Họ đã đề xuất khoảng khoảng 80 cái tên lên tổng thống, bao gồm Negara Jaya [đất nước vinh quang], Nusantara Jaya [quần đảo vinh quang] và Nusa Karya [tạo ra quê hương]. Hiện Indonesia vẫn chưa quyết định coi thủ đô mới là tỉnh hay thành phố. Tuy nhiên, giới chức trong cuộc họp cho biết thủ đô này phải tương đương cấp tỉnh.

Vào năm 2019, Tổng thống Joko Widodo đã tuyên bố sẽ dời thủ đô của đất nước từ siêu đô thị Jakarta đến khu vực Penajam Paser Utara và Kutai Kartanegara ở tỉnh Đông Kalimantan. Động thái này được cho là cần thiết để “cứu” thành phố Jakarta đang lún dần với các tình trạng như ô nhiễm môi trường, dân số quá đông đúc, tắc nghẽn giao thông. Bên cạnh đó, việc phát triển Kalimantan cũng như khu vực phía đông của Indonesia, cũng được coi là yếu tố quan trọng bởi phần lớn hoạt động kinh tế của đất nước tập trung ở đảo Java, nơi tọa lạc của thủ đô Jakarta.

Việc xây dựng thủ đô mớitrị giá 32 tỷ USD dự kiến được triển khai vào năm 2020. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã buộc các nhà chức trách phải tạm hoãn dự án.

Cuộc thảo luận về thủ đô mới tiếp tục diễn ra vào năm ngoái và nhà điêu khắc nổi tiếng người Bali Nyoman Nuarta đã được công bố là người thiết kế Cung điện nhà nước. Trên tài khoản Instagram vào đầu tháng này, ông Nuarta cho biết Tổng thống Widodo đã phê duyệt thiết kế cuối cùng lấy cảm hứng từ loài chim thần thoại Garuda, biểu tượng của Indonesia.

Kalimantan, cách Jakarta khoảng 1.000km. Giới chức cho biết dù chuyển thủ đô, nhưng Jakarta vẫn sẽ là trung tâm thương mại và tài chính của quốc gia. Dự kiến, phần lớn trong số gần 10 triệu cư dân vẫn sẽ ở lại Jakarta.

Tỉnh Kalimantan cũng là nơi có các hoạt động khai thác mỏ lớn và có diện tích rừng mưa nhiệt đới lớn. Khu rừng này là nơi sinh sống của loài đười ươi đang nằm trong sách đỏ. Chính phủ cho rằng thủ đômới sẽ được xây dựng trên khu đất do nhà nước quản lý, gần các trung tâm đô thị Balikpapan và Samarinda, đồng thời nói rằng sẽ không làm ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên xung quanh. Giới chức khẳng địnhsẽ không gây hại tới bất kỳ khu rừng nào, thay vào đó sẽ phục hồi chúng.

Nhưng có những lo ngại rằng số lượng người sống trên đảo ngày càng tăng sẽ có những tác động nghiêm trọng tới môi trường, bao gồm cả môi trường sống của rừng mưa nhiệt đới. Các nhà môi trường cảnh báo rằng việc di dời cần phải được xử lý cẩn trọng nếu khôngsẽ gâythiệt hại về mặt sinh thái chỉ để tạo ra một khu vực khác.

Hải Vân/Báo Tin tức

Đường sắt ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc bị ‘tắc’ tại Thái Lan

Kế hoạch của Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á chạy qua bán đảo Trung Ấn [Đông Dương] đang gặp phải trở ngại lớn, khi phần dự án tại Thái Lan bị ách lại do khác biệt về ưu tiên, lợi ích giữa hai nước.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Indonsia,
  • chuyển thủ đô,
  • tên thủ đô mới,
  • Nusantara,

Quốc hội Indonesia ngày 18/1 phê chuẩn luật dời thủ đô từ Jakarta đến thành phố mới có tên Nusantara thuộc tỉnh Đông Kalimantan. Luật này sẽ tạo khuôn khổ pháp lý cho dự án khổng lồ trị giá hơn 32 tỷ USD của Tổng thống Joko Widodo, vạch ra cách thức cấp vốn và quản lý quá trình phát triển thủ đô mới tại khu vực nhiều rừng rậm trên đảo Borneo.

Andrinof Chaniago, cựu lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Phát triển Quốc gia Indonesia, người tham gia lập phương án di dời thủ đô, nói rằng kế hoạch này là rất cần thiết.

Bukit Soeharto, một vùng rừng nằm giữa huyện Penajam Paser Utara và Kutai Kartanegara, thuộc tỉnh Đông Kalimantan, nơi sẽ là trung tâm thủ đô mới của Indonesia. Ảnh: Nikkei Asia.

Một trong những lý do ông viện dẫn để bảo vệ quyết định chuyển thủ đô đến Kalimantan là Jakarta, thủ đô hiện tại của Indonesia, đã phát triển quá mức. Thành phố không còn đủ khả năng cung cấp các dịch vụ thiết yếu như giao thông công cộng, quản lý chất thải, quản lý sông ngòi và nhà ở công cộng.

"Nhiệm vụ trở nên nặng nề vì tỷ lệ gia tăng dân số ở khu vực Đại Jakarta khá cao, trên mức trung bình của cả nước và nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa", ông cho hay.

Theo cuộc điều tra dân số do Cục Thống kê Trung ương Indonesia thực hiện vào năm ngoái, dân số Jakarta là 10,56 triệu người, tăng khoảng 10% so với một thập kỷ trước đó.

Với tốc độ phát triển chóng mặt, Jakarta ngày càng thiếu khoảng xanh và không gian công cộng. "Đây là đặc điểm của một thành phố không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của cư dân", Andrinof nói, thêm rằng dời đô để giảm áp lực gia tăng dân số, đô thị hóa và di cư cho Jakarta cùng các thành phố xung quanh là điều cấp thiết.

Khoảng 58% trong 272 triệu dân Indonesia sống trên đảo Java, chủ yếu tập trung ở phía tây đảo và khu vực Đại Jabodetabek, gồm Jakarta, Bogor, Depok, Tangerang và Bekasi.

Nếu dân số tiếp tục tăng ít nhất 1,5% mỗi năm, tới 2060, hòn đảo sẽ chứa tới 300 triệu người và họ sẽ phải đối diện với những nguy cơ lớn về thiếu nước sạch cũng như tình trạng hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa.

Khi công bố kế hoạch di dời thủ đô trong bài phát biểu trước cả nước hồi tháng 8/2019, Tổng thống Widodo nêu rõ các mối lo ngại của chính quyền như những gì Andrinof giải thích.

"Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi kết luận vị trí lý tưởng nhất cho thủ đô mới là một phần của vùng Bắc Penajam Paser và một phần của Kutai Kartanegara", ông cho hay.

10 ngày sau, ông thông báo trụ sở mới của chính phủ sẽ được xây dựng ở Đông Kalimantan, giữa những khu rừng mưa nhiệt đới rậm rạp, ẩm ướt ở rìa phía đông đảo Borneo, nơi sinh sống của nhiều bộ tộc bản địa.

Nhưng không phải ai cũng vui mừng với quyết định của Tổng thống Widodo. Đứng trên mảnh đất gia đình mình đã sinh sống qua nhiều thế hệ, Jubein Jafar lo ngại ông sẽ sớm phải bỏ nhà để nhường đất xây dinh tổng thống.

Jubein, 55 tuổi, một lãnh đạo bộ tộc bản địa Dayak, hoan nghênh kế hoạch dời đô từ Jakarta sang Borneo, song ông không chắc tương lai sẽ ra sao với các thành viên bộ tộc, những người đã sống trên mảnh đất này từ lâu nhưng không thể chứng minh quyền sở hữu.

Jubein cũng là tù trưởng bộ tộc Paser Balik ở Pemaluan, ngôi làng thuộc vùng Bắc Penajam Paser, tỉnh Đông Kalimantan. Andrinof khẳng định dù tiến hành kế hoạch dời đô, chính phủ Indonesia sẽ bảo vệ quyền của người dân bản địa theo yêu cầu của luật pháp.

Các tòa nhà tại thủ đô Jakarta của Indonesia hồi tháng 8/2021. Ảnh: Reuters.

Cựu lãnh đạo này nhận định kế hoạch dời đô sẽ gặp nhiều thuận lợi, do dân cư tại khu vực này hiện vẫn thưa thớt. Bộ Kế hoạch và Phát triển Quốc gia Indonesia ước tính đến năm 2045, khi thủ đô mới hoàn thành, vùng Bắc Penajam Pase sẽ có dân số khoảng 1,9 triệu người, gấp khoảng 10 lần quy mô hiện nay. Dân số tỉnh Đông Kalimantan sẽ tăng từ 3,7 triệu lên 11 triệu.

Suharso Monoarfa, Bộ trưởng đương nhiệm của Bộ Kế hoạch và Phát triển Quốc gia Indonesia, cho biết trong hơn 32 tỷ USD vốn xây dựng dự án, chưa đầy 20% sẽ được phân bổ từ ngân sách nhà nước. Phần còn lại đến từ khu vực tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài.

Với quy mô và chi phí của dự án, nhiều người đang hoài nghi liệu nó có thể bị đình trệ giữa chừng hay không. Ngoài ra, không ít người cũng đặt câu hỏi liệu các chính quyền trong tương lai có quyết tâm tiến hành dự án đến cùng hay không, sau khi Tổng thống Widodo mãn nhiệm vào năm 2024.

Các nghị sĩ Indonesia nói rằng động thái thông qua luật dời đô sẽ giúp giảm bớt những lo ngại như vậy.

Bộ Kế hoạch và Phát triển Quốc gia Indonesia đặt mục tiêu chuyển quy chế thủ đô từ Jakarta sang thành phố mới trong nửa đầu năm 2024, trước khi Tổng thống Widodo rời nhiệm sở. Tuy nhiên, quá trình xây dựng thành phố có thể mất đến hai thập kỷ.

Chính quyền chọn tên thủ đô mới là Nusantara, tiếng Java có nghĩa là quần đảo Indonesia, nhằm nhấn mạnh phương châm "đoàn kết trong sự đa dạng" của đất nước.

Theo Bộ trưởng Suharso, mục tiêu là xây dựng trụ sở chính phủ tại một địa điểm trung lập hơn, cách xa trung tâm quyền lực truyền thống ở Java, và làm như vậy sẽ phản ánh đa dạng của các dân tộc sống trên quần đảo rộng lớn Indonesia.

"Điều quan trọng nhất chúng tôi phải ghi nhớ khi bàn về thủ đô mới, dù trong bối cảnh nào, đó là luôn lấy đất nước Indonesia làm trung tâm, không phải Kalimantan hay Java", Suharso nhấn mạnh trong một tuyên bố từ Bộ.

Nhưng một nhóm hoạt động địa phương đã đặt dấu hỏi về chính sách thực tế của chính phủ, nói rằng người dân bộ lạc Balik cảm thấy họ đã bị gạt ra khỏi các cuộc thảo luận về dự án.

Merah Johansyah, điều phối viên quốc gia của nhóm Mạng lưới Vận động Khai thác [JATAM], cho rằng chính phủ đã không quan tâm và nghiên cứu đầy đủ về tác động của đại dự án dời đô đối với người dân bản địa ở Bắc Penajam Paser và vùng lân cận.

Trong khi đó, các nghị sĩ tại Hạ viện Indonesia [DPR] đang tranh luận về những ưu nhược điểm của dự án.

Nghị sĩ đối lập Mardani Ali Sera cho rằng hoạt động chặt phá rừng ở Kalimantan để xây dựng thủ đô mới ngay từ đầu đã không phù hợp với các cam kết toàn cầu về giải quyết biến đổi khí hậu. Chính trị gia đảng Công lý Thịnh vượng cho rằng không nhất thiết phải dời đô trong thời đại công nghệ kỹ thuật số hiện nay và kế hoạch này gây lãng phí tiền bạc.

"Mọi người không còn nhìn nhận mọi thứ ở dạng vật chất nữa, họ quan tâm hơn đến tính mạng lưới. Chi phí xây dựng quá lớn, chúng tôi sợ nó không khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật", ông nói.

Ngoài ra, dự án còn tiềm ẩn rủi ro bị đình trệ hoặc vấp phải các sự cố phát sinh trong quá trình thực hiện, Mardani cho hay, lấy dẫn chứng từ dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung do Trung Quốc hậu thuẫn. Theo kế hoạch ban đầu, dự án này không sử dụng ngân sách nhà nước, nhưng chính phủ Indonesia cuối cùng vẫn phải chi công quỹ để bù chi phí đội giá cho dự án bị ví như "bom hẹn giờ" với đất nước.

"Dự án này không có gì phải vội vàng và không quá cần thiết. Do đó, việc thúc đẩy kế hoạch là không hợp lý", ông nhận xét.

Đề xuất di dời thủ đô khỏi Jakarta từng được nhiều đời tổng thống Indonesia đưa ra. "Đây đã là một ý tưởng và chương trình lâu đời, Tổng thống Widodo chỉ tiếp nối nó", nghị sĩ Arif Wibowo, người ủng hộ dự án dời đô, bình luận.

Đối với cựu bộ trưởng Andrinof, ông coi những lo ngại về dự án là phản ứng tự nhiên trước các chính sách lớn của chính phủ. "Các nghị sĩ được tự do giải thích với công chúng về những ý tưởng và quan điểm của chính phủ. Hãy minh bạch nhất có thể", ông nói.

Đối với những người ủng hộ, dự án phải thân thiện với cả môi trường và người dân trong các cộng đồng bị ảnh hưởng xung quanh. Thủ đô mới phải là một thành phố đẳng cấp quốc tế, có lợi cho tất cả mọi thực thể. Theo quan điểm của Andrinof, điều đó có nghĩa là thành phố cũng phải thân thiện với thực vật và động vật bản địa, cả trên cạn và dưới nước.

"Đây là những điều chúng ta phải chú ý", Andrinof nói.

Trong lúc các bên còn tranh luận, một cuộc chạy đua thâu tóm đất đai và các nguồn lực kinh tế tại khu vực xây dựng thủ đô mới đã diễn ra. Các nhà đầu cơ đất, chủ yếu đến từ những khu vực khác, đã tới xem và mua lại gần như tất cả đất ở khu vực thủ đô mới.

"Ngay cả các khu vực ven biển Bắc Penajam Paser cũng đã được một người nổi tiếng từ Jakarta sở hữu", Pradarma Rupang, nhà hoạt động của JATAM ở Đông Kalimantan, cho biết. Theo ông, giới tinh hoa của Jakarta cũng có thể nhận được nhiều lợi ích kinh tế lớn từ dự án này.

"Ngay sau khi Tổng thống tuyên bố dời thủ đô đến Kalimantan trước quốc hội, các đại gia bất động sản như Agung Podomoro đã lập tức đăng quảng cáo thu mua đất trên nhật báo Kompas", ông nói.

Theo Andrinof, việc các doanh nghiệp và giới đầu cơ đất đai nổi lên xung quanh dự án gọi vốn xây dựng thủ đô mới là điều đương nhiên vì các doanh nhân luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư.

"Giống như ở đâu có đường, ở đó có kiến. Điều quan trọng là chúng ta phải điều chỉnh họ để hoạt động kinh doanh của họ không gây thiệt hại cho người dân", ông lưu ý.

Nhưng tuyên bố của Andrinof không thể xoa dịu nỗi bất an của những người dân địa phương ở Đông Kalimantan.

Merah, điều phối viên quốc gia từ JATAM, cho rằng các nhà quy hoạch đã bỏ qua thực tế rằng khu vực được chọn làm thủ đô mới rất dễ bị thiếu nước. Nếu bùng nổ dân số, nhu cầu sử dụng nước sạch sẽ chỉ tăng lên.

Merah, người gốc Đông Kalimantan, cho rằng chính phủ lẽ ra nên tham khảo nghiên cứu về nguồn nước của Viện Nghiên cứu Môi trường Chiến lược [KLHS] trước khi đưa ra quyết định. "Nhưng đó không phải cách mọi thứ diễn ra. Họ quyết định địa điểm đặt thủ đô mới và tiến hành nghiên cứu sau", Merah nói.

"Vấn đề cung cấp nước chỉ là một phần nhỏ của bức tranh, còn việc làm thì sao? Họ có nghiên cứu về việc thay đổi mục đích sử dụng đất sẽ tác động đến công ăn việc làm của người dân thế nào không?", Merah đặt câu hỏi.

Theo ông, chưa có nghiên cứu nào, hoặc ít nhất một nghiên cứu được công khai, giúp xác định xem dự án sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của người dân Bắc Penajam Paser.

Vị trí thủ đô mới của Indonesia. Đồ họa: AFP.

Andrinof phản đối những lo ngại của Merah và JATAM, gọi đó là "vô căn cứ".

"Tôi chắc chắn rằng họ chưa bao giờ kiểm tra với Bộ Kế hoạch và Phát triển Quốc gia", ông nói, khẳng định Bộ đã thu thập thông tin đầy đủ để chính phủ quyết định chọn địa điểm cho thủ đô mới và đã nghiên cứu tác động tiềm tàng đối với môi trường cũng như nền kinh tế địa phương.

Huyện Sepaku, nơi Jubein sinh sống, là một vùng sản xuất gạo lớn. Họ cùng với các ngư dân ở Vịnh Balikpapan có thể mất sinh kế, vì nơi đây sẽ nằm trong vòng an ninh của thủ đô mới, Merah cho biết.

Đối với Rupang, nhà hoạt động JATAM tại địa phương, bộ tộc Suku Balik được hưởng lợi ít nhất từ dự án. Họ đã sống trên mảnh đất này qua nhiều thế hệ, nhưng thường bị gạt sang một bên khi thảo luận về các dự án phát triển ở Đông Kalimantan.

Andrinof kêu gọi tất cả các bên nên coi ý tưởng cốt lõi của dự án di dời thủ đô là nỗ lực cải thiện cấu trúc kinh tế Indonesia dựa trên sự đa dạng. "Chúng ta có thể ngồi lại với nhau và thảo luận để tìm kiếm các giải pháp tốt nhất, chứ không phải dừng dự án này", ông nhấn mạnh.

Vũ Hoàng [Theo Jakarta Post, Reuters]

Video liên quan

Chủ Đề